Hôm Qua: Hàng Trăm Phụ Huynh Học Sinh, Đã mang Con Em Mình Đến Tham Dự Chiều Nhạc Sinh Hoạt “Tạ Ơn” Của “Tuổi Trẻ Hải Ngoại” Thành Công Như Ý!
<!>
Sau đây là một vài hình ảnh và 2 bài thơ tặng BTC:
Tuổi Trẻ Hải Ngoại
Hải ngoại duy trì văn hóa Việt
Bảo tồn truyền thống mạnh lời ca
Đàn tranh “Tiếng Vọng Quê Hương “ đẹp
Tuổi trẻ gìn ngôn ngữ mẹ nhà
Sổ xố vui chơi nhiều giải thưởng
Đố vui cùng học ý bàn sâu
Khai mầm giáo dục điều ơn nghĩa
Lễ phép “dạ thưa” phải cúi đầu
Soạn thảo kịch vui người hướng dẫn
Thời trang quốc tế diễn màn hay
Thêm nhiều điệu vũ về dân tộc
Văn nghệ chấm thi được hưởng này
Phục những tấm lòng say nhiệt huyết
Hùng Tâm, Thái Phạm, với Thanh Loan
Cọng thêm Hồng Dũng, Lê văn Hải
Chụm lại góp tay đạt mỹ hoàn
Hải ngoại chung lòng đào tạo trẻ
Mầm non Tổ Quốc tốt ngày sau
Phụ huynh hợp lực chung gầy dựng
Tốt đẹp tương lai sự nghiệp giàu
Lễ Tạ Ơn ngày cũng tới nhanh
Mừng vui nhập tiệc buổi hoàn thành
Hòa theo tuổi trẻ niềm vinh hạnh
Tổ chức đẹp thay ý thiện lành
Minh Thúy Thành Nội
Tháng 11/9/2024
CHÚC MỪNG CHƯƠNG TRÌNH THÀNH CÔNG
MỪNG chương trình rất thành công
KHEN Ban Tổ Chức có lòng yêu thương
Giữ gìn tiếng Việt quê hương
Toàn Ban Văn Nghệ ngát vườn bông hoa
Cuộc thi Việt Ngữ ngọc ngà
Cô trò rạng rỡ mượt mà sắc Xuân
Nhiều câu hỏi tuyệt vô ngần
Đối đáp ngoạn mục muôn phần tiếng vang.
CÁM ƠN những trái tim vàng
Những nhà bảo trợ ngập tràn từ tâm
QUÝ thay phụ mẫu ân thâm
Ra công dạy dỗ chăm mầm đàn con
Tổ Tiên vui thấy cháu còn
Giữ gìn văn hóa nước non Lạc Hồng
Lời thơ gửi tận đáy lòng
Chương trình đặc biệt, cầu mong còn dài
Cộng đồng ơi! Hãy tiếp tay!
TUỔI TRẺ HẢI NGOẠI ngày ngày tiến lên!
Phương Hoa -
NOV 9, 2024
Nhắc Nhở Hôm Nay, Lúc 5 Giờ Chiều, Tại Nhà Hàng New Samkee “Tiệc Chiến Thắng Mừng Betty Dương”.
Lời Mời
Kính Gởi:
- Quý Nhân Sĩ, Quý Hội Đoàn Tị Nạn CS.
- Quý Ủng Hộ Viên UCV Betty Dương Trong Chức Vụ Giám Sát Viên Quận Hạt Santa Clara
----oo0oo—
+ Cố Vấn và Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali
+Theo kết quả được post ngày 5/11/2024, Ls UCV Betty Dương đã có nhiều khả năng đắc cử chức vụ Giám Sát Viên Quận Hạt Santa Clara.
+Với tâm đức và những đóng góp của Ls Betty Dương cho Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt trong thời gian qua từ trước khi tranh cử.
+Với sự đồng ý hiện diện trong tiệc “Mừng Chiến Thắng” của Ls Betty Dương do Hội Truyền Thông Người Việt đứng ra tổ chức
Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali Xin thông báo:
Một Tiệc “Mừng Chiến Thắng” sẽ được tổ chức:
- Thời Gian: Hôm Nay! Lúc 5:00 Chiều Chủ Nhật 10-11-2024
- Địa Điểm: Nhà hàng New Sam Kee, 1942 Aborn Rd- San Jose- CA 95121
Rất mong sự tham dự của quý nhân sĩ, quý hội đoàn Tị nạn CS, các Ủng hộ viên cho sự tranh cử và đắc cử của Ls Betty Dương.
Quý Vị chỉ cần góp chút chi phí nhỏ tương trưng, là 20 đô la, phần còn lại, Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali sẽ bảo trợ hết!
Mọi thắc mắc xin liên lạc:
-Cố Vấn Hải Huỳnh- Tel: (408) 313-3766
-Hội Trưởng Hội Truyền Thông - Lê Văn Hải- email:khongquanlevanhai@gmail.com
-Tổng Thư Ký Hội Truyền Thông - Nhà báo Duy Văn : Tel: (408)759-9339.
- Phó Tổng Thư Ký Hội Truyền Thông:PV Cao Ly Sâm:Tel: (408)680-9348
- Hội Phó Ngoại vụ Hội Truyền Thông: PV Nghê Lữ Tel (408)-677-1482
Tin Quốc Tế Đó Dây:
***
Sự Kiện Ngoại Giao Nghiêm Trọng Giữa Pháp và Do Thái
(Ảnh AP - Maya Alleruzzo: Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot (giữa) đi trên Đồi Ô-liu trong chuyến thăm Jerusalem ngày 7/11/2024.)
-Thêm một vụ gây căng thẳng trong quan hệ giữa Pháp và Do Thái: Chiều ngày 7/11/2024, cảnh sát Do Thái đã câu lưu hai hiến binh Pháp tại Đông Jérusalem trong khuôn viên một quần thể thuộc quyền quản lý của Paris. Sự việc xảy ra ngay trước khi Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot đến thăm khu vực này.
Bộ Ngoại giao Pháp đã triệu đại sứ Do Thái tại Paris lên để phản đối hành vi "xâm nhập trái phép" của cảnh sát Do Thái, bởi vì theo quy định quốc tế, họ không được phép đem vũ khí vào các nơi thờ phụng. Ngược lại, phía Do Thái giải thích là cần bảo đảm an ninh cho các quan chức Pháp.
Vụ việc diễn ra vào lúc quan hệ giữa Pháp và Do Thái đang xuống cấp đáng kể do khủng hoảng nhân đạo Gaza và xung đột tại Lebanon. Thông tín viên Sami Boukhelifa của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Jérusalem giải thích thêm:
"Đồi Ô-liu trên lãnh thổ Palestine thuộc thánh địa Jerusalem đã bị Nhà nước Do Thái sáp nhập và chiếm đóng. Ba cảnh sát Do Thái có trang bị súng ống đã thâm nhập trái phép vào khuôn viên nhà thờ Eleona. Đây là một khu thờ phượng của người Thiên Chúa giáo, còn được biết dưới tên gọi Pater Noster. Quần thể này là một trong 4 khu vực thuộc quyền quản lý của Pháp tại Jérusalem, trên cổng vào có treo quốc kỳ của Pháp.
Cảnh sát Do Thái, trên nguyên tắc không được phép xâm nhập vào khu vực này, đã cố nhấn mạnh là họ cần có mặt tại đây để bảo vệ an ninh cho phái đoàn Pháp sắp đến tham quan nhà thờ Eleona. Hai hiến binh Pháp yêu cầu cảnh sát Do Thái ra khỏi nơi này, đúng vào lúc Ngoại trưởng Jean-Noël Barrot vừa đến. Rất phẫn nộ về sự cố nói trên, Ngoại trưởng Barrot cho biết: "Tôi không vào bên trong quần thể Eleona lần này do lực lượng Do Thái có trang bị vũ khí đã hiện diện tại đây mà không có sự đồng ý từ trước của phía Pháp và cảnh sát Do Thái đã từ chối rời khỏi nơi này như chúng tôi yêu cầu. Tôi mạnh mẽ lên án hành vi vi phạm nghiêm trọng và tình này không thể chấp nhận được".
Ông Barrot sau đó đã rời khỏi nhà thờ Eleona. Hai hiến binh Pháp bị cảnh sát Do Thái câu lưu. Đây là một sự cố nghiêm trọng khiến mọi người liên tưởng đến cơn thịnh nộ của tổng thống Emmanuel Macron năm 2020 và của cố tổng thống Jacques Chirac năm 1996. Các ông Macron và Chirac đã lớn tiếng trước những hành vi của cảnh sát Do Thái khi họ đi thăm nhà thờ Saint Anne, một quần thể khác cũng do Pháp quản lý tại khu phố cổ ở Jérusalem. Hai hiến binh Pháp đã được thả ra ngay từ hôm qua".
Mỹ-Nga: Ðiện Cẩm Linh Thận Trọng Đối Với Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump
(Ảnh REUTERS - Sputnik, tư liệu: Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, Dmitri Peskov, tại thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, ngày 7/12/2023.)
-Ngay từ hôm 6/11/2024, Nga đã có phản ứng về việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ. Trả lời báo chí, phát ngôn viên của Tổng thống Putin, Dmitri Peskov, khẳng định Mạc Tư Khoa sẵn sàng làm việc với chính quyền Trump, nhưng nhắc lại Hoa Kỳ vẫn là "một quốc gia thù nghịch, trực tiếp và gián tiếp liên quan đến một cuộc chiến chống lại" nước Nga.
Từ thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, thông tín viên Anissa El Jabri của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) nhấn mạnh đến phản ứng thận trọng của chính quyền và truyền thông Nga:
Dấu hiệu đầu tiên phản ánh sự thận trọng của Mạc Tư Khoa là cách giải quyết thông tin trên các kênh truyền hình nhà nước. Không một kênh nào chuẩn bị các chương trình đặc biệt trước bầu cử Mỹ và lại càng không có chương trình gì vào sáng 6/11. Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ tuy vậy vẫn là tít đầu trong các bản tin thời sự trên đài truyền hình và vẫn là đề tài bao trùm các cuộc tranh luận trên màn ảnh nhỏ.
Nhưng cho đến giờ, khác hẳn với hồi 2016, không thấy có một sự hào hứng nào khi nghe thông báo Donald Trump đắc cử. Phát ngôn viên của Ðiện Cẩm Linh, Dmitri Peskov, cho biết: "Đương nhiên là chúng tôi theo dõi sát những thông tin từ ngoại quốc. Chúng tôi phân tích từng câu chữ và từ đó chúng tôi rút ra những kết luận và đưa ra những tuyên bố chung quanh những chủ đề có liên quan đến chúng tôi và chúng tôi sẽ căn cứ vào những hành động cụ thể để đánh giá tình hình".
Ông Peskov nói thêm: "Đừng quên rằng Tổng thống đương nhiệm vẫn còn tại chức khoảng hơn một tháng rưỡi nữa. Tôi không được biết là Tổng thống Nga có dự trù chúc mừng ông Trump hay không. Chúng ta đừng quên là đang nói đến một quốc gia thù nghịch, can dự trực tiếp hay gian tiếp vào một cuộc chiến chống lại đất nước chúng tôi".
Để nhấn mạnh thêm điều đó, ông Peskov thông báo một sự kiện quan trọng trong lịch làm việc của Tổng thống Vladimir Putin hôm qua, đó là lễ khánh thành một tàu phá băng sử dụng năng lượng nguyên tử, chiếc thứ 5 trong loạt tàu sẽ giúp cho giao thương có thể diễn ra suốt năm trong Bắc Cực. Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Nga duy trì thái độ đối đầu với phương Tây.
Thượng Đỉnh Cộng Đồng Chính Trị Âu Châu Tại Budapest: Âu Châu Trước Thách Thức Donald Trump
(Ảnh AP - Petr David Josek, tư liệu: Lãnh đạo các nước Âu Châu tại thượng đỉnh Cộng đồng chính trị Âu Châu, Budapest, thủ đô của Hung Gia Lợi, 6/10/2022.)
-Trong hai ngày 7 và 8/11/2024 Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban, người tự nhận là "bạn" của Donald Trump, tiếp đón gần 50 lãnh đạo Âu Châu tại Budapest đến dự hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng chính trị Âu Châu CPE.
Do Tổng thống tân cử Hoa Kỳ đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết, cho nên Thượng đỉnh CPE lần thứ 5 tập trung vào chính sách hỗ trợ Ukraine, an ninh và khả năng cạnh tranh của Âu Châu.
CPE quy tụ 27 thành viên của Liên Hiệp Âu Châu (EU) cùng nhiều nước láng giềng, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Ukraine, Anh Quốc hay Gruzia ….
Từ thủ đô Budepest của Hung Gia Lợi, thông tín viên Carlotta Morteo của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Budapest không thiếu những cung điện nguy nga, nhưng Viktor Orban lại tiếp các lãnh đạo Âu Châu trong sân vận động Ferenc Puskas. Là một người rất mê túc cầu, Thủ tướng Hung Gia Lợi thường ví von 'điều quan trọng không phải là xem quả bóng đang ở đâu, mà cần hiểu rằng quả bóng đang xoay về hướng nào'.
Đấy là tất cả vấn đề đối với Âu Châu vào lúc Donald Trump vừa đắc cử Tổng thống Mỹ. Trở lại Tòa Bạch Ốc, ông Trump muốn áp đặt thuế hải quan, muốn rút khỏi Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đã cam kết sẽ chấm dứt chiến tranh Ukraine chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Âu Châu ít nhiều phụ thuộc vào những bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ có sẽ bị chia rẽ về chiến lược sắp tới trong quan hệ với Hoa Thịnh Ðốn hay không? Âu Châu có sẽ giảm viện trợ cho Ukraine, hay trái lại, việc Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc tạo đà cho Âu Châu phối hợp chặt chẽ với nhau hơn?
Hội nghị CPE lần thứ 5, mà Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky sẽ tham dự, là cơ hội để bắt mạch tình hình. Đối với Thủ tướng Hung Gia Lợi, đây là cơ hội để phục thù: Viktor Orban là lãnh đạo Âu Châu duy nhất công khai ủng hộ Donald Trump".
Thượng Đỉnh Liên Hiệp Âu Châu Thảo Luận Hàng Loạt Dự Án Cải Cách Lớn
(Hình AP - Denes Erdos: Toàn cảnh hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu ở Budapest, thủ đô của Hung Gia Lợi, ngày 8/11/2024.)
-Họp thượng đỉnh tại thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi hôm 8/11/2024, Liên Hiệp Âu Châu (EU) triển khai một kế hoạch cải cách dài hạn sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ với chính sách "Nước Mỹ trước hết". Kế hoạch dựa trên "Báo cáo Draghi", cựu Thủ tướng Ý, dài 400 trang, được cho là trọng tâm nhiệm kỳ thứ hai của Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen nhằm cố gắng đưa nền kinh tế Âu Châu thoát khỏi suy thoái.
Tất cả các nhà lãnh đạo đều nhận định nền kinh tế Âu Châu bị trì trệ so với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, họ bị chia rẽ về chiến lược để thúc đẩy tăng trưởng. Đặc phái viên Carlotta Morteo của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Budapest cho biết thêm:
"Chuyển đổi năng lượng, quốc phòng, công nghệ tương lai…. Ông Mario Draghi đã liệt kê 170 đề xuất và thẩm định nhu cầu đầu tư vào đổi mới công nghệ lên đến 800 tỉ Euro mỗi năm. Để tài trợ cho cú sốc lớn này, ông đề xuất xây dựng một liên minh các thị trường vốn, để định hướng sử dụng tiền tiết kiệm Âu Châu. Đây là ví dụ về một dự án đã bị cản trở từ 15 năm qua do các nước Âu Châu không thể đạt được thỏa thuận.
Với tầm nhìn theo kiểu liên bang, ông Draghi đề nghị nên thực hiện các khoản vay chung mới của Âu Châu, dựa trên mô hình kế hoạch tài trợ cho tái thiết hậu Covid. Đề xuất này được Pháp và Ý, hai nước bị thâm hụt quá mức, ủng hộ, nhưng lại bị các quốc gia tiết kiệm như Đức, Thụy Điển, Hà Lan phản đối.
Một chủ đề gây bất đồng khác là thúc đẩy việc hình thành những nhà vô địch Âu Châu trong các lĩnh vực then chốt (năng lượng, viễn thông hoặc ngân hàng). Nói cách khác, thay vì cạnh tranh giữa các nước trong Liên Âu, nên xây dựng một chính sách công nghiệp chung để giảm chi phí sản xuất. Đây có lẽ sẽ là một thay đổi về cách hoạt động cho các nước Âu Châu. Lần đầu tiên, những nước này sẽ thảo luận về những công cụ được ông Mario Draghi gợi ý. Ông sẽ cùng với bà Christine Lagarde, đương kim chủ tịch Ngân hàng Trung ương Âu Châu, dự thượng đỉnh không chính thức của nhóm 27 nước".
Tổng Thống Ukraine Không Chấp Nhận "Ngừng Bắn" Hoặc "Nhân Nhượng" Nga
(Hình AP - Denes Erdos: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky họp báo bên lề thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Châu Âu, Budapest, thủ đô của Hung Gia Lợi, ngày 7/11/2024.)
-Tham dự cuộc họp thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu ở Budapest, Hung Gia Lợi, , hôm 7/11/2024, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã bác bỏ gợi ý thảo luận về ngừng bắn với Nga và nhân nhượng điện Kremlin, dù là nhỏ nhất, sau khi Matxcơva đòi phương Tây đàm phán để tránh gây chết chóc cho người dân Ukraine.
Trong cuộc họp báo bên lề thượng đỉnh, Tổng thống Ukraine khẳng định "hiện giờ không thể nói đến ngừng bắn" vì như vậy "là vô trách nhiệm", nhưng ông không loại trừ khả năng "sẽ xem xét sau này". Trước đó, ông Zelensky cũng tuyên bố "nhân nhượng Putin" là "chuyện không chấp nhận được đối với Ukraine và là đòn tự sát cho toàn châu Âu".
Tổng thống Ukraine cho biết đã gặp đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron và thảo luận về vấn đề hỗ trợ quân sự cho Kyiv cũng như huấn luyện quân nhân Ukraine tại Pháp. Tổng thống Macron tái khẳng định "Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ và lâu dài chừng nào Ukraine còn cần" để "đạt được hòa bình công bằng và bền vững".
Tuy nhiên, theo thông tấn xã AFP, ngày càng có nhiều lời kêu gọi đàm phán giữa Nga và Ukraine, trong đó Thủ tướng Hung Gia Lợi. Ngày 7/14, ông Viktor Orban lại đề nghị ngừng bắn để "hai bên tham chiến có thời gian và không gian cần thiết để trao đổi và bắt đầu đàm phán hòa bình". Ông cũng cho rằng châu Âu không thể một mình viện trợ cho Ukraine nếu không có đồng minh Mỹ, nhất là Tổng thống tân cử Donald Trump đã hứa sẽ giải quyết chiến tranh Ukraine "trong vòng 24 giờ" với kế hoạch được cho là buộc Ukraine nhượng 20% lãnh thổ hiện do Nga chiếm đóng.
Về tình hình chiến sự, để khủng bố tinh thần người dân Ukraine, quân Nga dồn dập oanh kích trong những ngày gần đây. Ngày 7/11, Nga phóng drone tấn công thủ đô Kyiv suốt 8 tiếng đồng hồ. Còn tại vùng Donetsk, miền Đông, có 2 người thiệt mạng và 5 người bị thương trong một vụ oanh kích ở làng Mykolaivka. Nhưng thành phố Zaporijia, miền Nam, bị thiệt hại nhiều hơn cả, với 4 người chết và hơn 40 người bị thương. Thông tín viên Emmanuelle Chaze của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Kyiv cho biết thêm thông tin:
"Nga dùng phi đạn và bom bay tấn công trung tâm thành phố Zaporijia đến 5 lần trong ngày thứ Năm (7/11). Trong số những người bị thương, có rất nhiều trẻ em và một bé mới 1 tuổi. Một quả bom đã đánh trúng trung tâm điều trị ung thư, khoảng 10 tòa nhà và 40 ngôi nhà bị phá hủy. Ủy viên đặc trách Nhân quyền Dmytro Libinets đã lên án những vụ tấn công này và đề nghị thế giới phản ứng.
Song song với những vụ tấn công bằng phi đạn và bom bay, các vụ tấn công bằng drone tự sát tầm xa do Iran sản xuất cũng xảy ra liên tục trong những tháng gần đây. Kể từ tháng 9, không một ngày nào mà không có hàng loạt drone tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.
Ở Kherson, miền nam Ukraine, nhiều drone tầm ngắn gắn thuốc nổ được quân Nga sử dụng để tấn công người dân đang đi bộ hoặc đi xe hơi, cũng như các nhà hoạt động nhân đạo. Những vụ như vậy đã được ghi hình lại và đăng tải trên các mạng xã hội Nga. Ngoài những vụ tấn công nhắm vào người dân, còn phải kể đến cuộc tấn công mà Nga gia tăng cường độ ở miền Đông Ukraine".
Đức: Thủ Tướng Scholz Cách Chức Bộ Trưởng Tài Chánh, Liên Minh Cầm Quyền Tan Rã
(Hình AP - Christoph Soeder: Bộ trưởng Tài chánh bị cách chức Christian Lindner, kiêm Chủ tịch FDP, phát biểu tại thủ đô Bá Linh của Đức, ngày 7/11/2024.)
-Hôm 6/11/2024, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cách chức Bộ trưởng Tài chánh kiêm Chủ tịch đảng Tự Do (FDP) Christian Lindner sau những bất đồng làm tê liệt liên minh cầm quyền. Vào buổi tối, FDP thông báo tất cả các Bộ trưởng thuộc đảng này sẽ rời khỏi chính phủ Scholz.
Từ thủ đô Bá Linh của Đức, thông tín viên Pascal Thibaut của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Sự hợp tác theo kiểu mối tình tay ba đã bắt đầu vào tháng 12/2021 với mục đích hiện đại hóa đất nước trong thời gian dài. Liên minh này đã tan rã bằng việc các bên đả kích nhau thông qua các kênh truyền thông, thể hiện những mối quan ngại trong những tháng vừa qua và những bất đồng sâu sắc giữa ba đồng minh.
Những khó khăn trong việc đạt đồng thuận về Dự luật ngân sách năm 2025 một lần nữa đã nêu bật hai triết lý đối lập giữa một bên là hai đảng cánh tả SPD và đảng Xanh, ủng hộ việc tài trợ cho ngành công nghiệp, cho tiến trình chuyển đổi năng lượng và những biện pháp hỗ trợ xã hội và bên kia là đảng Tự Do (FDP), chủ trương chặn đứng đà gia tăng nợ công, cắt giảm thuế và xem xét lại những hỗ trợ xã hội.
Thủ tướng Scholz quyết định cách chức Bộ trưởng Tài chánh kiêm Chủ tịch đảng Tự Do Christian Lindner và không tiếc lời đả kích ông.
Ông Scholz nói: "Bất cứ ai, trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà từ chối mọi giải pháp và mọi thỏa hiệp đều là người vô trách nhiệm. Christian Lindner chỉ hành động vì lợi ích của đảng. Không còn cơ sở để hợp tác và không thể lãnh đạo đất nước một cách nghiêm túc theo cách này".
Cách đó không xa, ông Lindner đã có phản ứng và cáo buộc Thủ tướng Scholz phải chịu trách nhiệm về việc liên minh tan rã.
Ông Lindner nói: "Những đề nghị ngược lại của Thủ tướng mờ nhạt, không có tham vọng. Đáng tiếc là Olaf Scholz đã cho thấy ông không đủ sức thổi làn gió mới cho đất nước chúng ta".
Cử tri sẽ quyết định. Olaf Scholz đã thông báo sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội vào tháng Một. Nếu Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm, các cuộc bầu cử mới sẽ được tổ chức vào tháng 3 năm tới.
Nam Hàn Không Loại Trừ Khả Năng Trực Tiếp Cung Cấp Vũ Khí Cho Ukraine
(Hình AP - Kim Hong-Ji: Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol trong cuộc họp báo ở Hán Thành, thủ đô của Nam Hàn, ngày 7/11/2024.)
-Hôm 7/11/2024, Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol tuyên bố Hán Thành không loại trừ khả năng điều chỉnh chính sách để có thể trực tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, nhằm đáp trả việc Bình Nhưỡng điều động quân hỗ trợ Nga trong chiến tranh Ukraine.
Thông tấn xã AFP nhắc lại từ trước tới nay, Hán Thành vẫn phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine do chính sách của Nam Hàn không cho phép họ cung cấp vũ khí cho các quốc gia đang có xung đột.
Trong cuộc họp báo vào hôm 7/11, Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol cho biết: "Tùy theo mức độ can dự của Bắc Hàn (vào chiến tranh Ukraine), chúng tôi sẽ điều chỉnh dần dần chiến lược hỗ trợ theo nhiều giai đoạn". Tuy nhiên, Tổng thống Nam Hàn lưu ý là nếu cung cấp vũ khí cho Kyiv, Hán Thành sẽ "ưu tiên cung cấp vũ khí phòng thủ ".
Theo hãng tin Nam Hàn Yonhap, ngày 7/11, người đứng đầu nhóm Dân biểu đối lập tại Quốc hội, ông Park Chan-dae đã kêu gọi chính phủ ngừng kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine, bởi Hán Thành không có lý do gì để phải vội vàng làm như vậy.
Theo Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, 11.000 binh sĩ Bắc Hàn đã được khai triển tại vùng biên giới Nga Kursk, để hỗ trợ lực lượng của Ðiện Cẩm Linh đẩy lui lực lượng Ukraine đang chiếm đóng khu vực này.
Newsweek: Hàn Quốc Nói Liên Minh Seoul-Washington Sẽ Đáp Trả Nếu Triều Tiên Tìm Cách Tấn Công Nguyên Tử
(Hình AFP: Bức ảnh chụp ngày 31/10/2024 do Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố thông qua KNS vào ngày 1/11/2024 cho thấy một vụ thử phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-19 mới tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên.)
-Theo tin của Newsweek ngày 8/11/2024, Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết Nam Hàn đã chuẩn bị trong liên minh với Hoa Kỳ để đáp trả, nếu Bắc Hàn tìm cách tấn công nguyên tử vào nước ông, theo.
Tạp chí của Mỹ nói rằng Tổng thống Yoon cũng cho biết Nam Hàn có thể dựa vào vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ để bảo vệ đất nước và không cần vũ khí nguyên tử của riêng mình.
"Tôi tin rằng sẽ là phi lý nếu họ quyết định tiến hành một cuộc tấn công nguyên tử chống lại Nam Hàn và nếu họ làm như vậy, liên minh nguyên tử Nam Hàn-Mỹ sẽ ngay lập tức tấn công Bắc Hàn bằng vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ", ông Yoon được Newsweek trích lời nói.
Triều Tiên đã phô trương sức mạnh quân sự của mình bằng vụ thử phi đạn-đạn đạo liên lục địa khổng lồ mới dùng nhiên liệu rắn có tên Hwasong-19 vào ngày 31/10, trong bối cảnh Hoa Thịnh Ðốn và Hán Thành cáo buộc rằng Bình Nhưỡng đã khai triển quân đội để hỗ trợ Nga ở Ukraine.
Ông Yoon, một người theo trường phái bảo thủ, đã có lập trường cứng rắn hơn những người tiền nhiệm gần đây của mình về Bắc Hàn, quốc gia đã phát triển hơn kho vũ khí nguyên tử và phi đạn-đạn đạo bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Seoul đang tìm cách tiếp tục cải thiện quan hệ với Hoa Thịnh Ðốn, xây dựng trên liên minh an ninh kéo dài 70 năm qua với sự tập trung trở lại sau khi cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tái đắc cử vào Tòa Bạch Ốc.
Trên thực tế, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh sau khi cuộc chiến 1950-53 của họ kết thúc bằng một Hiệp định Đình chiến chứ không phải là một Hiệp ước Hòa bình.
Lần Đầu Thăm Trung Quốc, Lãnh Đạo Tập Đoàn Quân Sự Miến Điện Gặp Thủ Tướng Lý Cường
-Lãnh đạo tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing, lần đầu tiên công du Trung Quốc kể từ sau vụ đảo chính năm 2021 lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi. Truyền thông nhà nước Trung Quốc và Miến Điện hôm 7/11/2024 đưa tin tướng Min Aung Hlaing đã có cuộc trao đổi với Thủ tướng Lý Cường (Li Qiang).
Lãnh đạo tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện, Min Aung Hlaing, hiện đang ở thành phố Côn Minh, miền Tây-Nam Trung Quốc, để dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Theo truyền thông nhà nước của hai bên, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, tướng Min Aung Hlaing đã nói về cuộc giao tranh giữa các nhóm vũ trang Miến Điện với quân đội. Ông tuyên bố "cánh cửa (đàm phán) hòa bình luôn rộng mở nếu họ thực sự muốn hòa bình", nhấn mạnh là các phiến quân "nên làm điều cần làm thay vì ưu tiên tìm cách đáp ứng nhu cầu và mong muốn của mình".
Về phía Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã, Thủ tướng Lý Cường lưu ý về việc bảo đảm an ninh cho công dân Trung Quốc sống trên lãnh thổ Miến Điện. Thông tấn xã AFP nhắc lại là trong tháng 10 vừa qua, Tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Mandalay, thành phố lớn thứ 2 của Miến Điện, đã bị hư hại nhẹ sau một cuộc tấn công, một sự kiện mà theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã "gây chấn động mạnh" cho Bắc Kinh.
Theo New China, Thủ tướng Lý Cường cũng nói với tướng Min Aung Hlaing rằng Bắc Kinh ủng hộ Miến Điện trong nỗ lực "hòa giải và chuyển đổi chính trị", nhưng không công khai ủng hộ cách thức tập đoàn quân sự Miến Điện chống lại các nhóm vũ trang. Về ngoại giao, Trung Quốc là một trong số nước hiếm hoi ủng hộ tập đoàn quân sự Miến Điện trên trường quốc tế, nhưng theo giới phân tích, Bắc Kinh cũng duy trì mối liên hệ với các lực lượng sắc tộc thiểu số vũ trang ở Miến Điện.
Quân Đội Miến Điện Bị Tố "Cưỡng Bách" Người Hồi Giáo Rohingya Đi Chiến Đấu
(Ảnh AP - Aung Shine Oo, tư liệu: Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo tập đoàn quân sự, trong lễ diễu binh Ngày Quân lực, 27/3/2023, Naypyitaw, thủ đô của Miến Điện.)
-Hãng tin NHK cho hay hôm 8/11/2024, quân đội Miến Điện, bị tổn thất nặng nề do các cuộc xung đột, đang tuyển mộ người thiểu số Hồi giáo Rohingya để chiến đấu chống lại nhóm vũ trang thuộc sắc tộc Rakhine ở miền Tây nước này. NHK cho rằng đây là chiến thuật mới của quân đội, nhằm "kích động xung đột giữa hai sắc tộc".
Trả lời NHK, một nhân chứng cho biết là khoảng 40 người trong làng đã bị "cưỡng bách bắt đi" trong đêm. Nhiều người Rohingya mô tả là bị bắt cóc, đánh đập, ép buộc với những lời hứa suông về quyền công dân. Họ được gửi đi huấn luyện trong vài tuần và được điều đến tuyến đầu trong cuộc giao tranh dữ dội giữa quân đội và lực lượng vũ trang Arakan Army ở tỉnh bang Rakhine, miền Tây Miến Điện.
Theo một báo cáo của Human Rights Watch hồi tháng 04/2024, quân đội Miến Điện đã "cưỡng bách" nhập ngũ hơn 1000 người Hồi giáo Rohingya ở khắp tỉnh bang Rakhine. Chính quyền quân sự dùng đến luật nghĩa vụ, vốn chỉ áp dụng cho công dân Miến Điện, trong khi người Rohingya từ lâu đã bị từ chối quyền công dân theo Luật quốc tịch năm 1982. Báo cáo của tổ chức International Crisis Group (ICG) cho biết quân đội tuyển lính cả bên ngoài lãnh thổ Miến Điện, với con số lên đến 2.000 người Rohingya từ các trại tị nạn ở Bangladesh.
Xin nhắc lại là chiến dịch càn quét của quân đội năm 2017 đã buộc 700 000 người Rohingya phải đi tị nạn.
Kể từ cuộc đảo chính của quân đội vào tháng 2/2021, lực lượng Arakan đã chiếm đóng nhiều khu vực tại tỉnh bang Rakhine và hiện kiểm soát 10 trong số 17 thị trấn của bang này.
Lực lượng vũ trang Arakan cho rằng chiến thuật tuyển mộ người Rohingya là "hành động tuyệt vọng của chính quyền quân sự đang bị bao vây", do các cuộc đụng độ gia tăng kể từ tháng 11/2023. Điều này khiến hai sắc tộc bị chia rẽ hơn nữa, trong khi hai bên có nhiều xung đột bạo lực từ nhiều thập kỷ. Nhiều ngôi làng của cộng đồng người Rakhine và Ronhingya đã bị đốt cháy và hai bên lên án nhau.
Hồi tháng 10, Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ quan ngại về về các vụ vi phạm luật nhân đạo quốc tế, ước tính có hơn nửa triệu người phải di dời ở tỉnh bang Rakhine. Nhiều tổ chức quốc tế không thể tiếp cận khu vực này, nơi mà "dân thường bị kẹt giữa các làn đạn".
Phản Ứng Quốc Tế Sau Khi Donald Trump Tái Đắc Cử Tổng Thống Mỹ
(Hình AP - Oded Balilty: Một tấm biển quảng cáo hiển thị ảnh của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump với dòng chữ "Xin chúc mừng! Trump, hãy làm cho Do Thái vĩ đại!", tại Tel Aviv, Do Thái, ngày 6/11/2024.)
-Kể từ khi Donald Trump chính thức được tuyên bố tái đắc cử Tổng thống Mỹ vào hôm qua 6/11/2024, nhà tỉ phú đã nhận được lời chúc mừng từ lãnh đạo nhiều nước trên thế giới.
Theo thông tấn xã AFP, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là một trong những lãnh đạo đầu tiên chúc mừng Tổng thống tân cử Hoa Kỳ. Theo điện Elysée, ông đã có "cuộc điện đàm mang tính xây dựng kéo dài 25 phút" với Donald Trump. Hai ông bày tỏ "mong muốn tìm những giải pháp để khôi phục hòa bình và ổn định" trước "những khủng hoảng quốc tế lớn đang diễn ra" ở Ukraine và Trung Đông.
Trước việc Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Pháp đã trao đổi với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và hai nhà lãnh đạo cùng khẳng định "Âu Châu cần phải đoàn kết hơn, mạnh mẽ hơn trong bối cảnh mới này".
Tại Á Châu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay, 7/11, đã chúc mừng Donald Trump và kêu gọi hai nước "hòa hợp" cũng như "giải quyết đúng đắn những bất đồng" sau nhiều năm quan hệ song phương gặp căng thẳng do vấn đề Đài Loan, thương mại, nhân quyền và cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật cao. Theo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, ông Tập Cận Bình nói với Donald Trump rằng "lịch sử đã chứng minh Trung Quốc và Mỹ cùng được lợi nhờ sự hợp tác và cùng chịu thiệt hại do sự đối đầu".
Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cũng đã có một cuộc điện đàm "rất thân thiện" với Donald Trump và cho biết hai người sẽ gặp nhau "sớm nhất có thể".
Tại Trung Đông, Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu đã thảo luận với Tổng thống tân cử Mỹ về "mối đe dọa Iran" và hai ông "đã nhất trí hợp tác vì an ninh của Quốc gia Do Thái".
Cuối cùng tại Nam Mỹ, cả đương kim Tổng thống Ba Tây Luiz Inacio Lula da Silva lẫn cựu Tổng thống Jair Bolsonaro đều đã chúc mừng Donald Trump.
Bầu Cử Tổng Thống Mỹ: Những Lý Do Dẫn Đến Thất Bại của Kamala Harris
(Hình AP – Jacquelyn Martin: Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Đại học Howard, Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ, 6/11/2024.)
-Sau 3 tháng chạy đua nước rút, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên Tổng thống Dân chủ trong kỳ bầu cử 2024, cuối cùng đã thừa nhận thất bại trước đối thủ Donald Trump.
Đâu là những lý do chính khiến bà Kamala Harris không đắc cử, cho dù có lợi thế về tuổi tác, được sự ủng hộ đông đảo của giới nghệ sĩ, thậm chí của nhiều nhân vật trong đảng Cộng hòa, và cho dù bà đã huy động được rất nhiều tiền quỹ vận động tranh cử?
Là một người ủng hộ quyền phá thai, với hy vọng trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ, bà Kamala Harris đã xem việc bảo vệ quyền này là một trong những chủ đề trọng tâm trong chiến dịch vận động tranh cử. Tuy nhiên, theo Roberto Suro, Giáo sư Đại học Nam California, được hãng tin Pháp AFP trích dẫn ngày 7/11/2024, ngày càng có nhiều cử tri có xu hướng bảo vệ các giá trị truyền thống, bảo thủ về các vấn đề xã hội, cho nên họ ủng hộ Donald Trump hơn.
Cũng không thể không nói đến việc bà Kamala Harris tham gia chiến dịch tranh cử quá muộn, chỉ sau khi Biden từ bỏ cuộc đua vì đã tỏ ra quá yếu kém qua cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình với Donald Trump. Larry Sabato, nhà khoa học chính trị tại Đại học Virginia, nhận định "thảm họa này của đảng Dân chủ phần lớn là do Joe Biden. Đáng lý ông ấy không nên tái tranh cử ở tuổi 80, để rồi nhường lại cho Harris một chiến dịch thay thế ngắn hạn và chiến dịch này đã cho thấy là không hiệu quả".
Bối cảnh kinh tế khó khăn của nước Mỹ thời Joe Biden, với lạm phát sau đại địch, giá nhiên liệu và nhu yếu phẩm tăng cao, cũng là một trong những yếu tố chính gây tổn hại nghiêm trọng đến khả năng vận động cử tri của bà Kamala Harris. Trả lời thông tấn xã AFP, Bernard Yaros, nhà Kinh tế học của Oxford Economics, lưu ý là lạm phát tuy đã giảm nhưng đã không mang lại lợi ích cho ứng viên của đảng Dân chủ cầm quyền.
Kamala cũng đã bị xem là "thất bại" về hồ sơ di dân. Trong suốt chiến dịch tranh cử, đối thủ của bà, cựu Tổng thống Donald Trump, đã liên tục tố cáo tình trạng nhập cư bất hợp pháp của hàng triệu người mà ông gọi là "tội phạm" và hứa là nếu đắc cử sẽ cho tiến hành một chiến dịch trục xuất quy mô lớn. Carl Tobias, Giáo sư luật tại Đại học Richmond, nhận định di dân rõ ràng là một yếu tố dẫn đến thắng lợi của Trump, luôn xem đó là một "cuộc xâm lăng" và "mối đe dọa đối với công ăn việc làm của người dân Mỹ", trong khi chính bà Kamala Harris, trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ, là người "đứng mũi chịu sào" về chính sách nhập cư vào Mỹ.
Điểm cuối cùng được thông tấn xã AFP đề cập đến là bà Kamala Harris đã không làm nổi bật được những điểm khác biệt về đường lối của bà so với Joe Biden, một vị Tổng thống không được lòng cử tri về kinh tế và nhập cư, thậm chí bị cử tri Mỹ gốc Ả Rập chỉ trích vì ông ủng hộ Do Thái.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Cam Kết Chuyển Đổi Có Trật Tự Sang Chính Quyền Trump
(Hình AP: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.)
-Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói với các binh sĩ trong một bản ghi nhớ được công bố hôm 7/11 rằng Ngũ Giác Đài cam kết chuyển đổi có trật tự sang chính quyền sắp tới của ông Donald Trump, và quân đội sẽ không tham gia vào chính trị và sẵn sàng thực hiện 'tất cả các mệnh lệnh hợp pháp'.
Ông Trump được bầu làm Tổng thống hôm 5/11, đánh dấu sự trở lại đáng chú ý bốn năm sau khi ông thất cử và đem đến một ban lãnh đạo mới nhiều khả năng sẽ thử thách sức chống chịu các thể chế Dân chủ ở trong nước cùng các mối quan hệ đối ngoại.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước, ông Trump đã được hỏi liệu ông có nghĩ đến 'hỗn loạn' vào Ngày bầu cử hay không và ông dường như gợi ý rằng quân đội có thể được khai triển nhằm vào những người dân phản đối ông.
Trong một bản ghi nhớ gửi cho quân đội Mỹ được gửi đi vào tối ngày 6/11 và được công bố vào ngày 7/11, ông Austin nói. "Quân đội Mỹ cũng sẽ tiếp tục đứng ngoài sân khấu chính trị; bảo vệ nền Cộng hòa của chúng ta bằng nguyên tắc và tính chuyên nghiệp; và sát cánh cùng với các đồng minh và đối tác giá trị, vốn củng cố thêm an ninh cho chúng ta".
Đồng minh và kẻ thù của Mỹ đều cảnh giác khi họ chờ đợi ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc vào tháng 1, tự hỏi liệu nhiệm kỳ thứ hai của ông có hỗn loạn và không thể đoán định vốn là đặc trưng cho bốn năm đầu tiên của ông hay không.
Những người chỉ trích nói rằng trong nhiệm kỳ 2017-2021 của mình, ông Trump đã công khai coi thường các chuẩn mực trong cách hành xử để công khai đòi hỏi sự ủng hộ chính trị trong quân đội Mỹ, vốn phải trung thành với Hiến pháp Mỹ, chứ không phải với bất kỳ đảng phái hay phong trào chính trị nào.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Trump đã nói về việc đối mặt với 'kẻ thù từ bên trong'.
Ông Austin viết trong bản ghi nhớ: "Như mọi khi, quân đội Mỹ sẽ sẵn sàng thực hiện các lựa chọn chính sách của Tổng tư lệnh tiếp theo và tuân theo tất cả các mệnh lệnh hợp pháp từ chuỗi chỉ huy dân sự.
"Các bạn là quân đội Mỹ - lực lượng chiến đấu tốt nhất thế giới – và các bạn sẽ tiếp tục bảo vệ đất nước chúng ta, Hiến pháp của chúng ta và quyền của tất cả các công dân chúng ta", ông nói thêm.
Tổng Thống Biden Kêu Gọi Người Mỹ 'Hạ Nhiệt' Sau Chiến Thắng Bầu Cử của Ông Trump
(Hình AP: Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Tòa Bạch Ốc hôm 7/11/2024, sau chiến thắng bầu cử của cựu Tổng thống Donald Trump.)
-Hôm thứ Năm (7/11/2024), Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden kêu gọi người dân Mỹ "hạ nhiệt" sau chiến thắng bầu cử của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và tìm cách trấn an những người Dân chủ đang lo lắng về sự trở lại ngoạn mục của cựu Tổng thống Trump.
"Những thất bại là không thể tránh khỏi. Bỏ cuộc là điều không thể tha thứ", Tổng thống Biden phát biểu tại Tòa Bạch Ốc trước các nhân viên và thuộc hạ đang thất vọng của ông vì thất bại của Phó Tổng thống Kamala Harris. "Thất bại không có nghĩa là chúng ta bị đánh bại".
Tổng thống Biden nói rằng cuộc bầu cử hôm thứ Ba đã chứng minh tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử Hoa Kỳ và cho biết ông sẽ chủ trì một cuộc chuyển giao quyền lực có trật tự - một lời khiển trách ngầm đối với ông Trump, người đã tìm cách lật ngược thất bại trước ông Biden năm 2020 và đã đưa ra những cáo buộc gian lận bầu cử vô căn cứ từ đó cho đến nay.
"Chúng ta đã thua trận này. Nước Mỹ trong mơ của các bạn đang kêu gọi các bạn đứng dậy", ông Biden nói.
Một số đảng viên Dân chủ đã đổ lỗi cho ông Biden, 81 tuổi, về thất bại của bà Harris, nói rằng đáng ra ông không nên tìm cách tái tranh cử. Ông Biden chỉ từ bỏ nỗ lực tái tranh cử vào tháng 7 sau cuộc tranh luận thảm hại trên truyền hình với ông Trump, vốn đã làm dấy lên báo động về sức khỏe tinh thần của ông.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết Tổng thống Biden đã mời ông Trump đến gặp mặt tại Tòa Bạch Ốc vào thời điểm chưa được xác định. Trong những tuần tới, ông Trump sẽ chọn nhân sự cho chính quyền dưới sự lãnh đạo của ông.
Nhiều đảng viên Dân chủ lo ngại rằng thất bại của họ trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm thứ Ba cho thấy các giá trị của họ - thiên tả, tự do xã hội - hiện trở thành thiểu số trong những chiến dịch có sự chia rẽ. Nhiều người khác thì thất vọng với ban lãnh đạo của đảng, những người mà họ cho là mất liên lạc với phần lớn cử tri muốn được trợ giúp đỡ trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét