Nhắc Nhở, Chủ Nhật Này! Ngày Mai! Nhớ Tham Dự Dạ Tiệc, Mừng Tổng Thống Trump Thắng Cử Vẻ Vang! Do Phong Trào Vietnamese For Trump, Miền Bắc Cali Tổ Chức và MAGA (Make America Great Again!) Lúc: 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 17 tháng 11 năm 2024 Tại: Cosmoworld Club, 629 Tully Rd, San Jose, Ca 95111 - Chương trình gồm có: Ẩm thực, ca nhạc, khiêu vũ và xổ số lấy hên
Xin yểm trợ 50 đô, cho mỗi người tham dự.
Đặc biệt: Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali yểm trợ mỗi bàn 1 chai rượu vang, chưa hết, cứ uống hết, đổi chai khác, bao nhiêu lần cũng được! khi nào say thì thôi! (Hổng say, hổng dzề!)
-Hội cũng bảo trợ cho 10 phần quà giá trị, cho tiết mục xổ số!
Đây là dịp vui mừng hiếm có, Mừng Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại! Rất mong được Quý Vị tham gia (Số phone liên lạc trên tờ Quảng Cáo)
Ít Nhất Có 9 Lý Do, Để Tổng Thống Trump Thắng Cử Vẻ Vang! Áp Đảo!
(Bầu cử 2024: Ông Trump đánh bại đối thủ Kamala Harris dễ dàng, để đắc cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 2! Thành tổng thống thứ 47 Hoa Kỳ)
-Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 của Mỹ đã kết thúc nhanh chóng và ít kịch tính hơn nhiều, diễn biến chiến dịch tranh cử suốt mấy tháng qua, cũng như tất cả những dự báo cho đến lúc cuộc bỏ phiếu chính thức bắt đầu. Kết quả không ai ngờ, Ông Trump thắng vẻ vang!
Kết quả diễn ra khá bất ngờ khi ứng viên của đảng Cộng hòa - cựu Tổng thống Donald Trump dẫn trước từ đầu đến cuối và nhanh chóng cán mốc 277, vượt 270 phiếu đại cử tri tối thiểu cần thiết, trong khi đối thủ đảng Dân chủ Kamala Harris có 224 phiếu đại cử tri.
Vậy đâu là lý do làm nên chiến thắng của ông Trump, trong cuộc tranh cử vào Tòa Bạch Ốc lần thứ 3 này? Dù trong cuộc bầu cử lần này, các vấn đề quốc tế đóng vai trò khá nổi trội so với những lần trước, các vấn đề trong nước vẫn là quyết định đến chiến thắng cuối cùng.
Yếu tố bên trong
Thứ nhất, sau 4 năm dưới chính quyền Biden-Harris do đảng Dân chủ lãnh đạo, dù cũng đạt được những thành tựu nhất định, không ít cử tri Mỹ vẫn nghĩ rằng đất nước đã đi sai hướng. Theo công bố thăm dò của ABC/Ipos ngày 3/11, có 74% người được hỏi nghĩ như vậy. Đây có lẽ chính là điểm yếu lớn nhất mà bà Harris với tư cách là Phó Tổng thống, không thể không chịu trách nhiệm, đã được ông Trump triệt để khai thác.
Khẩu hiệu "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại!" tuy không còn mới, nhưng khi "đất nước rơi xuống vực thẳm" như ông Trump miêu tả, nước Mỹ thời Biden-Harris,, đã đánh trúng tâm lý của đại đa số người Mỹ và phát huy tối đa tác dụng trong cuộc bỏ phiếu lần này.
Thứ hai là về kinh tế, dù không thể phủ nhận những thành công của chính quyền hiện tại, nhất là việc đưa nước Mỹ vượt qua đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, củng cố giá trị đồng USD. Nhưng việc để giá cả sinh hoạt leo thang, nhất là giá những mặt hàng thiết yếu, đã ảnh hưởng đến tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đa số người lao động và dân nghèo trong xã hội.
Trong khi đó, dù rời chính quyền đã 4 năm, danh tiếng của ông Trump về khả năng điều hành nền kinh tế tốt hơn vẫn còn khá đậm, trong đa số người Mỹ, khiến họ quyết định bỏ phiếu cho cựu Tổng thống, với hy vọng ông sẽ chèo lái con tàu kinh tế giữa sóng to gió lớn hiện nay, thành công hơn người của đảng Dân chủ.
Theo khảo sát của New York Time/Siena College, tháng 10 vừa qua, có đến 75% cử tri cho biết, nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng tồi tệ. Còn theo công bố mới nhất của Bộ Lao động Mỹ, ngay trước thềm bầu cử, công ăn việc làm, điểm sáng hiếm hoi của chính quyền Biden-Harris, có tỷ lệ tăng trưởng rất yếu ớt.
Thứ ba là về vấn đề nhập cư, cựu Tổng thống đã dùng làn sóng nhập cư (cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp qua biên giới Mexico vào miền Nam nước Mỹ) để biến đó thành nguyên nhân của mọi khó khăn về kinh tế - xã hội ở Mỹ hiện nay, mà người bản xứ rất dễ chấp nhận, dù điều đó không hoàn toàn chính xác, và quay sang ủng hộ việc siết chặt nhập cư, giữ lại việc làm và phúc lợi xã hội cho người Mỹ, như ông Trump đã hết sức nỗ lực triệt để vận động.
Thứ tư, dù có ưu thế trong một bộ phận cử tri về vấn đề quyền phá thai, bình đẳng giới và chống phân biệt giới/chủng tộc, cũng như trong cuộc bầu cử từ 8 năm trước, xã hội Mỹ dường như vẫn chưa sẵn sàng có một nữ tổng thống dù là da trắng, và lại càng chưa với một người còn là da màu, gốc Á-Phi.
Thứ năm, việc ông Trump không công nhận thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020 và liên tục cảnh báo dù không đưa ra được bằng chứng cụ thể là "Tôi chỉ thua vì có sự gian lận trong bầu cử!" cũng như những cáo buộc pháp lý triền mien, trên nhiều lĩnh vực, mà cựu Tổng thống phải gánh chịu, có thể đã tạo ra tác dụng ngược với đối thủ của ông. Trong con mắt nhiều người Mỹ khắp cả nước, ông Trump là nạn nhân của chiến dịch "săn lùng phù thủy!" do những người có quyền lực tiến hành với ông, từ đó họ muốn thông qua lá phiếu bầu cho ông để "bù đắp" lại sự bất công đó.
Thứ sáu, là trái ngược với bà Harris, ông Trump đã không có được sự ủng hộ mạnh mẽ của đảng Cộng hòa, thậm chí còn bị nhiều quan chức cấp cao cũ, công khai phê phán là một bất lợi. Nhưng việc đảng Dân Chủ thay đổi ứng viên quá gấp gáp, vội vàng không chỉ khiến bà Harris, người thực sự chưa có nhiều kinh nghiệm về mọi mặt so với ông Trump, đã có quá ít thời gian để hiểu toàn bộ tình hình và có đầy đủ chiến lược, sách lược tranh cử hiệu quả cần thiết. Không những thế, việc ông Biden dường như đã bị ép rút lui, còn tạo cảm giác các nhân vật ảnh hưởng nhất trong đảng Dân chủ, bí mật "gạt" Tổng thống sang một bên, điều khó có thể được chấp nhận được với những người thực sự tin vào các tiêu chuẩn dân chủ đích thực.
(Ông Trump đã tranh thủ thành công cũng nhờ sự ủng hộ lớn ớn của tỷ phú công nghệ Elon Musk
Thứ bảy, là vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông xã hội và các chiến dịch truyền thông số trong chiến thắng của ông Trump. Việc tranh thủ được tỷ phú Elon Musk hết lòng dốc cả tiền bạc và tâm trí ủng hộ không chỉ mang lại nguồn lực tài chính, mà còn giúp ông Trump tận dụng hiệu quả nền tảng X (Twitter cũ) để truyền tải thông điệp trực tiếp, tới rộng rãi các tầng lớp cử tri. Các thuật toán mạng xã hội và "bong bóng lọc" đã tạo ra những "phòng vang", nơi những người có cùng quan điểm chính trị, liên tục củng cố niềm tin của nhau, khiến thông điệp của ông Trump, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cử tri cả nước.
Thứ tám, tình trạng phân cực sâu sa trong xã hội Mỹ, đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của cựu Tổng thống Trump. Theo đó, khoảng cách ngày càng lớn giữa các nhóm cử tri theo đảng phái, vùng miền, trình độ học vấn và thu nhập đã tạo ra những "phe phái" rõ rệt. Ông Trump đã khéo léo khai thác sự phân cực này, bằng cách định hình cuộc bầu cử như một cuộc đấu tranh giữa "người Mỹ chân chính" với "giới tinh hoa thay đổi", thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cử tri cảm thấy bị bỏ rơi, bởi hệ thống chính trị hiện tại, đặc biệt là những người trẻ, da trắng.
Thứ chín, đáng chú ý là xu hướng bầu cử của cử tri trẻ, đã có những thay đổi đáng kể. Dù thế hệ Millennials và Gen Z thường được cho là thiên về đảng Dân chủ, nhưng trong cuộc bầu cử này, nhiều người trẻ đã bày tỏ sự thất vọng với chính sách kinh tế của chính quyền Biden-Harris, đặc biệt là vấn đề lạm phát, giá nhà ở và nợ sinh viên. Điều này khiến một bộ phận không nhỏ cử tri trẻ, hoặc bỏ phiếu cho ông Trump, hoặc quyết định không đi bầu, gián tiếp có lợi cho chiến dịch của cựu Tổng thống.
Cuối cùng là về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Dù đây là chủ đề được nhiều cử tri quan tâm, nhưng không phải là yếu tố quyết định trong cuộc bầu cử này. Thực tế cho thấy những lo ngại trước mắt về kinh tế, đã lấn át các mối quan tâm dài hạn về môi trường mà chính quyền Biden-Harris đã đúng, khi kiên trì theo đuổi trong những năm qua. Tuy nhiên, lập trường hoài nghi của ông Trump về biến đổi khí hậu và cam kết phát triển ngành năng lượng hóa thạch, đã được đón nhận tích cực ở các tiểu bang có nền kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp dầu khí, góp phần mang lại cho ông những phiếu bầu quan trọng ở các tiểu bang chiến địa.
Yếu tố phụ trợ bên ngoài
Còn về các vấn đề quốc tế, với phong cách rất riêng của mình, cựu Tổng thống Trump rất không quan tâm lấy lòng bất kỳ đối tượng nào, dù đó là đồng minh hay đối tác, đối tượng. Ngược lại, triển vọng ông Trump trở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa, đã gây tâm lý bất ổn, lo lắng, nghi ngại lớn trong các đồng minh và đối tác, bạn bè thân thiết.
Thực tế là mặt trận đối ngoại trong 4 năm qua, cũng là lĩnh vực có thể đã khiến Phó Tổng thống Harris mất sự ủng hộ của nhiều đối tượng cử tri khác nhau trên khắp cả nước. Đó là việc rút quân khỏi Afghanistan hè 2021 đầy tai tiếng, là việc không khuất phục được Nga thông qua Ukraine, dù đã phải đầu tư rất nhiều tiền của, vũ khí và thời gian của chính nước Mỹ, cùng cả mạng lưới các đồng minh trên toàn thế giới. Hay đó là việc dù là người bảo trợ toàn diện và chắc chắn, nhưng vẫn không ngăn được chính quyền Tel Aviv, cày nát Dải Gaza, hạ sát thủ lĩnh các phong trào kháng chiến, do Iran trợ giúp khiến cả khu vực trở nên bất ổn chưa từng có, và cũng không kiềm chế được Triều Tiên,… khiến chính nước Mỹ và đồng minh trở nên khó khăn và thiếu an toàn hơn… là điểm trừ khiến nhiều cử tri quay lưng với Phó Tổng thống Harris.
Chiến thắng của ông Trump có bất ngờ hay không?
Xét theo diễn biến chiến dịch bầu cử tổng thống năm nay, ít nhất là trong hơn 4 tháng qua kể từ khi bà Harris được chọn thay Tổng thống Joe Biden, trở thành ứng viên chính thức của đảng Dân chủ tranh cử với ông Trump, kết cục này là hoàn toàn bất ngờ khi ông Trump đã thắng thuyết phục và chóng vánh. Bởi mọi dự báo trước đó đều cho là cuộc đua sẽ rất sít sao, căng thẳng và có thể chưa sớm xác định được người chiến thắng.
Tuy nhiên, trước đó, một số chuyên gia tỏ nghi ngờ về tính chính xác của các thăm dò đã được tiến hành trong suốt thời gian qua. Nếu điều đó là đúng và như phân tích ở trên, kết quả bầu cử đưa ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, không chỉ là hoàn toàn không bất ngờ, mà dường như còn là hợp lý.
Nhớ Nhé! Chủ Nhật Này! Ngày Mai, Phải Tham Dự Dạ Tiệc Mừng Tổng Thống Trump Thắng Cử Vẻ Vang!
Do Phong Trào Vietnamese For Trump Miền Bắc Cali Tổ Chức và MAGA (Make America Great Again!)
Lúc: 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 17 tháng 11 năm 2024
Tại: Cosmoworld Club, 629 Tully Rd, San Jose, Ca 95111
Chương trình: Ẩm thực, ca nhạc, khiêu vũ và mục xổ số lấy hên!
Xin yểm trợ 50 đô, cho mỗi người tham dự.
Đặc biệt: Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali yểm trợ mỗi bàn 1 chai rượu vang, chưa hết, cứ uống hết, đổi chai khác, bao nhiêu lần cũng được! khi nào say thì thôi! (Hổng say, hổng dzề!)
-Hội cũng bảo trợ cho 10 phần quà giá trị, cho tiết mục xổ số!
Đây là dịp vui mừng hiếm có, Mừng Cho Nước Mỹ! Mong Quý Vị tham gia (Số điện thoại liên lạc trên tờ Quảng Cáo)
Vì sao ông Trump đắc cử vẻ vang tổng thống Mỹ 2024, chiến thắng áp đảo bà Harris? Chưa kể, Hạ viện, Thượng viện vào tay Cộng Hòa!
-Trái với một số dự đoán, ứng cử viên Donald Trump một lần nữa gây bất ngờ lớn khi chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, bỏ xa đối thủ Kamala Harris. Thắng lợi của ông Trump phản ánh thực lực của ứng viên này, tâm trạng cử tri Mỹ và cục diện chính trị thế giới hiện nay.
-Ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng áp đảo trước đối thủ Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Ông Trump vượt xa bà Harris về cả phiếu cử tri phổ thông lẫn phiếu đại cử tri. Đáng chú ý, ông cũng giành thêm được nhiều sự ủng hộ từ các cử tri gốc Tây Ban Nha, vốn là nhóm cử tri truyền thống của phe Dân chủ.
(Ứng viên Trump phát biểu trên sân khấu bên cạnh vợ và con trai sau khi có kết quả sơ bộ về bầu cử tổng thống Mỹ 2024.)
Kết quả bầu cử Quốc hội 2 viện Mỹ cũng nghiêng về đảng Cộng hòa của ông Trump. Đảng Cộng hòa của ông Trump đã giành được quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ sau khi có đủ tối thiểu 51 phiếu để lấy lại thế đa số từ tay phe Dân chủ. Còn tại Hạ viện Mỹ, đảng Cộng hòa cũng nắm giữ ưu thế!
Giấc mơ của ông Trump trở lại Nhà Trắng lần 2 đã thành hiện thực sau khi bị dang dở trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, khi ông Biden giành chiến thắng vào phút chót, trước sự ngỡ ngàng của ông Trump. Với chiến thắng này, ông Trump cũng đã trở thành vị tổng thống Mỹ thứ 2 trong lịch sử đắc cử cho 2 nhiệm kỳ không liên tiếp.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến Donald Trump thắng cử vang dội như vậy?
1- Kinh nghiệm chính trường dày dặn
Bước vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông Trump còn thiếu kinh nghiệm chính trị. Khi ấy, Donald Trump chỉ là một doanh nhân bước vào lĩnh vực chính trị. Dư luận ban đầu không đánh giá cao ông Trump và nghiêng nhiều về đối thủ của ông - bà Hillary Clinton. Nhưng nay ông Trump có kinh nghiệm chính trị phong phú sau 4 năm làm tổng thống Mỹ và 4 năm kế tiếp “rèn binh luyện kiếm” trên chính trường Mỹ. Không phải ngẫu nhiên, ông bước vào bầu cử Mỹ 2024 với tư cách một ứng cử viên sáng giá dù tuổi đã cao.
2- Khát khao chấm dứt xung đột Ukraine
Đây cũng là nỗi niềm và khát khao của nhân loại nói chung và nhân dân Mỹ nói riêng. Xung đột Nga - Ukraine khốc liệt đã bước sang năm thứ 3, không chỉ gây tổn hại cho những bên trực tiếp tham chiến, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới, kinh tế Mỹ, kinh tế châu Âu, làm gia tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh hạt nhân hủy diệt toàn cầu.
Trong khi đó, ông Trump và viên phó tướng của mình, JD Vance , đã vạch ra được cương lĩnh tranh cử đáp ứng đúng mong mỏi của cử tri Mỹ về chấm dứt chiến tranh, khôi phục hòa bình. Hai ông thường xuyên vận động cho ý tưởng chấm dứt sớm xung đột Ukraine và cũng nêu ra được phương án cụ thể nhằm đạt mục tiêu đó.
3- Cử tri Mỹ vẫn bận tâm nhiều về cơm áo gạo tiền
Những người ủng hộ ông Trump đặc biệt quan tâm vấn đề lạm phát và nhập cư. Cựu Tổng thống Trump đã xoáy sâu vào 2 vấn đề này, ngay từ đầu chiến dịch tranh cử của mình. Ông cam kết tạo ra nhiều việc làm, giữ giá cả thấp và bảo đảm nguồn cung dầu cho nền kinh tế nội địa.
Tỷ lê cao cử tri Mỹ quan tâm đến tình trạng giá cả leo thang và tình trạng người nhập cư ở biên giới Mỹ-Mexico. Thực tế lần này, ông đã có thêm nhiều phiếu bầu từ các cử tri là người thu nhập thấp - những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ tình trạng giá leo thang sau năm 2020.4- Tính cách lôi cuốn và tinh thần không bỏ cuộc sau thất bại 2020
Qua thực tiễn và hoạt động vận động tranh cử, Donald Trump đã xây dựng cho mình hình ảnh một chính trị gia cứng rắn và linh hoạt, không bó hẹp vào những khuôn mẫu và mô phạm, trong khi bà Harris thì lại truyền thống hơn.
Đặc biệt, ông Trump đã chứng tỏ sự kiên trì trong theo đuổi mục tiêu sau thất bại trong bầu cử Mỹ năm 2020. Ứng viên Trump đã nhẫn nại đi từng bước, vượt qua nhiều ứng viên trẻ tuổi, tài cao trong nội bộ đảng Cộng hòa, để trở thành đề cử chính thức của đảng này cho cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc. Sau đó, ông lại tiếp tục nhẫn nại và mải miết tranh thủ từng cử tri, giành từng điểm một trong suốt hành trình tranh cử.
4- Bất ngờ lớn đến sớm
Người ta thường nói về bất ngờ tháng 10 trong bầu cử Mỹ, đó là những điều bất ngờ xảy ra ngay trước thềm bầu cử và ảnh hưởng trực tiếp đến lá phiếu cử tri. Nhưng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 này, bất ngờ lớn nhất đã xảy ra vào tháng 7, với vụ ám sát hụt nhằm vào ông Trump. Viên đạn của sát thủ đã sượt qua tai của ông Trump, khiến ông bị thương.
Phương Tây có câu nói “điều gì không giết chết bạn, sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn”. Câu này có lẽ vận vào ông Trump không thể đúng hơn nữa.
Ngay sau phút ám sát hụt đó, giới quan sát cũng như những người dân bình thường tại Mỹ cảm nhận lợi thế đã nghiêng hẳn về ông Trump.
Không những vậy, với tố chất nhạy bén riêng và bản lĩnh truyền thông, ứng viên Trump đã tận dụng cơ hội này để xây dựng hình ảnh mạnh mẽ và can trường đầy ấn tượng. Các phóng viên ảnh và truyền hình đã ghi lại được hình ảnh sinh động về ông Trump đứng lên với vết máu trên má, vệ sĩ vây quanh, tay ông đấm lên trời hô to “Chiến đấu, Chiến đấu”. Một màn truyền thông xuất sắc ngay vào lúc tính mạng của ông vừa bị đe dọa.
Sự kiện với máy bỏ phiếu sát ngày bầu cử chính thức của Mỹ càng làm tăng cơ hội cho ông Trump tái đắc cử. Sau khi người ta phát hiện ra sự xảy ra trên, ông Trump liền tung ra phát ngôn mang tính chiến thuật: Ông thừa nhận mình có thể thua vì “gian lận” bầu cử. Phát ngôn này có tiềm năng thu hút thêm những cử tri dao động đứng về phía ông Trump, đồng thời thuyết phục những người ủng hộ ông Trump, hãy dứt khoát đi bầu để bảo đảm thắng lợi chắc chắn cho sự lựa chọn của họ.
Và tất nhiên, cũng không thể bỏ qua sự ủng hộ hào phóng dành cho ông Trump từ tỷ phú Elon Musk - tỷ phú công nghệ hàng đầu nước Mỹ với sức ảnh hưởng to lớn.
5- Đối thủ có phần yếu thế
Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024, ít nhiều phản ánh một câu chuyện chung, là cử tri Mỹ vẫn chưa thực sự hài lòng với 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Biden và mong muốn có bước đột phá, từ một nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông Trump.
Trong năm bầu cử 2024, lợi thế ban đầu đã thuộc về ông Trump trong cuộc tranh luận đầu tiên. Khi đó, ông Biden đã không giấu nổi sự lép vế trước ông Trump về sức khỏe và tốc độ phản ứng. Ngay sau đó, nội bộ đảng Dân chủ không còn tin tưởng vào ông Biden nữa và gây sức ép nhất định để ông rút lui khỏi cuộc đua.Phó Tổng thống Mỹ Harris bất ngờ được giới thiệu cho cuộc đua vào vị trí chủ nhân Tòa Bạch Ốc và bà nhanh chóng được đảng Dân chủ lựa chọn. Giai đoạn đầu, bà Harris cũng gây bất ngờ khi mới chỉ bước vào cuộc đua vào những tháng cuối cùng của cuộc tranh cử, nhưng đã giành được nhiều sự ủng hộ từ cử tri và doanh nhân, nhận được khoản tiền lớn ủng hộ tranh cử.
Bà Harris còn có lợi thế là phụ nữ, người gốc Phi và gốc Á, nên sẽ có thêm người ủng hộ từ phái nữ, giới nữ quyền, người nhập cư. Phe Dân chủ hy vọng Kamala Harris sẽ đi tiếp giấc mơ của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về việc trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.
Tuy nhiên, bà Harris đến với cuộc bầu cử quá muộn, chỉ khoảng 3 tháng trước ngày bầu cử. Vai trò Phó Tổng thống mà bà đảm đương trong 4 năm, cũng không nổi bật. Mặc dù vậy, kết quả của bà trong bầu cử Mỹ 2024 không phải quá tồi và khả năng cao bà sẽ là ứng cử viên sáng giá trong đợt bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo. Chính vì những lý do này, Cộng Hòa chiếm trọn quyền lực!
Nhớ! Nhớ! Nhớ! Chủ Nhật Này! Dạ Tiệc Mừng Tổng Thống Trump Thắng Cử Vẻ Vang!
Do Phong Trào Vietnamese For Trump Miền Bắc Cali Tổ Chức và MAGA (Make America Great Again!)
Lúc: 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 17 tháng 11 năm 2024
Tại: Cosmoworld Club, 629 Tully Rd, San Jose, Ca 95111
Chương trình: Ẩm thực, ca nhạc, khiêu vũ, xổ số lấy hên!
Xin yểm trợ 50 đô, cho mỗi người tham dự.
Đặc biệt: Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali bảo trợ mỗi bàn 1 chai rượu vang, chưa hết, cứ uống hết, đổi chai khác, bao nhiêu lần cũng được! khi nào say thì thôi! (Hổng say, hổng dzề!)
-Hội cũng bảo trợ cho 10 phần quà giá trị, cho tiết mục xổ số!
Đây là dịp vui mừng hiếm có, Mừng Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại! Mong Quý Vị tham gia thật đông! (Số điện thoại liên lạc trên tờ Quảng Cáo)
Tin Quốc Tế Đó Đây
***
COP 29: Nước Chủ Nhà Azerbaijan Công Kích Pháp và Âu Châu, Gây Khủng Hoảng Ngoại Giao
(Tổng thống Azerbaijan Aliev trong cương vị chủ nhà hội nghị khí hậu COP29, Baku, ngày 13/11/2024.)
-Khủng hoảng ngoại giao tại COP 29: Hôm qua, 13/11/2024, trong một bài phát biểu, Tổng thống nước chủ nhà Azerbaijan, Ilham Aliev, đã lên án "lịch sử thuộc địa" của Pháp và điều mà ông gọi là "các tội ác dưới chế độ Macron". Bộ trưởng chuyển đổi năng lượng Pháp ngay lập tức đã hủy chuyến đi Baku, không một thành viên nào của chính phủ Pháp có mặt tại hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc.
Quan hệ giữa Baku và Paris đã trở nên căng thẳng từ mùa Hè vừa qua, khi Pháp cáo buộc Azerbaijan kích động bạo loạn ở vùng hải ngoại Nouvelle-Calédonie.
Theo thông tấn xã AFP, trong bài phát biểu hôm qua, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev không những lên án Pháp mà còn chỉ trích lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell, do vào năm 2022 ông đã so sánh Âu Châu là một khu vườn và phần còn lại của thế giới là rừng rậm. Ông Aliev cho rằng "nếu chúng tôi là rừng rậm thì hãy tránh xa chúng tôi, đừng can thiệp vào công việc của chúng tôi".
Sáng nay, trên mạng xã hội X, ông Joseph Borrell cho rằng các bình luận của Tổng thống Aliev là "không thể chấp nhận được", và có thể làm giảm đi các mục tiêu cần thiết của COP 29.
Trong cuộc họp báo sáng 14/11, Trưởng ban đàm phán đại diện cho Azerbaijan tại COP 29, Ialtchine Rafiev, đã cố xoa dịu tình hình, khẳng định "Baku vẫn luôn mở rộng cánh cửa để cả thế giới có thể tham gia thảo luận một cách xây xựng" và nhắc lại rằng 80 lãnh đạo các nước đã đến Azerbaijan.
Sự việc diễn ra trong bầu không khí đàm phán căng thẳng, hội nghị được tổ chức tại một quốc gia bị tố cáo là độc tài, vắng bóng nhiều lãnh đạo của khối G20 và trong bối cảnh Donald Trump, một nhân vật hoài nghi về biến đổi khí hậu, tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
Hôm qua, Á Căn Ðình, với Tổng thống Javier Milei có cùng lập trường với Donald Trump về khí hậu, đã rút phái đoàn của nước này khỏi hội nghị.
Nga Sẵn Sàng Đàm Phán Về Ukraine Nếu Ông Trump Khởi Xướng, Đại Sứ Nga Nói
(Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, ông Gennady Gatilov)
-Nga sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh Ukraine nếu Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump khởi xướng, nhưng bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng cần phải dựa trên thực tế về bước tiến của quân Nga, Ðại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva nói với các phóng viên hôm 14/11.
Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích quy mô viện trợ của phương Tây cho Kyiv và hứa sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột, nhưng không giải thích bằng cách nào. Chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử ngày 5/11 đã làm dấy lên lo ngại ở Kyiv và các thủ đô Âu Châu khác về mức độ cam kết của Mỹ trong tương lai về việc trợ giúp Ukraine.
"Ông Trump hứa sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ sau một đêm. Được, hãy nhìn nhận vấn đề mộ cách thực tế - tất nhiên chúng tôi hiểu rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra", ông Gennady Gatilov, Ðại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc cho biết. "Nhưng nếu ông ấy bắt đầu hay gợi ý điều gì đó để bắt đầu tiến trình chính trị, thì chúng tôi hoan nghênh".
Ông nói thêm rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào cần phải dựa trên điều mà ông gọi là 'thực tế trên thực địa' và cho rằng Ukraine đang tụt hậu trong cuộc xung đột kéo dài hơn hai năm.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần nói rằng hòa bình không thể được thiết lập cho đến khi nào toàn bộ quân Nga bị đẩy lùi và tất cả các vùng lãnh thổ mà Mạc Tư Khoa đã chiếm, bao gồm cả Crimea, phải được hoàn trả. 'Kế hoạch chiến thắng' mà ông vạch ra vào tháng trước vẫn giữ nguyên yêu cầu này, cũng như lời mời Ukraine gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), vốn bị Nga lên án từ lâu.
Hồi tuần trước, ông Zelenskiy nói với các nhà lãnh đạo Âu Châu ở Budapest rằng nhượng bộ Nga là 'không thể chấp nhận được đối với Ukraine và tự sát đối với toàn Âu Châu'.
Gatilov chỉ ra rằng việc ông Trump thắng cử đem đến khả năng đối thoại với Mỹ, nhưng việc thiết lập lại quan hệ trên bình diện rộng sẽ khó xảy ra.
"Bất kể những thay đổi chính trị trong nước, Hoa Thịnh Ðốn trước giờ vẫn theo đuổi cảm giác kiềm chế Mạc Tư Khoa.... Sự thay đổi chính quyền không thay đổi được gì", ông nói.
"Sự thay đổi duy nhất có thể xảy ra là đối thoại giữa hai nước chúng ta, vốn đã thiếu vắng trong những năm qua", ông nói thêm.
Mỹ, Đức Nỗ Lực Vận Động Hỗ Trợ Ukraine Trước Khi Trump Nhậm Chức Tổng Thống
(Hình REUTERS - Elizabeth Frantz: Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp tại Bá Linh, thủ đô của Đức, ngày 18/10/2024.)
-Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết tâm nỗ lực đến phút chót để hỗ trợ Ukraine chống quân Nga. Ngày 13/11/2024, khi tiếp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc, ông Joe Biden kêu gọi người kế nhiệm "tiếp tục hỗ trợ" Kyiv. Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Brussels khẳng định lại cam kết của Mỹ và huy động các nước Âu Châu thúc đẩy hỗ trợ Ukraine.
Tại buổi họp báo, Cố vấn An ninh Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết Tổng thống mãn nhiệm "nhấn mạnh rằng, theo ông, sự ủng hộ liên tục của Mỹ đối với Ukraine nằm trong lợi ích an ninh quốc gia".
Còn tại Brussels, theo hãng thông tấn AP, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh "Tổng thống Biden cam kết làm mọi cách để mỗi Mỹ kim mà chúng tôi có sẽ được chi từ nay đến ngày 20/1", ngày mà ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống. Ông cũng hối thúc các nước NATO tập trung nỗ lực để "bảo đảm cho Ukraine có đủ tiền, đạn dược và lực lượng để chiến đấu một cách hiệu quả trong năm 2025, hoặc để có thể đàm phán hòa bình trên thế mạnh". Mỹ "sẽ thích ứng và điều chỉnh" những trang thiết bị cuối cùng sẽ được gửi trong thời gian cuối nhiệm kỳ của ông Biden.
Đức, nước viện trợ lớn thứ hai cho Ukraine, cũng đang gặp khủng hoảng chính trị và sẽ bầu lại Quốc hội tháng 2/2025. Ngày 13/11, khi báo cáo kết quả của chính phủ trước Hạ viện, Thủ tướng Olaf Scholz tiếp tục khẳng định mạnh mẽ rằng Ukraine có thể "trông cậy vào đất nước và tình tương ái của chúng ta… Chúng ta có trách nhiệm để Ukraine không bị bỏ rơi". Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI tại Bá Linh, chính sự ủng hộ Ukraine đã gián tiếp làm liên minh cầm quyền tan rã nhanh hơn.
Việc lính Bắc Hàn hỗ trợ cuộc chiến của Nga đã gián tiếp kéo Nam Hàn nhập cuộc. Theo Yonhap, trả lời phỏng vấn cơ quan thông tấn Tây Ban Nha EFE ngày 14/11, Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết Nam Hàn có lẽ sẽ hỗ trợ thêm cho Kyiv tùy theo mức độ can thiệp của Bắc Hàn trong cuộc chiến của Nga.
Cuộc chiến tại Ukraine đã kéo dài gần 3 năm và không có dấu hiệu suy giảm. Sáng 14/11, quân đội Ukraine cho biết đã bắn hạ 21 drone của Nga trong đêm. Lần đầu tiên từ 73 ngày qua, thủ đô Kyiv bị tấn công cả bằng drone và phi đạn. Trong khi đó lực lượng Ukraine vẫn cố chống cự quân Nga ở mặt trận miền Đông Donetsk.
Nguồn Tin Từ Kyiv: Tổng Thống Ukraine Cảnh Báo Thủ Tướng Đức Về Cuộc Gọi Với Putin
(Hình AFP: Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, bắt tay khi gặp nhau để đàm phán song phương tại Frankfurt am Main, miền Tây nước Đức, ngày 6/9/2024.)
Hôm 15/11/2024, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy cảnh báo Thủ tướng Đức Olaf Scholz không nên điện đàm với Vladimir Putin, nói rằng điều đó sẽ làm giảm sự cô lập đối với nhà lãnh đạo Nga và làm chiến tranh tiếp diễn, một nguồn tin tại văn phòng Tổng thống ở Kyiv cho biết.
Một phát ngôn viên của chính phủ Đức cho biết Thủ tướng Scholz đã thúc giục ông Putin bắt đầu các cuộc đàm phán với Kyiv, để mở đường cho một "hòa bình công bằng và lâu dài" khi hai nhà lãnh đạo điện đàm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2022 trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
Nguồn tin tại Kyiv nói với thông tấn xã Reuters rằng ông Scholz, một đồng minh thân cận của Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, đã thông báo trước cho ông Zelenskyy về kế hoạch nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga.
"Thủ tướng đã nói với Tổng thống của chúng tôi rằng ông ấy có kế hoạch nói chuyện với ông Putin. Tổng thống cho biết điều này sẽ chỉ có lợi cho ông Putin vì sẽ làm giảm sự cô lập chống lại ông ấy. Ông Putin không muốn hòa bình thực sự, ông ấy muốn câu giờ", nguồn tin cho biết.
"Nói chuyện với [thủ tướng Đức] sẽ giúp ông Putin thay đổi cục diện và tiếp tục chiến tranh. Điều đó sẽ không mang lại hòa bình vì ông Putin sẽ chỉ lặp lại những lời dối trá mà ông ta đã nói trong nhiều năm, khiến mọi người có cảm giác như ông ta không còn bị cô lập nữa", nguồn tin cho biết.
Theo phát ngôn viên của Đức, trong cuộc điện đàm kéo dài một giờ, ông Scholz đã yêu cầu quân đội Nga rút khỏi Ukraine và tái khẳng định sự ủng hộ liên tục của Đức đối với Ukraine.
Berlin là một nhà ủng hộ tài chính lớn của Ukraine và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv sau Hoa Kỳ, nơi Donald Trump sắp trở thành Tổng thống mới sau cuộc bầu cử ở Mỹ đầu tháng này, khiến sự hỗ trợ trong tương lai của Hoa Thịnh Ðốn cho Kyiv dường như không còn chắc chắn.
Chính Phủ Anh Bị Tố Sử Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Sàng Lọc Hồ Sơ Nhập Cư, Tị Nạn
(Ảnh AFP - Henry Nicholls, minh họa: Sau khi được vớt trên biển, một di dân và 3 trẻ em chờ xem chở đến trung tâm sàng lọc tại Dungeness, bờ biển phía Nam Anh Quốc, ngày 16/8/2023.)
-Sau tai tiếng trục xuất người nhập cư trái phép sang Rwanda khiến Luân Đôn phải từ bỏ dự án, chính phủ Anh nay lại bị các tổ chức phi chính phủ chỉ trích về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để sàng lọc hồ sơ xin nhập cư, tị nạn.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Emeline Vin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) hôm 13/11/2024 giải thích:
Tổ chức phi chính phủ Privacy International đặc biệt bày tỏ mối quan ngại về một nhu liệu điện toán có tên IPIC, viết tắt của "Nhận dạng và ưu tiên nhập cư". Mục đích của việc sử dụng nhu liệu điện toán này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định liên quan đến người nhập cư và những người xin tị nạn có khả năng bị trục xuất. Nhưng bằng cách nào? Đó là thông qua việc phân tích hàng chục dữ liệu như tình trạng sức khỏe, sắc tộc, hoặc hồ sơ lý lịch Tư pháp, theo tổ chức Privacy International. Chương trình IPIC giải quyết mọi thông tin nói trên và đưa ra khuyến nghị nên hay không nên trục xuất cá nhân có liên quan.
Chính phủ Anh dường như đã bắt đầu sử dụng nhu liệu điện toán IPIC vào khoảng những năm 2019-2020, thời gian số hồ sơ tăng vọt. Trong bối cảnh đó, kỹ thuật thường được xem như một giải pháp khắc phục tình trạng chậm trễ kéo dài và gây tốn kém cho ngân sách.
Về mặt chính thức, thuật toán đưa ra khuyến nghị phải tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các nhân viên giải quyết hồ sơ nhập cư. Trên thực tế, họ phải giải quyết rất nhiều hồ sơ và không phải lúc nào cũng có phương tiện để tìm hiểu thật sâu, kỹ lưỡng các hồ sơ. Tất nhiên, họ có thể không làm theo khuyến nghị của nhu liệu điện toán IPIC, nhưng khi đó nhu liệu điện toán sẽ yêu cầu họ giải trình chi tiết.
Nói tóm lại là sẽ đơn giản hơn nhiều nếu các nhân viên này làm theo khuyến nghị của nhu liệu điện toán. Tuy nhiên, người xin tị nạn không phải lúc nào cũng được thông báo rằng kỹ thuật này đã được sử dụng để họ có thể hướng đến khả năng kháng cáo. Chính phủ Anh cho đến giờ vẫn chưa muốn đưa ra phản ứng về thông tin nói trên".
Còn tại Gia Nã Ðại, theo thông tấn xã AFP, Bộ trưởng Nhập Cư Marc Miller hôm qua, 13/11, khẳng định với báo giới là Ottawa sẽ không thi hành kế hoạch diện rộng nào về hợp thức hóa giấy tờ cho người nhập cư trái phép, ít nhất là từ nay đến cuộc bầu cử 20/11/2025. Theo nhiều ước tính, tại Gia Nã Ðại đang có khoảng 100-500 ngàn người nhập cư bất hợp pháp. Cách nay vài tháng, Thủ tướng Justin Trudeau từng hứa sẽ cấp giấy tờ hàng loạt cho những người này.
Túc cầu: Pháp-Do Thái Thi Đấu Trong Bối Cảnh Căng Thẳng Cao Độ, An Ninh Thắt Chặt
(Ảnh REUTERS - Gonzalo Fuentes: Cảnh sát bảo vệ an ninh trước sân vận động Stade de France, ngoại ô Paris, nơi diễn ra trận Pháp-Do Thái tối 14/11/2024.)
-Tối 14/11/2024 (giờ địa phương), đội tuyển chủ nhà Pháp tiếp đội Do Thái trên sân vận động Stade de France, ngoại ô Paris, trong khuôn khổ vòng bảng UEFA Nations League 2024/2025. Sự kiện thể thao bị căng thẳng ở Trung Đông chi phối và buộc chính quyền Pháp tăng cường lực lượng an ninh nhằm tránh xảy ra đụng độ như tại Amsterdam, Hòa Lan, bên lề trận Maccabi Tel Aviv và Ajax đêm 7 và 8/11.
Theo thông tấn xã AFP, 4.000 cảnh sát và hiến binh được khai triển xung quanh và bên trong sân vận động, cũng như trên các phương tiện giao thông công cộng ở Paris. Ngoài ra, còn có khoảng 1.600 nhân viên an ninh được huy động đến sân Stade de France. Đội tuyển Do Thái được lực lượng tinh nhuệ của Cảnh sát Quốc gia Pháp bảo vệ an ninh ngay từ khi đến Pháp ngày 11/11. Cảnh sát trưởng Paris Laurent Nuñez cho biết chỉ có cờ Pháp và cờ Do Thái được phép mang vào sân. Cờ Palestine hoặc "những thông điệp mang tính chính trị", kể cả cờ của các vùng ở Pháp, đều bị cấm.
Trước khi đội tuyển Do Thái đến Pháp, chính quyền Tel Aviv đã kêu gọi cổ động viên không nên đến Paris, nhưng vẫn sẽ "có khoảng 100 cổ động viên Do Thái" đến xem trận tối nay, theo nguồn tin cảnh sát Pháp được thông tấn xã AFP trích dẫn. Lãnh đạo cảnh sát Paris trấn an cổ động viên Do Thái rằng "tất cả điều kiện an ninh đều được bảo đảm trong phương tiện công cộng, ở lối vào sân vận động và lúc thi đấu".
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cùng hai người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy và François Hollande, và Thủ tướng Michel Barnier sẽ đến xem trận đấu. Dù bất đồng với Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu về cuộc chiến ở Trung Đông, nguyên thủ quốc gia Pháp muốn có mặt để "gửi thông điệp đoàn kết, tương ái sau khi xảy ra những hành động bài Do Thái không thể chấp nhận được sau trận đấu ở Amsterdam".
Vì lý do an ninh, trận đấu tối 14/11 được cho là sẽ có ít khán giả nhất trong lịch sử của sân vận động Pháp, thấp hơn cả mức kỷ lục 36.842 khán giả của trận Pháp-Tân Tây Lan năm 2003, trong khi sân Stade de France có sức chứa đến 80.000 người.
Trung Quốc Lại Điều Hải cảnh Tuần Tra ở Bãi Cạn Scarborough
(Ảnh REUTERS - Erik De Castro, tư liệu: Tàu Hải cảnh Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough, nơi có tranh chấp chủ quyền với Phi Luật Tân, ngày 5/4/2017.)
-Trong hai ngày liên tiếp, Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động nhằm xác quyết chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough chiếm của Phi Luật Tân vào năm 2012. Ngày 14/11/2024, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc cho biết đã tổ chức tuần tra quanh bãi cạn Scarborough, ngay sau khi Hải quân và Không quân Trung Quốc tiến hành tuần tra chung trong khu vực.
Theo báo mạng Hồng Kông South China Morning Post, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc cho biết "đã tiến hành các cuộc tuần tra thực thi pháp luật trong các vùng lãnh hải của đảo Hoàng Nham của Trung Quốc và khu vực lân cận". Hoàng Nham (Huangyan) là tên Trung Quốc đặt cho bãi cạn Scarborough, còn Phi Luật Tân gọi là Panatag hoặc Bajo de Masinlóc.
Về mặt ngoại giao, Ðại sứ Trung Quốc ở Manila đã cảnh báo Phi Luật Tân ngừng mọi "hành động đơn phương" có thể làm gia tăng căng thẳng trong vùng. Ông khẳng định việc Trung Quốc công bố các đường cơ sở mới cho bãi cạn Scarborough là "biện pháp đáp trả cần thiết" cho việc Phi Luật Tân công bố hai luật mới để tái khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu Ðại sứ Phi Luật Tân lên để phản đối.
Ngoài Hoa Kỳ và Úc Ðại Lợi, Ấn Độ cũng ngầm ủng hộ hai luật mới của Phi Luật Tân. Theo trang Deccan Hearald, phát biểu trong một sự kiện kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar nhấn mạnh "Cả hai đất nước chúng ta đều cam kết sâu sắc trong việc duy trì luật pháp, chuẩn mực và quy tắc quốc tế".
Nam Dương cũng có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng tân Tổng thống Prabowo Subianto đã chọn Trung Quốc cho chuyến công du ngoại quốc đầu tiên từ ngày 08-10/11 và đã ký một thỏa thuận hàng hải với Bắc Kinh. Theo thông tấn xã Reuters, trước những lo ngại về việc chính quyền mới công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông trong "đường lưỡi bò", Ngoại trưởng Nam Dương đã trấn an.
Ngày 13/11, trong chuyến công du Hoa Thịnh Ðốn, Tổng thống Prabowo Subianto cũng tuyên bố ông "sẽ luôn bảo vệ chủ quyền" của Nam Dương, nhưng lưu ý rằng hợp tác luôn tốt hơn là xung đột và "chúng tôi tôn trọng mọi cường quốc".
Mã Lai Á Phản Đối Phi Luật Tân Ra Luật 'Xâm Phạm Chủ Quyền' Trên Biển Đông
(Hình ảnh chỉ mang tính minh họa: Các ngư dân sinh sống trên vùng biển thuộc tỉnh bang Sabah của Mã Lai Á mà Phi Luật Tân nói họ không từ bỏ chủ quyền.)
-Mã Lai Á sẽ gửi công hàm phản đối tới Phi Luật Tân về luật biển mới của họ do các đòi hỏi chủ quyền chồng lấn của hai nước ở Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Mã Lai Á cho biết hôm 14/11.
Công hàm phản đối được đưa ra sau khi có khiếu nại từ Trung Quốc về Luật các Vùng biển và Luật các tuyến đường biển quanh quần đảo của Phi Luật Tân. Manila nói rằng các đạo luật này là nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền trên biển và bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của họ
Thứ trưởng Ngoại giao Mã Lai Á Mohamad Alamin cho biết chính phủ nước này đã xem xét các tài liệu tham khảo liên quan đến các đạo luật mới của Phi Luật Tân và thấy rằng chúng liên quan đến các tuyên bố chủ quyền đối với tỉnh bang Sabah của Mã Lai Á trên đảo Borneo.
"Chúng tôi sẽ gửi công hàm phản đối ngày hôm nay để thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của Sabah và chủ quyền của đất nước chúng tôi", ông Mohamad phát biểu trước Quốc hội Mã Lai Á.
Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân đã không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận của thông tấn xã Reuters.
Phi Luật Tân có tuyên bố chủ quyền âm ỉ đối với phần phía Đông của Sabah có từ thời họ còn là thuộc địa, nhưng họ hiếm khi đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này. Tòa án Tối cao Phi Luật Tân hồi năm 2011 đã phán quyết rằng nước này chưa bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền này.
Tổng Thống Nam Dương Nói Ông Sẽ Bảo Vệ Chủ Quyền ở Biển Đông
(Hình REUTERS/Kevin Lamarque: Tổng thống Nam Dương Prabowo Subianto (trái) gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc, Hoa Thịnh Ðốn, 12/11/2024.)
-Hôm thứ Tư (13/11/2024), Tổng thống Nam Dương Prabowo Subianto phát biểu ở Hoa Thịnh Ðốn rằng ông sẽ "luôn bảo vệ chủ quyền của chúng tôi" khi được hỏi về vấn đề Biển Đông. Ông cũng nói thêm rằng các mối quan hệ đối tác tốt hơn xung đột và "chúng tôi tôn trọng mọi cường quốc".
Ông Prabowo đưa ra các ý kiến kể trên sau khi Bộ Ngoại giao trong chính phủ của ông nhấn mạnh rằng Nam Dương không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông mặc dù đã ký một thỏa thuận hàng hải với Bắc Kinh vào cuối tuần trước.
Bắc Kinh lâu nay vẫn bất đồng và có tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á về Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về gần như toàn bộ vùng biển, dựa vào "đường 9 đoạn" trên bản đồ của họ, lấn vào Vùng đặc quyền Kinh tế (EEZ) của một số quốc gia. Đường 9 đoạn đó còn bị gọi là "đường lưỡi bò" ở Việt Nam.
"Chúng tôi tôn trọng mọi cường quốc, nhưng chúng tôi sẽ luôn bảo vệ chủ quyền của mình. Nhưng tôi luôn chọn phương án tìm kiếm khả năng hợp tác", ông Prabowo nói. Ông đã nhiều lần tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại không liên kết.
"Các quan hệ đối tác tốt hơn xung đột", ông nói với các phóng viên.
Ông Prabowo hiện đang trong chuyến công du đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng trước. Ông đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào cuối tuần vừa qua. Một thỏa thuận phát triển hàng hải được Trung Quốc và Nam Dương ký kết có đoạn nói rằng hai nước đã đạt được quan điểm chung "về việc cùng phát triển tại các khu vực có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau".
Những câu từ đó đã gây ra lo ngại ở Nam Dương. Các nhà phân tích cho rằng điều đó có thể được diễn dịch là có sự thay đổi về lập trường lâu nay của Jakarta với tư cách là một quốc gia không có yêu sách ở Biển Đông và có nguy cơ làm tổn hại đến quyền chủ quyền của Nam Dương trong việc khai thác tài nguyên trong EEZ của mình.
Ông Prabowo không trực tiếp đề cập đến bản tuyên bố chung khi nói chuyện với các phóng viên, nhưng ông nói rằng ông đã thảo luận về Biển Đông với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một cuộc họp vào ngày hôm trước.
Ông Prabowo cũng sẽ đến Peru để tham dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) và tới Ba Tây để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20.
Báo Chí Mỹ: Đảng Cộng Hòa Giữ Được Đa Số ở Hạ viện
(Hình AP - Alex Brandon: Tổng thống tân cử Donald Trump nói chuyện tại trụ sở của đảng Cộng hòa ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ, hôm 13/11/2024.)
-Theo dự phóng của truyền thông Mỹ hôm 13/11/2024, trong cuộc bầu cử ngày 5/11, đảng Cộng hòa đã giành được 218 trong tổng số 435 ghế, giữ được đa số tại Hạ viện, sau khi đã giành được quyền kiểm soát Thượng viện.
Việc nắm quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ giúp vị Tổng thống tân cử Donald Trump có thể nhanh chóng thực thi các biện pháp triệt để, như đã hứa hẹn, về chống nhập cư bất hợp pháp, giảm thuế…. Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin:
Tại Hoa Kỳ, việc kiểm phiếu bầu phải mất nhiều ngày và vẫn chưa kết thúc. Nhưng cho đến nay, kết quả cho thấy là phe Cộng hòa tiếp tục giữ đa số tại Hạ viện, ngay cả lãnh đạo phe Dân chủ Hakim Jeffrey cũng đã thừa nhận điều này.
Đây là một chiến thắng toàn diện đối với đảng Cộng hòa. Đến gặp các Dân biểu của đảng này ở Hoa Thịnh Ðốn trước khi vào Tòa Bạch Ốc, Donald Trump đã tỏ vẻ đắc thắng dưới tràng vỗ tay của những người ủng hộ ông, khi nhiều lần nói chiến thắng này thật là thoải mái.
Tuy nhiên, đây là một chiến thắng sát sao. Nhân vật thân cận của ông Trump, Mike Johnson, Chủ tịch mãn nhiệm của Hạ viện và có khả năng tiếp tục giữ chức vụ này trong khóa tới, đã yêu cầu ông Trump không bổ nhiệm những người từ nhóm của ông vào tân Nội các, vì sợ rằng đa số tại Hạ viện sẽ bị đe dọa.
Còn tại Thượng viện, cần phải đợi kết quả kiểm phiếu ở tiểu bang Pennsylvania, nhưng sẽ không có gì thay đổi. Các Thượng Nghị sĩ Cộng hòa đã chiếm đa số. Họ đã chỉ định lãnh đạo của cơ quan này là Nghị sĩ tiểu bang Nam Dakota, ông John Thune, hiện là nhân vật thứ hai của nhóm Thượng Nghị sĩ Cộng hòa.
Ông John Thune đã giành chiến thắng qua cuộc bỏ phiếu kín trước đối thủ là Thượng Nghị sĩ tiểu bang Florida Rick Scott, đồng minh của Donald Trump và được tỉ phú có ảnh hưởng lớn Elon Musk công khai ủng hộ. Ông John Thune tuyên bố rằng, trái với mong muốn của Donald Trump, Thượng viện sẽ đảm nhận vai trò kiểm soát và phê chuẩn những người được Tổng thống đề cử vào tân Nội các.
FBI: Tin Tặc Có Liên Hệ Với Trung Quốc Tấn Công Vào Mạng Lưới Viễn Thông Hoa Kỳ
(Ảnh AP - Jeff Chiu, minh họa: Cơ Trung Quốc đằng sau một camera an ninh tại Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 23/07/2020.)
-Hôm 13/11/2024, Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã tiết lộ một chiến dịch gián điệp mạng "rộng lớn" có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, tấn công vào mạng lưới viễn thông của Hoa Kỳ, đánh cắp thông tin từ những công dân Mỹ làm việc trong chính phủ hoặc hoạt động chính trị.
Thông cáo chung của FBI và Cơ quan An ninh mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng Liên bang (Cybersecurity and Infrastructure Security Agency), được hãng thông tấn AP trích dẫn, cho biết các tin tặc "có liên hệ với Bắc Kinh" đã xâm nhập vào nhiều công ty viễn thông để lấy đi các thông tin về hồ sơ cuộc gọi của khách hàng, truy cập vào những trao đổi riêng tư của một số người.
FBI không nêu cụ thể ai là những người bị tin tặc nhắm tới, mà chỉ cho biết hầu hết là những người trong chính phủ và có hoạt động chính trị ở Hoa Kỳ.
Theo FBI, các tin tặc đã tìm cách sao chép các thông tin liên quan đến thực thi luật pháp Hoa Kỳ và có thể đã tìm cách xâm nhập vào các chương trình trong khuôn khổ Luật giám sát tình báo ngoại quốc FISA, cho phép cơ quan tình báo Hoa Kỳ giám sát thông tin liên lạc của những người bị tình nghi là điệp viên ngoại quốc.
Cảnh báo trên được đưa ra sau nhiều vụ tấn công mạng nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ. Ví dụ, hồi tháng 9/2024, FBI cho biết đã phá vỡ hoạt động tấn công mạng lớn của Trung Quốc, liên quan đến việc cài đặt nhu liệu điện toán độc hại vào hơn 200.000 thiết bị sử dụng trong các văn phòng hoặc gia đình.
Hãng tin AP nhắc lại, vào tháng trước, các viên chức Hoa Kỳ cũng cho biết các tin tặc có liên hệ với Trung Quốc đã nhắm vào điện thoại của ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump, cũng như của những người có liên hệ với ứng cử viên Dân chủ Kamala Harris.
Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc từ Hoa Kỳ. Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Hoa Thịnh Ðốn cũng chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về thông báo nói trên của FBI.
Mỹ: Marco Rubio, Có Lập Trường Cứng Rắn Với Trung Quốc, Được Trump Chọn Làm Ngoại Trưởng
(Hình AP - Evan Vucci: Thượng Nghị sĩ tiểu bang Florida, ông Marco Rubio (phải) trong cuộc vận động tranh cử tại tiểu bang Bắc Carolina với ứng cử viên Donald Trump. Ảnh chụp ngày 4/11/2024.)
-Thượng Nghị sĩ Marco Rubio, một nhân vật nổi tiếng với đường lối ngoại giao cứng rắn với Trung Quốc, hôm 13/11/2024 được Tổng thống tân cử Donald Trump chọn làm tân Ngoại trưởng Mỹ. Ông Marco Rubio, vốn bảo vệ quyền tự chủ của Đài Loan, đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế giao thương với Trung Quốc và đã vận động trừng phạt nhà nước Trung Quốc do các hành động ở Hồng Kông và hành vi chống người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Cléa Broadhurst của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm về những tác động sắp tới của Marco Rubio trong cương vị Ngoại trưởng của chính quyền Donald Trump:
Việc chọn Marco Rubio làm Ngoại trưởng có thể đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Rubio là nhân vật chỉ trích gay gắt các phương thức kinh doanh của Trung Quốc, đặc biệt là đánh cắp sở hữu trí tuệ và thao túng thị trường.
Để bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ, Marco Rubio đã đề xuất những Dự luật ngăn chặn các nhà sản xuất Trung Quốc lách thuế quan của Mỹ thông qua các nước thứ ba như Việt Nam hoặc Mễ Tây Cơ.
Rubio cũng là một nhân vật nhiệt thành ủng hộ Đài Loan và như vậy là Hoa Thịnh Ðốn sẽ tăng cường các quan hệ quân sự và ngoại giao với Đài Bắc và điều này có thể sẽ khiến Bắc Kinh tức giận. Tại Thượng viện Mỹ, đặc biệt ông đã kêu gọi vũ trang cho đảo Đài Loan, thông qua việc cung cấp trực tiếp các thiết bị quân sự của Mỹ cho Đài Bắc, thay vì thông qua việc bán vũ khí.
Quan điểm của ông Rubio thể hiện một phần trong chiến lược của Mỹ nhằm kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, đặc biệt bằng cách củng cố, tăng cường các liên minh trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và chống dự án Những Con Đường Tơ Lụa Mới, dự án mà theo ông đang được Bắc Kinh sử dụng để mở rộng thế lực của Trung Quốc.
Và cuối cùng, Rubio chống lại các liên minh ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Hàn, bởi vì theo ông các liên minh này có mục tiêu duy nhất là làm suy yếu Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Thịnh Ðốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét