Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Đài Loan Mũi Dùi Đại Hại Bên Hông TC - Vi Anh

image.png
Tin RFI dẫn nguồn từ báo Les Echos của Pháp cho biết Washington hôm 22-08-2019 đã bật đèn xanh cho việc bán 66 phi cơ tiêm kích F-16 hiện đại cho Đài Loan, tổng trị giá 8 tỉ đô la. Hợp đồng còn bao gồm 75 động cơ, radar và nhiều loại phụ tùng thay thế khác nhau.
Thương vụ F-16  này là bước nhảy vọt cho Đài Loan để tự vệ trước Trung Quốc. Việc Đài Loan vũ trang gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bộ Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh thương vụ này «phù hợp với cam kết của Hoa Kỳ giúp Đài Loan duy trì khả năng tự vệ», còn ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố: «Chúng tôi chỉ làm tròn lời hứa». Tuy còn phải thông qua Quốc Hội, nhưng thương vụ được sự ủng hộ của cả hai đảng.
<!>
Với phi đội tiêm kích tương đối cũ gồm hàng trăm chiếc F-5, khoảng 60 chiếc Mirage 2000 của Pháp và 150 chiếc F-16, từ lâu Đài Bắc vẫn mơ có được những chiến đấu cơ mới như đã mua được của Mỹ.

Tất nhiên là Bắc Kinh kịch liệt phản đối, dọa sẽ trừng phạt các công ty Mỹ liên quan. Thương vụ Đài Loan mua phương tiện chiến tranh tối tân lợi hại này xảy ra trong bối cảnh hồi tháng Giêng, Tập Cận Bình đã tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan. Tháng Tư, Đài Bắc tố cáo hai máy bay tiêm kích J-11 xâm phạm không phận Đài Loan, và đến tháng Bảy, Bắc Kinh loan báo khai triển một phi đội tàng hình J-20 gần bờ biển Đài Loan. Phải chăng sự kiện này đã mở ra một chương mới trong cuộc xung đột Mỹ-Trung?
Trong khi đó TT Trump từ khi mới bước chân vào Toà Bạch Ốc đã coi Đài Loan là một trong những đồng minh, đối tác để gây áp lực lên đối thủ, đối địch TC. Vài tháng sau khi lên tổng thống, Ông đã có cuộc điện đàm với bà Thái Anh Văn, đây là cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên từ khi Mỹ ngưng quan hệ ngoại giao với đảo quốc năm 1979. Thương vụ F-16 loan báo hôm thứ Ba, tiếp nối hợp đồng 2,2 tỉ đô la bán 108 xe tăng tác chiến và 250 hỏa tiễn địa-không.

Thật ra thương vụ này đã được thảo luận từ nhiều năm qua, thay đổi tùy theo quan hệ Mỹ-Trung và năng lực ngân sách của Đài Loan. Từ khi lên làm tổng thống, bà Thái Anh Văn đã chi ra nhiều tỷ đô la cho quốc phòng. Với phiên bản mới nhất F-16 Block 70/72 vừa mua được, Đài Loan có bước nhảy vọt. Tuy nhiên do không phải là đồng minh chính thức của Hoa Kỳ, Đài Bắc không thể sở hữu phi cơ tàng hình F-35 mới nhất. Với F-16, Washington khiến Bắc Kinh bực tức nhưng không làm thay đổi tương quan lực lượng hiện nay.
Ngoài việc bán vũ khí chiến lược cho Đài Loan, “Mỹ cử chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan, công khai thách thức Bắc Kinh” mấy lần như hôm 22/10/2018 đã cho hai chiến hạm băng qua Eo Biển Đài Loan để thi hành chiến dịch được mệnh danh là bảo vệ tự do hàng hải. Bắc Kinh đã lập tức bày tỏ thái độ «quan ngại sâu sắc» và yêu cầu Washington «cẩn thận» trong vấn đề Đài Loan.

Từ khi TT Trump lên nắm chánh quyền Mỹ, Đài Loan là cuộc đối đầu thứ hai bên cạnh vụ Biển Đông giữa Mỹ và TC ở Á châu Thái bình dương. Đài Loan trở thành  mũi dùi sát TC, Đài loan có thể phối hợp cùng Mỹ tấn công TC. Thế là Mỹ có hai mặt có thể chống TC ở Bắc Á châu Thái bình dương. Một mặt ngăn chận TC ở Eo Biển Đài Loan  sát TC và một ở Biển Đông ngăn chận TC trên con đường hàng hải huyết mạch qua Eo Biển Mã lai.
Quốc Hội Mỹ ủng hộ triệt để chiến lược này của Quân đội Mỹ. Thượng Viện Mỹ ra nghị quyết khuyến cáo chánh quyền Mỹ tăng cường giao lưu với Đài loan. Hành pháp Mỹ cho bán vũ khí hàng chục tỷ cho Đài Loan. Và Mỹ ngày 12/06/2018, còn khánh thành một cơ quan đại diện mới của Mỹ ở thủ đô Đài Bắc. Kiến trúc trị giá 256 triệu đô la. Cơ quan mặc nhiên đóng vai trò đại sứ quán của Mỹ, đã nêu bật quan hệ chiến lược Mỹ-Đài Loan trong tình hình căng thẳng tăng cao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.
Giới phân tích nhận định đây là «sự kiện thật» về việc Washington mặc nhiên nâng cấp ngoại giao thực tế với Đài Loan. Mỹ tăng cường, củng cố thêm sự hiện diện quân sự tại khu vực quanh Đài Loan và tương quan quốc phòng với Đài Bắc. Đây là một cứ điểm quân sự của Mỹ, một tiền đồn mạnh của Mỹ, là một mũi dùi  thứ ba, sau hai mũi  dùi Biển Đông và  Ấn độ của Mỹ một liên minh cùng Mỹ cùng phòng chống TC.

Đây là một thay đổi lớn về ngoại giao của Mỹ đối với Đài Loan. Như đã biết  ngày 12/06/1979, Mỹ thừa nhận bang giao với TQ, Mỹ tuy cắt đứt tương quan ngoại giao chính thức với Đài Loan, theo yêu cầu của TQ coi Đài Loan là một tỉnh phản động của TQ. Nhưng Mỹ vẫn tiếp tục giữ tương quan quân sự với Đài Loan. Mỹ vẫn là đồng minh quân sự mạnh mẽ nhất và là nguồn cung cấp vũ khí ngoại quốc chánh yếu cho Đài Loan. Và bây giờ Mỹ đi sát và yểm trợ quân sự mạnh cho Đài Loan.
TC la lối cứ la, con đường Mỹ đi thì Mỹ cứ tiến tới. Theo hãng tin Pháp AFP, đây là lần thứ hai trong vòng ba tháng tàu chiến Mỹ thực hiện chiến dịch được mệnh danh là «bảo vệ quyền tự do hàng hải» tại eo biển chỉ rộng 180 km nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Cho đến bây giờ sau khi TT Trump công bố Chiến Lược Ấn độ Thái binh dương thì Mỹ và đồng minh đã bố trí trận đồ cho ba mặt trận chống TC. Mặt trận Biển Đông Mỹ đã sử dụng tới pháo đài bay B 52, trên biển với hàng không mẫu hạm.
Mặt trận thứ hai là Ấn độ dương. Mỹ đã liên minh với Ấn độ trong Chiến Lược Ấn độ Thái bình dương Tư do rộng mở. Mỹ hợp tác với các đồng minh, đối tác có lập trường phòng chống TC ở Biển Đông cứng rắn như kim cương gồm Mỹ,  Nhật, Ấn và Úc. Eo Biển Mã Lai là cổ chai của con đường hàng hải huyết mạch, Ấn độ Mỹ,  Nhật, Ấn và Úc sẽ canh chừng, TC khó có thể làm Con Đường Tơ lụa trên biển qua Ấn độ dương.Và  mặt trận thứ ba là Eo Biển Đài Loan  sát nách TC như đã trình bày ở phần trên./. 

VI ANH

Không có nhận xét nào: