Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Lẩm Cẩm Saigon thiên hạ sự của nhà văn Văn Quang : Người nông dân Việt bị những cú lừa như thế nào?

vanquang.jpg              

    Văn Quang viết từ Sài Gòn - 04.4.2017

Văn Quang: Người nông dân Việt bị những cú lừa như thế nào?
<!>

Những cú lừa “ngoạn mục” từ các cơ quan bắt tay với đủ thứ người có tiền đút lót để làm khổ dân xảy ra như chuyện hàng ngày đã trở nên “chuyện bình thường” bởi ở đâu cũng thế thôi. Người dân tha hồ kêu, mặc sức khóc chẳng ai buồn chú ý tới. Nếu dư luận xôn xao thì lại cái “võ hứa hẹn, điều tra, xử lý.” Người dân đành chịu, chờ mỏi cổ tháng này qua năm khác rồi chẳng thấy thay đổi gì. Các quan chỉ “đánh võ mồm” thôi. 
Tôi chỉ lấy một sự kiện gần nhất chuyện hiện đang ầm ỹ trong thời gian này là người dân đang chịu cảnh người dân bị nhà máy tinh bột sắn "tra tấn" (theo báo chí VN).


http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/01-Apr-2017/0401vanquang1.jpg
Nước thải từ nhà máy xả trực tiếp ra sông Quyền


Họ bị tra tấn như thế nào?
Những người dân thuộc các thôn Tân Thịnh, Quảng Hợp, Đồng Xuân thuộc xã Hóa Quỳ và dân nằm ở hạ lưu sông Quyền, xã Xuân Quỳ, hơn 10 năm qua, kể từ khi nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất hiện thì cuộc sống của người dân bắt đầu đảo lộn. Môi trường nước, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một người dân thôn Quảng Hợp kể:


“Từ ngày có nhà máy sắn, dân chúng tôi phải sống chung với mùi xú uế, hôi thối, ruồi muỗi quanh năm. Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè nắng lên, hoặc mưa rào xuống thì mùi kinh khủng lắm. Nhà cửa suốt ngày phải đóng. Cũng từ khi nguồn nước từ nhà máy đổ ra sông Quyền, cá tôm chết sạch chẳng con gì có thể sống sót nổi. Không chỉ vậy, dùng nước này để tưới tiêu cho đồng ruộng, lúa, hoa màu giảm năng suất rõ rệt. Lúa cứ chết dần, chết mòn, thậm chí còn mất trắng… Trâu bò đi qua sông không dám uống nước.”
Theo một người dân khác, “Nhà máy xả thải quanh năm, không kể ngày đêm, dân chúng tôi kêu nhiều nhưng không thấu. Thi thoảng chúng tôi có thấy đoàn về kiểm tra xong rồi đi, cũng không thấy nhà máy thay đổi gì.”

Vậy đoàn kiểm tra đến rồi đi thì đến làm gì? Đến bắt tay nhà máy bột sắn kiếm cái phong bì rồi chuồn êm! Mặc kệ thằng dân kêu thì cứ kêu nữa đi, ông đi nhậu rồi.


Sợ bị cơ quan nhà nước trù dập
Một người dân nói, “Bây giờ dân rất ngại phản ánh vì sợ bị trù dập, có người dẫn nhà báo đi xem cống xả thải xong về thì cháu người này bị công ty cho nghỉ việc luôn. Chúng tôi vì sợ con cháu bị ảnh hưởng không có việc làm mà không ai dám lên tiếng nữa. Nếu có tiền thì chúng tôi cũng chuyển đi nơi khác ở lâu rồi chứ sống thế này khổ quá!”http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/01-Apr-2017/0401vanquang6.jpg


Người dân cho biết nhiều năm qua, nước sông Quyền chưa bao giờ có màu trắng



Tại gần khu vực nhà máy, người dân nào cũng bị “tra tấn” bởi một thứ mùi hôi thối khủng khiếp, hệ thống bể chứa chất thải, nước thải ở đây có màu đen kịt, nổi váng. Nước thải này được bắt ống dẫn xả thẳng ra sông Quyền. Sợ thứ nước độc hại này ngấm vào nguồn nước ngầm nên hầu hết các giếng nước sinh hoạt của người dân đều không sử dụng được mà họ phải dùng ống dẫn nước từ trên núi về. 


Một người dân (không dám nói tên, sợ bị trù dập) kể lại, “Trước đây, nguồn nước sông này rất trong, người dân trong thôn, trong làng thường sử dụng nước để sinh hoạt hàng ngày, nhưng nay nguồn nước dưới sông đến trâu bò còn không dám ngửi nữa huống hồ là người dân chúng tôi. Bây giờ nhà nào cũng phải bắt đường ống lấy nước ở đầu nguồn về dùng. Chi phí cho việc bắt ống dẫn nước cũng vô cùng tốn kém.”




http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/01-Apr-2017/0401vanquang5.jpg
Một thùng cá chẽm thối rữa được đưa về “công xưởng” của bà Ngọc

  
Các quan lấp liếm rất trơ trẽn: không có biểu hiện bất thường
Mới đây nhất, sau khi có công văn xin được xả thải của nhà máy, ngày 7/2/2017, Sở Tài Nguyên Môi Trường (TNMT) đã trực tiếp đến nhà máy để kiểm tra, lấy mẫu phân tích đánh giá chất lượng. Ngày 21/2/2017 thì cho kết quả “Tại thời điểm kiểm tra không có hiện tượng rò rỉ nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Môi trường xung quanh khu vực xử lý nước thải không có biểu hiện bất thường.”


“Đoàn kiểm tra lấy 2 mẫu nước thải tại hồ sinh học số 5 và số 6. Tại hồ số 5 kết quả phân tích 10 chỉ tiêu ô nhiễm, trong đó có 4 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép. Tại hồ sinh học số 6, kết quả phân tích 10 chỉ tiêu ô nhiễm, trong đó nồng độ các chất ô nhiễm cơ bản nằm trong giới hạn cho phép.”

“Tại thời điểm kiểm tra, nước sông Quyền có màu trắng, không có váng bọt… thông số các chỉ tiêu cơ bản nằm trong giới hạn cho phép.” Công văn cũng cho phép nhà máy được phép xả thải từ ngày 22/2-22/3/2017.
Nếu chỉ nhìn vào kết luận của Sở TNMT thì không ít người tin rằng, đây chính là nhà máy chế biến tinh bột sắn “sạch.” Nhưng thực tế, trái ngược với những gì có trong kết luận của Sở TNMT như sông Quyền có nước màu trắng, không bọt hay chỉ số ô nhiễm từ hồ chứa nước sinh học đều đạt quy chuẩn cho phép thì ngay lúc này nước sông Quyền cũng như hồ chứa nước thải sinh học có màu đen kịt, mùi hôi thối nồng nặc. Người dân ở đây cũng khẳng định nhiều năm qua, nước sông Quyền chưa bao giờ có màu trắng.


http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/01-Apr-2017/0401vanquang2.jpg

Nhà máy chế biến tinh bột sắn khiến người dân khốn khổ hơn 10 năm qua


Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng TNMT huyện Như Xuân cho biết, “Khoảng gần 1 tháng trước, người dân có báo việc nhà máy xả thải gây ô nhiễm, nước đen, có bọt. Tôi có báo cáo lên Sở TNMT, Sở đã cử Phó giám đốc Sở lên kiểm tra, lấy mẫu phân tích nhưng vẫn đảm bảo không ô nhiễm.” 


Ông còn dám đổi trắng thay đen, “Thời gian này, nhà máy đang được phép xả thải. Trước khi xả thải ra môi trường, Sở TNMT đã kiểm tra và phân tích mẫu nước, thấy mức độ ô nhiễm không vượt ngưỡng quy định nên mới cho phép.”


http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/4/01-Apr-2017/0401vanquang4.jpg
Xe chở cá trông như một xe thu gom rác


Đúng là “cả vú lấp miệng em,” “miệng nhà quan có gang có thép” biến đen thành trắng, thằng dân đành chịu sống với mùi hôi thối suốt những năm qua. 

Môt chuyện khác cũng vừa xảy ra còn nguy hiểm hơn, người dân VN càng ngày càng gần với ngày ra nghĩa địa vì ăn sản phẩm thối.

Biến cá thối thành... đặc sản
Hơn 10 năm qua, người dân ngay tại Sài Gòn, sống chỉ “bịt mũi để sống” vì mùi hôi thối kinh hoàng. Từ giữa năm 2016 đến nay về đường dây chế biến cá thối thành món “đặc sản” của các nhà hàng từ lớn đến nhỏ khắp thành phố. Mời bạn đọc hãy nhìn vào một nhà “chuyên môn” tạo nên đặc sản này.

Đó là căn nhà số 40 Phan Anh, P.14, Q. 6, – căn nhà như một “công xưởng” chế biến cá thối do bà Lý Thị Thu Ngọc làm chủ. Mùi tanh thối của cá tích tụ lâu ngày trong oi bức của bốn vách kín bưng xộc lên đến choáng váng, số lượng đến hàng tấn mỗi ngày.

Họ vận chuyển như thế nào?
Bốn xe ba gác máy liên tục chuyển những chuyến cá đã bốc mùi nồng nặc chạy thẳng vào “xưởng.” Bà Ngọc nói thẳng, “Chở bằng xe tải thì tốn kém, chở xe ba gác cho rẻ, lại ít bị cảnh sát giao thông bắt. Cá ươn thì chịu thôi chứ.”


Khu “công xưởng” hai mặt tiền chỉ rộng khoảng 60 m2 này chỉ mở một cửa duy nhất khi cần ra vào; nhưng là nơi thu gom của gần chục tấn cá mỗi ngày với khoảng mười nhân công làm việc. Xe ba gác liên tục chở cá đến, “phù phép” xong lại chở đi giao cho các chợ và quán nhậu.

Trưa 1/8/2016, một xe ba gác không biển số xuất phát từ “công xưởng” đến một đoạn vắng tại giao lộ đường số 7-An Dương Vương, cách căn nhà 40 Phan Anh khoảng 3km thì dừng lại.

Người đàn ông trạc 50 tuổi lái xe ba gác gọi điện thoại cho người trong nhà, 10 phút sau, lần lượt năm chiếc xe máy chở đầu cá và nội tạng cá bốc mùi hôi thối đến cân, trút vào thùng xe ba gác rồi nhanh chóng phóng đi. Thu gom xong cá thối, người đàn ông tiếp tục chạy theo đường số 7 về hướng Q.Bình Tân

 Lòng cá thối từ chợ cũng được một số người giao bằng xe gắn máy


Trên đường đi, xe dừng lại ở hai điểm trên đường số 7 và một điểm trên đường Trần Văn Giàu (Q. Bình Tân) để nhận hàng từ những người thu gom cá thối dạo chở đến. Sau một hồi lòng vòng thu gom, chiếc ba gác chạy thẳng đến một công ty (CT) chuyên chế biến thực phẩm xuất khẩu ở Khu Công Nghiệp Tân Tạo.

Bà Lý Thị Thu Ngọc (chủ cơ sở chế biến cá số 40 Phan Anh) vốn làm nghề gom cá phế phẩm về sơ chế và bỏ mối lại đã hơn 10 năm. Ngoài việc thu mua cá ươn, cá thối, lòng cá ở chợ Phú Lâm và các chợ lân cận, bà Ngọc còn thu mua cá phế phẩm từ các công ty (CT) chế biến thủy sản.

Với danh nghĩa “mua về cho heo ăn,” bà Ngọc ký nhiều hợp đồng bao tiêu phế phẩm cá số lượng lớn với một số CT. Hợp đồng ký theo từng năm, mỗi năm từ 100-200 triệu đồng, tùy số lượng hàng. Dù là cá đã ươn thối, được xem là phế phẩm, nhưng qua bàn tay “phù phép” của cơ sở bà Ngọc cũng thành “đặc sản.”
Căn nhà nhận cá này chỉ cách một ngôi chợ độ 200 mét. Ngay sáng hôm sau số cá trên sẽ được đưa ra chợ bán như cá sạch, người mua khó lòng phát hiện đó là cá thối. Không chỉ vậy, một lượng lớn cá thối còn được “phù phép” để đưa vào các quán nhậu, tiệm ăn. Người Sài Gòn ăn cá thối cứ tưởng là “đặc sản” thơm ngon, sinh ra nhiều thứ bệnh tật quái gở nên bệnh viện nào cũng đầy nhóc người nằm la liệt chật cả hành lang, nằm ba bốn người một giường, có nhiều người nằm dưới gầm giường người bệnh.

Thức ăn cho heo thành thức ăn cho người
Một nhân công làm việc tại một CT cung cấp cá phế phẩm cho bà Ngọc tiết lộ, “CT chúng tôi chế biến cá số lượng lớn. Sau khi lóc hết phần thịt, đầu và xương cá được dồn vào một chỗ để bán cho heo ăn hoặc làm thức ăn cho cá. Vì là phế phẩm nên số cá này không được bảo quản, có khi để dồn lâu ngày cho đủ số lượng nên đã bốc mùi.”


Thế nhưng, tất cả những đầu cá được CT xếp loại rác này, qua tay bà Ngọc là hóa thành “tươi ngon.” Đáng sợ hơn là nguồn cá còn được bà Ngọc “vét” từ những buổi chợ vãn. Tan chợ, các tiểu thương gom hàng ế, đa phần là cá đã ươn, đưa ra bãi thu mua của bà Ngọc. Bà Ngọc mua cá phế phẩm ở các CT với giá chưa đến 2,000đ/kg, dưới danh nghĩa “chế biến lại làm thức ăn cho cá.”

Bà chủ một quán cơm bình dân thường xuyên mua cá của bà Ngọc tiết lộ, “20,000đ/kg vẫn còn quá rẻ! Đầu cá chẽm ngoài chợ bán 50.000-60.000đ/kg. Tôi mua cá của bà Ngọc nhiều năm rồi. Ở Sài Gòn này không có chỗ nào bán cá rẻ hơn bà Ngọc.”

Chính quyền đi đâu?
Gần đây, người dân xung quanh đã liên tục gửi đơn tố cáo đến chính quyền về việc cơ sở của bà Ngọc gây ô nhiễm. Chị T., nhà đối diện với cơ sở này phẫn nộ nói với phóng viên, “Khoảng 1-2 giờ sáng là cá thối về rất nhiều. Cả nhà tôi đang ngủ cũng phải bật dậy vì mùi tanh thối xộc thẳng vào nhà. Tôi không hiểu tại sao một cơ sở chế biến cá thối khủng khiếp như vậy lại tồn tại ngay trong khu dân cư suốt hơn 10 năm qua.” 

Tháng 12/2016, cơ sở của bà Ngọc đã bị chính quyền phạt hơn 30 triệu đồng vì hành vi gây ô nhiễm môi trường, nhưng việc thu mua cá phế phẩm để “phù phép” thành thức ăn cho người vẫn không bị phát hiện. Sau khi bị phạt, bà Ngọc lại mở thêm một cơ sở khác ở nông trường Lê Minh Xuân. Phạt cứ phạt, cơ sở 40 Phan Anh vẫn tiếp tục hoạt động!

Cơ quan chức năng vẫn phớt lờ như không có chuyện gì xảy ra,. Chính quyền lại chơi cái trò lừa dân bằng luận điệu cũ rích “chưa có báo cáo nên chưa biết”, “chúng tôi sẽ cho kiểm tra, nếu có vi phạm sẽ không bao che.” 
Ôi trời! “không bao che” nhưng mùi hôi thối hàng ngày hàng giờ ai cũng phải chịu đựng mà các quan không ngửi thấy, mũi các quan điếc hay mắt các quan mù? Các quan chỉ sáng mắt khi ngửi thấy mùi tiền là thơm thôi.

Văn Quang

Không có nhận xét nào: