(Khoảnh khắc đăng quang của hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy) Tin Vui: Nhan Sắc Việt Nam Được Tôn Vinh! Cô Thanh Thủy, Người Đẹp VN Lần Đầu, Đăng Quang Hoa Hậu Quốc Tế 2024, Tại Nhật Bản! -Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt Nam đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Cô cũng là Hoa hậu Việt Nam đầu tiên tham gia cuộc thi này. Với câu trả lời thông minh thuyết phục bằng ba ngôn ngữ gồm Việt, Anh và Nhật, người đẹp Huỳnh Thị Thanh Thủy giành chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International).
<!>
Thanh Thủy trở thành người Việt Nam đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế.
Tân Hoa hậu Quốc tế gọi tên Việt Nam!
Chiến thắng của cô khiến cho người hâm mộ không khỏi bất ngờ và chúc mừng. Trong khoảnh khắc đội vương miện, hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy chia sẻ:
"Cảm ơn rất nhiều. Tôi là Hoa hậu Việt Nam đầu tiên đến với Hoa hậu Quốc tế (Miss International) và bây giờ tôi là Hoa hậu Quốc tế đầu tiên đến từ Việt Nam.
Cuối cùng, tôi đã có thể chứng minh rằng tôi xứng đáng với tất cả tình yêu, sự ủng hộ của khán giả, người hâm mộ Việt Nam và toàn thế giới. Cảm ơn rất nhiều".
(Khoảnh khắc đại diện nhan sắc Việt Nam Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024 - Hoa hậu Thanh Thủy rạng rỡ trong thiết kế của Lê Thanh Hòa trong đêm chung kết)
Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy sinh năm 2002, quê thành phố Đà Nẵng. Cô cao 1,75m, số đo ba vòng 80-63-94cm, sở hữu gương mặt sáng cùng nụ cười tươi tắn.
Thanh Thủy vượt qua 34 người đẹp khác đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2022. Ngoài ra, cô còn giành được giải thưởng phụ Người đẹp thể thao.
Trước đó, Huỳnh Thị Thanh Thủy từng đoạt danh hiệu hoa khôi Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) và danh hiệu á khôi 1 cuộc thi Học sinh - sinh viên thanh lịch thành phố Đà Nẵng năm 2021.
Hiện nay, hoa hậu Thanh Thủy theo học tại Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) và Trường đại học Greenwich Việt Nam.
(Hoa hậu Thanh Thủy trong khuôn khổ cuộc thi Miss International 2024)
(Thanh Thủy diện trang phục dân tộc)
Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International) diễn ra tại thành phố Tokyo, Nhật Bản vào chiều 12-11 với sự tranh tài của hơn 70 người đẹp.
Người đẹp đại diện Việt Nam là Huỳnh Thị Thanh Thủy đoạt vương miện Hoa hậu Quốc tế 2024.
Danh hiệu á hậu 1, 2, 3, 4 lần lượt trao cho các đại diện đến từ Bolivia, Tây Ban Nha, Venezuela và Indonesia.
Một số hình ảnh của hoa hậu Thanh Thủy
(Thanh Thủy rạng rỡ mỗi khi xuất hiện)
(Thanh Thủy nổi bật trong trang phục gam màu sáng)
(Thanh Thủy chững chạc trong trang phục sang trọng)
(Thanh Thủy trên sàn diễn thời trang)
(Thanh Thủy giản dị trong hoạt động thiện nguyện)
(Thanh Thủy trong trang phục áo tắm)
Đề phòng cẩn thận hơn trong mùa lễ! mánh lới mới: Nhà gốc Việt ở Little Saigon, bị trộm Khi đi chơi lễ, mất trắng! hơn $200,000 của cải!
*Bọm trộn theo dõi, đi theo, đậu xe ở đâu, đâm lủng bánh xe, rồi chúng trở về nhà, hốt hết đồ đạc!
- Vẫn chưa bắt được hai kẻ trộm xâm nhập cuỗm đi một mớ tài sản trị giá lên tới $250,000 từ một ngôi nhà ở Garden Grove đêm Lễ Ma, trong lúc cả nhà đi chơi.
Máy quay hình giám sát trong nhà trên đường Gardenia Avenue trong khu dân cư có cổng an ninh cho thấy hai kẻ trộm mặc áo có nón trùm đầu, lẻn vào nhà sau 9 giờ tối Thứ Năm, 31 Tháng Mười, bằng cách cậy cửa trước. Khi hệ thống an ninh báo động cửa trước bị mở ra, nạn nhân liền xem máy quay hình, nhưng kẻ trộm đã nhanh tay cúp điện để tắt máy quay hình, ABC7 loan tin.
Sau khi xem lại băng ghi hình và dò theo diễn tiến sự việc, nạn nhân cho biết kẻ trộm đã theo chân họ tới một khu dân cư khác để con gái họ đi chơi lễ, cách nhà 20 phút.
(Xe cảnh sát Garden Grove)
Kẻ trộm rạch một bánh xe của nạn nhân cho xì lốp, để họ không thể trở về nhà kịp, rồi quay lại nhà để ra tay.
Tài sản mất cắp gồm có các túi xách tay đắt tiền, trang sức, đồng hồ, tiền mặt, và một két sắt lớn nặng 700 pound chứa súng ống cùng các thứ quan trọng khác.
Nạn nhân là ông Peter Lee và bà Vicki Nguyễn lên tiếng nhờ cộng đồng giúp truy tìm thủ phạm.
Cảnh sát cho hay, nghi can là hai người đàn ông trùm kín từ đầu đến chân, trang phục màu xám đen, nhưng chưa có thêm chi tiết nào khác.
Chiếc xe của nghi can là Chrysler Pacifica màu xám không có bảng số.
Hai nạn nhân đưa ra số tiền thưởng $5,000 cho ai chỉ điểm được kẻ trộm hoặc cho tin tức giúp thu hồi được tài sản mất cắp, theo KTLA.
Ai có tin tức, xin liên lạc Sở Cảnh Sát Garden Grove 714-741-5837.
Tin Quốc Tế Đó Đây
Tin Giờ Chót: Đảng Cộng Hòa Kiểm Soát Toàn Bộ Quốc Hội, Chuẩn Bị Hành Động Trong Nhiệm Kỳ Hai Của Ông Trump!
-Trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024, Đảng Cộng hòa không chỉ giành chiến thắng trong cuộc đua tổng thống với ứng viên Donald Trump mà còn nắm giữ thế đa số ở cả Thượng viện và Hạ viện, mở ra cơ hội để thúc đẩy nhanh chóng các chính sách của đảng này. Theo nguồn tin từ hãng Reuters và các cơ quan truyền thông lớn, đây là một chiến thắng vang dội, giúp Đảng Cộng hòa củng cố quyền lực tại Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình nghị sự của họ.
Đảng Cộng Hòa Giành Quyền Kiểm Soát Hạ Viện
Vào ngày 11-11, các nhà cung cấp dữ liệu và truyền thông Mỹ đã đồng loạt dự báo rằng Đảng Cộng hòa đã giành được ít nhất 218/435 ghế tại Hạ viện, đạt ngưỡng cần thiết để nắm quyền kiểm soát. Theo kênh tin tức NewsNation, Đảng Dân chủ giành được 209 ghế, trong khi tờ New York Times thận trọng hơn, cập nhật rằng Đảng Cộng hòa đang có 214 ghế và Đảng Dân chủ có 204 ghế, với 17 ghế vẫn chưa công bố kết quả. Bất kể sự chênh lệch nhỏ trong các con số, chiến thắng của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín.
Kiểm Soát Cả Thượng Viện Và Hạ Viện
Bên cạnh đó, New York Times xác nhận rằng Đảng Cộng hòa cũng đã giành thế đa số ở Thượng viện với 52 ghế, so với 46 ghế của Đảng Dân chủ. Điều này đảm bảo quyền kiểm soát hoàn toàn của Đảng Cộng hòa tại Quốc hội. Theo NewsNation, với quyền lực tại cả Hạ viện, Thượng viện và Nhà Trắng, Đảng Cộng hòa có cơ hội triển khai các chính sách lớn và định hình lại cục diện chính trị Mỹ.
Chương Trình Nghị Sự Mới Cho 100 Ngày Đầu Tiên
Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện, Đảng Cộng hòa đã xây dựng một loạt kế hoạch lập pháp quan trọng mà họ sẽ cố gắng nhanh chóng đưa ra Quốc hội và chuyển đến bàn của Tổng thống Trump trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ mới. Một số trọng tâm chính trong chương trình nghị sự bao gồm:
Gia hạn cắt giảm thuế: Các chính sách cắt giảm thuế từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump có thể được mở rộng thêm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tăng cường tài trợ cho bức tường biên giới: Để bảo vệ biên giới và ngăn chặn nhập cư trái phép, Đảng Cộng hòa dự kiến sẽ tăng cường ngân sách xây dựng bức tường biên giới, một biểu tượng quan trọng trong các cam kết của ông Trump.
Bãi bỏ các sáng kiến khí hậu: Đảng Cộng hòa có thể tìm cách đảo ngược các chính sách khí hậu của chính quyền trước, cho rằng các quy định về khí hậu có thể kìm hãm sự phát triển kinh tế và lợi ích năng lượng của Mỹ.
Con Đường Thuận Lợi Để Thực Hiện Chính Sách
Sự thành công của Đảng Cộng hòa trong việc kiểm soát hoàn toàn Quốc hội và Nhà Trắng giúp họ có quyền lực mạnh mẽ để hiện thực hóa cương lĩnh của mình.
Các nhà phân tích dự đoán rằng ông Trump sẽ sử dụng quyền lực này để thúc đẩy các biện pháp mạnh tay trong các vấn đề nội địa và đối ngoại, không còn bị ngăn trở bởi Hạ viện hay Thượng viện như trong nhiệm kỳ đầu.
Chiến thắng này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính trị Mỹ và mở ra một thời kỳ mới mà Đảng Cộng hòa có thể thực hiện triệt để các cam kết của mình.
San Jose: Mừng Trump!
Tổng Thống Thứ 47, Donald Trump Nắm Trọn Quyền Lực Tại Hoa Kỳ!
-Cuộc bầu cử Tổng thống* Ðài Phát Thanh Quốc tại Hoa Kỳ vẫn còn dư chấn. Xã luận báo Le Figaro số ra hôm nay, gọi Donald Trump là nhân vật có mọi quyền lực. Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống đã giành chiến thắng ở tất cả các tiểu bang “chiến trường” quan trọng, ngay cả những thành phố vốn thiên về phe Dân chủ như New York và Chicago, và chỉ để lại 17 tiểu bang cho ứng viên đối thủ Kamala Harris.
Theo báo Le Figaro, nếu nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump chỉ được xem là một “trò hề”, hay “sự bất thường” với ít quyền hạn trong tay, thì việc ông trở lại chiếc ghế quyền lực lần này có thể vẽ lại bức tranh chính trị Hoa Kỳ. Trump không chỉ giành chiến thắng trước ứng viên Kamala Harris mà cả đảng Dân chủ, vốn được đổi mới dưới thời Obama, được coi là đảng của phe thiểu số về màu da hay giới tính.
Với nhiệm kỳ thứ hai này, Donald Trump sẽ nắm giữ mọi quyền lực, từ quyền Hành pháp ở Tòa Bạch Ốc, đến quyền Lập pháp ở Quốc hội nhờ đa số ở Thượng viện, chưa kể Tối cao Pháp viện có khuynh hướng bảo thủ, với 3 bị Thẩm phán do ông Trump bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên. Khi trở lại phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc vào tháng 1/2025, với quyền năng tối cao, Donald Trump có thể sẽ ký hàng loạt Sắc lệnh chống Nhập cư, về giới và những hạn chế về môi trường.
Những người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ có thể sẽ bị trục xuất hàng loạt, nhiều viên chức liên bang có thể sẽ phải hứng chịu các cuộc thanh trừng. Âu Châu, Ukraine hay Đài Loan sẽ phải lo ngại. Phe đối lập Dân chủ có thể sẽ viện đến các rào cản chính trị và pháp lý, nhưng khó có thể ngăn cản “chủ nghĩa Trump” theo mong muốn của người dân Mỹ. Ông Trump hứa hẹn một chủ nghĩa dân tuý nắm quyền lực, đưa ra những giải pháp đơn giản cho mọi vấn đề, và có thể “cực đoan” hơn những gì xảy ra ở Hung Gia Lợi, Ba Tây hay Ấn Độ.
Thủ Tướng Do Thái Thừa Nhận Cho Phép Tiến Hành Vụ Tấn Công Máy Nhắn Tin của Hezbollah
(Hình AP: Một máy bộ đàm phát nổ bên trong một ngôi nhà ở Baalbek, phía Đông Lebanon, ngày 18/9/2024.)
-Trong một cuộc họp Nội các ngày 10/11/2024, Thủ tướng Do Thái Benyamin Netanyahu lần đầu tiên thừa nhận đã cho phép tiến hành vụ tấn công vào các máy nhắn tin của Hezbollah, lực lượng Hồi giáo Lebanon, hồi giữa tháng 9 vừa qua.
Vụ tấn công đồng loạt vào các thiết bị truyền tin nói trên đã làm 40 người thiệt mạng và 3.000 người bị thương, theo cơ quan y tế Lebanon. Từ thủ đô Jerusalem của Do Thái, thông tín viên Michel Paul của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin:
“Trước hết cần phải nhắc lại là Do Thái về mặt chính thức vẫn không hề nhận trách nhiệm vụ tấn công máy nhắn tin của Hezbollah.
Sự việc xảy ra hôm 17 và 18/9 vừa qua là một bí mật mà ai cũng biết. Trong cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng sáng Chủ Nhật (10/11), chính ông Benyamin Netanyahu đã thừa nhận Do Thái đứng sau 2 vụ tấn công vào các máy nhắn tin và bộ đàm nói trên.
Những phát biểu đã được một Cố vấn Báo chí của ông Netanyahu làm lộ ra một cách cẩn thận. Nhưng điều thú vị hơn đó là hoàn cảnh dẫn đến tiết lộ này.
Ông Netanyahu khẳng định vụ tấn công máy nhắn tin và loại trừ thủ lĩnh Nasrallah đã được thực hiện, cho dù có sự phản đối của một bộ phận trong giới quân sự và các cấp chính trị trong chính phủ của ông.
Không chỉ đích danh nhưng Thủ tướng có lưu ý đến cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant đã bị cách chức tuần trước, lý do vì không còn sự tin cậy giữa ông và Thủ tướng Netanyahu”.
Ukraine Báo Động Phòng Không Trên Toàn Quốc
(Hình REUTERS - Stringer: Một khu dân cư bị Nga oanh kích, Zaporizhzhia, Ukraine, ngày 7/11/2024.)
-Quân đội Ukraine báo động phòng không trên toàn quốc vào sáng 11/11/2024, sau khi phát giác 8 máy bay ném bom của Nga cất cánh hướng về phía Ukraine. Trong đêm 10/11, nhiều vụ oanh kích nhắm vào 2 thành phố Zaporizhzhia và Mykolayiv làm ít nhất 6 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương.
Trong thông cáo sáng 11/11, quân đội Ukraine báo động một đợt tấn công bằng phi đạn có thể trút xuống trên toàn lãnh thổ Ukraine. Nhiều chiếc máy bay tiêm kích và đánh chận MiG-31 đã cất cánh, hộ tống 8 máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95. Thông tấn xã AFP nhắc lại Tu-95 có khả năng mang theo phi đạn liên lục địa.
Đợt báo động này diễn ra sau vụ trong đêm 9, rạng sáng 10/11, Nga phóng 145 drone nhắm vào Ukraine. Kyiv không loại trừ khả năng đây mới là khúc dạo đầu cho một đợt tấn công quy mô hơn. Từ thủ đô Kyiv của Ukraine, thông tín viên Emmanuelle Chaze của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết:
“Các cuộc oanh kích của Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng Ukraine diễn ra hàng ngày. Ngoài việc phá hủy các cơ sở năng lượng chẳng hạn, khiến dân cư Ukraine bị mất điện, Nga còn nhắm tới các bệnh viện, các khu nhà ở, nhằm khuất phục người dân Ukraine và làm cho họ không còn sống nổi ở thành phố, như các đợt tấn công vào Zaporizhzhia và Mykolayiv đêm qua.
Thành phố Zaporizhzhia, trước chiến tranh có 700.000 dân, vừa mới lại bị tấn công bằng bom bay trong đêm qua làm hàng chục người bị thương và có ít nhất một người thiệt mạng. Mọi việc diễn ra trong một khu vực mà một phần do quân Nga chiếm đóng và trong 24 tiếng đồng hồ qua đã hứng chịu 350 đợt oanh kích.
Đây không phải là điều mới lạ, nhưng các đợt tấn công này đã trở nên dồn dập hơn hẳn trong những tuần lễ vừa qua, nhất là Nga dùng drone làm hao mòn khả năng phòng thủ của Ukraine để chuẩn bị cho các đợt tấn công sắp tới bằng phi đạn, có sức tàn phá nhiều hơn và khó bắn chận hơn. Ngoài ra, Nga thường xuyên sử dụng bom bay hơn trước, do đây là vũ khí không quá tốn kém mà lại có sức công phá lớn”.
Hội Nghị Khí Hậu COP29-Baku: Nhiều Lãnh Đạo Cấp Cao Vắng Mặt
(Hình AP - Peter Dejong: Bộ trưởng Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Azerbaijan Mukhtar Babayev, Chủ tịch COP29, phát biểu tại phiên khai mạc COP29, tại Baku, thủ đô của Azerbaijan, ngày 11/11/2024.)
-Hội nghị Khí Hậu Liên Hiệp Quốc COP 29 khai mạc hôm 11/11/2024, tại thủ đô Baku của Azerbaijan, với sự tham dự của đại diện gần 150 nước. Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra bi quan về kết quả hội nghị do sự vắng mặt của lãnh đạo các nước như Trung Quốc, Mỹ hay Ấn Độ, của một số nước là nạn nhân đầu tiên từ hiện tượng biến đổi khí hậu như Papua New Guinea và của nhiều thành viên Liên Hiệp Âu Châu vốn rất năng động trong mục tiêu giới hạn khí thải làm hâm nóng trái đất.
Khai mạc hội nghị Baku sáng 11/11, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo “những tham vọng từ Hiệp định khí hậu Paris đang bị đe dọa nghiêm trọng” vào lúc mà gần như chắc chắn 2024 là năm “nóng nhất” kể từ khi quốc tế bắt đầu thiết lập thống kê.
Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Celeste Saulo trong thông cáo ghi nhận: “Ở khắp mọi nơi trên thế giới, những trận mưa lũ, lụt lội, hạn hán, nắng nóng, bão và những vụ cháy rừng đã trở thành những thực tế mới và đây mới chỉ là khúc dạo đầu báo trước những gì sẽ chờ đợi chúng ta trong tương lai”. Trong cương vị chủ nhà, Bộ trưởng Môi trường Azerbaijan, ông Moukhtar Babaiev nhấn mạnh: Cuộc họp lần này là “thời khắc của sự thật cho tương lai Hiệp định khí hậu Paris”. Năm 2015 tại Paris gần như toàn thế giới cam kết, giữ cho nhiệt độ trên thế giới không tăng quá 2 °C so với thời kỳ “tiền công nghiệp”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden viện cớ bận tập trung “chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho một chính quyền mới” cho dù cách nay 4 năm môi trường là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình vận động của ông. Cựu Tổng thống Donald Trump quay lại Tòa Bạch Ốc và các cộng tác viên của ông đang chuẩn bị để lại rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris kể từ năm 2025 tới.
Chủ tịch Tập Cận Bình rất ít khi dự các hội nghị khí hậu, cho dù Trung Quốc là quốc gia gây ô nhiễm nhất trên thế giới. Về phía Âu Châu, từ Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho đến Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Hòa Lan... cũng đều vắng mặt. Tại Bá Linh, Olaf Scholz bị khủng hoảng chính trị chi phối. Tổng thống Emmanuel Macron chỉ cử Bộ trưởng đặc trách về Hồ sơ Chuyển đổi Môi trường đến dự do “quan hệ phức tạp” giữa Paris và Baku: Pháp lên án Azerbaijan tiến hành chiến dịch quân sự ở Thượng Karabach, chiếm đất của người Armenia.
Ngay cả Tổng thống Ba Tây, quốc gia được chọn để tổ chức hội nghị khí hậu quốc tế COP30 vào sang năm, vì lý do sức khỏe, ông Lula de Silva cũng không thể đến dự hội nghị Baku lần này.
Ngay cả một số quốc gia bị thiệt hại nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu như Papua New Guinea cũng tẩy chay COP 29, vì “chỉ làm lãng phí thời gian” trước những lời “hứa suông và sự thụ động” của cộng đồng quốc tế, như lời Ngoại trưởng quốc gia này đã ghi nhận vào tuần trước với báo Anh The Guardian. Mục tiêu đề ra tại hội nghị Copenhagen (thủ đô của Đan Mạch) năm 2009 là đóng góp 100 tỉ Mỹ kim mỗi năm cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, theo nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu – GIEC, thì dường như phải cần đến một số tiền lên đến gần 1.000 tỉ Mỹ kim để có thể thực hiện quá trình chuyển đổi công bằng.
Vào lúc Liên Hiệp Âu Châu (EU) cắt giảm chi tiêu, Hoa Thịnh Ðốn quan niệm “đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết America first” nhiều tiếng nói kêu gọi các quốc gia dầu hỏa và Trung Quốc đóng góp nhiều hơn. Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc tại Baku lập tức loại trừ khả năng “đàm phán lại” thỏa thuận khí hậu Paris đã được Liên Hiệp Quốc thông qua và đóng góp vào quỹ khắc phục hậu quả biến đổi khí hậu là “trách nhiệm của các quốc gia phát triển theo định nghĩa có từ lâu nay của Liên Hiệp Quốc”.
Azerbaijan và Nghịch Lý Khí Hậu
-Trong hồ sơ về khí hậu, báo Le Monde có bài phân tích về Azerbaijan, nước chủ nhà phụ thuộc vào dầu mỏ, tổ chức Hội nghị khí hậu quốc tế - COP 29 với nhiều nghịch lý.
Tổng thống Azebaijan, coi khí đốt là “món quà của thượng đế”, đặt cược vào sự kiện này để đổi mới hình ảnh. Nền kinh tế của quốc gia 10 triệu dân phụ thuộc lớn vào khí đốt và dầu mỏ từ biển Caspi, riêng khí đốt chiếm tới 92% kim ngạch xuất cảng của nước này.
Báo Le Monde trích dẫn một nhà ngoại giao Âu Châu, bày tỏ quan ngại rằng “một nước chủ nhà, không có tầm nhìn về chuyển đổi năng lượng, không có mạng lưới ngoại giao hay tác động về chính trị,..., thì khó có thể hỗ trợ, thúc đẩy các cuộc đàm phán có lợi cho môi trường”.
Ngoài ra, Azerbaijan cũng gây quan ngại vì tình hình dân chủ. Đất nước dưới sự lãnh đạo của gia tộc Aliev từ 31 năm qua đã bỏ tù không ít nhà đối lập, bịt miệng giới truyền thông, khiến Azerbaijan đứng thứ 164 trên tổng số 180 nước trong bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF).
“Ảo Ảnh Về Hòa Bình Nhanh Chóng ở Ukraine”
-Về chiến tranh Ukraine, nếu như báo Le Monde nêu ra xác nhận của Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 8/11/2024 vừa qua về việc Bắc Hàn khai triển lính đến vùng Kursk của Nga, khiến căng thẳng bước thêm một nấc thang mới với sự tham gia của Bình Nhưỡng thì báo Le Figaro đề cập đến “ảo ảnh về hòa bình nhanh chóng ở Ukraine”.
Nhật báo cánh hữu này nhắc lại những mối liên hệ giữa Donald Trump và Vladimir Putin mà ông tân lãnh đạo Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định có quan hệ tốt với nguyên thủ Nga. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nga giành nhiều lợi thế trên chiến trường, Mạc Tư Khoa cũng vừa tổ chức thành công thượng đỉnh của khối Brics, khẳng định mình không cô lập, thì điều kiện để Trump và Putin đàm phán nhằm đạt được hòa bình nhanh chóng ở Ukraine là gì.
Báo Le Figaro cho rằng Hoa Kỳ khó có thể liên kết với một Tổng thống đối đầu với phương Tây, muốn lập ra một trật tự thế giới và liên minh với các nước đối thủ của Mỹ như Iran, Bắc Hàn hay Trung Quốc. Về phía Nga, viễn cảnh Tổng thống Putin xích lại gần Trump cũng không khả thi, vì như vậy, ông Putin sẽ đánh mất hình ảnh “vị lãnh đạo chống phương tây”.
Cả hai cũng có nhiều điểm bất đồng liên quan đến hồ sơ Ukraine. Ông Putin muốn giành chiến thắng cục bộ, trong khi ông Trump thì khó có thể chấp nhận một giải pháp gắn liền với việc Hoa Kỳ mất đi lợi ích hoặc đánh mất niềm tin vào nước Mỹ trên trường quốc tế.
Bên đáng lo ngại nhất hiện nay có lẽ là Âu Châu, liệu khối 27 nước có tìm được cách thích ứng với những bối cảnh địa chính trị mới khi thiếu cam kết của Hoa Kỳ trên Lục Địa Già.
Anh-Pháp Kỷ Niệm Hiệp Định Đình Chiến Kết Thúc Đệ Nhất Thế Chiến
(Hình REUTERS - Ludovic Marin: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Anh Keir Starmer tham dự các buổi lễ kỷ niệm 106 năm Hiệp định Đình chiến, ngày 11/11/2024 tại Paris, Pháp.)
-Lễ kỷ niệm 106 năm Hiệp định Đình chiến kết thúc Ðệ nhất Thế chiến, 11 tháng 11. Năm nay đây cũng là dịp để Anh và Pháp kỷ niệm 120 năm Hiệp ước hữu nghị song phương. Tại Khải Hoàn Môn, Paris, Thủ tướng Anh, Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng đặt vòng hoa trước tượng đài chiến sĩ vô danh. Ngoài ra, hỗ trợ cho Ukraine sau bầu cử Tổng thống Mỹ cũng là một trong những chủ đề trao đổi giữa lãnh đạo hai nước.
Theo thông cáo của điện Elysée, Tổng thống Macron và Thủ tướng Starmer đã bắt đầu làm việc từ 9 giờ 30 sáng, trước khi đặt vòng hoa ở tượng đài của Georges Clémenceau và Winston Churchill, hai chính khách lớn của Pháp và Anh, dự lễ chào cờ và tưởng niệm các liệt sĩ ở Khải Hoàn Môn, Paris. Đây là một biểu tượng lớn do cách nay 80 năm tướng De Gaulle và Thủ tướng Churchill cùng kỷ niệm Hiệp định Đình chiến kết thúc chiến tranh 1914-1918 ở nơi này.
Tuy nhiên, Ukraine mới là chủ đề chính trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh. Hai bên khẳng định tiếp tục ủng hộ Ukraine, điều cần thiết đối với an ninh toàn Âu Châu. Theo viện nghiên cứu Kiel của Đức từ đầu chiến tranh Ukraine, Liên Hiệp Âu Châu (EU) và Anh Quốc huy động 126 tỉ Mỹ kim cho Ukraine trong lúc Hoa Kỳ viện trợ 85 tỉ cho chính quyền Kyiv, chủ yếu là viện trợ quân sự, bao gồm từ chiến đấu cơ F-16 đến hệ thống phòng thủ chống phi đạn ATACMS.
Tổng thống Nga Putin Ký Phê Chuẩn Hiệp Ước Tương Hỗ Quân Sự Với Bắc Hàn
(Hình AP - Mikhail Tereshchenko: Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) tiếp Ngoại trưởng Bắc Hàn Choe Son Hui tại Ðiện Cẩm Linh, Mạc Tư Khoa, thủ đô của Nga, ngày 4/11/2024.
-Ngày 9/11/2024, Tổng thống Vladimir Putin đã phê chuẩn Hiệp ước Tương hỗ Quân sự giữa Nga và Cộng sản Bắc Hàn. Văn bản này được ký kết hồi tháng 6/2024, và đã được Hạ viện và Thượng viện Nga thông qua.
Từ thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, thông tín viên Célio Fioretti của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Bắc Hàn và Nga đã chính thức ràng buộc với nhau bằng một Hiệp ước chiến lược. Được ký vào tháng 6 nhân chuyến thăm Bình Nhưỡng của Vladimir Putin, Hiệp ước này cho phép hai nước tương hỗ quân sự trong trường hợp xảy ra xung đột.
Và đó là những gì Bắc Hàn đã làm vào tháng 10 khi điều gần 10.000 binh lính sang Nga để tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine. Hiện tại, cả Mạc Tư Khoa lẫn Bình Nhưỡng đều phủ nhận sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn ở Nga, nhưng hai nước dựa vào Hiệp ước này để khẳng định tính hợp pháp của một hoạt động như vậy nếu được xác nhận.
Về mặt lý thuyết, Hiệp ước này phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, điều mà cả Ðại sứ Nga lẫn Bắc Hàn tại New York đã tái khẳng định.
Vào lúc tình báo Ukraine khẳng định quân đội nước này đã bắt đầu chạm trán binh lính Bắc Hàn gần khu vực Kursk, các đồng minh Mỹ và Nam Hàn của Ukraine lo ngại về khả năng Mạc Tư Khoa chuyển giao kỹ thuật cho Bình Nhưỡng để đổi lấy binh lính Bắc Hàn sang Nga.
Về quan hệ Mạc Tư Khoa-Bắc Kinh, truyền thông nhà nước Nga đưa tin thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu công du Trung Quốc trong khoảng thời gian 11 đến 14/11 để “thảo luận về các vấn đề an ninh chiến lược” với Ngoại trưởng Vương Nghị. Ngoài ra, ông Shoigu cũng sẽ gặp ông Trần Văn Thanh (Chen Wenqing), Bí thư Ủy ban Chính-Pháp Trung ương, cơ quan phụ trách an ninh, của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhật Bản: Hạ Viện Mới Bầu Lại Ông Shigeru Ishiba Giữ Chức Thủ Tướng
(Hình REUTERS - Kim Kyung-Hoon: Thủ tướng Shigeru Ishiba xuất hiện tại cuộc bỏ phiếu bầu Thủ tướng mới tại phiên họp Hạ viện đặc biệt hôm 11/11/2024, ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản.)
-Trong phiên khai mạc hôm 11/11/2024, Hạ viện mới của Nhật Bản đã quyết định để Thủ tướng Shigeru Ishiba tiếp tục lãnh đạo chính phủ. Trong cuộc bầu cử trước thời hạn diễn ra vào tháng trước, đảng Dân chủ Tự do của ông đã mất đa số tuyệt đối lần đầu tiên kể từ năm 2012 tại Hạ viện.
Thủ tướng Nhật Bản nắm giữ quyền lực trong thế mong manh. Trên bình diện quốc tế, chiến thắng của Donald Trump ở Mỹ cũng có thể làm phức tạp thêm nhiệm vụ của cựu Bộ trưởng Quốc phòng. Thông tín viên Frédéric Charles của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Tokyo tường trình:
“Thủ tướng Shigeru Ishiba đang trong hoàn cảnh bấp bênh như trường hợp của Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Đảng Dân chủ Nhân dân, ban đầu cho biết sẵn sàng hợp tác trong từng sự việc với đảng của Thủ tướng, nhưng sau đã không bầu cho ông.
Sự khác biệt giữa hại đảng là rất lớn. Đảng Dân chủ Nhân dân yêu cầu giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) để phục hồi sức mua cho người dân Nhật. Đảng bảo thủ thì lại muốn tăng thuế này để kiềm chế khoản nợ công tai hại. Bất cứ lúc nào, đảng trung hữu nhỏ có thể bỏ phiếu về bất tín nhiệm chính phủ và như vậy ông Shigeru Ishiba sẽ phải từ chức.
Thủ tướng hiện nay có nhiều kẻ thủ trong đảng của mình. Các thành phần chống đối đó không bỏ qua cho ông việc đã liều lĩnh tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn. Shigeru Ishiba đã đánh giá thấp nỗi phẫn nộ của người dân Nhật trước một đảng đang suy yếu vì vụ bê bối quỹ đen và có liên hệ với Giáo Hội Thống Nhất hay giáo phái Moon.
Bị suy yếu, Shigeru Ishiba khó có thể cho thông qua bất kỳ một cải cách nào cho dù là nhỏ nhất, cũng như khó cưỡng lại các đòi hỏi của Hoa Kỳ vừa là đồng minh vừa là người bảo vệ, với sự trở lại Tòa Bạch Ốc của Donald Trump”.
Trung Quốc Dường Như Sắp Có Hàng Không Mẫu Hạm Chạy Bằng Năng Lượng Nguyên Tử
(Hình AP: - Planet Labs PBC: Ảnh vệ tinh của công ty Planet Labs PBC cho thấy cơ sở số 1 của Viện Năng Lượng Nguyên Tử, ở Mộc Thành Hương Đẳng (Mucheng Township), tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 5/7/2023.)
-Theo một phân tích mới về hình ảnh vệ tinh và các tài liệu của chính phủ Trung Quốc, nước này đã xây dựng một lò phản ứng nguyên tử nguyên mẫu trên đất liền cho chiến hạm mặt nước cỡ lớn. Đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tiến gần tới việc sản xuất hàng không mẫu hạm đầu tiên chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Hãng tin Mỹ AP, dẫn lời các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở California, cho biết đã phát giác về hoạt động này khi điều tra qua hình ảnh vệ tinh một địa điểm trên núi, gần thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Tây-Nam Trung Quốc, nơi có thể Trung Quốc đang xây dựng một lò phản ứng để sản xuất plutonium hoặc tritium cho vũ khí.
Triệu Thông (Zhao Tong), một thành viên cấp cao tại Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế ở Hoa Thịnh Ðốn nhận định “việc sở hữu hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử sẽ đưa Trung Quốc vào hàng ngũ các cường quốc Hải quân hàng đầu, một nhóm hiện chỉ gồm Hoa Kỳ và Pháp. Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, sự phát triển này sẽ thúc đẩy chủ nghĩa Dân tộc trong nước và nâng cao hình ảnh đất nước trong mắt thế giới”.
Hải quân Trung Quốc hiện có số lượng tàu nhiều nhất thế giới và đang được hiện đại hóa nhanh chóng. Việc bổ sung các hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử vào hạm đội sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tham vọng của Trung Quốc về một lực lượng “Hải quân nước xanh dương” có khả năng hoạt động ở các vùng biển xa khơi.
Báo Mỹ: Donald Trump và Vladimir Putin Thảo Luận Về “Hòa Bình ở Âu Châu”, Ðiện Cẩm Linh Cải Chính
(Ảnh AP - Susan Walsh, tư liệu: Tổng thống Donald Trump (phải) và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, ngày 28/6/2019.)
-Nhật báo Mỹ Washington Post hôm 10/11/2024 đưa tin cho hay Tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 7/11, hai ngày sau khi nhà tỉ phú tái đắc cử Tổng thống, để thảo luận về “hòa bình ở Âu Châu”.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
Donald Trump và Vladimir Putin đã thảo luận, xin trích, về “hòa bình ở Âu Châu”. Tờ Washington Post đưa tin như trên, nêu rõ hai người đã có cuộc điện đàm hai ngày sau cuộc bầu cử Tổng thống, cuộc trao đổi đầu tiên kể từ chiến thắng của Donald Trump.
Theo nhật báo Mỹ, Tổng thống tân cử dường như đã kêu gọi Tổng thống Nga, xin trích, “không gia tăng chiến sự ở Ukraine”, đồng thời nhắc nhở chủ nhân Ðiện Cẩm Linh về sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ tại Âu Châu.
Cuộc điện đàm này diễn ra một ngày sau cuộc trao đổi đầu tiên giữa Donald Trump và Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, tân chủ nhân Tòa Bạch Ốc đã cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ở Ukraine mà chưa từng tiết lộ bằng cách nào. Ở hậu trường, Trump dường như cho biết sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận cho phép Nga chiếm đóng một số vùng lãnh thổ của Ukraine.
Việc Donald Trump công khai gần gũi với Tổng thống Nga cùng với quan điểm của ông về viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine khiến Kyiv lo lắng, nhất là khi nước này vốn đã e ngại về những quyết định mà Tổng thống tân cử có thể đưa ra khi vào Tòa Bạch Ốc.
Về phần mình, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, ông Dmitri Peskov, hôm 11/11, đã bác bỏ thông tin của Washington Post, khẳng định chưa có cuộc điện đàm nào được thực hiện giữa Vladimir Putin và Donald Trump kể từ khi ông tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét