Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2024

Một trong những tin vui lớn nhất với Giáo Hội Công Giáo VN! Bao nhiêu năm, gần một thế kỷ chờ đợi, VN sắp có thêm một vị thánh! Đặc biệt, vị thánh này, lại bị CS giết! nên chắc chắn sẽ có nhiều biến chuyển trong những ngày tới! và kính chuyển tin Việt Nam hôm nay, theo dòng thời sự - Lê Văn Hải


Hàng trăm, có thể lên đến hàng ngàn phép lạ, đã được nộp vào hồ sơ phong thánh! Tin vui: Vatican có những bước tiến rất cận kề, về việc phong chân phước cho linh mục Trương Bửu Diệp! -Việc phong thánh đang làm CSVN đau đầu! Trang AsiaNews, trong đó nêu lý do cha Diệp bị giết: “Cha Diệp cuối cùng đã bị bắt và bị giết bởi những người Nhật đào ngũ, liên minh với Việt Minh của Hồ Chí Minh! Giết Cha!” Chủ nghĩa CS, vô tôn giáo, lại là thủ phạm nhúm tay vào máu này! Giờ lại được phong thánh
<!>


Ngoài người Công giáo sùng kính, giờ đã lan rộng ra thành phong trào quần chúng, sâu rộng với người dân, không cách gì ngăn chặn! Đàn áp thì không được! vì phong thánh, đã trở thành vấn đề quốc tế! Nếu có chuyện gì xảy ra với chế độ, thì đúng là…ý Chúa! Muốn xóa bỏ chế độ vô thần này!


-Đây được xem là một bước tiến cuối cùng trong tiến trình phong thánh cho Cha Diệp, ghi dấu việc Giáo hội chính thức công nhận Cha đã hy sinh mạng sống vì đức tin. Tin vui lớn với Giáo Hội Công Giáo VN! Bao nhiêu năm chờ đợi, giờ có thêm một vị thánh!


-Cho dù chưa được phong thánh, nhưng “đối với người Việt Nam, từ mấy chục năm nay, họ đã đến viếng cha Trương Bửu Diệp giống như là một bậc thánh ban ơn vậy!” Hàng ngàn phép lạ chữa lành, bất kể người theo tôn giáo nào, cứ cầu là được! chứng minh sự linh thiêng của Ngài! Mộ của Ngài, thành nơi hành hương tôn giáo, nổi tiếng nhất hiện nay! có những ngày, cả ngàn người đến cầu xin!


(Bức tượng Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ở nhà thờ Tắc Sậy, Bạc Liêu.)



Đã Đến Giờ Phong Thánh!
-Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa chuẩn thuận việc ban hành sắc lệnh công nhận cuộc tử đạo của cố linh mục Trương Bửu Diệp, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
Đây được xem là một bước tiến trong tiến trình phong thánh cho Cha Diệp, ghi dấu việc Giáo hội chính thức công nhận ông đã hy sinh mạng sống vì đức tin.
Vatican loan tin việc ban hành lệnh tuyên phong chân phước (á thánh) nói trên khi Giáo Hoàng tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Bộ trưởng Bộ Tuyên Thánh, hôm 25/11, theo thông cáo báo chí của Tòa Thánh Vatican.
“Cuộc tử đạo của Tôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, linh mục triều, sinh ngày 1/1/1897 tại Tân Đức, Việt Nam, đã bị Việt Minh giết vì lòng căm thù đức tin”, thông cáo viết.

VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ đưa ra bình luận về thông cáo của văn phòng báo chí Vatican, nhưng chưa được trả lời.
Cha Diệp, một linh mục giáo phận, chịu tử đạo năm 1946, trong thời kỳ hỗn loạn ở miền nam Việt Nam giữa các bên gồm Việt Minh, thực dân Pháp, Nhật và các phe phái địa phương.
Ngoài ra, Giáo Hoàng cũng cho phép Bộ Tuyên Thánh ban hành sắc lệnh liên quan đến tiến trình phong chân phước và phong thánh cho 5 nhân chứng đức tin khác, các trang Vatican News, Catholic Connect cho hay.
Việc công bố sắc lệnh này đưa vị linh mục quá cố của Việt Nam, tiến gần hơn đến việc được phong chân phước, giai đoạn cuối cùng trước khi được tuyên thánh.

Ông Trương Bửu Diệp, sinh ra tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, được thụ phong linh mục năm 1924 và phục vụ tại nhiều giáo xứ. Trong thời kỳ chiến tranh, ông đã chọn ở lại với đoàn chiên của mình ở Tắc Sậy, tỉnh Bạc Liêu, dù biết rõ nguy hiểm đến tính mạng đang cận kề.
“Mặc dù được khuyên nên ẩn náu ở một nơi an toàn, nhưng vì muốn bảo vệ quyền của người dân, không muốn từ bỏ cộng đoàn, nên vào ngày 12/3/1946, cha Diệp bị một nhóm dân quân cùng với những người khác bắt làm tù binh. Cha bị nhốt trong kho gạo, đưa đi thẩm vấn, vài ngày sau người ta phát hiện thi thể của cha, đã bị giết và biến dạng dưới mương”, theo trang tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam hôm 26/11.
Trong khi đó, trang tin của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hôm 27/11, nhắc đến bản tin hôm 25/11 của trang AsiaNews, trong đó nêu lý do cha Diệp bị giết: “Cha Diệp cuối cùng đã bị bắt bởi những người Nhật đào ngũ liên minh với Việt Minh của Hồ Chí Minh. Ngài đã hy sinh, hiến dâng mạng sống của mình để đổi lấy những giáo dân bị giam cầm”.

Giáo Hoàng đã ký sắc lệnh công nhận “cuộc tử đạo của Linh mục người Việt Nam Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp dưới bàn tay của phiến quân, sau khi ông bị bắt làm tù binh cùng với những dân nghèo mà ông ra sức bảo vệ”, trang Catholic Communications News loan tin hôm 27/11. “Việc công nhận sự tử đạo của ngài mở đường cho việc phong chân phước cho ngài”.
“Với việc nhìn nhận sự tử đạo, bị giết vì thù ghét đức tin vào ngày 12/3/1946 tại Tắc Sậy, cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp sẽ được tôn phong chân phước trong thời gian sẽ được ấn định rất gần”, Hội đồng Giám mục Việt Nam cho hay.
“Sắc lệnh được công bố vào ngày 25/11/2024 là nguồn vui sâu sa cho hơn 15.000 thành viên của Hội Trương Bửu Diệp (TBDF) mà còn là dịp hy vọng và đón tin mừng cho toàn thể cộng đồng người Việt trên toàn thế giới”, ông John Nguyễn, Giám đốc Điều hành của Hội TBDF, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở tiểu bang California, Mỹ, viết cho VOA hôm 27/11. “Điều này mang lại niềm hy vọng mới rằng Cha Trương Bửu Diệp, sẽ sớm được phong chân phước trong thời gian rất gần”, hội này cho biết thêm.

Ngoài ra, TBDF cũng bày tỏ niềm tự hào về sự đóng góp của Hội vào quá trình phong thánh của Cha Diệp. Kể từ năm 2012, tổ chức này đã đi đầu trong nỗ lực thu thập gần 25.000 thỉnh nguyện thư được gửi trực tiếp tới TBDF, cùng với hơn 18.000 thỉnh nguyện thư được thu thập trực tuyến, vị đại diện của TBDF cho hay.
“Những lời thỉnh cầu này thể hiện sự đồng lòng và quyết tâm tập thể của các tín hữu trong việc vận động phong thánh cho Cha Diệp. Nhờ những nỗ lực phối hợp này, Giáo phận Cần Thơ, đã hoàn thành xuất sắc hồ sơ điều tra đệ trình lên Vatican”, ông John Nguyễn đưa ra nhận xét.


(Nơi an nghỉ của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ở Tắc Sậy, Bạc Liêu.)
Giới quan sát nhận định rằng việc Vatican sắp phong chân phước cho linh mục Diệp, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam và mà còn đối với các giáo hội khác trên thế giới.
“Việc Đức Giáo hoàng chấp thuận phong á thánh, có ý nghĩa tôn giáo đối với hàng triệu tín đồ Kitô giáo Việt Nam, cảm thấy đó là một sự tri ân, biết ơn, và là tấm gương để những người Kitô hữu dấn thân hơn”, mục sư Nguyễn Hồng Quang ở thành phố Hồ Chí Minh, nêu nhận định với VOA.
“Việc phong á thánh này cũng có ý nghĩa lớn trên tầm quốc tế về người Công giáo Việt Nam”, ông Quang nhấn mạnh.
“Đây là việc công nhận đức anh hùng, tức công nhận sự tử đạo của ngài, có nghĩa là cái chết ấy là hành vi tử đạo. Sự công nhận này là một bước tiến lớn”, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh ở Mỹ, nêu nhận định.
“Đối với người Việt Nam, từ mấy chục năm nay, họ đã đến viếng cha Trương Bửu Diệp giống như là một bậc thánh vậy!”, luật sư Nguyễn Văn Miếng, một người công giáo đang sinh sống tại Mỹ, nêu ý kiến với VOA.
“Họ tới cầu nguyện và họ đã được những ơn ích, mà họ đã cầu nguyện. Họ xem cha Trương Bửu Diệp như một bậc đạo đức, mà không sợ hy sinh khi bảo vệ con chiên của mình. Và khi người ta đến cầu nguyện thì cha Trương Bửu Diệp, chuyển lời cầu nguyện đó cho Thiên Chúa và người ta đã được ý nguyện!” Hàng ngàn phép lạ ban ơn lành, đâ minh chúng cho điều này!


Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp – Một mục tử với hàng ngàn phép lạ, giờ rất nhiều người VN, đạo cũng như lương, có chuyện gì, cũng kêu tên Ngài để cầu xin!


-Phép lạ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp và những câu chuyện đã được chứng thực!


Trong tôn giáo Công giáo và một số tôn giáo khác, Cha Trương Bửu Diệp được coi là một người thánh và được tôn vinh vì những việc làm tốt đẹp trong cuộc đời của mình, bao gồm những phép lạ và các hành động từ thiện.


Những câu chuyện về những phép lạ của Cha Trương Bửu Diệp đã được truyền miệng và truyền lại trong cộng đồng Công giáo và những người tin theo đạo khác, và những người này tin rằng Cha Trương Bửu Diệp có thể giúp họ trong những khó khăn của cuộc sống hoặc cầu nguyện cho họ đến Chúa.
Thời điểm hiện tại, rất nhiều người Công giáo và những tôn giáo khác nữa ở khắp nơi trên thế giới trong và ngoài nước, khi nghe nhắc đến Cha Trương Bửu Diệp sẽ nghĩ ngay đến những điều tâm linh, đó là những phép lạ mà Cha đã làm cho họ.


Những phép lạ của Cha Trương Bửu Diệp thực sự đã xảy ra khi hàng ngàn người đã đến khấn xin Cha, những người đau ốm, bệnh tật, nan y, và còn nhiều người khổ cực khác nữa, đã đến phần mộ của Cha để xin ơn lành, có rất nhiều chứng nhân đã kể lại và loan truyền cho đến tận ngày hôm nay, bài viết sau đây sẽ là những minh chứng cụ thể về phép lạ của Cha Trương Bửu Diệp dành cho những người còn hoài nghi về Ngài.


Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp (thường được gọi Cha Bửu Diệp hay Cha Diệp) là một linh mục Công Giáo tại Việt Nam – Một mẫu gương mục tử: Sống chết vì đoàn chiên.


“Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.” — Phanxicô Trương Bửu Diệp


Có nhiều giai thoại khác nhau về cái chết của Cha cũng như câu chuyện về nhà thờ Tắc Sậy. Nhưng tất cả đều nói lên Cha Diệp là một người can đảm, dám hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ người khác.
Cha được xem như một vị thánh bởi sự linh thiêng, thi ân giáng phúc cho những ai tin tưởng nguyện cầu.


Hãy cùng tìm hiểu thông tin về Cha Diệp.


•Tiểu sử Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp
Ngày/nơi sinh:• 1 tháng 1, 1897 – An Bình, Long Xuyên, Nam Kỳ
Ngày/nơi mất:•Ngài đã tử vì đạo vào ngày 12 tháng 3, 1946 (49 tuổi) – Giá Rai, Bạc Liêu, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Nghề nghiệp:•Linh mục Công giáo tại Việt Nam
Gia đình:• Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng
•Mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh
Quá trình hoạt động:•Năm 1909, Trương Bửu Diệp vào học đạo tại Tiểu chủng viện Cù lao Giêng (nay thuộc xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang)
•Ngày 20 tháng 9 năm 1924, sau thời gian học đạo, thầy Diệp được thụ phong linh mục tại Nam Vang
•Năm 1924-1925, Linh mục F.X Trương Bửu Diệp được bề trên bổ nhiệm làm linh mục phó của giáo xứ Hố Trư, một giáo xứ của người Việt sinh sống tại Kandal (Campuchia).
•Năm 1927 – 1929, Linh mục Diệp trở về nước và làm Giáo sự tại Chủng viện Cù Lao Giêng.
•Tháng 3 năm 1930, ông về nhận nhiệm sở tại giáo xứ Tắc Sậy.
Tiến trình tuyên Thánh:•Từ năm 2012, cuộc điều tra phong Thánh cấp giáo phận cho Linh mục Trương Bửu Diệp bắt đầu được tiến hành.
•Ngày 31 tháng 10 năm 2014, Bộ Giáo lý Đức tin ra tuyên bố nihil obstat (không có gì ngăn trở) chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho ông.
•Giữa tháng 12 năm 2021, Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ đã minh xác Linh Mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp bị hạ sát vì Đức Tin –Tử Vì Đạo thay cho đoàn chiên của Ngài
•Hiện tại hồ sơ Tuyên Thánh cho Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp đang được cứu xét ở bước kế tiếp nơi 9 Thần Học Gia làm việc độc lập.


•Vai trò của Cha Trương Bửu Diệp trong đời sống tâm linh
Vào năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền đã đưa cha Phanxicô vào Tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang. Sau khi hoàn thành khóa học tại Tiểu chủng viện, cha Phanxicô đã được đi tiếp vào Ðại chủng viện Nam Vang, Campuchia (lúc đó các họ đạo trong khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long đều thuộc giáo phận Phnom Penh, Campuchia).
Vào năm 1924, sau khi hoàn thành khóa học tại Ðại chủng viện, cha Phanxicô đã được thụ phong linh mục tại Nam Vang, dưới sự chủ tế của Ðức cha GB. Chabalier. Lễ vinh quy và mở tay đã được tổ chức tại nhà của người cô ruột của cha Phanxicô, bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.
Từ năm 1924 đến năm 1927, cha Phanxicô đã được bề trên bổ nhiệm làm cha phó tại họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt Nam sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia. Và từ năm 1927 đến năm 1929, cha Phanxicô đã quay trở lại Tiểu chủng viện Cù lao Giêng để làm giáo sư.
Cha Phanxicô là một linh mục rất hiếu thảo và luôn sống vì đoàn chiên của mình. Ngài đã dành cả cuộc đời để phục vụ và chăm sóc cho những người dân trong họ đạo của mình, đặc biệt là những người nghèo khó và bị bỏ rơi. Ngài cũng là một người rất yêu thương và chia sẻ với những người xung quanh, luôn sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ những gì mình có.
Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp là một linh mục rất hiếu thảo và luôn sống vì đoàn chiên của mình
Với tấm lòng nhân ái và sự hiếu thảo của mình, cha Phanxicô đã để lại một di sản vô giá cho cộng đồng và những người dân trong họ đạo của mình. Ngài là một ví dụ điển hình cho sự sống chết vì đoàn chiên và sự hiếu thảo của một linh mục đích thực.


•Tại sao Cha Trương Bửu Diệp lại mất?

Tháng 3 năm 1930, ngài về nhận họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như: Bà Ðốc, Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.
Theo lời kể của ông Giacôbê Huỳnh Văn Lập 76t, ngày xưa là chú bé giúp lễ ở với cha (ông Ba Lập hiện vẫn còn sống ở tại Tắc Sậy) thì cha Diệp rất hiền nhưng khi giảng thì có lúc giọng cha rất hùng hồn mạnh mẽ, có lúc lại rất êm đềm.
Cha cũng rất thương người nghèo: ông còn nhớ khi có những người nghèo đói bất kể lương giáo hay người lỡ đường cha đều kêu vào rồi mở lẫm lúa cho họ lấy lúa đem ra xay giã lấy gạo (vì lúc đó không có nhà máy xay lúa như bây giờ).
Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương vì chiến tranh giữa Nhật và Pháp, dân chúng nhiều người di tản.

Cha Bề trên địa phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu kêu gọi ngài lánh mặt; người Pháp 3 lần đem xe đến rước, khuyên ngài tạm lánh khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời: “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”
Theo ghi chép, vào ngày 12-03-1946, khi cha Diệp bị bắt cùng với trên 70 chức sắc và giáo dân tại họ đạo Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt tại lẫm lúa nhà ông giáo Sự ở Cây Dừa. Cũng theo lời kể của ông Ba Lập, vốn dĩ tất cả sẽ bị giết nhưng Cha Diệp đã đứng ra tranh đấu cho dân, đồng thời an ủi những người cùng bị giam.


Cái chết của cha Trương Bửu Diệp
Cha khuyên giáo dân ăn năn tội và giải tội cho họ. Cha bị mời đi làm việc 3 lần và lần thứ ba thì không thấy trở về nữa. Sau khi cha bị mời đi lần thứ ba, cửa lẫm để mở ngỏ và họ đã trốn thoát.
Chính Ngài là người chủ chăn các con chiên nên hãy tha chết cho các con của Ngài và sau đó Ngài bị mang đi thiêu.
Những người trong Đạo kể rằng đêm hôm ấy ngài về báo mộng cho các vị chức sắc trong họ đạo biết chỗ họ ném xác ngài là ở phía trong cái ao sau nhà người anh Ông Giáo Sự.
Khi đến nơi được báo mộng thì đã tìm được xác ngài đã bị chặt đầu với một vết chém ngang cổ chỗ gần mang tai, có ba vết chém khác trên mình. Thân xác ngài bị lột hết quần áo, trần trụi như Chúa Giêsu trên thập giá, nhưng hai tay vẫn chắp trước ngực như đang cầu nguyện và nét mặt ngài vẫn bình thản, không có vẻ gì sợ hãi.
Khi đó những vị chức sắc đã mang xác Ngài về chôn trong căn phòng bí mật của nhà thờ Khúc Tréo. Do đó, ngài đã tử vì đạo vào ngày 12 tháng 03 năm 1946, nhằm ngày mùng 09 tháng 02 năm Bính Tuất.
Ðến năm 1969, hài cốt ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy, nhiệm sở của ngài thi hành chức vụ chủ chăn trong 16 năm. Ngôi nhà mồ của ngài hiện nay, được trùng tu và khánh thành ngày 4-6-1989. Ngài là cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.


•Mộ của Cha Trương Bửu Diệp ở đâu?
Vào năm 1989, ngôi mộ của ngài được trùng tu thành một ngôi nhà mộ nho nhỏ lợp tôn ở phía sau Nhà thờ Tắc Sậy, ngôi mộ được khánh thành vào ngày 04-06-1989.
Thời gian đầu những người tham gia cầu nguyện không quá nhiều, nhưng sau này nhờ nhận được ơn lành từ lời bầu cử của cha Diệp nên đông đảo các tín hữu trong và nước ngoài đã tuôn về Tắc Sậy để cầu khấn với ngài.
Số khách đông đến lỗi cứ mỗi ngày giỗ của ngài lại tăng lên, ngoài ra những ngày không phải là ngày giỗ của ngài cũng vẫn đông. Ngày 21-01-1997 Đức Giám mục Cần Thơ đã chính thức thành lập Trung tâm Truyền giáo Phanxicô tại Tắc Sậy
Do đó, ngày 21-01-1997 Đức Giám mục Cần Thơ đã chính thức thành lập Trung tâm Truyền giáo Phanxicô tại Tắc Sậy, tại đây rất nhiều người đã nhận được những ơn lành phần xác cũng như phần hồn.
Đến đầu năm 2010, một ngôi nhà mộ cực kỳ khang trang và hiện đại đã xây dựng xong, hài cốt ngài được di chuyển vào đó với lễ cải táng rất long trọng do Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên chứng kiến. Và hàng ngày có rất nhiều tín hữu từ khắp mọi nơi đến thăm viếng, cầu nguyện và tin tưởng vào sự linh ứng của Cha Diệp.
Ngoài ngày giỗ của Cha Diệp, thì các ngày lễ lớn khác cũng được tổ chức tại đây một đông đúc hơn, thu hút được nhiều người công giáo hơn. Các Lễ Giỗ được tổ chức hàng năm tại đây và mọi người từ khắp nơi đổ về tham dự ngày một đông đúc hơn.


Mộ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp
Năm 2012 Lễ Giỗ được tổ chức trong hai ngày 11 và 12 tháng 3 với bốn thánh lễ để đáp ứng cho số người tham dự lên đến trên hai mươi ngàn lượt người tham dự. Đến ngày 31 tháng 3 năm 2012 văn phòng Cha Trương Bửu Diệp tại thành phố Garden Grove, California được thành lập do Hội Trương Bửu Diệp Foundation , một tổ chức thiện nguyện vô vị lợi, với mục đích Vinh Danh Cha Diệp qua việc thu thập Thỉnh Nguyện Thư và ơn lành.
Ngoài ra, Hội còn thăm viếng các thánh tích của Cha Diệp như các tượng Cha Diệp, mảnh ván hòm, vụn hài cốt, chén lễ, bàn thở Tổ…Các Thánh Tích này được Hội TBDF mang vể từ nhà thờ Tắc Sậy, để đáp ứng nhu cầu của những người mến mộ Cha Diệp nhưng không có điều kiện về thăm mộ Ngài tại Việt Nam, có nơi để thăm viếng và khấn nguyện với cha Trương Bửu Diệp ngay tại Hoa Kỳ.

 

•Những đóng góp của Cha Diệp

Vào tháng 3 năm 1930, cha Diệp đã trở về Tắc Sậy để nhận chức làm Bề Trên của họ đạo này. Trong những năm làm cha sở, cha Diệp đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng và phát triển các họ đạo vùng lân cận. Cha Diệp không chỉ là một người giáo sư tâm hồn, mà còn là một người bạn đồng hành, luôn sẵn sàng giúp đỡ và quan tâm đến mọi người trong cộng đồng.
Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp – Một mẫu gương mục tử – Sống chết vì đoàn chiên
Trong bối cảnh xã hội đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Pháp, nhiều người dân đã phải di tản để tránh khỏi những cuộc tàn sát và bạo lực. Cha Diệp đã được Bề Trên địa phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu kêu gọi để lánh mặt và tránh khỏi những nguy hiểm.
Người Pháp cũng đã đến ba lần để đưa cha Diệp ra khỏi vùng chiến sự và khuyên ông nên tạm lánh cho đến khi tình hình yên ổn. Tuy nhiên, cha Diệp đã quyết định ở lại và nói rằng “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”

Điều này cho thấy tình yêu và sự cam kết của cha Diệp đối với cộng đồng và công việc của mình, và ông đã dành cả cuộc đời để phục vụ và chăm sóc cho những người xung quanh mình.
Cha Trương Bửu Diệp là một nhà truyền giáo của Tân Phúc Âm hoá. Tân Phúc Âm hoá là giới thiệu Phúc Âm với cách diễn đạt mới, với phương pháp mới, với phong cách mới, với cường độ mới, với lửa tin yêu mới. Âm thầm mà lan rộng thấm sâu. Khiêm tốn mà lôi cuốn thuyết phục.
Bởi vì đức tin của Cha được phiên dịch ra tình yêu thương quảng đại đối với con người, phục vụ rộng cho con người và hy sinh cao cho con người.
Đó là ngôn ngữ hợp thời, mà người Việt Nam hôm nay dễ hiểu. Đó chính là ngôn ngữ Tin Mừng, được chính Chúa Giêsu dùng, để giới thiệu Thiên Chúa và để đổi mới tôn giáo của dân Người.


Sự Linh Thiêng và Các Phép Lạ
Sau khi Cha Trương Bửu Diệp qua đời, nhiều người bắt đầu lan truyền các câu chuyện về những phép lạ và sự linh thiêng liên quan đến ngài. Các tín hữu tin rằng ngài có khả năng chữa lành bệnh tật, cứu giúp trong những hoàn cảnh khó khăn và ban phước lành cho những ai thành tâm cầu nguyện. Nhân chúng được Ngài chữa lành, nhiểu vô số kể!


Các Câu Chuyện Về Phép Lạ
Có rất nhiều câu chuyện về những phép lạ xảy ra tại mộ Cha Diệp. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất là về một người phụ nữ bị bệnh hiểm nghèo. Bà đã đến mộ Cha Diệp cầu nguyện và sau đó bà cảm thấy sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Nhiều người khác cũng kể về việc họ được cứu khỏi tai nạn, bệnh tật hay gặp may mắn trong công việc và cuộc sống sau khi cầu nguyện tại mộ Cha Diệp.


Chuyện một số phép lạ của Cha Bửu Diệp
Hiện nay, tuy Giáo hội Công giáo đang xét phong Thánh cho Cha Bửu Diệp, nhưng trong lòng nhiều tín hữu Công giáo, kể cả một số người thuộc các tôn giáo khác, đã coi Cha như một vị Thánh, vì rất nhiều người khấn xin với ngài và được ngài ban cho như ý.
Tại các nhà thờ Công giáo trong nước, rất nhiều giáo dân xin lễ tạ ơn ngài. Đặc biệt, nhiều người không phải tín đồ Thiên Chúa giáo cũng rất kính mến, tin tưởng ở ngài. Những tấm bảng tạ ơn Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp được gắn trên tường trong căn phòng nguyện tại Nhà thờ Tắc Sậy nhiều không biết bao nhiêu mà kể.
Theo chúng tôi được biết, ở bên Mỹ, cụ Joan Baotixita Võ Hữu Hạnh, một nhà văn lớn tuổi, đã sáng lập “Hội những người con của Cha Trương Bửu Diệp”. Theo cụ, Cha Trương Bửu Diệp đã ban phép lạ cho nhiều người, cả lương cũng như giáo.
Sau đây là một số chuyện về các phép lạ đó, bởi vậy tiếng tăm về ngài ngày càng lừng lẫy.


Chuyện gia đình ông Lâm ở Lâm Đồng, Đà Lạt:
Ông bà Lâm không phải tín đồ Thiên chúa giáo và chuyện này đã diễn ra năm 1977, do chính ông Lâm kể cho ông Ngọc Quang nghe. Ông Ngọc Quang ghi lại trên tập san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do cụ Võ Hữu Hạnh chủ trương.
“Bà Lâm bị bệnh viêm ruột và đau dạ dày từ lâu, bệnh đã trở thành vô phương cứu chữa. Bác sĩ tại các bệnh viện ở Sài Gòn đều bó tay. Ông Lâm đành đưa vợ từ Sài Gòn về Lâm Đồng để bà sống những ngày cuối cùng của mình.
Giữa lúc gia đình vừa đưa bà Lâm về tới nhà thì có một vị khách đi đường xa, xe bị hư, trong khi chờ tài xế sửa, ghé vào thăm. Khách là một người cao lớn, khỏe mạnh, gương mặt chữ điền, hàm râu cánh én, vẻ người phúc hậu, với bộ áo dài đen của linh mục.
Ông Lâm vốn tính tình hiền lành, thường rất tôn trọng các vị tu hành, dù lương hay giáo.
Mặc dầu nhà đang bận rộn vì vợ bệnh nặng, nhưng ông cũng lịch sự tiếp đón khách. Vị linh mục tinh ý hỏi: tại sao nét mặt gia chủ có vẻ buồn rầu.
Ông Lâm nói thật là vợ bệnh nặng, mới đưa từ Sài Gòn về nhà chờ chết.
Vị linh mục nói rằng lúc trước mình cũng bị bệnh nặng như vậy, nhờ một ông bác sĩ tên Hữu cho uống loại thuốc này khỏi bệnh, bây giờ còn dư lại mấy viên. Cha lấy trong túi áo ra ba viên thuốc trao cho ông Lâm và dặn chiều cho bà uống một viên, tối lúc 10 giờ một viên và sáng hôm sau một viên nữa, thế nào cũng khỏi. Ông Lâm tuy không tin lắm, nhưng trong lúc tuyệt vọng, ai bảo sao cũng đành nghe vậy.
Giữa lúc ấy người tài xế vào thưa xe đã sửa xong, vị linh mục bèn từ giã chủ nhà ra đi. Chủ nhà cảm ơn Cha và hỏi cho biết Cha ở đâu, vị linh mục nói mình trông coi xứ đạo Tắc Sậy? tỉnh Bạc Liêu.

Sau khi uống viên thuốc thứ nhất vài giờ, bà Lâm cảm thấy bớt đau, trong mình dễ chịu, biết đói và thèm ăn, ngủ ngon. Buổi tối, khoảng chừng 10 giờ, tự nhiên bà thức giấc và nhớ lời Cha dặn, bèn uống thêm viên thuốc thứ hai. Sáng hôm sau thức dậy, bà thấy trong người khỏe khoắn, không còn mệt mỏi và đau đớn như trước. Bà sung sướng báo tin cho chồng hay. Ông Lâm mừng quá bèn đem viên thuốc còn lại đến các tiệm để làm mẫu, mua thêm cho chắc ăn. Nhưng ông đi khắp nơi, kể cả các tiệm thuốc Tây lẫn thuốc Bắc, song chẳng ai biết đó là thuốc gì. Ông đành trở về, cho bà uống nốt viên còn lại và định có dịp sẽ xuống Minh Hải (năm 1977, hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau bị sáp nhập lại với nhau thành tỉnh Minh Hải) thăm Cha và nhờ Cha nói với ông “bác sĩ Hữu” bán thêm giúp.

Muốn đi từ Lâm Đồng xuống Cà Mau thì phải về Sài Gòn, xuống Cần Thơ, qua Sóc Trăng rồi mới tới Bạc Liêu, và Hộ Phòng là thị trấn của huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, cách thị xã Bạc Liêu 37 cây số, nơi có Nhà thờ Tắc Sậy. Việc giao thông lúc ấy rất khó khăn, phải xếp hàng từ khuya ở Bến Xe Miền Tây để mua vé xe, có khi xếp hàng cũng không mua được vé, đường đi lại lồi lõm, hết sức cực khổ. Bà Lâm mới khỏi bệnh, khó chịu đựng nổi với những chiếc xe cà rịch cà tàng, cổ lỗ đó. Đang lúc ông Lâm lo âu thì có người cháu làm trong cơ quan nhà nước đến chơi, cho biết anh ta sắp đi công tác tại Minh Hải để giao dịch mua lương thực cho tỉnh. Ông Lâm mừng quá, bèn nói với cháu cho đi nhờ xe xuống Tắc Sậy, tiền xăng ông chịu. Người cháu nhận lời vì Nhà thờ Tắc Sậy nằm ngay trên đường Bạc Liêu đi Cà Mau và cách thị xã Cà Mau khoảng 20 cây số, anh ta chở chú thím tới Tắc Sậy rồi xuống Cà Mau không có gì khó.
Khi qua Bạc Liêu, xuống tới thị trấn Hộ Phòng, Nhà thờ Tắc Sậy nằm cách chợ Hộ Phòng khoảng một cây số, ở phía bên trái. Ông bà Lâm không thể ngờ được nơi ở của vị cha sứ ân nhân lại nhỏ như vậy. Đó là ngôi nhà thờ mái lợp tôn, vách ván, xiêu vẹo, trông rất tiêu điều. Đất nhà thờ rộng mênh mông nhưng chung quanh toàn đồng ruộng, dân cư thưa thớt.

Chiếc sân đất của nhà thờ không có cổng. Vợ chồng ông Lâm xuống xe, đi vô. Một ông lão bộc (thường gọi là ông Từ) đang quét trên sân. Trông thấy khách lạ, ông Từ có vẻ ngạc nhiên vì ít khi có khách phương xa đến thăm ngôi nhà thờ này. Ông Lâm nói muốn gặp cha sở, ông Từ mời vào bên trong rồi vào mời cha.
Một lát sau, vị linh mục ra, ngài cho biết ngài là Linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Tỏ, cha sở họ đạo Tắc Sậy. Ông bà Lâm rất ngạc nhiên, vị linh mục này trông không giống vị linh mục đã cho thuốc một chút nào hết, mà sao hai vị đều tự nhận mình là cha sở họ đạo Tắc Sậy? Ông Lâm bày tỏ sự tình và kể mình đã gặp một vị linh mục cao lớn, tóc ngắn, gương mặt chữ điền, hàm râu cá chốt. Cha Tỏ mỉm cười, không lấy gì làm lạ, bèn dẫn vợ chồng ông Lâm qua phía bên hông nhà thờ, tới ngôi mộ của Cha Diệp. Vừa nhìn thấy tấm hình trên bia mộ, tự nhiên ông Lâm quỳ phục xuống và quả quyết đây chính là vị ân nhân đã cho thuốc, cứu bà Lâm khỏi bệnh. Bà Lâm cũng quỳ xuống tạ ơn ngài. Ông bà là người bên lương, không biết làm dấu Thánh giá.
Lúc ra về, ông bà Lâm gửi Cha sở một số tiền nho nhỏ để giúp nhà thờ, vì lúc ấy ai cũng nghèo, ông bà không có nhiều. Có lẽ ông bà Lâm là những người đầu tiên đã giúp nhà thờ từ năm 1977”.


Chuyện bức ảnh đẫm máu

Sau đây là nguyên văn bức thư của GS Trần Anh Linh gởi cho cụ Võ Hữu Hạnh, nói về bức ảnh đẫm máu. Xin ghi chú thêm rằng chuyện này xảy ra cách đây khoảng chừng 2 năm (2008) và hiện nay Linh mục Gioan Minh vẫn còn ở tại Nhà thờ Hiển Linh đường Ngô Tất Tố (Dương Công Trừng cũ) thuộc giáo phận Thị Nghè. Ngài nổi tiếng về việc khấn nguyện Đức Mẹ giùm những người bệnh tật, kết quả rất tốt. Hằng ngày mọi người ở khắp các nơi đến nhờ ngài khấn rất đông, nhưng chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm ,vì không muốn có sự tụ tập đông đúc.
Sau đây là bức thư của GS Trần Anh Linh:

“Anh Hạnh thân mến,
Tôi xin gửi tặng anh món quà quí giá, mà Cha Diệp đã ban cho tôi qua Cha Gioan Minh: Cha Diệp đã thực hiện một phép lạ nhãn tiền là dùng chính tấm ảnh mà chúng ta đã cho họa sĩ Đại Hàn ở khu Phúc Lộc Thọ vẽ rồi in ra nhiều ấn bản, vừa làm thành sách, vừa in thành ảnh gởi tặng và bán khắp nơi.
Tấm ảnh đó đã đổ máu đào lênh láng từ vết chém bằng đao kiếm đứt cổ, máu Cha đã đổ ra thấm ướt làm mờ hàng chữ Trương Bửu Diệp bên dưới.
Câu chuyện xảy ra như sau:
Cha Gioan Minh (cựu Tuyên Úy), sau 12 năm học tập cải tạo, đã được cho về và sống ở nhà thờ Chúa Hiển Linh tại Thị Nghè, nơi xưa kia Cha Dụ đã thành lập. Cha Minh ở lại Việt Nam, không xin ra nước ngoài theo diện HO, dù cha có tới 12 năm ở tù.
Một hôm cha vào Nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở đường Kỳ Đồng và chọn mua một tấm ảnh của Cha Diệp, mà cha đã nghe có nhiều phép lạ. Cô bán hàng dùng giấy báo gói bức ảnh có đóng khung sẵn trao cho cha Minh. Cha Minh về đến nhà, tính mở ra để treo lên tường thì một ơn lạ đã xảy ra, là máu tươi từ cổ bức ảnh tuôn trào ra thấm ướt cả tờ báo gói bức tranh.
Cha Minh kinh ngạc bèn cho đó là một dấu chỉ quan trọng, nên đã gói lại cẩn thận và lặng lẽ đem lên Tòa Tổng Giám Mục Saigon trình với Đức Cha Phạm Minh Mẫn. Theo cha Minh cho biết, thì tấm ảnh thấm máu này đã được gởi qua để Tòa Thánh xét nghiệm, hy vọng rằng đã đến lúc Tòa Thánh cho lập Ban Điều Tra, tìm hiểu về các ơn lành Cha Diệp đã làm mà việc lạ lùng làm cho máu đào từ vết cổ đổ ra sẽ là một trong những chứng cớ để Tòa Thánh có thể tôn phong Chân Phước cho Cha.
Tôi là bạn thân của cha Minh, nên cha đã tặng tôi một tấm. Tôi sao lại và gởi tặng anh, đây là tài liệu mới nhất về Cha Diệp, anh nên ghi chú vào tập sách Các Ơn Lành của Cha”.

Trần Anh Linh.


Chuyện ông chủ thầu vật liệu xây dựng
Từ những năm thuộc thập niên 1980 trở về sau, hằng năm cứ vào các ngày 11-12 tháng 03 dương lịch, dòng người lương, giáo, từ các nơi lại đổ về Tắc Sậy. Trên những chiếc xe đò chở khách, người ta có thể thấy hình một vị linh mục mặt vuông, chữ điền rất dễ mến. Họ xuống để dự lễ giỗ của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.
Ông Phước, người trông coi phần mộ của Cha Diệp tại Nhà thờ Tắc Sậy, kể lại câu chuyện sau đây vào một buổi trưa tháng 04-2010 như sau:
“Vào khoảng những năm đầu thập niên 1980, bờ kinh cạnh khu nhà thờ này còn là một bãi đất trống, làm nơi ghe và xe cộ dừng lại đổ hàng. Nửa đêm, có một ông chủ ghe chở đầy vật liệu xây dựng như gạch, cát, xi-măng... đậu bên bờ kinh. Ông bỗng trông thấy một vị khách mặc áo dài đen theo kiểu nhà dòng, từ trên bờ bước xuống. Vị khách tự xưng mình là cha xứ Nhà thờ Tắc Sậy, muốn mua hết các vật liệu trên ghe để xây lại nhà thờ. Giá cả xong xuôi, chủ ghe đồng ý bán và hẹn hôm sau sẽ cho công nhân đem hàng lên, xong ông sẽ nhận tiền.
Sáng hôm sau, trước khi giao hàng, chủ ghe lên nhà thờ, định gặp cha xứ để biết chỗ cho công nhân xếp hàng. Đến khi gặp linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Tỏ, ông rất ngạc nhiên, từ giọng nói, cho tới gương mặt, thân hình, vị linh mục này trông không giống với vị khách có ria mép hôm trước một chút nào cả. Cha Tỏ nói: “Tôi hiểu, đó chính là linh hồn cha sở Phanxicô Trương Bửu Diệp đấy. Ý ngài muốn xây lại nhà thờ nên hiện ra như vậy”.
Cha kể cho ông chủ thầu nghe các chuyện linh ứng của Cha Bửu Diệp rồi nói: “Ý tôi cũng muốn xây lại ngôi nhà thờ cho đàng hoàng, nhưng họ đạo nghèo, chưa đủ tiền. Thôi thì đành cáo lỗi với ông và hẹn khi khác”. Ông chủ thầu nói: “Cha Diệp đã linh ứng như vậy thì con không dám lấy tiền. Mặc dầu con là người bên lương nhưng con xin hiến tất cả các vật liệu trên ghe để nhà thờ xây sửa lại, không nhận một đồng nào cả”.

Ông chủ thầu lập tức cho người khuân gạch, cát, xi-măng từ dưới ghe lên rồi đi, ngay cả tiền công bốc xếp của các công nhân ông cũng tự trả, không để nhà thờ phải trả.
Không ngờ từ đấy ông chủ ghe buôn bán ngày càng phát đạt. Ông cho rằng mình được Cha Diệp phò hộ, nên mỗi lần đi qua Hộ Phòng, ông thường quay lại Nhà thờ Tắc Sậy để tạ ơn Cha.
Cũng theo ông Phước, những chuyện linh ứng của Cha Diệp ngày một lan rộng. Từ đó về sau, khách thập phương kéo về nườm nượp để cầu xin Cha ban ơn lành. Nhất là các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, rất nhiều người xuống, họ cầu xin Cha chuyện này chuyện khác, và ai cũng được toại nguyện. Lời nguyện đắc thành, họ đến đền ơn Cha, người thì ghế đá, người thì vật dụng dùng cho nhà thờ, người thì tiền bạc..., nhiều không sao kể xiết. Cứ thế, vào những này cuối tuần, hoặc trong dịp lễ giỗ Cha (12 tháng 03 dương lịch), khách thập phương kể cả trong nước lẫn ngoài nước về kính viếng Cha đông như trẩy hội. Có nhiều người đem theo cả những chai nước La Vie đến để bên cạnh mộ, cầu nguyện trước khi mang về cho người trong gia đình. Nhưng cũng có những người tin tưởng đến độ cầu nguyện trong nhà thờ, trước mộ của Cha chưa đủ, họ còn hỏi thăm, tìm đến chiếc ao nhỏ của gia đình ông giáo Sự ngày xưa để chiêm ngưỡng nơi Cha đã bị sát hại.
Điều lạ lùng hơn nữa là theo như lời của vị cha xứ hiện nay là Linh mục Phaolô Nguyễn Thanh Bình, thì có tới 70% khách thập phương xuống Giá Rai kính ngưỡng Cha Diệp là người ngoại đạo, hoặc Việt Kiều từ nước ngoài về. Có những người chưa về, nhưng đã “nghe nói” tới sự linh ứng của Cha, nên đã gửi tiền về giúp nhà thờ xây dựng được một cơ ngơi lớn lao như ngày nay, khả dĩ có thể đón tiếp bất cứ các nhóm hành hương nào dù đông bao nhiêu, họ đều có chỗ nghỉ ngơi đàng hoàng, mà không cần phải đóng góp gì cả.


Để kết luận bài này, tôi xin thưa với quý vị độc giả thân mến rằng tôi không phải là người Công giáo, nhưng tôi biết trong Thánh kinh Công giáo có câu nói của Đức chúa Giêsu: “Phúc cho ai không thấy mà tin”.
Vậy nay, tôi xin dùng câu nói này để cầu Chúa và Cha Diệp ban ơn cho quý vị. Amen.
(Đoàn Dự ghi)


Nhà Thờ Tắc Sậy: Trở Thành Trung Tâm Hành Hương


Mộ của Cha Trương Bửu Diệp hiện được đặt tại Nhà thờ Tắc Sậy, Bạc Liêu, nơi đã trở thành trung tâm hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam. Hằng năm, hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về đây để tham dự các thánh lễ, cầu nguyện và xin ơn. Nhà thờ Tắc Sậy không chỉ là nơi để tôn vinh Cha Diệp mà còn là một biểu tượng của lòng tin và sự kiên trì trong đức tin.
Nhà Thờ Tắc Sậy – Nhà thờ Cha Diệp – Bạc Liêu
Kiến Trúc và Không Gian Tâm Linh
Nhà thờ Tắc Sậy được xây dựng với kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm và linh thiêng. Khuôn viên nhà thờ rộng lớn, được bao quanh bởi cây xanh và các tượng thánh. Bên trong nhà thờ, ngôi mộ của Cha Diệp được đặt trang trọng, thu hút hàng ngàn lượt khách đến viếng thăm mỗi năm.

Các Hoạt Động Tại Nhà Thờ Tắc Sậy

Ngoài việc tổ chức thánh lễ và cầu nguyện, Nhà thờ Tắc Sậy còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động từ thiện và giúp đỡ cộng đồng. Các nhóm thiện nguyện thường xuyên đến đây để hỗ trợ người nghèo, người già neo đơn và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Những hoạt động này không chỉ thể hiện tinh thần tôn giáo mà còn là sự kế thừa và phát huy tinh thần nhân ái của Cha Trương Bửu Diệp.
Thánh Đường Nhà Thờ Tắc Sậy
Tầm Ảnh Hưởng và Di Sản
Ảnh Hưởng Đối Với Cộng Đồng Công Giáo
Cha Trương Bửu Diệp là biểu tượng của lòng trung thành và sự hy sinh vì đức tin. Cuộc đời và sự hy sinh của ngài đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ tín hữu Công giáo Việt Nam. Ngài là một tấm gương sáng về lòng tận tụy, sự kiên định và lòng yêu thương đối với đồng bào và cộng đồng.


Di Sản Văn Hóa và Tâm Linh

Di sản của Cha Trương Bửu Diệp không chỉ giới hạn trong cộng đồng Công giáo mà còn lan tỏa ra toàn xã hội Việt Nam. Nhiều người, không phân biệt tôn giáo, đều kính trọng và ngưỡng mộ ngài. Những câu chuyện về phép lạ và lòng nhân ái của ngài đã trở thành một phần của văn hóa dân gian, được kể lại và lan truyền qua nhiều thế hệ.

Cách Đến Thăm Mộ Cha Trương Bửu Diệp

Đường Bộ
Du khách có thể di chuyển bằng xe ô tô hoặc xe máy từ trung tâm thành phố Bạc Liêu theo hướng quốc lộ 1A về phía Cà Mau, sau đó rẽ vào tỉnh lộ 963 để đến xã Tân Phong, huyện Giá Rai. Hành trình này kéo dài khoảng 40 km, mất khoảng 1 giờ di chuyển.

Đường Sắt
Nếu di chuyển bằng tàu hỏa, du khách có thể đến ga Sóc Trăng hoặc ga Cà Mau, sau đó tiếp tục hành trình bằng xe ô tô hoặc xe máy để đến Nhà thờ Tắc Sậy.
Nha Thờ Tắc Sậy Nhìn Từ Trên Cao
Lưu Ý Khi Hành Hương
•Trang Phục: Nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự và thoải mái để dễ dàng di chuyển và thể hiện sự tôn kính đối với nơi linh thiêng.
•Đồ Dùng Cá Nhân: Mang theo nước uống, nón, kính mát và các vật dụng cá nhân cần thiết. Đặc biệt, nên mang giày thể thao hoặc dép thấp để thuận tiện cho việc di chuyển.
•Thời Gian: Nên khởi hành sớm để tránh nắng gắt và có đủ thời gian tham quan, cầu nguyện.
•Tôn Trọng Nội Quy: Tuân thủ các quy định của khu vực hành hương, giữ gìn vệ sinh môi trường và không làm ồn ào gây ảnh hưởng đến những người khác.
Cảm ơn quý anh chị đã dành thời gian để tìm hiểu về Cha Trương Bửu Diệp cùng Nét Đẹp Công Giáo.


Qua bài viết về, chúng ta đã hiểu được rõ hơn Cha Diệp – một mẫu gương mục tử: Sống chết vì đoàn chiên.. Nếu chúng ta đặt niềm tin vào Cha, vào Thiên Chúa, mỗi sự khó khăn đều có thể vượt qua nếu niềm tin trong chúng ta đủ lớn, để biến nỗi đau thành sức mạnh. Chỉ có vậy chúng ta mới có thể có cuộc sống đầy ơn phúc của Cha.

 

Xin Chúa, Mẹ Maria và Cha Diệp ban ơn lành cho tất cả chúng ta.
“Phúc cho ai không thấy mà tin”. Amen.

Tin Việt Nam Đó Đây
CSVN Khẳng Định Án Tử Hình Đối Với Ông Lê Văn Mạnh "Hoàn Toàn Hợp Pháp"



(Ảnh chụp màn hình Công an Tp. HCM: Ông Lê Văn Mạnh khi ở cùng với gia đình và thư của Phái đoàn đại diện Việt Nam gửi Liên Hiệp Quốc.)
-Mới đây, chính phủ Hà Nội khẳng định quá trình xét xử ông Lê Văn Mạnh, người bị thi hành án tử hơn 1 năm trước, tuân thủ đúng pháp luật đồng thời bác bỏ cáo buộc tra tấn ép cung và cho rằng ông này không có đơn xin ân xá bất chấp luôn nói mình vô tội.
Ông Lê Văn Mạnh, sinh năm 1982, bị kết án tử hình vì bị cho là thủ phạm trong vụ án "hiếp dâm và giết" một nữ sinh cùng thôn ở tỉnh Thanh Hóa vào năm 2005, tuy nhiên, ông liên tục kêu oan trong suốt hơn 18 năm.
Đến ngày 22/9 năm 2023, cơ quan Thi hành Án Hình sự - Công an tỉnh Thanh Hóa thi hành án đối với ông Mạnh bằng hình thức chích thuốc độc.
Hôm 21/11/2024, Chính phủ có thư phản hồi tới Liên Hiệp Quốc nói vụ án đã được các cơ quan Tư pháp Việt Nam xem xét toàn diện, cân nhắc kỹ lưỡng các bằng chứng, các lập luận bào chữa do Luật sư trình bày và các tuyên bố của bị cáo qua nhiều cấp xét xử, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về tố tụng hình sự, đồng thời cho rằng "các cáo buộc bị tra tấn, đánh đập hoặc ép buộc nhận tội trong quá trình điều tra là không đúng sự thật".
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của ông Mạnh, cho biết con bà đã viết thư về nhà nói rằng bị cán bộ điều tra và bạn tù dùng nhục hình, tra tấn với mục đích buộc ông phải khai theo ý họ. Bà thuật lại với đài trong ngày 27/11:
"Mạnh nói là bị đánh, bức cung. Bây giờ nó đánh mà con không nhận tội thì nó đánh chết và con sẽ là người có tội, cho nên con đành phải nhận tội để ra tòa minh oan (sau). Nhưng ra tòa thì tòa lại xử tội theo các bản nhận tội".

Trong thư, Chính phủ thừa nhận những lo ngại do các quốc gia và các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nêu ra liên quan đến án tử hình, tuy nhiên, lại cho rằng việc áp dụng án tử hình nằm trong quyền chủ quyền và theo hệ thống Tư pháp hình sự của Việt Nam.Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam ở Geneva nhấn mạnh cho rằng, "mặc dù liên tục tuyên bố vô tội, ông không nộp đơn xin ân xá. Do đó, các cơ quan Tư pháp một lần nữa xem xét lại vụ án và khẳng định bản án tử hình là hợp pháp và có căn cứ".Bà Việt nói con mình không làm đơn xin ân xá án tử hình gửi Chủ tịch nước vì cho rằng hành động này đồng nghĩa với việc nhận tội, nên ông Mạnh chưa bao giờ xin ân xá mà chỉ kêu oan.


Thủ Tướng Việt Nam Kêu Gọi Mỹ Giảm Bớt Hạn Chế Xuất Cảng Kỹ Thuật


(Hình AP - Dita Alangkara, tư liệu: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và đồng nhiệm Việt Nam Bùi Thanh Sơn đến dự Thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ tại Vạn Tượng, thủ đô của Lào, ngày 11/10/2024.)
-Tại một hội nghị về hợp tác thương mại Việt-Mỹ, do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức tại Hà Nội, hôm 27/11/2024, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã kêu gọi Hoa Thịnh Ðốn giảm bớt hạn chế xuất cảng nhiều kỹ thuật tân tiến, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, đồng thời công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Theo hãng tin Anh Reuters, lãnh đạo chính phủ Việt Nam bày tỏ hy vọng lệnh cấm vận đối với Việt Nam đối với một số kỹ thuật sẽ được dỡ bỏ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt câu hỏi: "Chúng tôi không chiến đấu với bất kỳ ai, vậy tại sao các bạn vẫn duy trì lệnh cấm vận?". Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa được phép nhập cảng nhiều kỹ thuật được coi là quan trọng đối với an ninh của Hoa Kỳ, nhưng Hà Nội đã được phép nhập cảng vũ khí thông thường từ Mỹ, trong đó có một số kỹ thuật phi đạn.

Theo báo chí trong nước, tại hội nghị này, Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh việc "tháo gỡ các nút thắt này thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, mang lại lợi ích lớn hơn cho người dân, doanh nghiệp hai nước".
Hội nghị Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 7 hôm nay có chủ đề chính là "Chính sách và hướng tiếp cận nhằm đảo bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung". Đây là hội nghị thứ hai kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên hàng "Đối tác Chiến lược Toàn diện" vào tháng 9/2023.
Thủ tướng Việt Nam cho biết chuẩn bị làm việc với lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn của Mỹ, trong đó có lãnh đạo tập đoàn Nvidia, với trọng tâm là các lĩnh vực chuyển đổi số, điện toán đám mây, hay kết nối vạn vật (Internet of Things, gọi tắt là IoT)... Việt Nam cũng muốn đẩy mạnh truyền thông vệ tinh và đang đàm phán với tập đoàn hàng không vũ trụ SpaceX của Hoa Kỳ.
Tổng thống tân cử Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế lên tới 20% đối với tất cả các mặt hàng nhập cảng, và đòi hỏi quan hệ thương mại cân bằng hơn với các nước xuất siêu sang Mỹ. Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng số một của Việt Nam. Việt Nam hiện xuất siêu sang Mỹ khoảng 80 tỉ Mỹ kim hàng năm. Mỹ hiện đứng hàng thứ 11 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với gần 12 tỉ Mỹ kim, tính đến tháng 10/2024.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, ngoài đề nghị tăng cường hợp tác trong lĩnh vực viễn thông không gian và kỹ thuật số, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh đến nhiều dự án lớn mang tính "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái", cần được đầu tư, như hệ thống đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, tuyến đường sắt kết nối các nước trong khu vực, tái khởi động dự án điện nguyên tử, các cảng biển lớn, khai thác không gian biển, kỹ thuật xanh...


Thủ Tướng Chính Kêu Gọi Mỹ Bỏ Hạn Chế Xuất Cảng Kỹ Thuật Cao, Công Nhận 'Kinh Tế Thị Trường'


(Hình AP: Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.)
-Thông tấn xã Reuters và trang tin chính thức của chính phủ Việt Nam cho hay hôm 27/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính thúc giục Hoa Kỳ dỡ bỏ các hạn chế xuất cảng đối với một số kỹ thuật và bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Phát biểu của ông Chính được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ ở Hà Nội vào ngày 27/11, với sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper và các viên chức, đại diện doanh nghiệp hai bên.
"Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam đối với một số kỹ thuật", thông tấn xã Reuters dẫn lời ông Chính phát biểu tại hội nghị. "Chúng tôi không chiến đấu với bất kỳ ai, vậy tại sao quý vị vẫn duy trì lệnh cấm vận?", ông Chính nói thêm.

Hoa Kỳ hiện đang hạn chế Việt Nam tiếp cận vũ khí hóa học và sinh học cũng như những kỹ thuật được coi là quan trọng đối với an ninh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Việt Nam đã được phép nhập cảng những vũ khí thông thường từ Mỹ, cũng như một số kỹ thuật nguyên tử và phi đạn.
Ông Chính cho biết Việt Nam đang tập trung làm các dự án lớn mang tính "chuyển đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế" như nhà máy điện nguyên tử, đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, các phi trường, cảng biển lớn, hệ thống đường bộ cao tốc, phát triển cả 5 loại hình giao thông-vận tải, các trung tâm trung chuyển quốc tế, bảo đảm cung ứng đủ điện, xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia, khai thác các không gian phát triển mới như không gian vũ trụ, không gian ngầm, không gian biển.... Ông đề nghị các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam trong những lĩnh vực ưu tiên nói trên, theo Báo Chính Phủ.
Ông Chính cũng cho biết thêm rằng Việt Nam muốn phát triển thông tin liên lạc vệ tinh và đang đàm phán với gã khổng lồ về hàng không vũ trụ SpaceX của Mỹ.
Ngoài ra, Thủ tướng Việt Nam cũng nhắc lại lời kêu gọi Hoa Kỳ công nhận quốc gia do Cộng sản điều hành là nền kinh tế thị trường, một động thái có thể giúp giảm thuế quan đối với các giao dịch bị trừng phạt, theo thông tấn xã Reuters.
Ông Chính tuyệt nhiên không đề cập gì đến khả năng Hoa Kỳ sẽ áp thuế đối với Việt Nam mặc dù chính quyền Trump sắp tới đã đe dọa sẽ áp thuế lên tới 20% đối với tất cả các mặt hàng nhập cảng.
Việt Nam là nước xuất cảng đáng kể sang Hoa Kỳ và có thặng dư thương mại lớn với Hoa Thịnh Ðốn. Năm 2023, tổng lượng hàng nhập cảng của Việt Nam từ Hoa Kỳ là 9,8 tỉ Mỹ kim, trong khi lượng hàng xuất cảng của Việt Nam sang nền kinh tế lớn nhất thế giới cao hơn 12 lần, đạt 118,9 tỉ Mỹ kim, dẫn đến thặng dư thương mại lớn có lợi cho Hà Nội, biến quốc gia Đông Nam Á trở thành một trong những mục tiêu chính của các chính sách tái cân bằng thương mại của ông Trump.


Tổng Bí Thư Tô Lâm Trao Huy Hiệu 45 Năm Tuổi Đảng Cho Ông Trần Quốc Vượng


(Hình AFP: Ông Trần Quốc Vượng (hàng đầu bên trái) và ông Đinh Thế Huynh (hàng đầu, bên phải) ở Đại hội Đảng 12 năm 2016.)
-Hôm 28/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho cựu thường trực ban Bí thư Trần Quốc Vượng, sau khoảng thời gian vắng bóng trên chính trường.
Theo báo điện tử ĐCSVN, phát biểu sau khi được trao tặng, ông Vượng khẳng định đã và sẽ luôn luôn tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, tiếp tục phấn đấu xứng đáng với danh hiệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và bày tỏ tin tưởng, đứng trước những vấn đề hệ trọng, Đảng sẽ luôn có quyết sách đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, chèo lái đất nước ổn định và phát triển.

Trước đó Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng cũng tổ chức lễ trao huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho người tiền nhiệm của ông Vượng là Đinh Thế Huynh.
Hồi năm 2016, Bộ Chính trị phân công ông Huynh giữ vị trí Thường trực Ban Bí thư, vị trí quyền lực thứ hai trong Đảng chỉ sau Tổng Bí thư, tuy nhiên, đến tháng 3/2018 Bộ Chính trị lại thông báo chính thức cho ông Huynh thôi giữ chức để đi chữa bệnh dài hạn.
Người kế nhiệm ông Huynh là Trần Quốc Vượng được kỳ vọng thay thế chức vụ của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng không được Đại hội Đảng 13 (2021) bầu, sau đó nghỉ hưu trí theo chế độ.
Gần đây, cả hai ông Đinh Thế Huynh và Trần Quốc Vượng cũng như cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện trở lại sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời không lâu.


Dự Án Khai Thác Bô-Xít Tây Nguyên Lọt Vào Tầm Ngắm của Ban Chỉ Đạo Phòng, Chống Tham Nhũng


(Hình REUTERS/Kham: Tướng Võ Nguyên Giáp trong một cuộc phỏng vấn năm 2004.)
-Ngày 28/11/2024, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra nhắm vào việc quản lý, khai thác khoáng sản.
Đáng chú ý, dự án khai thác quặng bô-xít ở tỉnh Đắc Nông là một trong những dự án thuộc diện bị thanh tra.
Ngoài ra, các dự án khai thác đất hiếm và vonfram ở các địa phương như Lai Châu và Thái Nguyên cũng thuộc diện thanh tra.
Trong cuộc họp báo công bố quyết định thanh tra, ông Lê Sĩ Bảy, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, tiết lộ đây là quyết định do Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực tiếp đưa ra.
Đây là ban chỉ đạo do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thành lập, được Bộ Chính trị thông qua vào năm 2013, qua Quyết định 162/-QĐTW.
Trong những năm qua, ban chỉ đạo này được cho là đã đứng sau nhiều vụ thanh tra nhắm vào các vụ án tham nhũng lớn, dẫn đến sự ra đi của nhiều viên chức cấp cao.

Các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên từng khiến dư luận dậy sóng hồi những năm 2008 và 2009, khiến các tướng lĩnh quân đội như tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Đồng Sĩ Nguyễn lên tiếng phản đối.
Các nhân sĩ, trí thức nổi tiếng như Chu Hảo, Phạm Chi Lan, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, cũng đồng ký tên vào một bản tuyên bố kêu gọi Bộ Chính trị, Quốc hội, và Chính phủ dừng các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên.
Các lo ngại xoay quanh vấn đề môi trường, kinh tế-xã hội, và đặc biệt là sự dính líu của phía Trung Quốc vào hoạt động khai thác trên địa bàn Tây Nguyên, được cho là có vai trò chiến lược của Việt Nam.
Hai dự án khai thác bô-xít ở các tỉnh Tây Nguyên bị phản đối gồm dự án Nhân Cơ ở tỉnh Đắc Nông, và dự án Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng.


Một Đại Tá Công An Được Bổ Nhiệm Làm Thẩm Phán Tòa Tối Cao


(Hình REUTERS/Kham: Một viên công an đứng gác trước cổng Tòa án Nhân dân Tối cao, Hà Nội, tháng 11 năm 2007.)
-Ngày 28 tháng 11, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua đề nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, về việc bổ sung Thẩm phán vào cơ quan cao nhất của hệ thống tòa án Việt Nam.
Đáng chú ý là trong số 2 Thẩm phán của tòa tối cao được bầu bổ sung lần này, có ông Nguyễn Quốc Đoàn, người chưa từng đảm nhiệm bất cứ vị trí nào trong lĩnh vực Tư pháp.Thông tin tiểu sử của ông Đoàn được Báo Lạng Sơn đăng tải cho thấy quá trình công tác của ông diễn ra ở hai lĩnh vực, công an và ngạch Đảng.

Ở ngành công an, ông Đoàn mang hàm đại tá, và từng lên đến chức Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, trước khi được điều động sang ngạch Đảng, nơi ông kinh qua các vị trí Phó Bí thư tỉnh Thừa Thiên Huế, và Bí thư tỉnh Lạng Sơn.
Phản ứng trước thông tin ông Đoàn trở thành thành viên của tòa tối cao, một Luật sư đang hành nghề tại Việt Nam không giấu nổi sự thất vọng, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do (RFA):
"Tôi rất thất vọng với lựa chọn này, một người vốn dĩ có tư duy của ngành công an, quen với tư duy điều tra, trấn áp tội phạm, giờ lại ngồi ghế Thẩm phán tối cao để xét xử số phận con người, một nghề đòi hỏi phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài về các triết lý công lý và công bằng".

Vị Luật sư này cũng tỏ ra lo ngại về khả năng các quyền con người và lợi ích của người dân sẽ không được tòa tối cao cân nhắc đúng mực, khi Thẩm phán có gốc công an.
Ngoài ra, ông Lê Tiến, một người có kinh nghiệm làm việc trong ngành kiểm sát, cũng được bầu làm Thẩm phán của tòa tối cao trong lần này.
Sự việc liên quan đến Tòa án Nhân dân Tối cao được xã hội quan tâm là phán quyết giữ nguyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Lúc này, Chánh án tòa tối cao lúc này là ông Nguyễn Hòa Bình, một người cũng xuất thân từ ngành công an, mang hàm thiếu tướng.


Tin Cộng Ðồng
Derek Tran Trở Thành Dân Biểu Liên Bang Gốc Việt Đầu Tiên ở Quận Cam, California Sau Gần 50 Năm


(Hình AP/Julia Demaree Nikhinson: Lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries, ở giữa, tham dự sự kiện vận động tranh cử cho Derek Tran tại Nhà hàng Golden Sea, ngày 12/10/2024 tại Anaheim, California.)
-Ứng cử viên Dân chủ gốc Việt Derek Tran đã đánh bại Dân biểu Hoa Kỳ Cộng hòa Michelle Steel tại địa hạt 45 miền Nam California hôm 27/11/2024, được thiết kế đặc biệt để trao cho người Mỹ gốc Á tiếng nói mạnh mẽ hơn tại Quốc hội.
Hãng tin AP đã gọi tên người chiến thắng là Derek Tran, đạt 158.104 phiếu, hơn đối thủ là bà Michelle Steel chỉ 596 phiếu.
Bà Steel cho biết trong một tuyên bố rằng "giống như mọi hành trình, hành trình này sẽ kết thúc để bắt đầu một hành trình mới".
Khi giành được ghế vào năm 2020, bà Steel đã cùng với đảng viên Dân chủ Marilyn Strickland của tiểu bang Washington và đảng viên Cộng hòa Young Kim của California trở thành những người phụ nữ Mỹ gốc Hàn đầu tiên được bầu vào Quốc hội.

Derek Tran, một Luật sư và người ủng hộ quyền của người lao động và là con trai của một gia đình tị nạn Việt Nam, cha mẹ của ông đã trốn chạy khỏi chế độ Cộng sản ở Việt Nam để con cái của họ có cơ hội biến Giấc mơ Mỹ thành hiện thực ở Miền Nam California, theo giới thiệu trên trang web Derektranforcongress.
Trong một tuyên bố vào đầu tuần này, ông cho biết chiến thắng của mình "là minh chứng cho tinh thần và sức bền bỉ của cộng đồng chúng ta. Là con trai của những người tị nạn Việt Nam, tôi hiểu tận mắt hành trình và sự hy sinh mà nhiều gia đình trong khu vực của chúng ta đã thực hiện để có một cuộc sống tốt đẹp hơn".
Ông cũng khẳng định trên trang mạng xã hội X rằng, chỉ ở Hoa Kỳ, bạn mới có thể từ người tị nạn chạy trốn không mang theo gì ngoài bộ quần áo trên người trở thành thành viên Quốc hội chỉ trong một thế hệ.

Đảng Cộng hòa hiện nắm giữ 220 ghế tại Hạ viện, còn đảng Dân chủ nắm giữ 214 ghế.
Hãng thông tấn AP vẫn chưa công bố người chiến thắng tại Quận 13 của California, nơi đảng viên Dân chủ Adam Gray đang dẫn trước đảng viên Cộng hòa John Duarte với vài trăm phiếu bầu.
Derek Tran là người Mỹ gốc Việt thứ ba trở thành Dân biểu trong Quốc hội Hoa Kỳ. Hồi năm 2008, ông Joseph Cao Quang Ánh - ứng cử viên Đảng Cộng hòa thắng cử ở khu bầu cử Quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana để trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong Quốc hội.
Một người khác là bà Stephanie Murphy, tên tiếng Việt là Đặng Thị Ngọc Dung, thắng cử năm 2016 ở địa hạt 7 tiểu bang Florida trở thành phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử Quốc hội Hoa Kỳ.


Derek Tran Thắng Michelle Steel, Thành Dân Biểu Gốc Việt Đầu Tiên của California tại Hạ Viện Mỹ

-Ông Derek Tran (đảng Dân chủ), người tranh cử lần đầu, thắng đương kim Dân biểu Michelle Steel (đảng Cộng hòa) tại Địa hạt 45 ở Nam California với mức chênh lệch là 613 phiếu, khi kết quả bỏ phiếu được xác định hôm 27/11/2024, hơn 3 tuần sau Ngày Bầu cử. Bà Steel đã đưa ra tuyên bố chấp nhận thất cử.
Với chiến thắng này của ông, lần đầu tiên cộng đồng người gốc Việt ở tiểu bang California có đại diện tại Hạ viện liên bang Hoa Kỳ. Trên bình diện rộng hơn, hãng thông tấn AP, Los Angeles Times và các báo, đài Mỹ đánh giá đây là một thắng lợi quan trọng của đảng Dân chủ, giúp họ có 214 ghế tại Hạ viện, trong lúc chờ kết quả về duy nhất 1 ghế còn chưa ngã ngũ.
Tính đến nay, đảng Cộng hòa có 220 ghế ở Hạ viện, chỉ cao hơn chút ít mức 218 ghế để nắm thế đa số và kiểm soát viện này.
Ông Derek Tran sẽ đại diện cho một địa hạt nơi có khu vực Little Saigon và cộng đồng người gốc Việt đông đảo nhất tại Mỹ cũng như ở bên ngoài Việt Nam.
"Quả là một vinh dự to lớn khi được bầu để phục vụ nhân dân trong Địa hạt bầu cử số 45 tại California", ông viết trên X vào chiều 27/11, đồng thời cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, những người ủng hộ và các cử tri.

Ông cho biết nữ Dân biểu Michelle Steel đã gọi điện cho ông trong cùng ngày để công nhận bà đã thua và ông sẽ làm việc chặt chẽ với văn phòng của bà về chuyển giao công việc để đội ngũ của ông có thể làm việc ngay vào đầu tháng 1/2025.
Trong một bài đăng khác trên X, được Los Angeles Times dẫn lại, ông Tran bình luận: "Chỉ có ở nước Mỹ mới có việc từ những người tị nạn bỏ chạy không có gì mang theo người trừ quần áo lại trở thành Nghị sĩ trong Quốc hội chỉ trong một thế hệ".
Vẫn theo Los Angeles Times, ông Tran viết trong một tuyên bố rằng "Chiến thắng này là minh chứng về tinh thần và sự kiên cường của cộng đồng chúng tôi. Cha mẹ tôi đến đất nước này để chạy trốn sự áp bức và theo đuổi Giấc mơ Mỹ, và câu chuyện của họ phản ánh hành trình của rất nhiều người tại đây, Nam California".

Còn theo tin của hãng thông tấn AP, ông Tran chia sẻ rằng là con của hai người tị nạn Việt Nam, ông "trực tiếp thấu hiểu hành trình và những sự hy sinh mà nhiều gia đình trong địa hạt của chúng tôi đã phải trải qua để có cuộc sống tốt đẹp hơn".
Los Angeles Times viết rằng ông Tran sinh ra ở Mỹ trong gia đình có cha mẹ là người tị nạn. Cha của ông bỏ chạy khỏi Việt Nam sau khi Sài Gòn thất thủ vào năm 1975, nhưng tàu bị đắm và vợ con ông ấy đã thiệt mạng. Ông ấy quay về Việt Nam, gặp và cưới người phụ nữ khác – là mẹ của ông Tran hiện nay, sau đó hai ông bà di cư tới Mỹ.

Như Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã đưa tin, ông Derek Tran năm nay hơn 43 tuổi, là Luật sư và nhà vận động ủng hộ quyền của người lao động.
Trong tuyên bố chấp nhận thất cử, bà Michelle Steel cảm ơn các tình nguyện viên, nhân viên và gia đình đã bỏ công sức cho chiến dịch tranh cử của bà, và nói thêm: "Mọi sự do ý Chúa và cũng như mọi hành trình, chuyến đi này kết thúc để chuyến đi mới bắt đầu".
Bà Steel có cha mẹ là người gốc Nam Hàn và được nuôi dạy ở Nhật Bản. Năm 2020, bà trở thành một trong ba phụ nữ Mỹ gốc Hàn được bầu vào Hạ viện. Trong nhiệm kỳ của mình, bà đã chống lại việc tăng thuế, ủng hộ cấp thêm ngân quỹ cho cảnh sát và tuyên bố hậu thuẫn mạnh mẽ cho Do Thái trong cuộc chiến của nước này đánh vào Hamas.


Cộng sản và Giấc Mơ Thống Nhất Lòng Người
(Bình luận của Nam Việt)


(Hình RFA: Một người tị nạn cuốn cờ vàng quanh người trong lễ tưởng niệm 30 tháng 4 tại California, Hoa Kỳ, 2015.)
-Không phải ngẫu nhiên mà chuyện miệt thị cờ vàng, miệt thị một chế độ đã mất ở miền Nam Việt Nam đang xuất hiện ở nhiều nơi, vì chỉ còn vài tháng nữa, chế độ Cộng sản ở Việt Nam sẽ tiến đến ngày ăn mừng kỷ niệm cưỡng chiếm lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa và thống nhất địa lý đất nước.
Sau nửa thế kỷ, Hà Nội đã làm tất cả để xây dựng tính chính danh cho cuộc xâm lăng của mình với thế giới. Nhưng bất ngờ rằng sau từng ấy năm, từng ấy thế hệ con người bị nhồi sọ và bắt buộc phải ca ngợi đảng Cộng sản: Sự phủ nhận quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản vẫn còn y nguyên trong ý thức của người dân, ý thức về đời sống tự do trong đất nước rực đỏ hôm nay.
"Càng hạ thấp giá trị của chế độ Ngụy bao nhiêu, thì có nghĩa rằng chúng ta càng mạnh mẽ trong lý luận về việc giải phóng, thống nhất đất nước", một dư luận viên kể lại chuyện được chính trị viên hướng dẫn đường lối tấn công tất cả các status hay các bình luận trong các group mạng xã hội không thuộc về chính quyền.

Không rõ chính xác là chiến dịch tập trung miệt thị lá cờ vàng và tất cả những thành tựu kinh tế văn hóa của miền Nam được phát động từ khi nào, nhưng từ trước 30 tháng Tư năm 2024, những luận điệu đầu tiên cho chiến dịch này đã được phát pháo.
Một trong những nguyên cớ cho phong trào này, được thấy là từ vụ ca sĩ Hanni Phạm người Úc Ðại Lợi gốc Việt đang được hâm mộ bị "phát giác" là hậu duệ của một gia đình Việt Nam Cộng Hòa. Đau thật, thế là một luận điệu được phát ra trên mạng xã hội, rầm rộ với tiêu chí rằng "thần tượng thì bao nhiêu cũng có, nhưng tổ quốc thì chỉ có một", và một cô bé tham gia ngành giải trí Kpop hát-nhảy, đột nhiên được nâng lên ngang hàng với tổ quốc trong những ngôn luận ngu xuẩn của giới dư luận viên.
Nhưng câu chuyện của cô bé Hanni Phạm cũng giới thiệu cho thấy sự thao túng của giới dư luận viên điên cuồng và thiếu suy nghĩ chỉ có thể tác động được ngay trong nội bộ của giới đó mà thôi, vì chính ngay tất cả những sản phẩm quảng cáo thương mại có hình Hanni Phạm ở ngay trung tâm Sài Gòn, vẫn ngang nhiên xuất hiện bất chấp những sự lăn lộn và nghiến răng đau khổ của những thành phần yêu tổ quốc theo phong trào. Trên bề mặt của thế giới thì các show diễn của nhóm New Jeans, với Hanni Phạm là một trong những gương mặt tâm điểm, vẫn không hề hấn gì.

Từ cách thức chọn nạn nhân theo từng đợt của Ban tuyên giáo, người ta nhận ra cách chiêu bài tấn công vào cá nhân hình ảnh và sự kiện, chỉ với một mục đích là nhằm bôi nhọ phẩm giá, và cố gắng xóa những giá trị đã có của thời đại Việt Nam Cộng Hòa trong cách nhìn nhận của đám đông, vốn không thể lay chuyển trong suốt 50 năm qua. Chế độ Cộng sản chỉ có thể làm vậy với sự tự ti và ganh ghét của tư duy chiếm đóng.
Nhưng qua những đợt tấn công đó, tính ấu trĩ tư duy của đám tuyên giáo đã tự phá vỡ những lý luận của họ, và cũng khiến cho các tầng lớp tiên phong ngôn ngữ tuyên truyền phải im lặng, và buộc thay thế những từ ngữ tục tĩu để qua chuyện trong các đối thoại. Chẳng hạn trong việc chuyện chính phủ Mỹ "đô hộ" và "nuôi" chế độ "tay sai" Việt Nam Cộng Hòa, Với dư luận viên không đủ khả năng ngôn ngữ, và trí tuệ để có thể xác định Mỹ hôm qua xấu, và Mỹ hôm nay tốt là như thế nào trong cuộc kết nối giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Ðốn lúc này. Và "tay sai" Việt Nam Cộng Hòa thì khác thế nào với vai trò "tay sai" của đảng Cộng sản ở Việt Nam trong vòng tay quốc tế Cộng sản?
Một trong những ngôn luận có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang mạng lúc này là cách giới dư luận viên chế ảnh, miệt thị lá cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa, diễu cợt việc một chế độ thua trận... nhưng đằng sau những ồn ào đó, giới thiệu một sự ẩn ức không thể nào giải tỏa về chuyện một chế độ đã mất nửa thế kỷ, nhưng vẫn còn tồn tại mạnh mẽ trong ý thức của người dân, thậm chí tạo ra nhiều cảm hứng ở các thế hệ mới, như một niềm tin về sự khác biệt với chính quyền độc tài Cộng sản hôm nay.

Trong cách cố gắng để "thống nhất" lòng người bằng bạo lực ngôn từ, sau 50 năm dùng bạo lực súng đạn cưỡng chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, chính Hà Nội cũng để lộ ra một khoảng trống không lấp đầy được, bởi ngay trong nội bộ của chế độ không phải ai cũng dễ nghe theo lý luận của ban tuyên giáo. Liên tục những sự kiện thời sự lại nhắc về giá trị của Việt Nam Cộng Hòa, chẳng hạn như gần đây là sự kiện ngư dân Việt bị Trung Quốc đánh đập, hủy hoại tài sản và bắt giam ở Hoàng Sa, người ta lại nhắc rất nhiều về chuyện Việt Nam Cộng Hòa đã không ngại ngần nã súng vào Trung Cộng để giữ gìn đất nước của mình, dù lực không tương xứng.
Ngay khi sách lịch sử mới của Hà Nội phát hành, việc bỏ từ ngữ "ngụy quyền" và thừa nhận tính chính danh của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, thì nhiều trí thức của chế độ đã vỗ tay, ca ngợi là một bước tiến quan trọng, có lợi cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đối diện với nhiều tờ báo đầy "tính đảng" vẫn phản đối, tiếp tục giữ giọng hằn học cũ về "ngụy quân", "ngụy quyền"... sự khác biệt về tư tưởng này há chẳng phải cho thấy rằng tham vọng "thống nhất tư tưởng" của người dân Việt Nam không thích Cộng sản, là đang quá sức của Hà Nội, trước khi chế độ có thể thống nhất được ngay trong nội bộ mình của về những sai lầm đã có?
Mỗi chặng của các đợt tấn công bằng ngôn từ ban tuyên giáo tung ra, hầu hết đều kết thúc trong im lặng với sự thất bại không được báo cáo công khai. Ví dụ như trong trường hợp phỉ báng cờ vàng trên một số trang mạng xã hội của dư luận viên, thì ngay sau đó đã xuất hiện rất nhiều các status, các nhóm giới thiệu về cờ vàng với sự trân trọng, cũng như chỉ ra sự ngu xuẩn của chuyện phỉ báng ông cha của mình, trong khi tung hô lá cờ đỏ ngoại lai, có cội nguồn từ Trung Cộng. Hòn đá mà giới dư luận viên ném đi, nó không lặng lẽ chìm xuống hồ, mà ngược lại nó lại phản hồi lại rất nhiều câu chuyện, mà chính ban tuyên giáo cũng phải im lặng trong thất bại.
Khi bài viết này xuất hiện, cũng là lúc đợt tấn công mới của ban tuyên giáo phát động cho giới dư luận viên xông vào các nhóm đăng tải về hồi ức Sài Gòn xưa, những hình ảnh đẹp của ký ức thời Việt Nam Cộng Hòa... và miệt thị rằng thời Mỹ Ngụy nhìn lại thì nghèo khó, băng hoại, không bằng thời của chế độ Cộng sản hôm nay. Nhưng cũng không có tay dư luận viên nào có thể trả lời rằng suốt 50 năm nay, cư dân của Việt Nam Cộng Hòa đã phải tồn tại như trong một vùng chiếm đóng, làm ra 100 đồng, thì đã phải cống nạp cho Hà Nội hết 80 đồng, như trả nợ quá khứ, đồng thời phải chứng kiến bao nhiêu chuyện nhơ nhuốc của giới lãnh đạo Ba Đình?
Chắc chắn sẽ còn nhiều những đợt tấn công với những đủ trò thô bỉ và hèn hạ của Hà Nội, đối với một chế độ đã mất, mà người dân hiện vẫn bảo vệ nó một cách âm thầm, dù nói ít hoặc không thể nói ra. Và khi Ba Đình còn phải vật vã tổ chức những cuộc tấn công như vậy, chế độ Cộng sản vẫn còn phải ôm giấc mơ về chuyện thống nhất được lòng người Việt, dưới lá cờ màu quốc tế Cộng sản.


Thức Ăn Lễ Tạ Ơn Năm Nay Ít Tốn Kém Hơn Nhưng Người Việt Vẫn Chi Nhiều


-Người dân ở Mỹ sắp sửa đón mừng Lễ Tạ ơn vào ngày thứ Năm này bằng những bữa ăn đầm ấm bên người thân và bạn bè giữa lúc vật giá tăng cao vẫn còn là mối lo ngại đối với nhiều gia đình.
Dù vậy, một khảo sát kinh tế mới đây lại cho thấy một bữa ăn tối trong ngày Lễ Tạ ơn – bao gồm một con gà tây nướng cùng những rau củ và bánh mì kèm – ít tốt kém hơn những năm trước đây.
Chi phí cho bữa ăn ngày lễ năm nay – ước tính là 58,08 Mỹ kim cho một buổi tụ tập 10 người, hoặc 5,81 Mỹ kim mỗi đầu người – đã giảm 5% so với năm 2023, là mức thấp nhất kể từ năm 2021, theo một cuộc khảo sát toàn quốc về giá thực phẩm của Liên đoàn Nông trại Hoa Kỳ (AFBF), đại diện hàng triệu nông dân Mỹ.
"Nếu đồng Mỹ kim của bạn có sức mua chung tương đương với sức mua của người tiêu dùng vào năm 1984... thì đây sẽ là bữa ăn Lễ Tạ ơn rẻ nhất trong lịch sử 39 năm của cuộc khảo sát Lễ Tạ ơn của AFBF, trừ trường hợp ngoại lệ vào năm 2020", các tác giả viết.

Ví dụ, gà tây rẻ hơn 6% so với năm 2023, mặc dù cúm gia cầm đã làm giảm một phần số lượng gà tây có sẵn. Trữ lượng sụt giảm thường đẩy giá lên cao, nhưng người Mỹ đang ăn ít hơn khoảng 1 pound (khoảng 0,5 kg) gà tây một người mỗi năm, do đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn để bù đắp nguồn cung bị ảnh hưởng, theo NBC News.
Một số loại thực phẩm qua chế biến có thể xuất hiện trên bàn tiệc Lễ Tạ ơn hiện có giá đắt hơn. Bánh mì ổ nhỏ (dinner rolls) và bánh mì nhồi gà tây (stuffing) đều được bán với giá cao hơn 8% so với một năm trước. Ngược lại, khoai lang và sữa nguyên kem có mức giảm giá hằng năm mạnh nhất, lần lượt giảm 26% và 14%. Dù giá quả nam việt quất (cranberry) tươi tăng 12%, đảo ngược mức giảm 18% của năm trước, nó vẫn ở mức thấp nhất kể từ năm 2015 – và khi điều chỉnh theo lạm phát, giá ngang bằng với giá vào năm 1987, báo cáo cho biết.
Dù vậy, giá thức ăn cho dịp Lễ Tạ ơn đã tăng 19% kể từ năm 2019, theo AFBF.
Đối với nhiều gia đình người Việt, Lễ Tạ ơn cũng là một dịp quan trọng để mọi người quây quần họp mặt ngoài dịp Tết cổ truyền. Những bữa ăn của một số gia đình cũng có món gà tây dù nhiều gia đình ưa chuộng những món ăn truyền thống khác của Việt Nam phù hợp với khẩu vị của mình hơn.
Bà Mã Tiểu Linh, cư dân ở thành phố Woodbridge thuộc tiểu bang Virginia, cho biết lạm phát trong những năm qua đã khiến giá đồ ăn tăng cao ở nơi bà sinh sống. Mùa Lễ Tạ ơn này, bà nói bà mua được ít đồ hơn nhưng số tiền bỏ ra nhiều hơn.
Bà hết sức ngạc nhiên khi được cho biết về kết quả cuộc khảo sát của AFBF nói một bữa ăn ngày lễ cho 10 người năm nay chỉ tốn khoảng gần 60 Mỹ kim.
"Bữa ăn Lễ Tạ ơn của gia đình mình mọi năm thì đông", bà nói, cho biết tổng số người của gia đình bà là 10 người. "Tôi không thấy mua được cái gì nhiều mà bill là 600 Mỹ kim rồi. Ngày hôm nay phải đi mua nữa nè".
"Thống kê mà nói đồ ăn rẻ hơn thì tôi cũng muốn biết thống kê ở chợ nào để tôi ra đứng xếp hàng mua", bà nói vui. "Không thể nào như vậy, con gà tây có thể rẻ hơn năm 2023 nhưng rau, hành, cải, ngò nó tăng lên thì cũng như không. Mà một bữa ăn của mình đâu phải chỉ có con gà tây".

Bà Mai Hoa, một cư dân ở thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, cho biết năm nay bà cũng tiêu tốn khoảng từ 500 tới 600 Mỹ kim cho bữa ăn Lễ Tạ ơn. Bà nói bữa ăn này dành cho gia đình bao gồm hai vợ chồng bà, các con và các cháu từ 8 đến 10 người.
Bà nhận xét số tiền này "không cao hơn mà cũng không thấp hơn" nhiều so với chi phí mọi năm. Đồ ăn Mỹ thì giá không đắt hơn mọi năm nhưng đồ ăn Việt Nam thì có đắt hơn, bà cho biết thêm.
Nhưng chi phí ăn uống không phải là điều quan trọng đối với bà; điều quan trọng là bà có dịp cùng con cháu quay quần sum họp.
"Thường thường trong gia đình thì không phải một người lo hết. Mình có con thì con mình cũng phụ thêm, rồi mình phụ thêm cái gì mình thích", bà chia sẻ. "Mỗi người chung nhau một chút xíu thì nó cũng vui và cũng có tình cảm hơn là một người lo hết từ A cho tới Z".
Số tiền người ta tiêu tốn cho bữa ăn tối Lễ Tạ ơn cũng sẽ phụ thuộc vào khu vực địa lý. Các gia đình ở miền Tây, khu vực đắt đỏ nhất cho các mặt hàng tạp hóa trong ngày lễ, sẽ chi tiêu trung bình nhiều hơn khoảng 18% so với những người sống ở miền Nam, nơi có giá rẻ nhất, theo ước tính của AFBF.

Không có nhận xét nào: