Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Mẫu 'sát thủ săn ngầm' Mỹ có thể giúp Philippines tăng năng lực tuần tra biển - VnExp

Việc sở hữu máy bay P-3C Orion có thể giúp Philippines tăng khả năng tuần thám biển dù phải vượt qua nhiều rào cản.

Video Player is loading.
Current Time 
0:15
/
Duration 
0:25
Loaded: 0%
Progress: 0%
Âm lượng 50%
Máy bay P-3C Nhật phóng tên lửa Harpoon trong diễn tập năm 2014. Video: JMSDF.
<!>
"Chỉ cần sở hữu được một máy bay P-3 Orion cũng có ích cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tìm hiểu khả năng đặt mua một hoặc hai chiếc", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana phát biểu hồi cuối tháng 5, đề cập tới khả năng ký hợp đồng mua mẫu máy bay tuần thám được mệnh danh là "sát thủ săn ngầm" của Mỹ.
Bộ trưởng Lorenzana cho rằng những chiếc P-3 sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần thám biển của quân đội Philippines. Quân đội nước này hiện có năng lực giám sát các vùng biển xa bờ rất hạn chế, do chỉ biên chế 5 máy bay tuần thám hạng nhẹ TC-90 được Nhật Bản viện trợ trong giai đoạn 2017-2018 cho lực lượng hải quân.
Tokyo ban đầu cho thuê những chiếc TC-90, nhưng sau đó tặng toàn bộ cho Philippines nhờ việc nới lỏng các quy định về chuyển giao thiết bị quân sự cho nước ngoài. TC-90 có tầm bay gấp đôi các phi cơ tuần tra trước đó của không quân Philippines, nhưng tính năng kỹ chiến thuật của nó vẫn bị giới hạn khá nhiều do không được trang bị các hệ thống trinh sát hiện đại.
"Bộ trưởng Lorenzana sẽ sớm gửi đề xuất mua máy bay cho phía Mỹ", Bộ Quốc phòng Philippines sau đó ra thông cáo cho hay. Nếu được phê duyệt, hợp đồng này sẽ nằm trong Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA), chương trình chuyên cung cấp thiết bị quân sự loại biên cho đối tác và đồng minh của Mỹ nhằm hỗ trợ nỗ lực hiện đại hóa quân đội.
Mỹ hiện chưa bình luận về khả năng bán P-3 cho Philippines, nhưng nước này gần đây đang tăng cường nỗ lực hỗ trợ đồng minh, đối tác trong khu vực nâng cao năng lực tuần tra trên biển, đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Đông. 
Phiên bản P-3C Orion có tầm hoạt động tới 4.400 km và bán kính chiến đấu 2.500 km, gấp đôi những chiếc TC-90 trong biên chế Philippines hiện nay. Đây là "sát thủ săn ngầm" chủ lực của hải quân Mỹ từ thập niên 1960, liên tục được nâng cấp với những hệ thống cảm biến hiện đại.
Những chiếc TC-90 trong lễ bàn giao cho Philippines. Ảnh: PH Navy.
Những chiếc TC-90 trong lễ bàn giao cho Philippines năm 2018. Ảnh: PH Navy.
Các phi đội P-3C Mỹ đang dần được loại biên để nhường chỗ cho dòng P-8A Poseidon tối tân, nhưng chúng vẫn có khả năng tuần thám biển mạnh mẽ, cùng hệ thống vũ khí uy lực gồm tên lửa diệt hạm AGM-84 Harpoon, vũ khí diệt tàu ngầm và thủy lôi.
Ngân sách quốc phòng có hạn của Philippines khiến phương án mua các máy bay cũ của Mỹ qua EDA là giải pháp hợp lý nhất. Tuy nhiên, Philippines có thể đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình vận hành mẫu máy bay tuần thám này, trong đó thách thức đầu tiên là những khí tài có thể được trang bị trên P-3C do Mỹ chuyển giao.
"Từng có nhiều cuộc tranh cãi nhạy cảm ở Philippines trong các hợp đồng EDA trước đây, tập trung vào năng lực khí tài sau khi được chuyển giao", chuyên gia an ninh Brian Harding thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Mỹ, nhận xét.
Một trong những thỏa thuận lớn nhất giữa Mỹ và Philippines trong chương trình EDA là hợp đồng chuyển giao các tàu tuần tra lớp Hamilton. Tuy nhiên, khả năng tác chiến của những con tàu được Mỹ chuyển giao cho Philippines bị cắt giảm đáng kể khi bị tháo radar điều khiển hỏa lực, pháo tự động và tổ hợp phòng thủ cực gần (CIWS) Phalanx.
"P-3C sẽ chỉ là một vận tải cơ thông thường nếu không có đầy đủ trang bị nguyên gốc", Bộ trưởng Lorenzana tuyên bố.
Một máy bay P-3C của hải quân Mỹ. Ảnh: Planespotter.
Một máy bay P-3C của hải quân Mỹ. Ảnh: Planespotter.
Harding cũng đồng quan điểm, cho rằng máy bay P-3C chỉ có ích nếu không bị tháo dỡ bớt trang bị. "Những chiếc Orion sẽ đóng vai trò hỗ trợ phi đội TC-90 để tăng cường năng lực giám sát biển. Chúng từng thể hiện hiệu quả trên mặt đất khi thông tin tình báo từ máy bay P-3C Mỹ được chuyển cho Philippines trong chiến dịch giải phóng Marawi khỏi lực lượng phiến quân", Harding nói thêm.
Ngay cả khi có thể sở hữu máy bay P-3C, Philippines cũng có thể gặp nhiều thách thức trong quá trình sử dụng. Năm 1977, nước này đặt hàng 35 tiêm kích F-8 bị hải quân Mỹ loại biên, nhưng quá trình bảo dưỡng kém khiến phần lớn số phi cơ này bị hư hại và không có khả năng vận hành.
Việc Philippines mua P-3C của Mỹ có thể vấp phải phản ứng từ Trung Quốc, quốc gia đã chi nhiều tiền viện trợ cho Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte. Tuy nhiên, những sự cố như vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines ở bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam có thể thúc đẩy giới quân sự ở Manila tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ.
"Trung Quốc có thể không hài lòng với việc Philippines biên chế và triển khai máy bay tuần thám biển tầm xa trên Biển Đông. Tuy nhiên, Manila hoàn toàn có quyền cải thiện năng lực kiểm soát các vùng biển của họ", Harding đánh giá.
Anh 



Không có nhận xét nào: