Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

NHỮNG DỮ KIỆN MƠ HỒ VỀ MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƯỜNG - Đại-Dương

Diễn đàn về "Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường" được Tổ chức tại Trung Quốc trong 2 ngày 14 và 15-05-2017 dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Tập Cận Bình đã quy tụ 15,000 đại biểu của hơn 70 tổ chức quốc tế và 130 quốc gia tham dự, kể cả 28 nguyên thủ quốc gia. Báo chí của Trung Quốc ít nói tới sinh hoạt của diễn đàn mà ra sức đánh bóng Tập Cận Bình "đã đưa ra sáng kiến, hiểu rõ, và lập kế hoạch" cho sáng kiến về Một Vành đai, Một Con đường".  
<!>
Tài liệu từ Cơ quan Văn hoá và Khoa học, Giáo dục Liên Hiệp Quốc, UNESCO, cho thấy có rất nhiều tuyến đường giao thông nối liền Châu Âu, Châu Á, Châu Phi. Giới thương nhân tuỳ theo nhu cầu hàng hoá và chọn đường giao thông. Theo BBC ngày 14-05-2017 trong bài "Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển không của riêng ai".
Lụa tuy xuất xứ từ Trung Hoa, nhưng, nghề tơ tầm cũng lan tràn khắp Châu Á và Châu Âu từ năm 550.
Các nhà truyền giáo, thương nhân, hàng hải Châu Âu đã thám hiểm và khám phá nhiều vùng đất, tuyến đường mới.
Mãi đến đời Nhà Nguyên (1271-1368) của Trung Hoa mới vươn ra biển khi Đô đốc Trịnh Hoà chỉ huy một đội tàu 62 chiếc và gần 28,000 quân đến Quy Nhơn (Champa), qua Eo biển Malacca tới Sri-Lanka trên Ấn Độ Dương.
Britannica nhận xét về các chuyến đi của Trịnh Hoà chỉ làm tăng tầm chính trị của Trung Hoa tại Châu Á trong nửa thế kỷ và tạo ra làn sóng thực-dân-hoá ở Đông Nam Á.
Vì thế, Nhà Minh (1368-1644) cho đốt các tàu biển đi xa, buộc dân duyên hải lùi sâu vào bờ và cấm dùng thuyền lớn đánh cá.
Khi Nhà Minh bị Nhà Thanh thôn tính thì lính thuỷ và thường dân dùng thuyền chạy sang Việt Nam, Mã Lai Á và Indonesia tạo ra cộng đồng Minh Hương.
Các con đường giao thông quốc tế đã phổ biến văn hoá, kiến thức, thương mại cũng như tạo ra vụ gián điệp kinh tế, quốc phòng và di dân lẫn xâm lược.
Đàng sau chủ trương hấp dẫn và ngôn ngữ trau chuốt đều che đậy ý đồ đen tối.
Tại lễ khai mạc Diễn đàn, Tập Cận Bình nói: "Chúng tôi không quay trở lại lối chơi cũ giữa những kẻ thù mà sẽ tạo ra một mô hình hợp tác mới, các bên cùng có lợi ... Chúng ta nên xây dựng một nền tảng hợp tác mở, duy trì và phát triển nền kinh tế thế giới mở". Tập tiếp: "đã đến lúc xây dựng hệ thống các quy tắc về thương mại và đầu tư toàn cầu công bằng, hợp lý và minh bạch ... sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển mà không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác".
Diễn đàn này thiếu tiếng nói của nguyên thủ các cường quốc kinh tế thế giới như, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Ấn, Úc, Gia Nã Đại ... nên tham vọng xây dựng một hệ thống quy tắc phục vụ quyền lợi của Trung Quốc sẽ có thể dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh về Kinh tế như từng xảy ra thời Liên Xô.
Hội đồng Tương trợ Kinh tế do Liên Xô thành lập từ tháng 1-1949 gồm có 11 quốc gia, kể cả Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Bắc Việt) đã không đưa các thành viên phát triển kinh tế do tính chất giáo điều và bao cấp nên tan rã sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
Truyền thông Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã đầu tư khoảng 1,000 tỉ USD vào Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường sau 4 năm thực hiện trải dài trên 68 quốc gia, chiếm 40% GDP toàn cầu và 60% dân số thế giới. Bắc Kinh hy vọng số thành viên sẽ tăng lên 78 quốc gia vào cuối năm 2017.
Tại Diễn đàn, Tập Cận Bình cam kết sẽ chi 124 tỉ USD cho "Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường".
Bắc Kinh tuyên bố duy trì chính sách “ba không: không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, không tìm kiếm ảnh hưởng toàn cầu, không giành quyền bá chủ" khi thực hiện chính sách Một vành đai, một con đường. 
Dư luận quốc tế phấn khởi nhiều và chỉ trích cũng chẳng ít.
Về chính trị: Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường không đơn thuần liên kết và hội nhập mà nhằm bành trướng"sức mạnh mềm" của Trung Quốc. Mô hình Bắc Kinh muốn quảng bá "xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh hài hòa vào năm 2049" trái với nguyên tắc nhân quyền phổ cập. Liên Xô đã thất bại.
Về kinh tế: thông qua các gói viện trợ, Bắc Kinh sẽ tuồn công nghệ lạc hậu tới các nước. Các cộng đồng người Hoa được Bắc Kinh hỗ trợ tích cực sẽ khống chế nền kinh tế của các quốc gia khác đúng chủ trương của Trung Quốc "không chiếm lãnh thổ mà chỉ khai thác đất đai của nước khác". Nô lệ kinh tế với Trung Quốc khó tránh khỏi. Điều này thể hiện rõ nhất tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về quân sự: Trung Quốc xây dựng một hệ thống hải cảng tại nhiều quốc gia duyên hải dưới sự kiểm soát, thậm chí điều hành của giới thân-Bắc Kinh. Các hạm đội của Trung Quốc có thể được tiếp tế, sửa chửa khi hoạt động xa nhà.
Về chiến lược: Trung Quốc khó bị bao vây về quân sự lẫn kinh tế, đặc biệt khi xảy ra chiến tranh. Bắc Kinh lấn dần vai trò siêu cường duy nhất của Hoa Kỳ.
Ai lợi ai hại trong Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường?
Các nước nhỏ, nghèo loá mắt trước số tiền viện trợ khổng lồ, hàng loạt máy móc, hàng hoá rẻ tiền từ Trung Quốc sẽ bị tham nhũng, quản trị yếu kém khiến khối nợ ngày càng phình to và tương lai làm thuê khó tránh.
Ngược lại, Trung Quốc sẽ thu lợi từ các hoạt động đầu tư thiếu minh bạch để yểm trợ cho các hoạt động kinh tế ở quốc nội và toàn cầu nhờ khối người tiêu thụ 60% dân số thế giới.
Các quốc gia công nghệ tiên tiến sẽ dễ dàng tiếp cận với mọi loại thị trường cần hàng hoá cao cấp.
Chủ tịch Tập Cận Bình đang áp dụng chính sách của Nhà Nguyên nên vừa phát triển kinh tế, vừa đe doạ quân sự để đặt ách thống trị mềm cấp vùng rồi lan khắp toàn cầu.
                                      
Đại-Dương

Không có nhận xét nào: