Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2024

Giới Thiệu Tiệc Tân Niên Hội Đồng Hương Bình Thuận, Chủ Nhật Tuần Này! và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Giới Thiệu Tiệc Tân Niên Hội Đồng Hương: Bình Thuận Quê Tôi, Biết Bao Tình Mến! -Bình Thuận, là một tỉnh đẹp miền ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển xanh rì rất đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng. Bình Thuận với cảnh sắc nên thơ, phong cảnh thơ mộng hữu tình, Bình Thuận có khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt: nắng và mưa. Mỗi một mùa Bình Thuận lại mang đến trong mình những vẻ đẹp riêng, mỗi mùa một vẻ. Nên ai đã một lần ghé qua Bình Thuận, thì khó mà quên những hình ảnh đẹp này!
<!>
Chưa kể, Bình Thuận còn có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, là nơi hội tụ và giao thoa văn hoá giữa các dân tộc. Khi nhắc đến những nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Bình Thuận, thì không thể nào bỏ qua được những di tích văn hóa, lịch sử và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Đây là yếu tố góp phần tạo nên nét đặc trưng và ấn tượng cho văn hóa Bình Thuận.
Vì có phong cảnh đẹp và nên thơ, với chiều dài lịch sử, in đậm trong tim, nên đồng hương Bình Thuận rất tự hào, yêu mến quê hương của mình, đi đâu cũng nhớ về Bình Thuận!

“Tiếng đồn con gái Phú Yên
Con trai Bình Thuận đi cưới một thiên cá nòi!”


Nhất là vào những ngày được hội ngộ, gặp gỡ Đầu Năm, nên hân hạnh giới thiệu:

Hội Thân Hữu Bình Thuận Bắc Cali: Mừng Xuân Hội Ngộ Bình Thuận!
Lúc 10 giờ 30 sáng, Chủ Nhật Ngày 3 tháng 3 năm 2024 (tuần này!)
Tại Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca.
Liên lạc với BTC: (408) 425-6797 (408) 300-2426
Trân Trọng Kính Mời


VỀ BÌNH THUẬN ĐI ANH!
(Hoa Cỏ May)



Hãy về Bình Thuận quê em
Trong chiều biển nắng êm đềm hát ca
Đồi Dương Cồn Cát mặn mà
Về đi anh hỡi có ta với mình
Tháp Chàm thành cổ lung linh
Lầu ông Hoàng đó mối tình diễm xưa
Hòn Rơm Mũi Né phủ dừa
Đi ngang Đồi Sứ một trưa nắng hồng
Kê Gà biển rộng mênh mông
Bên trời Tà Cú cánh đồng lúa xanh
Chùa Hang Cổ Thạch trong lành
Cù Lao Câu đó như tranh lụa màu
Nghĩa tình cha mẹ trước sau
Ấm lòng của biển bên nhau tháng ngày
Hãy về ở lại nơi đây
Bánh canh gỏi cá rượu say bên đời
Chèo thuyền lướt ván ra khơi
Hòn Bà ở giữa biển trời luyến thương
Phía xa ruộng muối con đường
Người nông dân ấy tình vương vấn nhiều
Anh về mình lại thêm yêu
Mùa hoa muống biển tím chiều câu thơ
Anh ơi… Bình Thuận em chờ
Về đi anh nhé nguyệt tơ sẽ thành!
 

Nhớ nhé! Đừng quên! Mừng Xuân Hội Ngộ Bình Thuận!
Lúc 10 giờ 30 sáng, Chủ Nhật Ngày 3 tháng 3 năm 2024 (tuần này!)
Tại Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca.
Liên lạc với BTC: (408) 425-6797 (408) 300-2426


Bình Thuận Quê Hương và Đậm Ân Tình
(Theo Lê Văn Thắng)


“Tiếng đồn Đại Nẫm nhiều xoài
Xuân Phong nhiều cốm, Phú Tài mạch nha
Lấy vợ chẳng lấy đâu xa
Con gái Phan Thiết nết na dịu hiền”
-Bình Thuận trong tôi, quê hương với những ân tình không bao giờ nhạt phai và không thể nào quên, Bình Thuận không những là nơi chôn nhao, cắt rún của tôi, là nơi đã nuôi lớn khôn tôi, là vựa kỷ niệm của tuổi thơ tôi, mà còn là nơi tôi tiếp nhận những món nợ ân tình quí báu.
Tôi đã lớn lên từ những tháng ngày giung dăng giung dẻ ở động cát Mủi Né, tai nghe quen các lời ru mật ngọt của Mẹ chen lẫn vị ngọt dừa tươi, đến những cơn gió hiu hiu đợi Xuân sang, cùng nụ cười tươi của ngư phủ vui mừng vì trúng mùa cá nục. Bình Thuận cho tôi vị thơm ngon, mặn mà của nước mắm nhĩ, nước mắm cá cơm Mũi Né.

Tôi cũng nghe quen tiếng chuông chùa của những thời công phu sáng, tối và nhịp mõ, câu kinh đều đều của của phật tử trong làng. Tôi cũng nghe quen tai tiếng chuông đổ của nhà thờ trong xóm đạo. Hình ảnh thanh thiếu niên GĐPT đi chùa hay những cjiếc áo dài tha thướt trên xóm đạo vào mỗi Chủ Nhật cũng là những hình ảnh dễ thương và đáng nhớ. Bây giờ, những tiếng chuông chùa hay chuông nhà thờ có còn hay không, có thiêng liêng như trước hay không, hay chỉ là là những tiếng than van, ai oán. Những tà áo thướt tha mỗi Chủ Nhật có còn nên thơ nữa không?
Quê hương Bình Thuận đã tạo nên “tôi” với lời dạy dỗ của các Thầy Cô, từ trường Tiểu Học Thạch Long đến Trung Học Phan Bội Châu, bên cạnh lời dạy dỗ của Cha, của Mẹ. Tôi được học cách làm người. Tôi được học để trở thành công dân tốt bằng những bài học đầy nhân bản chứ không phải những bài học chính trị nhằm mục đích nhồi sọ như ngày nay, diễn ra chính trên quê hương yêu dấu của mình. Tôi được học để tự hào về lịch sử bốn ngàn năm văn hiến với gương anh hùng, liệt nử của các thời đại, từ thửơ phá giặc phương Bắc đến đắnh Tây, chống Nhật, hay lòng trung thành của tiền nhân, không kể họ đúng phía nào của các cuộc nội chiến, không học bẻ cong tầm nhìn về lịch sử theo chiều hướng của những người nắm quyền, không học về tiểu sử và càng không học ca tụng người nắm quyền và đặc biệt, không có một “đảng trị” để uốn nắn trẻ thơ. Chúng tôi được học về chữ hiếu _ hiếu với cha mẹ, ông bà. Chúng tôi được học làm con ngoan của cha mẹ và cháu ngoan của ông bà chứ không làm cháu ngoan cho một lãnh tụ nào khác. Chúng tôi học để tự chọn cho mình một tương lai, một lối sống. Và trong suy tư của riêng mình, mình có quyền chọn hay không một thần tượng cho mình. Không ai bắt buộc chúng tôi phải chọn một mẫu người nào đó là thần tượng cho cá nhân mình.


Tuổi thơ tôi thật hồn nhiên và đẹp đẽ như bình minh, mát mẻ như sương sớm. Tôi không có một lo nghĩ nào khác, ngoài việc học hành. Tôi có quyền suy tư và phát biểu những gì tôi muốn, tôi thích, tôi nghĩ. Tuổi thơ tôi thật sự êm đềm đúng nghĩa cho một trẻ em đang sống tại bất cứ một đất nước dân chủ nào, dù cường độ chiến tranh tại miền Nam lúc bấy giờ lên cao và những biến động cứ tiếp nối nhau. Tôi đã từng đọc báo, nghe thấy đủ mọi hướng, mọi phê bình nhưng không bao giờ chuyện thời sự làm xao động tâm hồn mới lớn.
Tại Bình Thuận, nói khác hơn là tại Mũi Né, trong thời kỳ còn thơ, tôi cũng đã từng chứng kiến những cái chết của người lính VNCH, đã từng thấy những cái chết của du kích Việt Cộng và dĩ nhiên, đó là chuyện người lớn, không ai bắt chúng tôi xen vào, không ai bắt chúng tôi suy nghĩ, không ai buộc chúng tôi hoan hô hay đã đảo người nào, bên nào, và dĩ nhiên, những cái chết ấy cũng không hề xáo động chúng tôi, ngoại trừ những trẻ thơ sống trong vùng có Việt Cộng kiểm soát. Ngay cả trong trận Tết Mậu Thân, nhà tôi ở tại đường Hải Thượng Lãn Ông, Phan Thiết, bị tàn phá, tôi đã chứng kiến cảnh người bạn cùng liên lớp, ở kế vách, là Phan Chưởng Lý, bị trúng đạn pháo kích của VC mà qua đời, chúng tôi hằng đêm phải đi tỵ nạn ở Cồn Chà, đời sống có một chút bất tiện, nhưng cũng không ai khuấy động tâm hồn của mình, không ai bắt chúng tôi đã đảo VC.

Tôi nhớ những chuyến xe đã đưa tôi đi từ Mũi Né đến Phan Thiết, qua Lại An, Kim Ngọc, Phú Long, về Phan Lý Chàm, Phan Rí Thành, Phan Rí Cửa, đến Duồng... Những chuyến xe đầy nụ cười tươi vui của khách hàng với cuộc sống trông êm đềm, hạnh phúc, không có dấu hiệu sợ hãi, không có dấu hiệu của cuộc sống vội vã trong chiến tranh, không tiềm tàng một cuộc sống khó khăn vì tham nhũng, hối lộ. Bạn hàng trên các chuyến xe không có những lo sợ bị cướp giựt bởi nhân viên công lực, cũng không có những lo lắng hay mệt mõi trong việc làm ăn như việc làm ăn dưới một chính quyền cướp giựt.
Tuổi thơ tôi ở Bình Thuận là thế đó. Sau này, khi lớn khôn hơn, khi trưởng thành hơn, tôi mới biết được rằng, sở dĩ tôi có một tuổi thơ trọn vẹn là nhờ vào một chính phủ dân chủ và tự do, dù rằng nền dân chủ ấy không tuyệt đối như các nước tân tiến ở thời bình; là nhờ vào sự hy sinh của những người lính VNCH; là nhờ vào một hệ thống chính quyền với nền giáo dục, y tế, thông tin ... tiến bộ. Dù miền Nam lúc ấy đang còn chiến tranh, nhưng xã hội lúc ấy chắc chắn hơn xa xã hội thời bình của các nước Cộng Sản, nhất là CSVN khi mà người dân lên tiếng chống ngoại xâm phương Bắc cũng bị cấm đoán…..


Sau 75, tôi nhìn quê hương thân yêu trong ngỡ ngàng, xa lạ, Bình Thuận của tôi không còn mang linh hồn của Bình Thuận thửơ nào.
Tôi quyết định rời quê hương thân yêu, rời Bình Thuận thân thương. Và bây giờ, gần nửa thế kỷ, tôi vẫn còn trằn trọc kiếp sống ly hương với niềm thương nhớ Bình Thuận khôn nguôi.
Bình Thuận ơi! Bình Thuận của quê hương và ân tình. Trong cơn mơ, tôi thấy quê hương không còn bóng giặc và linh hồn Bình Thuận lại sáng hơn xưa.


Nhớ nhé! Mừng Xuân Hội Ngộ Đồng Hương Bình Thuận!
Lúc 10 giờ 30 sáng, Chủ Nhật Ngày 3 tháng 3 năm 2024 (tuần này!)
Tại Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca.
Liên lạc với BTC: (408) 425-6797 (408) 300-2426


BÌNH THUẬN QUÊ TÔI
(Hoa Cỏ May)


Tôi trở về một ngày lúa đơm bông
Thoảng trong gió bên cánh đồng mùi sữa
Người nông dân ấm tình quê chan chứa
Mùa vụ nào cũng nhớ lắm không quên
Chiều bên nhau bữa cơm trắng rau dền
Nhưng ngọt lắm với cái tên đạm bạc
Dù đi xa nhưng mặn nồng câu hát
Bình Thuận quê mình khao khát đắm say
Kia giàn mướp bờ ao nhỏ đong đầy
Hàng tre xanh bóng dáng gầy của mẹ
Lom khom bảo nụ hoa cà vừa hé
Trái lớn rồi mẹ hái gửi cho con
Tôi nhìn về nơi đôi mắt héo hon
Bàn tay sạm vẫn còn lo chưa dứt
Trái bầu xanh bám cheo leo bên vực
Suốt một đời đêm trăn trở nắng mưa
Bông lúa vàng chị tôi gặt sớm trưa
Chiếc xe trâu đã chở về bên mái
Từng ụ rơm tuổi thơ mình trở lại
Theo cánh diều mãi mãi ở trong tim
Cái nắng hanh góc nhà xưa trốn tìm
Biển dạt dào sóng êm đềm nhung nhớ
Đây quê hương gửi trao anh một thuở
Hãy về đi Bình Thuận đó em chờ.


Nhớ nhé! Đừng quên! Mừng Xuân Hội Ngộ Bình Thuận!
Lúc 10 giờ 30 sáng, Chủ Nhật Ngày 3 tháng 3 năm 2024 (tuần này!)
Tại Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca.
Liên lạc với BTC: (408) 425-6797 (408) 300-2426


Tin Quốc Tế Đó Đây
Ông Putin Cảnh Báo Phương Tây Về Nguy Cơ Chiến Tranh Nguyên Tử, Nói Mạc Tư Khoa Có Thể Tấn Công Các Mục Tiêu Phương Tây


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu hôm 29/2/2024.)
-Hôm 29/2/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo các nước phương Tây rằng thực sự có nguy cơ xảy ra chiến tranh nguyên tử nếu họ gửi quân tới chiến đấu ở Ukraine và ông nói rằng Mạc Tư Khoa có vũ khí để tấn công các mục tiêu ở phương Tây.
Phát biểu trước Quốc hội và các thành viên khác trong giới tinh hoa của đất nước, ông Putin, 71 tuổi, lặp lại cáo buộc rằng phương Tây đang cố gắng làm suy yếu nước Nga và ông cho rằng các nhà lãnh đạo phương Tây không hiểu sự can thiệp của họ có thể nguy hiểm đến mức nào vào những gì ông coi là công việc nội bộ của Nga.
Ông mở đầu lời cảnh báo của mình bằng cách đề cập cụ thể đến một ý tưởng do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra hôm 26/2, về việc các thành viên Âu Châu của NATO gửi bộ binh tới Ukraine - một đề xuất đã nhanh chóng bị Mỹ, Đức, Anh và các nước khác bác bỏ.
"(Các quốc gia phương Tây) phải nhận ra rằng chúng ta cũng có vũ khí có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ của họ. Tất cả điều này thực sự đe dọa một cuộc xung đột với việc sử dụng vũ khí nguyên tử và sự hủy diệt nền văn minh. Họ không hiểu điều đó sao?!" ông Putin nói.

Ông Putin, người phát biểu trước cuộc bầu cử Tổng thống ngày 15-17/3 khi ông chắc chắn sẽ tái đắc cử cho một nhiệm kỳ sáu năm nữa, đã ca ngợi điều mà ông nói là kho vũ khí nguyên tử được hiện đại hóa toàn diện của Nga, lớn nhất thế giới.
Cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong quan hệ của Mạc Tư Khoa với phương Tây kể từ cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1962 và ông Putin trước đó đã cảnh báo về sự nguy hiểm của một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga.
Trông rõ ràng là tức giận, ông Putin, nhà lãnh đạo tối cao của Nga trong hơn hai thập kỷ, đã gợi ý rằng các chính trị gia phương Tây nhớ lại số phận của những người, như Adolf Hitler của Đức Quốc xã và Napoléon Bonaparte của Pháp, những người đã xâm lược đất nước của ông không thành công trong quá khứ.
"Nhưng bây giờ hậu quả sẽ bi thảm hơn nhiều", ông Putin nói. "Họ nghĩ nó (chiến tranh) là một bộ phim hoạt hình".


Putin Dọa Chiến Tranh Nguyên tử: Mỹ, Pháp Lên Án Phát Biểu "Vô Trách Nhiệm"


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong Thông điệp Liên bang, tại Mạc Tư Khoa, Nga, ngày 29/2/2024.)
-Hoa Kỳ và Pháp đã lên án các lời lẽ đe dọa chiến tranh nguyên tử mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra hôm 29/2/2024, trong thông điệp Liên bang thường niên.
Theo AFP, trả lời báo giới hôm 29/2/2024, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller nhấn mạnh: "Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nghe những lời lẽ vô trách nhiệm như vậy từ ông Vladimir Putin, và đây không phải là một phát biểu phù hợp với lãnh đạo một quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhắc lại "trước đây, chính quyền Mỹ đã từng thông báo riêng và trực tiếp với Nga về những hậu quả một khi vũ khí nguyên tử được sử dụng". Ông Matthew Miller nhấn mạnh là hiện tại "không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy Nga chuẩn bị đưa vào sử dụng một phương tiện tấn công nguyên tử".

Nước Pháp cũng lên án phát biểu "vô trách nhiệm" của lãnh đạo Nga. Trả lời báo giới hôm qua, Bộ trưởng Bộ Quân lực Pháp, Sébastian Lecornu, tố cáo lời lẽ của ông Putin biến nước Nga "từ một quốc gia xâm lược trở thành nạn nhân", đồng thời nhấn mạnh là mối đe dọa Nga đang "trở nên nghiêm trọng hơn hẳn cách nay hai năm".
Trong thông điệp Liên bang hôm 29/2, ông Putin đe dọa chiến tranh nguyên tử bùng nổ để đáp trả quan điểm "từ phương Tây" cho rằng các đồng minh có thể đưa quân đến Ukraine để hỗ trợ Kyiv chống cuộc xâm lăng của Nga. Chủ nhân Ðiện Cẩm Linh nói rõ là Nga "có các vũ khí có khả năng tấn công vào những mục tiêu trên lãnh thổ các đồng minh của Ukraine".
Trả lời AFP, bà Héloïse Fayet, chuyên gia Viện Pháp về Quan hệ Quốc tế (IFRI) khẳng định: "Không có dấu hiệu đáng kể nào cho thấy nguy cơ (Nga) sử dụng vũ khí nguyên tử". Theo bà, tuyên bố này của lãnh đạo Nga "hướng vào công chúng trong nước, nhằm duy trì nỗ lực chiến tranh" chống Ukraine.
Hôm 26/2, tại hội nghị quốc tế yểm trợ Kyiv ở Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã không loại trừ khả năng các nước Âu Châu đưa quân đến Ukraine để hỗ trợ Kyiv trong tương lai. Ngay sau đó, nhiều quốc gia chủ chốt của khối NATO đã bác bỏ khả năng này. Báo chí Đức lên án "ý đồ đánh lạc hướng, muốn che đậy sự yếu kém trong chính sách Ukraine của Paris".
Hôm 29/2, phát biểu tại buổi lễ khánh thành Làng Thế Vận ở Saint-Denis, gần thủ đô Paris, Tổng thống Macron nhấn mạnh: "Đây là vấn đề thực sự nghiêm trọng. Mỗi từ ngữ về vấn đề này đều rất được cân nhắc, suy tính và có chừng mực".


Nga: An Ninh Được Siết Chặt Tại Nơi Tổ Chức Tang Lễ Nhà Đối Lập Navalny


(Hình: Cảnh sát đứng gác trước những người đến dự tang lễ Alexeï Navalny tại nhà thờ ở Mạc Tư Khoa, Nga, ngày 1/3/2024.)
-Hôm 1/3/2024, hàng ngàn người ủng hộ nhà đối lập Nga Alexeï Navalny đã đến dự tang lễ của ông tại một nhà thờ ở thủ đô Mạc Tư Khoa. Trước đó, phát ngôn viên của Ðiện Cẩm Linh Dmitri Peskov đã cảnh cáo là mọi cuộc tập hợp "trái phép" nhân tang lễ này sẽ đều bị trừng phạt. Ông Peskov cũng khẳng định "không có gì để nói" với gia đình của Navalny.
An ninh tại nơi diễn ra tang lễ dĩ nhiên đã được thắt chặt, theo tường thuật của thông tín viên Anissa El Jabri từ Mạc Tư Khoa:
Ai sẽ khiêng quan tài? Đêm qua, ê kíp của Navalny cho biết không tìm được người lái xe tang. Những người được liên hệ đều cho biết phải chịu rất nhiều áp lực, khi nhận được rất nhiều cuộc gọi đe dọa từ người lạ. Một linh mục của nhà thờ nơi tổ chức tang lễ chia sẻ với một cơ quan truyền thông độc lập rằng nhà thờ chỉ có thể tiếp nhận gia đình và bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, về phần mình, người thân của Navalny đã đề cập đến một buổi lễ mở cửa cho mọi người dự. Họ nói: "Chúng tôi biết rằng theo nghi thức Chính Thống giáo, thi thể được đặt trong quan tài để mở cho người thân từ biệt trước khi hạ huyệt".

Bên trong nhà thờ, theo lời một số nhân chứng, việc quay phim và ghi âm đều bị cấm. Từ 2 ngày qua, camera đã được lắp đặt ở mọi cột đèn đường tại khu vực xung quanh nhà thờ, xung quanh nghĩa trang và trên đoạn đường vài cây số ở giữa hai nơi. Mọi người cũng nhìn thấy có rất nhiều hàng rào mới được dựng lên, nhiều chiếc xe mà đương nhiên không phải là của công ty mai táng hay của gia đình.
Không có lệnh cấm mọi người đến dự tang lễ, nhưng thông điệp răn đe hết sức rõ ràng. Trong số các nhà đối lập hiếm hoi còn sống ở Nga, nhiều người đã quyết định không đến tiễn biệt Navalny. Hai tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống, ai cũng biết rằng chính quyền không muốn chứng kiến hình ảnh những cuộc tụ tập đông người.


Quân Đội Nga Khẳng Định Đẩy Lui Một Cuộc Tấn Công của Đặc Nhiệm Ukraine


(Hình: Binh sĩ Ukraine bên bờ sông Dnipro ở tiền tuyến gần Kherson, Ukraine, ngày 15/10/2023.)
-Hôm 29/2/2024, Quân đội Nga thông báo đã đẩy lùi một cuộc tấn công đổ bộ của lực lượng đặc nhiệm của Kyiv ở vùng miền Nam Ukraine mà Nga chiếm đóng, hạ sát 25 binh sĩ Ukraine và bắt giữ một người. Theo thông tấn xã AFP, thông tin đã được phía Ukraine xác nhận một phần.
Trong một thông cáo, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các binh sĩ Nga đã "tiêu diệt một nhóm phá hoại của Ukraine thuộc Trung tâm Hải quân Tác chiến Đặc biệt số 73 đang tìm cách đổ bộ lên từ xuồng máy" gần eo đất Tendrivska, nằm dọc theo khu vực bị chiếm đóng ở vùng Kherson. Bộ Quốc phòng Nga cho biết là "sau một trận đánh diễn ra rất nhanh gọn, 4 xuồng của nhóm quân đổ bộ đã bị đánh chìm, còn chiếc xuồng thứ 5 đã quay trở ngược".
Về phía Ukraine, trong thông cáo đưa ra đêm 28 rạng sáng 29/2, lực lượng đặc nhiệm của Ukraine cho biết một số chiến binh thuộc Trung tâm Chiến dịch đặc nhiệm số 73 của Hải quân đã "anh dũng hy sinh trong một nhiệm vụ chiến đấu", tuy nhiên số người chết cũng như ngày giờ họ thiệt mạng không được tiết lộ. Lực lượng đặc nhiệm Ukraine giải thích là các binh sĩ thiệt mạng khi đang bọc lót "cuộc rút quân của đội quân chủ lực của nhóm", sau khi khi đội quân này "hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt".

Kênh Telegram Rybar, thân cận với quân đội Nga và được hơn 2 triệu người theo dõi, cho biết một nhóm biệt kích của Ukraine hôm qua đã dùng 5 xuồng cao su để cố đổ bộ lên eo đất Tendrivska, trong đó 3 chiếc bị hỏa lực Nga đánh chìm, một chiếc bị mắc cạn và chiếc còn lại quay đầu chạy, 4 lính Ukraine thiệt mạng và một người bị thương đã được tìm thấy trên chiếc xuồng mắc cạn.
Trong khi đó, kênh Dva Maïora, cũng thân cận với quân đội Nga, đăng tải hình ảnh thi thể của một số người, mặc quân phục, trên một chiếc tàu nhỏ, Nhưng AFP không thể xác nhận tính xác thực của những hình ảnh này.


Vùng Ly Khai Transnistria ở Moldova Kêu Gọi Nga "Bảo Vệ"


(Ảnh: Vị trí của Transnistria trên bản đồ.)
-Họp đại hội hôm 28/2/2024, các Dân biểu vùng ly khai thân Nga Transnistria cầu cứu Mạc Tư Khoa "yểm trợ" trước những "áp lực về kinh tế gia tăng" của chính quyền Moldova. Là một vùng sát cạnh Ukraine, có đa số 465.000 dân cư nói tiếng Nga, Transnistria năm 1990 đã tách rời khỏi Moldova và đơn phương tuyên bố độc lập trước khi Liên Xô tan rã. Hiện có khoảng 1.500 lính Nga đồn trú tại đây.
Theo hãng tin Anh Reuters, hôm 28/2, các Dân biểu của vùng Transnistria đã thông qua Nghị quyết yêu cầu "Liên Bang Nga và Hạ viện Douma ban hành những biện pháp bảo vệ Transnistria trước những áp lực ngày càng mạnh về mặt kinh tế từ phía chính quyền Moldova".

Vào đầu năm 2024, Moldova đòi các doanh nghiệp của Transnistria phải đóng thuế nhập cảng cho chính quyền Chisinau. Theo thẩm định của các giới chức Transnistria, như vậy là ngân sách của vùng lãnh thổ này sẽ bị thiệt hại đến 18%. Transnistria xem quyết định mới của Moldova là một "lời tuyên chiến", khai mào một "cuộc chiến tranh kinh tế".
Bộ Ngoại giao Nga lập tức tuyên bố "bảo vệ các công dân Transnistria là một ưu tiên". Chính quyền Chisinau xem đây là một đòn "tuyên truyền của Nga", trong lúc Transnistria là một vùng được sống trong "hòa bình, an ninh và được hội nhập kinh tế", qua trung gian Moldova đang được Liên Hiệp Âu Châu (EU) trợ giúp.
Là nước láng giềng sát cạnh, Ukraine hôm nay kêu gọi Chisinau và chính quyền Transnistria giải quyết những bất đồng "về kinh tế xã hội và về mặt nhân đạo bằng giải pháp ôn hòa, tránh mọi can thiệp vô cùng tai hại từ bên ngoài". Kyiv từng phải đối mặt với phe ly khai ở miền Đông Ukraine. Trong một cuộc trao đổi với đồng cấp Moldova Maia Sandu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Mạc Tư Khoa mượn tay các lãnh đạo ở Transnistria "nhằm gây bất ổn trong khu vực". Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố "mạnh mẽ ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Moldova".


Iran Bầu Quốc hội: Tỷ Lệ Vắng Mặt Cao


(Ảnh: Tổng thống Ebrahim Raisi bỏ phiếu tại Tehran, Iran, ngày 1/3/2024.)
-Hôm 1/3/2024, cử tri Iran bỏ phiếu bầu Quốc hội và Hội đồng chuyên gia phụ trách bổ nhiệm lãnh đạo tinh thần tối cao. Từ sáng, khoảng 59.000 phòng phiếu đã mở cửa và theo truyền thống, người đầu tiên đi bầu là lãnh đạo tối cao Ali Khamenei.
Dù kết quả có thể được dự đoán trước, nhưng chính quyền Iran cần một tỷ lệ tham gia bỏ phiếu thật cao để khẳng định tính chính đáng trên trường quốc tế. Lãnh tụ Ali Khamenei đã cảnh báo cử tri trẻ lần đầu được đi bỏ phiếu rằng "kẻ thù của Iran muốn xem người dân có tham gia đông đảo hay không" vì nếu ngược lại, "họ sẽ đe dọa an ninh của chúng ta bằng cách này hay cách khác".
Tỷ lệ cử tri không đi bỏ phiếu lần này được dự báo là sẽ vẫn cao, trên 50%, theo một kết quả thăm dò dư luận được đài truyền hình Nhà nước công bố và được AFP trích dẫn. Thông tín viên RFI Siavosh Ghazi tường trình từ Tehran:

"Sau nhiều tháng giằng xé, cuối cùng các chính trị gia bảo thủ đã quyết định đoàn kết dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội hiện nay là Mohammad Bagher Qalibaf và tạm gác sang một bên những chia rẽ.
Theo một số chuyên gia, phe bảo thủ cố huy động cử tri của họ, nhưng nhiều chuyên gia khác dự đoán tỷ lệ vắng mặt sẽ rất cao do tình hình kinh tế khó khăn. Nhất là người dân không thấy bất kỳ viễn cảnh cải thiện tình hình hiện nay, trong khi đồng tiền Iran tiếp tục mất giá so với Mỹ kim và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang tác động mạnh đến nền kinh tế Iran.
Về mặt chính trị, việc các ứng cử viên chấp nhận đứng chung danh sách sẽ giúp Chủ tịch Quốc hội hiện nay củng cố vị thế trên chính trường. Ông được cho là sẽ tiếp tục điều hành Quốc hội, một vị trí giúp ông có cơ hội đảm nhận chức Tổng thống Cộng hòa Hồi Giáo trong những năm tới.
Những ngày vừa qua, ông Mohammad Bagher Qalibaf nhấn mạnh đến cách quản lý của ông khi còn giữ chức đô trưởng Tehran hoặc khi còn lãnh đạo cảnh sát quốc gia. Trước đây, ông cũng đã từng là tư lệnh không quân trong Vệ Binh Cách Mạng. Do đó ông được sự ủng hộ của lực lượng tinh nhuệ đang ngày càng giữ vị trí quan trọng không chỉ trong chính quyền Iran mà cả trong nền kinh tế".


Pháp và Ba Tây Thúc Đẩy Việc Đánh Thuế Toàn Cầu Đối Với Các Tỉ Phú


(Ảnh: Bộ trưởng Tài chánh Ba Tây Fernando Haddad phát biểu tại cuộc họp của nhóm G20 tại Paulo, Ba Tây, ngày 29/2/2024.)
-Tại hội nghị Bộ trưởng Tài chánh của nhóm G20, quy tụ các nền kinh tế lớn nhất thế giới, ở Sao Paolo, Ba Tây, hôm 29/2/2024, Ba Tây, Chủ tịch luân phiên G20 và Pháp đều chủ trương thúc đẩy cộng đồng quốc tế sớm ban hành quy định đánh thuế các tỉ phú.
Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chánh Ba Tây, Fernando Haddad, hy vọng một tuyên bố về vấn đề này sẽ được G20 đưa ra từ đây đến tháng 7/2024. Hôm 28/2, bên lề cuộc họp G20, Bộ trưởng Tài chánh Pháp Bruno Le Maire khẳng định đánh thuế tối thiểu toàn cầu đối với các tỉ phú cũng là chủ trương của Paris.
Bộ trưởng Tài chánh Pháp bày tỏ hy vọng là cộng đồng quốc tế sẽ tạo được nỗ lực mới để đạt được mục tiêu thu hẹp tình trạng bất bình đẳng hiện nay, sau thành công của việc lập ra mức thuế tối thiểu 15% đối với các tập đoàn đa quốc gia, với sự đồng thuận của 140 nước, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2023. Theo Bộ trưởng Tài chánh Le Maire, Âu Châu cần nỗ lực để loại thuế này ra đời "sớm nhất có thể".

Theo một nghiên cứu được công bố tháng 10/2024 của Đài Quan sát Âu Châu về Thuế, việc lập ra thuế tối thiểu 2% đối với khoảng 13.000 tỉ phú trên toàn thế giới có thể mang lại khoảng 250 tỉ Mỹ kim. Báo cáo của cơ quan này nhận định, hiện giờ tỷ lệ thuế đánh vào tài sản cá nhân của các tỉ phủ thường thấp hơn rất nhiều so với thuế mà những người có thu nhập thấp phải trả, bởi các tỉ phú sử dụng nhiều biện pháp giúp họ tránh phải nộp thuế.


Thượng viện Pháp Thông Qua Việc Đưa Quyền Phá Thai Vào Hiến pháp


(Ảnh: Toàn cảnh Thượng viện Pháp ngày 13/11/2012.)
-Chỉ vài hôm trước Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, Thượng viện Pháp hôm 28/2/2024 đã có một quyết định mang tính lịch sử: Thông qua việc đưa quyền phá thai vào Hiến pháp. Như vậy Pháp trở thành nước đầu tiên thế giới ghi quyền phá thai vào Hiến pháp để bảo vệ quyền của phụ nữ, trong lúc ngày càng có nhiều nước thắt chặt quy định, thậm chí nghiêm cấm nạo phá thai.
Theo thông tấn xã AFP, mặc dù một số Thượng Nghị sĩ cánh trung và cực hữu phản đối, nhưng sau 3 giờ thảo luận, Thượng viện đã thông qua Dự luật mà chính phủ Pháp đệ trình để đưa quyền "tự nguyện chấm dứt thai kỳ" (interruption volotaire de grossese - IVG) vào Hiến pháp, với 267 phiếu thuận, 50 phiếu chống.
Ngay lập tức, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo triệu tập Quốc hội lưỡng viện vào thứ Hai (4/3) tuần tới, tại phòng Hội nghị của cung điện Versailles, ngoại ô Paris, để tiến hành cuộc bỏ phiếu cuối cùng ở cả hai viện. Đây chỉ là cuộc bỏ phiếu mang tính biểu tượng để ghi quyền phá thai vào Hiến pháp, bởi ở cả hai lần bỏ phiếu riêng rẽ tại Hạ viện và Thượng viện, Dự luật đều đã được thông qua với đa số áp đảo.

Kết quả biểu quyết tại Thượng viện đã được nhiều viên chức, chính khách và giới bảo vệ nhân quyền tại Pháp hoan nghênh, xem là "một bước tiến mang tính chất quyết định", "một trang sử mới trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của phụ nữ", thể hiện "sự tiên phong" của nước Pháp trong việc bảo vệ quyền tự do phá thai.
Xin nhắc lại là tại Pháp, ý tưởng đưa quyền phá thai vào Hiến pháp đã nẩy sinh sau vụ Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hủy bỏ quyền phá thai vào tháng 6/2022, trong khi ở Âu Châu cũng nổi lên một số phong trào tìm cách hạn chế quyền phá thai. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn bảo đảm là quyền tự do phá thai của phụ nữ là quyền Hiến định, "không thể đảo ngược".


Thế Vận Hội Paris 2024: Tổng Thống Pháp Khánh Thành Làng Olympic


(Hình: Một con phố tại Làng Olympic ở Saint-Denis, phía Bắc thủ đô Paris của Pháp, ngày 28/2/2024.)
-Năm tháng trước khi diễn ra Thế Vận hội Paris 2024, sự kiện thể thao trọng đại nhất thế giới, được tổ chức 4 năm một lần, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 29/2/2024 cắt băng khánh thành Làng Thế Vận hội tại Saint-Denis, ngoại ô phía bắc Paris. Đây sẽ tà tâm điểm của Olympic và Paralympic Paris 2024, là mái nhà của gần 14.500 vận động viên của 206 quốc gia tham dự.
Trong vỏn vẹn 7 năm, Làng Olympic đã ra đời với tổng cộng 82 tòa nhà, 3.000 căn nhà và 7.200 phòng trải rộng trên 52 hecta. Thật ra thì 5 tháng trước lễ khai mạc Olympic Paris (26/07-11/08/2024), mọi chuyện vẫn chưa hoàn tất: Nhà thầu còn phải trang bị nội thất (giường, tủ, bàn ghế, chăn, đệm…) cho mỗi căn nhà, mỗi phòng.

Ban tổ chức cho biết mỗi phòng dành cho 2 vận động viên rộng 12 mét vuông, và cứ 2 phòng lại có chung một phòng tắm. Ngoài ra, còn có những nơi sinh hoạt chung, như chỗ giặt ủi đồ, phòng khách chung, nhưng sẽ không có nhà bếp. Trong suốt thời gian diễn ra Thế Vận hội, ban tổ chức bố trí một không gian rộng thành nhà bếp, hay chính xác hơn là cửa hàng ăn uống, phục vụ 24 giờ trên 24. Khu vực này dự trù có 3.200 chỗ ngồi, phục vụ khoảng 40.000 bữa mỗi ngày. Các vận động viên sẽ được thưởng thức 6 nền ẩm thực khác nhau, từ Pháp, Ý Ðại Lợi đến Á Châu.
Làng Olympic cũng sẽ có một khu chợ nhỏ, một hiệu cắt tóc, một bệnh xá hoạt động 24 trên 24 để các vị khách mời của Olympic Paris "không thiếu bất kỳ một thứ gì". Phương tiện di chuyển trong Làng Olympic Paris sẽ là xe đạp hoặc xe hơi điện.
Sau khi kết thúc Thế Vận hội Paris, toàn bộ Làng Olympic sẽ được chuyển đổi thành những căn nhà cho cư dân và văn phòng cho các doanh nghiệp.


Cháy Trung Tâm Thương Mại ở Thủ Đô Bangladesh, Ít Nhất 43 Người Thiệt Mạng


(Hình: Lính cứu hỏa phun nước dập tắt hỏa hoạn tại trung tâm mua sắm 6 tầng ở thủ đô Dhaka của Bangladesh, ngày 29/2/2024.)
-Hôm 1/3/2024, các viên chức Bangladesh cho biết một vụ hỏa hoạn tại một trung tâm mua sắm 6 tầng ở thủ đô Dhaka qua đêm đã giết chết ít nhất 43 người và hàng chục người khác bị thương, trong đó một số người phải trốn lên mái của tòa nhà.
Vụ hỏa hoạn bắt đầu vào cuối ngày 29/2 tại một nhà hàng ở tầng một của Trung tâm mua sắm Green Cosy Cottage ở trung tâm thành phố Dhaka. Tổng Giám đốc Sở Cứu hỏa và Phòng vệ Dân sự, Thiếu tướng Main Uddin, cho biết hơn chục đơn vị cứu hỏa đã được khai triển để dập lửa.
Lính cứu hỏa đã giải cứu những người sống sót và đưa các thi thể ra ngoài. Đến đầu ngày 1/3, có ít nhất 43 người đã thiệt mạng. Bộ trưởng Y tế Bangladesh, Samanta Lal Sen, cho biết số người thiệt mạng có thể tăng cao khi ít nhất 18 người bị thương nặng đang được điều trị tại hai bệnh viện công.

Một người sống sót cho biết mọi người đã trốn thoát bằng cách leo lên mái của tòa nhà.
"Tôi biết có hỏa hoạn khi nó ở tầng một. Chúng tôi di chuyển lên nóc tòa nhà. Khoảng 30 người đã ở đó. Sau khi ngọn lửa được khống chế, nhân viên cứu hỏa đã đột nhập vào một bên mái nhà và giải cứu chúng tôi", ông Mohammed Siam nói.
Ông Bacchu Mia, người phụ trách một đồn cảnh sát tại Bệnh viện Đại học Y Dhaka, cho biết 38 nạn nhân đã được xác định danh tính và 26 thi thể đã được bàn giao cho gia đình họ.
"Trong đêm, nhiều gia đình đã chờ đợi người thân ở đây. Đó là một cảnh tượng đau lòng khi họ tuyệt vọng tìm kiếm những người thân trong gia đình đã thiệt mạng trong thảm kịch", ông Mia nói.
Một đội cứu hỏa đã vào tòa nhà vốn đã bị cháy thành than vào buổi sáng để xem có thêm thi thể nào không và các chuyên gia Pháp y bắt đầu tìm kiếm bằng chứng trong cuộc điều tra vụ cháy. Nguyên nhân vụ cháy chưa được xác định.


Nam Hàn Muốn Cải Thiện Quan Hệ Với Nhật Bản Để Đối Phó Với Bắc Hàn


(Hình: Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol phát biểu tại lễ kỷ niệm 105 năm Ngày Phong trào Độc lập 1/3/2024, Hán Thành, Nam Hàn.)
-Nam Hàn và Nhật Bản là những đối tác duy trì hòa bình và thịnh vượng trên thế giới. Cải thiện quan hệ với Nhật Bản sẽ góp phần chống lại những mối đe dọa từ chương trình phát triển vũ khí của Bắc Hàn. Đó là tuyên bố của Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol hôm 1/3/2024, nhân kỷ niệm 105 năm Phong trào Độc lập chống thực dân Nhật. Ông kêu gọi hai nước vượt qua "quá khứ đau thương" để hướng tới "tương lai tươi sáng hơn".
Nhật Bản đã chiếm đóng bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945. Phát biểu nhân Ngày Phong trào Độc lập tại đài tưởng niệm Yu Gwan Sun ở Hán Thành, Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh đến việc Nam Hàn và Nhật Bản "cùng chia sẻ những giá trị về tự do, nhân quyền và Nhà nước pháp quyền". Ngoài ra, theo ông, "hợp tác về an ninh giữa hai nước chống lại mối đe dọa nguyên tử và phi đạn-đạn đạo của Bắc Hàn đã được củng cố mạnh mẽ hơn". Năm 2024 cũng đánh dấu 60 năm Hán Thành và Tokyo thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tổng thống Nam Hàn khẳng định phong trào độc lập chỉ chấm dứt khi "bán đảo (Triều Tiên) được tự do và thống nhất, nơi mà người dân là chủ nhân hợp pháp". Để làm được việc này, ông Yoon Suk Yeol cho rằng Hán Thành cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt "sự tàn bạo và những vi phạm nhân quyền của chế độ Bắc Hàn đi ngược lại với những giá trị phổ quát của nhân loại".
Ngay sau bài diễn văn, chính phủ của Tổng thống Yoon Suk Yeol dự kiến điều chỉnh lại lập trường về thống nhất đất nước. Theo hãng tin Nam Hàn Yonhap, đây sẽ là bản điều chỉnh đầu tiên của Công thức Thống nhất được công bố vào tháng 08/1994 dưới thời Tổng thống Kim Young Sam. Một viên chức phủ Tổng thống giải thích là tầm nhìn có từ cách đây 30 năm "loại trừ triết lý dân chủ tự do mà chúng ta (chính phủ Nam Hàn) hiện đang hướng tới".
Kể từ tháng 01/2024, Nam Hàn bị lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un coi là "kẻ thù chính". Hán Thành và Hoa Thịnh Ðốn bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về việc Bình Nhưỡng xem "mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên là giữa hai Nhà nước thù nghịch" và tìm cách thay đổi nguyên trạng ở Hoàng Hải. Trong thông cáo ngày 29/2 sau cuộc họp tại Hoa Thịnh Ðốn, Ngoại trưởng Nam Hàn Cho Tae Yul và Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Kurt Campbell nhấn mạnh Hoa Kỳ và Nam Hàn "nhất trí tiếp tục hợp tác mạnh mẽ để răn đe mọi hành vi gây hấn từ phía Bắc Hàn".


Trung Quốc Ra Quy Định Mới Về "Bí Mật Công Việc", Công Ty Ngoại quốc Lo Ngại


(Ảnh: Lá cờ Trung Quốc bên ngoài trụ sở tập đoàn Google ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, ngày 25/3/2010.)
-Hôm 27/2/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước sửa đổi. Bộ luật, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5, đưa ra một khái niệm pháp lý mới "bí mật công việc", mở rộng phạm vi kiểm soát của chính quyền đối với tất cả các thông tin được coi là nhạy cảm. Theo giới quan sát, quy định rất mơ hồ này có thể sẽ gây thêm khó khăn cho các công ty ngoại quốc tại Trung Quốc.
Hãng tin Reuters cho hay, "bí mật công việc" về mặt chính thức không được coi là bí mật Nhà nước, nhưng "nếu bị rò rỉ sẽ gây ra những tác động bất lợi nhất định". Nhật báo Mỹ The New York Times, dẫn lời bà Diana Choyleva, Chuyên gia Kinh tế trưởng của công ty tư vấn Enodo Economics, chuyên về Trung Quốc, trụ sở tại Luân Đôn, chỉ trích: "Quy định của điều luật này mơ hồ đến mức có thể bao gồm bất cứ mọi thứ, tùy theo quyết định của Đảng và Nhà nước". Vị chuyên gia này dự đoán: "Luật này sẽ làm phức tạp thêm hoạt động của các công ty ngoại quốc có trụ sở tại Trung Quốc". Theo bà Choyleva, nhiều công ty sẽ phải tạm ngưng hoạt động trong khi chờ xem Bắc Kinh áp dụng quy định mới như thế nào.

Chủ tịch Phòng Thương mại của Liên Hiệp Âu Châu tại Trung Quốc, Jens Eskelund, ra thông báo, nhận định: "Phạm vi các vấn đề được coi là 'nhạy cảm' dường như không ngừng được mở rộng, khiến các công ty gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư liên quan đến hoạt động của họ tại Trung Quốc".
Theo giới quan sát, việc Trung Quốc ra luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước sửa đổi, lần đầu tiên từ năm 2010, cho thấy Bắc Kinh ngày càng tập trung vào an ninh quốc gia. Hồi tháng 4/2022, Trung Quốc đã sửa đổi luật Chống Gián điệp. Nhiều quốc gia lo ngại chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng luật này để gia tăng các biện pháp trừng phạt nhắm vào các doanh nghiệp ngoại quốc đang làm ăn bình thường tại Trung Quốc.
Kể từ năm 2023, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc sử dụng tài khoản mạng xã hội WeChat chính thức để liên tục kêu gọi công chúng luôn cảnh giác với "gián điệp ngoại quốc". Các cuộc khám xét hồi năm 2023 của công an Trung Quốc tại một số công ty tư vấn, trong đó có 2 công ty Mỹ nổi tiếng Mintz Group và Bain & Co, ngay sau khi Luật Chống Gián điệp sửa đổi được thông qua, đã gây lo ngại trong cộng đồng doanh nghiệp ngoại quốc ở Trung Quốc.


Mỹ-Anh: Dự Luật An Ninh Quốc Gia của Hồng Kông Xâm Phạm Thêm Quyền Tự Do của Người Dân


(Hình: Bên ngoài văn phòng chính quyền Hồng Kông ngày 27/2/2024. Các thành viên Liên đoàn Dân chủ Xã hội giương cao biểu ngữ "Không có dân chủ thì không có kế sinh nhai, hãy đặt người dân lên trên đất nước, nhân quyền lên trên chế độ, không thể có an ninh quốc gia nếu không có dân chủ và nhân quyền".)
-Hôm 28/2/2024, Hoa Kỳ và Anh Quốc đã chỉ trích chính quyền Hồng Kông về Dự luật mới về an ninh quốc gia. Theo Hoa Thịnh Ðốn và Luân Đôn, Dự luật này xâm phạm thêm các quyền tự do của người dân.
Chính quyền Hồng Kông hồi cuối tháng 1/2024 đã công bố một Dự luật mới về an ninh quốc gia liên quan đến 5 tội danh, trong đó có phản quốc, nổi dậy và làm gián điệp, nhằm "bổ khuyết" cho Luật An ninh Quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt đối với Hồng Kông từ năm 2020.

Để đối phó với các cuộc biểu tình quy mô rất lớn ủng hộ dân chủ vào năm 2019, Bắc Kinh đã áp đặt Luật An ninh Quốc gia bao gồm 4 tội danh: Ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với lực lượng ngoại quốc. Những ai vi phạm có thể lãnh án tù lên tới chung thân. Từ khi luật an ninh mới được áp dụng, vài trăm người đã bị bắt ở Hồng Kông, trong đó có các chính khách, các nhà hoạt động dân chủ, Luật sư, đoàn viên công đoàn và nhà báo. Việc đàn áp các quyền tự do đã khiến xã hội dân sự Hồng Kông, từng hoạt động rất tích cực, nay im ắng.
Theo thông tấn xã AFP, lần này, sau một tháng tham vấn cộng đồng về Dự luật An ninh Quốc gia mới, hôm 28/2, người phụ trách Tư pháp Hồng Kông, Paul Lam, cho biết chưa nghe thấy bất kỳ phản đối nào đối với văn bản này. Tuy nhiên, trong một thông cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Matthew Miller, bày tỏ: "Chúng tôi đặc biệt quan ngại về đề xuất của chính quyền Hồng Kông thông qua các khái niệm mơ hồ về "bí mật Nhà nước" và "sự can thiệp từ bên ngoài", có thể sẽ được sử dụng để loại trừ các nhà bất đồng chính kiến".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh David Cameron cho rằng đề xuất mới của chính quyền Hồng Kông "không tôn trọng" các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và sẽ có "tác động tiêu cực đến việc thực hiện các quyền và tự do của người dân Hồng Kông". Luân Đôn hối thúc Hồng Kông xem xét lại đề xuất của họ và thật sự tham vấn người dân. Theo Ngoại trưởng David Cameron, với tư cách là nước đồng ký kết Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh Quốc, bảo đảm cho Hồng Kông một số quyền tự do và tự chủ trong vòng 50 năm thông qua mô hình "Một quốc gia, hai chế độ", Luân Đôn có "trách nhiệm bảo đảm việc các quyền và tự do đó được duy trì".
Đáp lại, Văn phòng Ủy viên Ngoại giao của Trung Quốc tại Hồng Kông hôm 29/2 xem các tuyên bố nói trên của Ngoại trưởng Anh là "vô trách nhiệm", là "một sự phỉ báng xấu xa", đồng thời khẳng định Luân Đôn không còn quyền hành gì đối với Hồng Kông sau khi đã trao trả thành phố này cho Trung Quốc. Trong khi đó, cố vấn cấp cao của chính quyền Hồng Kông, Regina Ip, xem việc Luân Đôn "dựa vào tuyên bố chung Trung-Anh để tự cho là có quyền xem xét cách Hồng Kông áp dụng luât an ninh quốc gia" là một trò "nực cười".


Trung Quốc Gia Tăng Kìm Kẹp Đài Loan Nhưng Tránh Xung Đột Trực Tiếp


(Hình: Tuần duyên Đài Loan khám xét một tàu bị bắt giữ ngoài khơi quần đảo Kim Môn, Đài Loan, ngày 14/2/2024.)
-Quân đội Trung Quốc khẳng định "không có đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan" và sẽ gia tăng tập trận trong vùng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong buổi họp báo ngày 29/2/2024, phát ngôn viên Quân đội Trung Quốc nhấn mạnh "chỉ có một nước Trung Hoa trên thế giới và Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc". Những phát biểu trên, cùng với những hành động gần đây, khiến Đài Bắc lo ngại Bắc Kinh siết chặt áp lực, dù không gây xung đột trực tiếp.
Kể từ khi ông Lại Thanh Đức, bị Bắc Kinh coi là "kẻ ly khai", đắc cử Tổng thống Đài Loan, Trung Quốc không ngừng gây hấn, "gặm nhấm từng chút", gây sức ép "kiểu nhỏ giọt", theo quan sát của giới chuyên gia về an ninh trong vùng. Vụ hai ngư dân Trung Quốc chết đuối khi trốn tàu Hải cảnh Đài Loan được Bắc Kinh viện cớ để gia tăng tuần tra quanh quần đảo Kim Môn (Kinmen) do Đài Bắc kiểm soát và nằm sát Hoa lục.

Trả lời báo Le Monde, Giáo sư Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia về Đài Loan tại Trung tâm Á Châu (Asia Centre), đánh giá: "Những vụ thâm nhập (vào vùng biển Đài Loan) gia tăng trong những năm gần đây. Nhiều tàu đánh cá Trung Quốc là "tai mắt" của dân quân biển Trung Quốc tìm cách đổ lỗi cho phía Đài Loan". Ngay sau tai nạn, chính quyền Trung Quốc tuyên bố "không có các vùng cấm hay vùng hạn chế nào", trong khi hai bên vẫn ngầm tuân thủ từ năm 1992 bản đồ phân định (được đánh dấu bằng 27 điểm GPS) các vùng biển quanh quần đảo Kim Môn, với một vùng "hạn chế" và một vùng "cấm".
Để khẳng định lập luận trên, 5 tàu Hải cảnh Trung Quốc đã thâm nhập vùng biển quanh quần đảo Kim Môn ngày 26/2 trong khuôn khổ các cuộc tuần tra, được tổ chức thường xuyên hơn, để bảo đảm an toàn cho ngư dân của họ. Hải cảnh Trung Quốc tự động lên kiểm soát một tàu du lịch của Đài Loan. Những hành động hăm dọa này khiến các công ty lữ hành ở Kim Môn lo ngại vì sẽ gây tâm lý bất an, "du khách sẽ ngại lên du thuyền" và gây thất thu cho ngành du lịch. Dù tàu vẫn ra khơi nhưng được Hải cảnh Đài Loan theo dõi chặt chẽ và được khuyến cáo tránh xa vùng biển Trung Quốc. Dấu hiệu căng thẳng còn có thể thấy tại hải cảng ở Kim Môn, theo trang CNN ngày 1/3, khi hàng loạt tàu đánh cá không thể ra khơi do lệnh cấm đánh bắt tạm thời.

Các cơ quan an ninh Đài Loan cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng tai nạn để tăng cường chiến thuật "vùng xám", có nghĩa là liên tục có hành động hung hăng, hăm dọa, nhưng không đi đến chiến tranh trực diện. Trong chuyến thăm Đài Bắc vào tuần trước, Dân biểu Mỹ Mike Gallagher, Chủ tịch Ủy ban Hạ viện Mỹ chuyên trách về Trung Quốc, đánh giá Bắc Kinh dùng chiến thuật "lát cắt" để "dần dần gia tăng sức ép". Còn theo một viên chức ngoại quốc ẩn danh, khi trả lời Reuters, chiến thuật này "nằm trong mô hình từng bước thay đổi nguyên trạng ở eo biển Đài Loan, thậm chí là nhằm biến thành một kiểu bình thường mới, hạn chế không gian di chuyển của Đài Loan".
Người đứng đầu Hội đồng Sự vụ đại dương, cơ quan chuyên trách lực lượng Hải cảnh Đài Loan, Kuan Bi Ling cho rằng "Trung Quốc đang cố áp dụng phương pháp được khai triển đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (tranh chấp với Nhật Bản) vào vùng biển Hạ Môn-Kim Môn, điều mà chúng tôi (Đài Loan) không thể chấp nhận được".
Căng thẳng sẽ không sớm lắng dịu vì theo Reuters, dù đại diện của chính phủ Đài Loan và Trung Quốc đã tiếp tục các cuộc đàm phán trong tuần này về cách giải quyết vụ tai nạn, nhưng gia đình các nạn nhân đòi Đài Bắc bồi thường và xin lỗi. Một viên chức chính phủ khẳng định chính quyền Đài Bắc sẽ không xin lỗi, vì điều đó sẽ gây khó dễ cho hoạt động sau này của các lực lượng an ninh Đài Loan.Hòn đảo mà Trung Quốc coi là một phần lãnh thổ không thể tách rời sẽ còn tiếp tục chịu áp lực "hết ngày này sang ngày khác" cho đến khi ông Lại Thanh Đức chính thức nhậm chức Tổng thống Đài Loan ngày 20/05. Một điều chắc chắn là trong mọi tình huống, Đài Loan luôn tỏ ra kiềm chế. Khi được hỏi liệu lực lượng Hải cảnh Trung Quốc "làm quá" hay không, Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Chiu Kuo Cheng cho biết Đài Loan "có quy tắc chuẩn bị chiến đấu, nhưng chúng tôi muốn tránh điều đó xảy ra".


Cơn Sốt Taylor Swift Tràn Vào Các Lớp Học ở Phi Luật Tân


(Hình: Danh ca Mỹ Taylor Swift biểu diễn trong chuyến lưu diễn mang tên "Eras Tour" tại Tokyo Dome ở Nhật Bản hôm 7/2/2024. Một khóa học về Taylor Swift và sự ảnh hưởng 'xuyên biên giới' của cô đang được giảng dạy tại Đại học Phi Luật Tân ở Manila.)
-Cơn sốt Taylor Swift đã tràn đến các lớp học ở thủ đô Phi Luật Tân, khi một trường Đại học hàng đầu khai triển khóa học nghiên cứu về người nổi tiếng, tìm hiểu về nữ ca sĩ và tác động của cô đối với văn hóa đại chúng toàn cầu.
Khi Taylor Swift đến lưu diễn ở Á Châu trong tuần này, hơn 300 sinh viên đã đăng ký khóa học tự chọn tại Đại học Phi Luật Tân, kín hết các ghế với số lượng có hạn trong vòng vài phút và khiến chính quyền phải tổ chức một lớp học thêm.
"Chúng ta sẽ coi Taylor Swift như một người nổi tiếng, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ nhìn cô ấy từ lăng kính của nhiều cách suy nghĩ khác nhau, chẳng hạn như sự giao thoa giữa giới tính, giới và giai cấp", Cherish Brilon, Giáo sư bộ môn truyền thông phát thanh nói sau bài giảng đầu tiên của bà tại Đại học Phi Luật Tân trong khóa học.

Bản thân là một "Swiftie", tên gọi dành những người hâm mộ Taylor Swift, bà Brilon cho biết khóa học cũng sẽ nghiên cứu về chân dung của nữ ca sĩ trên các phương tiện truyền thông và cách cô được nhìn nhận ở Phi Luật Tân như một nhân vật "vượt phạm vi quốc gia".
Một vài trong số hai chục sinh viên mặc đồ theo phong cách Taylor Swift và trang trí sổ ghi chép và máy tính xách tay của họ bằng nhãn dán có hình nữ ca sĩ đã thắng giải Grammy 14 lần.
"Tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề xã hội mà chúng ta phải đối mặt liên quan đến Taylor Swift", sinh viên Shyne Cañezal, một "Swiftie" từ khi còn là học sinh tiểu học, cho biết.
Các trường Đại học ở Mỹ như Harvard, Stanford và Đại học Âm nhạc Berklee đã cung cấp các khóa học về Taylor Swift, nghiên cứu về việc sáng tác nhạc của cô và khía cạnh văn học trong catalog âm nhạc của cô, cùng các chủ đề khác.
Taylor Swift chuẩn bị biểu diễn 6 buổi trong "Eras Tour" đã bán hết sạch vé tại Tân Gia Ba – điểm dừng chân duy nhất của cô ở Đông Nam Á – từ ngày 2-9 tháng 3. Hơn 300.000 vé đã được bán cho những người hâm mộ xếp hàng qua đêm dưới cái nóng nhiệt đới như thiêu đốt.


Thẩm phán Ra Lệnh Bỏ Tên Trump Khỏi Phiếu Bầu Sơ Bộ ở Illinois, Nhưng Chưa Thi Hành Ngay


(Ảnh: Một địa điểm bầu cử ở tiểu bang Illinois.)
-Hôm thứ Tư (28/2/2024), một nữ Thẩm phán Quận hạt Cook ra phán quyết rằng Hội đồng bầu cử tiểu bang Illinois phải loại bỏ tên của cựu Tổng thống Donald Trump khỏi lá phiếu bầu cử sơ bộ ngày 19/3 của tiểu bang. Nhưng bà hoãn thi hành phán quyết này cho đến thứ Sáu (1/3) để bên liên quan có thể kháng cáo.
Thẩm phán Tracie Porter đưa ra quyết định sau khi một nhóm cử tri – những người cố gắng loại bỏ tên ông Trump khỏi lá phiếu bầu cử sơ bộ vì đã có cuộc tấn công vào Điện Capitol hôm 6/1/2021 – đã kiện để phản đối việc Hội đồng Bầu cử nhất trí bác bỏ nỗ lực nêu trên của họ. 5 cử tri cho rằng ông Trump không đủ tư cách để giữ chức vụ, vì ông đã khuyến khích và không làm gì mấy để ngăn chặn cuộc bạo loạn ở Điện Capitol, tức tòa nhà Quốc hội Mỹ.

Đây là một trong hàng chục đơn kiện đã nộp đòi loại tên ông Trump khỏi phiếu bầu. Những người nộp đơn cho rằng ông không đủ tư cách, xét theo một điều khoản hiếm khi được sử dụng trong Tu Chính án thứ 14 cấm những người "tham gia phản loạn" giữ chức vụ. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hồi đầu tháng này tỏ ý rằng có nhiều khả năng là họ bác bỏ chiến lược này khi họ xem xét đơn kháng cáo về một phán quyết ở tiểu bang Colorado loại bỏ tên ông Trump khỏi lá phiếu ở đó. Cũng như phán quyết ở Illinois, phán quyết ở Colorado bị hoãn thi hành cho đến khi quá trình kháng cáo kết thúc.
Bà Porter, trong phán quyết dài 38 trang của mình, viết rằng kiến nghị của nhóm cử tri lẽ ra đã phải được chấp thuận vì họ đã chứng minh các lý lẽ của họ và quyết định của Ban bầu cử là "sai lầm rõ ràng".
Ron Fein, Giám đốc Pháp lý của nhóm Free Speech For People (Tự do Ngôn luận cho Người dân), đồng Luật sư chính trong vụ kiện, nói: "Đây là một chiến thắng lịch sử. Mọi tòa án hoặc viên chức xem xét tư cách hợp hiến của ông Trump đều thấy ông ấy đã tham gia phản loạn sau khi tuyên thệ nhậm chức và do đó không đủ tiêu chuẩn để nắm chức Tổng thống".

Phát ngôn viên cho chiến dịch tranh cử của ông Trump là Steven Cheung đưa ra tuyên bố rằng "một Thẩm phán đảng Dân chủ có đầu óc như một nhà hoạt động ở Illinois đã nhanh chóng bác bỏ quyết định của Hội đồng Bầu cử của tiểu bang và đi ngược lại các quyết định trước đó của hàng chục khu vực pháp lý liên bang và các tiểu bang khác. Đây là một phán quyết vi hiến và chúng tôi sẽ nhanh chóng kháng cáo".
Bà Porter nói rằng lệnh của bà sẽ bị hoãn thi hành nếu phán quyết của Tối cao Pháp viện rốt cuộc "không nhất quán" với phán quyết của bà.


Ông Trump Kháng Cáo Phán Quyết Loại Tên Ông Khỏi Cuộc Bỏ Phiếu Sơ Bộ ở Illinois


(Hình: Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.)
-Các Luật sư của cựu Tổng thống Donald Trump đã kháng cáo quyết định của Thẩm phán Quận Cook ra lệnh cho các viên chức bầu cử loại tên của ông, một đảng viên Cộng hòa, khỏi cuộc bỏ phiếu sơ bộ ngày 19/3/2024 ở tiểu bang Illinois.
Đơn kháng cáo được đệ trình vài phút trước nửa đêm hôm 29/2, vài giờ sau khi Thẩm phán Tracie Porter đưa ra phán quyết. Nữ Thẩm phán này để thời gian tạm hoãn thi hành cho đến 1/3 để cho phép nộp đơn kháng cáo dự kiến.
Một nhóm cử tri ở Illinois đang tìm cách loại ông Trump ra khỏi cuộc bỏ phiếu sơ bộ vì cách ông giải quyết vụ tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1/2021. Nhóm đã kháng cáo quyết định của hội đồng bầu cử nhất trí bác bỏ nỗ lực của họ. Các cử tri, cùng với nhóm vận động cử tri quốc gia Tự do ngôn luận cho dân, lập luận rằng ông Trump không đủ tư cách để giữ chức vụ vì họ nói rằng ông đã khuyến khích và làm rất ít để ngăn chặn cuộc bạo loạn ở Điện Capitol.

Đây là một trong hàng chục vụ kiện trên toàn quốc được đệ trình để loại ông Trump khỏi cuộc bỏ phiếu, cho rằng ông không đủ tư cách, theo một điều khoản hiếm khi được sử dụng trong Tu chính án thứ 14 cấm những người "tham gia nổi dậy" giữ chức vụ.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hồi đầu tháng này đưa ra tín hiệu rằng họ có khả năng bác bỏ những nỗ lực này, dựa trên bình luận của các Thẩm phán đưa ra trong quá trình kháng cáo phán quyết của tiểu bang Colorado loại bỏ ông Trump khỏi cuộc bỏ phiếu ở đó. Giống như quyết định của tiểu bang Illinois, phán quyết của Colorado được tạm hoãn thi hành cho đến khi quá trình kháng cáo kết thúc.

Các Luật sư của ông Trump cũng đã đệ trình kiến nghị vào đầu ngày 29/2 để làm rõ thời gian tạm hoãn thi hành. Họ từ chối đưa ra bình luận trong cùng ngày.
Trong phán quyết dài 38 trang, bà Porter viết rằng yêu cầu của cử tri Illinois về việc loại ông Trump khỏi lá phiếu lẽ ra phải được chấp thuận vì quyết định của Ban bầu cử "rõ ràng là sai lầm".
"Đây là một chiến thắng lịch sử", ông Ron Fein, Giám đốc pháp lý của nhóm Tự do ngôn luận cho dân và là đồng Luật sư chính trong vụ án, nói sau phán quyết.
Trong một tuyên bố trước đó, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông Trump, Steven Cheung, gọi quyết định của Illinois là một "quyết định vi hiến và chúng tôi sẽ nhanh chóng kháng cáo".


Quốc hội Mỹ Nỗ Lực Vào Phút Chót Nhằm Ngăn Chặn Việc Chính Phủ Đóng Cửa


(Hình: Điện Capitol ở Thủ đô Hoa Thịnh Ðốn.)
-Hôm 29/2/2024, Quốc hội vốn bị chia rẽ sâu sắc của Hoa Kỳ sẽ có nỗ lực vào phút cuối nhằm ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa một phần, chưa đầy 48 giờ trước khi nguồn ngân sách cho một số cơ quan liên bang sắp hết.
Hạ viện do phe Cộng hòa kiểm soát dự kiến sẽ đồng ý một biện pháp tạm thời ngắn hạn nhằm kéo dài thêm một tuần nguồn ngân sách liên bang sẽ hết hạn vào nửa đêm 1/3 và đặt ra thời hạn cấp ngân sách vào ngày 22/3 cho các cơ quan chính phủ khác.
Nhưng nỗ lực để đưa biện pháp này thông qua Hạ viện và Thượng viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo cũng như lên bàn làm việc của Tổng thống Joe Biden một cách kịp thời có thể gặp trở ngại, đặc biệt là tại Thượng viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo, nơi một số đảng viên Cộng hòa theo đường lối cứng rắn dự kiến sẽ yêu cầu bỏ phiếu sửa đổi để đổi lấy việc nhanh chóng thông qua Dự luật.

Biện pháp tạm thời này, là lần thứ tư để giữ cho các cơ quan liên bang tiếp tục hoạt động trong năm tài chánh 2024, vốn bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, nhằm giúp Hạ viện và Thượng viện có thời gian thông qua 12 Dự luật phân bổ ngân sách để cung cấp cho chính phủ trong thời gian còn lại của năm tài chánh.
Khoảng 2 tháng đã trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson của Đảng Cộng hòa và Lãnh đạo Đa số Thượng viện của Đảng Dân chủ Chuck Schumer đồng ý về mức chi tiêu là 1,59 ngàn tỉ Mỹ kim cho năm tài chánh.


Trump và Biden "Đấu Khẩu" Về Nhập Cư ở Biên Giới Mễ Tây Cơ


(Hình: Tổng thống Joe Biden đến thăm một trạm biên phòng ở Brownsville, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, ngày 29/2/2024.)
-Hôm 29/2/2024, hai ứng cử viên chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, cựu Tổng thống Donald Trump và đương kim Tổng thống Joe Biden có mặt lần lượt ở Eagle Pass và Brownsville tại tiểu bang Texas ở sát biên giới Mễ Tây Cơ.
Hai ông đã có những tuyên bố thể hiện quan điểm đối lập về nhập cư, một chủ đề nóng bỏng vào lúc chiến dịch tranh cử Tổng thống bước vào giai đoạn quan trọng. Từ Brownsville, đặc phái viên Thomas Harms tường trình:
Thành phố Eagle Pass là biểu tượng của tranh chấp giữa chính quyền liên bang Mỹ và đảng Cộng hòa. Thống đốc tiểu bang Texas đã lắp đặt rất nhiều phao gắn dao cạo râu sắc để ngăn chặn di dân vượt sông Rio Grande. Kể từ đó, các Dân biểu và các Thống đốc thường đến đây để nêu bật vấn đề biên giới.

Donald Trump có mặt ở nơi ông rất được lòng dân. Ông nói: "Đây là cuộc xâm lược của Joe Biden. Ông ta cho phép hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người từ Trung Quốc, Iran, Yemen, Congo tràn vào Mỹ. Những người này đến từ những nơi không ai biết, từ những đất nước xa lạ, và không nói tiếng Anh. Nhiều ngôn ngữ đang du nhập vào Hoa Kỳ, những ngoại ngữ mà thực sự không ai biết".
Ứng cử viên Cộng hòa muốn khai thác tối đa chủ đề nhập cư cho đến tháng 11 lúc diễn ra bầu cử Tổng thống.
Về phần mình, cách đó 5 tiếng lái xe, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến Brownsville để bảo vệ Dự luật lưỡng đảng về biên giới do Thượng viện đề xuất. Ông cáo buộc đảng Cộng hòa đã ngăn chặn mọi nỗ lực (về bảo vệ biên giới). Biden nói: "Tôi muốn nói với Donald Trump: Hãy ngừng yêu cầu các Nghị sĩ ngăn chặn Dự luật này. Hãy giúp tôi cùng với Quốc hội thông qua Dự luật lưỡng đảng về biên giới này. Chúng ta có thể cùng nhau làm điều đó. Đừng chơi trò mị dân nữa, chúng ta phải cùng cố gắng!"
Vào thứ Ba tuần tới, tiểu bang Texas tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ trong ngày được mệnh danh là Super Tuesday. Đối với người dân của Eagle Pass cũng như Brownsville, chuyến thăm của hai ứng cử viên Tổng thống chỉ là hoạt động truyền thông chính trị.

Không có nhận xét nào: