Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

"ĐẾ QUỐC VIỆT NAM" - Lê Tam Anh

blank
Tôi có duyên hạnh ngộ với Giáo Sư Phạm Cao Dương và phu nhân của ông là giáo sư Khánh Vân từ trong các sinh hoạt Cộng Đồng tại Nam Cali. Tuy gọi là quen biết, nhưng tôi xem như tôi là học trò của hai người về đủ phương diện... nên khi được chị Khánh Vân (Giáo Sư Khánh Vân bắt buột tôi xưng hô theo tình bằng hữu) đích thân đến tệ xá tặng trực tiếp tác phẩm quý của GS Phạm Cao Dương vừa mới phát hành; thì tôi vô cùng cảm động!<!>
Sách tôi được tặng mang một cái tên rất là lạ đối với nhiều người: "ĐẾ QUỐC VIỆT NAM". Tác phẩm nầy, giáo sư Phạm Cao Dương, tuy sức khỏe của tuổi 80, một vài lần phải giải phẩu tim; nhưng đã  cố gắng miệt mài mấy năm trời để hoàn thành. Có thể nói đây là tim óc, là sức lực còn lại của một  đời người, một "Nhân Sỹ" có lòng với văn học và lịch sử Việt Nam.
 
Chúng ta không thể tưởng tượng, với sức khỏe hạn chế như vậy mà giáo sư đã cần mẫn, kiên trì tham khảo đủ các tài liệu cho một tác phẩm để đời! Cuốn sách dày 782 trang (không kể bìa và vài tờ giành cho những ai muốn ghi chú biên khảo). Hình bìa là cửa Ngọ Môn Huế, bìa sau là lời giải thích nguyên nhân của tên sách "Đế Quốc Việt Nam", vài hàng về tác giả. Bên dưới là hình ngôi mộ Hoàng Đế Bảo Đại tại Pháp cùng một đoạn tán thán về tương lai tổ quốc. Toàn thể cuốn sách rất giản dị, thuần chất Việt nam!
 
Nếu phải viết đầy đủ tên sách, ta có thể đọc được: Trưc Khi Bão Lt Tràn Ti - Bo Đi - Trn Trng Kim và Đ QUC VIT NAM (9/3/1945 - 30/8/1945). Có thể nói giáo sư Phạm Cao Dương xoay quanh những dữ kiện, thời gian và không gian cho cuốn sách rất dày nầy về sự "giao thoa"lịch sử, chuyển giao từ Thực Dân Pháp cho một chính phủ thuần Việt Nam! Pháp chuyển giao chính quyền cho Hoàng Đế Bảo Đại. Hoàng Đế chỉ thị cho Nhân Sỹ Trần Trọng Kim thành lập chính phủ Quốc Gia Việt Nam, mang quốc hiệu là "ĐẾ QUỐC VIỆT NAM". Thời gian chính phủ Trần Trọng Kim chỉ kéo dài từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 đến ngày 30 tháng 8 năm 1945 là chấm dứt. Đây là một giai đoạn lịch sử đầy kịch tính và mang nhiều đau thương, thống hận nghiệt ngã nhất, sau đó là một trường hận chiến tranh, dẫn đến chia đôi đất nước. Hoàng Đế Bảo Đại cũng phải thoái vị trong thời gian nầy. Làn sóng bạo lực Cộng Sản Quốc Tế, núp dưới hình thức liên minh các đảng phái quốc gia là Việt Minh đã nhấn chìm con tàu Việt Nam do Hoàng Đế Bảo Đại lèo lái với một chính phủ mới vừa thành lập ngắn ngủi chỉ vài tháng trời!

blank
          
Giáo Sư Phạm Cao Dương đã trân trọng những lời đầu trang để cám ơn người bạn đời - GS Khánh Vân - đã sát cánh, khuyến khích, chăm sóc từng miếng ăn, viên thuốc và cả thời gian giáo sư nằm trong bệnh viện. Đúng như lời người xưa, có thể diễn tả là: " Sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng người đàn bà...!". Quả thật cái bóng giáo sư Khánh Vân bên cạnh tác giả, đúng là rất có ý nghĩa!
Tác phẩm "Đế Quốc Việt Nam" được biên soạn rất công phu, rất chi tiết. Mục đích của tác già là đả phá những luận điệu phản dân tộc của những bồi bút Cộng Sản viết lịch sử cận đại về Việt nam trong giai đoạn từ 1945 -1975 cho đến cả dòng lịch sử sau 30-4-1975! Lịch sử là phải trung thực, những biến cố xãy ra theo thời gian phải được viết lại chính xác!
 
Sách được chia làm ba phần:
 - "Phần Thứ Nhất" mang tên: CHÍNH PHỦ TRẦN TRONG KIM, CHÍNH PHỦ ĐẦU TIÊN ĐỘC LẬP VÀ DUY NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC VIỆT NAM.
 - "Phần Thứ Hai" mang tên: ĐẾ QUỐC VIỆT NAM - BẢY MƯƠI NĂM NHÌN LẠI.
 - "Phần Thứ Ba" mang tên:  PHỤ LỤC: TÀI LIỆU VÀ HÌNH ẢNH.
 
Trong "Phần Thứ Nhất" được diễn tả trong 10 Chương về tất cả những diễn tiến lịch sử và các âm mưu, các mánh khóe chính trị của các bên liên quan. Những thủ đoạn chính trị chánh tà và các hệ quả khóc hại của toan tính quyền lực... Mỗi Chương là một đề tài ta cần đọc kỹ và nghiên cứu. Xem hết Phần thứ Nhất ta mới thông cảm và hiểu tại sao Hoàng Đế Bảo Đại phải thoái vị và vì sao chính phủ non trẻ do một người nổi tiếng, đầy uy tín như Nhân Sĩ Trần Trọng Kim phải thúc thủ như thế nào!
 
Tác giả phân tích và đi sâu vào hệ thống tổ chức của chính phủ Trần Trọng Kim, các nhân vật đảm trách các chức vụ, dự thảo Hiến Pháp, giáo dục. thanh niên... Điều quan trong là chính phủ Trần Trọng Kim đã đặt nên tảng cho việc khai lập quốc kỳ, quốc ca, dặt tên Việt Nam cho các đường phố...Thống nhất ba miền đất nước! Nhưng thời gian quá ngắn cho những dự án quốc gia trọng đại vì các thế lực phản động phá nát, chính phủ phải từ chức chỉ sau mấy tháng cầm quyền đầy bảo tố.
 
"Phần Thứ Hai" tác giả chuyên sâu về phân tích trong bảy (7) Chương. Theo tác giả, sau bảy mươi năm nhìn lại quá khứ, hào quang của Chính Phủ Trần Trọng Kim dưới danh nghĩa một "ĐẾ QUỐC VIỆT NAM" đã làm được gì, những nhân vật lịch sử của giai đoạn ấy tại sao không thoát ra được vòng kim cô lịch sử! Những phân tích rất trung thực và khách quan đã làm cho cuốn sách mang tên "ĐẾ QUỐC VIỆT NAM" có chỗ đứng vững chắc trong nên văn học Việt Nam viết về lịch sử cận đại.
 
"Phần Thứ Ba" là phần Phụ Lục, liên quan đến các tài liệu được tra cứu tham khảo trong các văn khố, các bảo tàng lịch sử khắc nơi trên thế giới liên quan đến thời gian và không gian mà Hoàng Đế Bảo Đại về nước chấp chính và chính phủ do Nhân Sĩ Trần Trọng Kim ra đời như thế nào, phải từ chức như thế nào với khung cảnh đầy tang thương nghiệt ngã của Tổ Quốc!
 
Tôi đọc "ĐẾ QUỐC VIỆT NAM", càng đọc càng thấm buồn và đau xót cho quê hương dân tộc. Số phận nhược tiểu không những bị các thế lực Đế Quốc, Thực Dân rắp tâm lợi dụng, mà  còn bị các lý thuyết ngoại lai Mác Lê, Mao ít liên kết khống chế tư tưởng con người Việt Nam. Bảy mươi năm sau - theo ý của nhà biên khảo - GS Phạm Cao Dương - ta nhìn lại khúc quanh lịch sử đầy kịch tính với máu và nước. Những dấu mốc lịch sử bi đát ấy kéo dài cho đến khi chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ - Việt Nam Cộng Hòa là những chính phủ nối tiếp chính phủ Trần Trọng Kim -  Bây giờ, sau ngày 30-4-75, Tổ Quốc Việt Nam càng ngày càng bị ngoại bang khống chế dưới tà quyền Cộng Sản đang bị sát nhập vào nước Tàu. Thân phận dân tộc Việt Nam trong tương lai rồi sẽ ra sao!
 
Cám ơn tác giả, Giáo Sư Sử Học Phạm Cao Dương, đã cố gắng hết sức lực ghi lại toàn cảnh một giai đoạn lịch sử bi đát đầy đau buồn nghiệt ngã; thời gian giao thoa giữa Chủ Nghĩa Thực Dân, Chủ Nghĩa Cộng Sản, giữa nội thù và ngoại xâm rất trung thực khách quan! Đây là tài liệu đáng được trân trọng gìn giữ cho con cháu sau này học tập và nghiên cứu.
letamanh
tháng tư năm 2017

Không có nhận xét nào: