Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

Tin Nam Cali Đề Phòng Bão! Và Kính Chuyển Tin Nóng Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Đề phòng! Chuẩn bị: có thể Cơn Bão Hilary sẽ đổ bộ vào Nam California vào đầu tuần tới! với gió mạnh, 111 dặm/giờ! -Cảnh báo: Bão nhiệt đới Hilary đã xoáy vào vùng Thái Bình Dương ngoài khơi Mexico và có thể sẽ đáp xuống miền Nam California đầu tuần tới! Nàng Bão Hilary! (hình như tên này nghe quen quen!) đang di chuyển rất nhanh về hướng Tây-Tây Bắc, khoảng 470 dặm cách Manzanillo, Mexico, với sức gió lên tới 40 dặm/giờ, Trung Tâm Gió Lốc Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo vào lúc 8 giờ sáng Thứ Tư, 16 Tháng Tám. Theo dự đoán năm ngày tới, về đường đi của cơn bão, thì nó sẽ đánh vào miền Nam California vào Thứ Hai tuần tới! tuy còn quá sớm để đưa ra thời điểm chính xác.(Hình Một cơn bão làm tốc mái một ngôi nhà gần Chualar, California, hôm 14 Tháng Giêng, 2023)
<!>
Bão nhiệt đới hiếm khi ập vào miền Nam California, thường là đến Baja California rồi tan biến trong địa phận Mexico, hoặc đi theo hướng Tây ra biển lớn. Đã có tám đợt bão trong mùa bão phía Đông Thái Bình Dương năm nay, vốn sẽ kết thúc vào ngày 30 Tháng Mười Một.

Nàng Bão tên Hilary, dự trù sẽ mạnh lên thành một cơn lốc xoáy cấp 3, với gió ít nhất 111 dặm/giờ vào Thứ Sáu tuần này, trước khi yếu dần đi khi tới phía Bắc Mexico hoặc đến thăm miền Nam California. Miền Bắc không ảnh hưởng gì!

Tìm Hiểu: Công Tố Viên Đặc Biệt Điều Tra Ông Hunter Biden, và Ông Trump Làm Việc Độc Lập Như Thế Nào?


* Một số đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt, có thể ảnh hưởng trầm trọng, xấu đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Biden, vì nó có khả năng mở rộng rắc rối, sang rất nhiều vấn đề phức tạp khác!

(Hình: Hôm 11/8/2023, Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland đã chỉ định ông David Weiss làm Công tố viên đặc biệt để điều tra ông Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden.)

-Việc bổ nhiệm một Công tố viên bên ngoài để điều tra ông Hunter, con trai của Tổng thống Joe Biden, có nghĩa là hiện có ba cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt có thể nổi bật trong cuộc bầu cử vào năm tới.

Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland hôm 11/8/2023 đã chỉ định ông David Weiss làm Công tố viên đặc biệt để điều tra xem liệu ông Hunter Biden có vi phạm luật thuế và súng liên bang hay không. Ông Weiss ra chỉ dấu rằng ông có thể sẽ đưa con trai của Tổng thống ra xét xử.

Trước đó, ông Garland đã chỉ định ông Jack Smith điều tra các vấn đề liên quan đến nỗ lực bám lấy quyền lực của Tổng thống Donald Trump sau khi ông thua cuộc bầu cử năm 2020 và các tài liệu mật được tìm thấy tại khu nhà ở Florida của ông.

Ông Garland cũng chỉ định một Công tố viên đặc biệt để xem xét các tài liệu mật được tìm thấy tại nhà của ông Biden.

*Công Tố Viên Đặc Biệt Là Gì?

Công tố viên đặc biệt được chỉ định để giải quyết các vụ án nhạy cảm - thường liên quan đến các nhân vật chính trị hoặc cáo buộc chính phủ có hành vi sai trái nghiêm trọng - với mức độ độc lập cao hơn mức thường dành cho các nhà điều tra liên bang.

Các quy tắc của Bộ Tư pháp cho phép Bộ trưởng Tư pháp chỉ định một Công tố viên đặc biệt khi cơ quan này có xung đột lợi ích hoặc khi Bộ trưởng quyết định rằng việc nhờ một Công tố viên bên ngoài giải quyết một cuộc điều tra sẽ vì “lợi ích của công chúng”.

Bộ trưởng Tư pháp xác định phạm vi điều tra nhưng Công tố viên đặc biệt cũng có quyền điều tra các tội phạm mới xảy ra trong quá trình điều tra, chẳng hạn như cản trở công lý.

Không giống như các Công tố viên liên bang khác, Công tố viên đặc biệt làm việc mà không bị sự kiểm soát hàng ngày của Bộ Tư pháp. Nhưng Bộ trưởng Tư pháp vẫn có thể bác bỏ các quyết định về cách thức - hoặc liệu - một cuộc điều tra có nên tiến hành hay không.

*Công Tố Viên Đặc Biệt Có Những Quyền Hạn Gì?

Họ có quyền hạn của một Công tố viên liên bang: giám sát các cuộc điều tra, quyết định xem có buộc tội hay không và nếu có thì đưa những sự việc đó ra xét xử.

Họ phải tuân theo các quy tắc nội bộ của Bộ Tư pháp, bao gồm các chính sách nêu rõ cách quyết định có buộc tội hay không.

Họ cũng hoạt động với sự giám sát của công chúng nhiều hơn. Không giống như các trường hợp khác, Bộ trưởng Tư pháp phải thông báo cho Quốc hội nếu bác bỏ một trong những quyết định của Công tố viên đặc biệt. Và Công tố viên đặc biệt phải đệ trình một phúc trình nêu rõ lý do buộc tội hoặc từ chối làm như vậy. Những phúc trình đó có thể được công khai, điều hiếm khi xảy ra trong các cuộc điều tra liên bang khác.

*Ai Có Thể Là Công tố Viên Đặc Biệt?

Thông thường Công tố viên đặc biệt là Luật sư được mời vào từ bên ngoài Bộ Tư pháp. Đó là trường hợp của ông Smith và ông Robert Mueller, cựu Giám đốc FBI, người đã điều tra các cáo buộc rằng chiến dịch tranh cử của Trump câu kết với Nga trước cuộc bầu cử năm 2016.

Nhưng trong một số trường hợp, Bộ trưởng Tư pháp đã chỉ định các Luật sư trong cơ quan làm Công tố viên đặc biệt để tăng thêm sức mạnh cho các cuộc điều tra mà họ đang thực hiện.


*Các Ông Weiss, Hur và Smith Có Kinh Nghiệm Gì?

Trường hợp của ông Hunter Biden: Ông Weiss là chưởng lý Hoa Kỳ tại Delaware kể từ khi Trump bổ nhiệm ông vào vị trí này vào năm 2018. Trước đó ông là Công tố viên tại văn phòng này.

Trường hợp tài liệu ông Biden: Ông Robert Hur là chưởng lý Hoa Kỳ tại Maryland từ năm 2018 đến năm 2021. Ông Trump đã đề cử ông cho chức vụ này. Ông từng là Công tố viên liên bang ở Maryland, làm việc tại trụ sở Bộ Tư pháp và là đối tác của một công ty luật tư nhân.

Các vụ án ông Trump: Ông Smith là cựu Công tố viên liên bang, người lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm điều tra tham nhũng công. Năm 2018, ông trở thành Công tố viên trưởng điều tra tội ác chiến tranh trong Chiến tranh Kosovo.

*Họ Khác Với Công Tố Viên Độc Lập Như Thế Nào?

Sau vụ bê bối Watergate, chính phủ đã giải quyết những trường hợp nhạy cảm nhất bằng cách chỉ định các Công tố viên độc lập.

Những Luật sư đó làm việc với mức độ độc lập thậm chí còn cao hơn so với Công tố viên đặc biệt. Bộ trưởng Tư pháp sẽ bổ nhiệm họ, nhưng họ sẽ được một hội đồng Thẩm phán liên bang đặc biệt trao cho công việc và những Thẩm phán đó có thể bảo vệ Công tố viên đặc biệt để không bị sa thải.

Khi quy chế thành lập ra các Công tố viên độc lập hết hạn vào năm 1999, quy chế này đã được thay thế bằng các quy tắc hiện hành của Bộ Tư pháp về việc bổ nhiệm các Công tố viên đặc biệt.


*Ông Hunter Biden Bị Truy Tố Những Tội Gì?

Ông Hunter Biden đã bị ông Weiss buộc tội hai tội tiểu hình về thuế và một tội nghiêm trọng về súng vào tháng 6 năm nay, nhưng một Thẩm phán liên bang đã từ chối chấp nhận một thỏa thuận nhận tội được đề nghị.

Một số đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt có thể ảnh hưởng đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Biden vì nó có khả năng mở rộng sang rất nhiều vấn đề khác.


Liên Minh: Lãnh Đạo Mỹ, Nam Hàn và Nhật Bản Họp ở Trại David, Khai Triển Các Bước Phòng Thủ Mới Chống Trung Cộng!


(Hình: Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) đã mời Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (giữa) và Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol (phải) tới Trại David để hội đàm về việc hợp tác và khai triển các bước phòng thủ chung.)

-Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn sẽ khởi động một loạt sáng kiến chung về kỹ thuật và quốc phòng khi các nhà lãnh đạo của 3 nước này ngồi lại với nhau ở Trại David vào thứ Sáu (18/8/2023) tuần này, theo các viên chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ, trong bối cảnh 3 nước có chung mối quan ngại ngày càng lớn về Trung Quốc.

Tuy cuộc gặp thượng đỉnh khó có thể tạo ra một Thỏa thuận An ninh chính thức để 3 quốc gia cam kết bảo vệ lẫn nhau, song họ sẽ đồng ý về cùng có sự thông hiểu giống nhau về trách nhiệm khu vực và thiết lập một đường dây nóng 3 bên để liên lạc trong thời điểm khủng hoảng, các viên chức cho hay và không muốn nêu danh tính.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã mời Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol tới cơ sở nghỉ ngơi lâu đời phục vụ Tổng thống ở Dãy núi Catoctin thuộc tiểu bang Maryland, giữa lúc 2 quốc gia Á Châu nỗ lực hàn gắn quan hệ ngoại giao bị rạn nứt trước những mối đe dọa lớn hơn trong khu vực do sự trỗi dậy của Trung Quốc và Bắc Hàn.

Đây là cuộc gặp đầu tiên của lãnh đạo 3 nước theo hình thức như vậy và các viên chức Hoa Kỳ hy vọng sẽ trở thành cuộc gặp mặt thường niên, chính thức hóa mối quan hệ và hợp tác của họ.

Nam Hàn và Nhật Bản đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh chung lần đầu tiên sau 12 năm vào tháng 3 năm nay và đã thực hiện các bước để giảm bớt căng thẳng sau nhiều năm mâu thuẫn, trong đó có một số bất đồng về việc Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên trong những năm 1910-1945.

Hoa Thịnh Ðốn có 2 Thỏa thuận riêng rẽ về phòng thủ song phương chính thức với cả Tokyo lẫn Hán Thành, nhưng Mỹ muốn 2 nước này hợp tác chặt chẽ hơn trước những lo ngại ngày càng tăng về sức mạnh gia tăng và ý đồ của Trung Quốc.

Một trong các viên chức Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi đang tính toán về một số bước sẽ đưa chúng tôi xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực an ninh”, và làm như vậy sẽ “tăng cường an ninh tập thể của chúng tôi”.

Nhưng viên chức Hoa Kỳ nói thêm rằng, “chớ có kỳ vọng rằng sẽ có một khuôn khổ an ninh 3 bên giữa 3 nước chúng tôi vì điều đó là một mục tiêu quá lớn, khó đạt được. Tuy nhiên, chúng tôi đang thực hiện các bước để mỗi quốc gia hiểu rõ trách nhiệm đối với an ninh khu vực, và chúng tôi đang thúc đẩy các lĩnh vực phối hợp mới và phòng thủ phi đạn-đạn đạo, một lần nữa là kỹ thuật, sẽ được coi là rất quan trọng”.

Dự kiến cuối cuộc gặp thượng đỉnh sẽ có một tuyên bố chung giữa 3 quốc gia, bao gồm nội dung đề cập đến mối quan ngại về ý đồ của Trung Quốc nhằm thay đổi tình trạng của Đài Loan tự trị, vốn thường xuyên bị Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của họ.

Một trong các viên chức cho biết tuyên bố chung của Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn dự kiến sẽ bao gồm nội dung về duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Lời văn chính xác về nội dung này và các điều khoản khác dự kiến sẽ được đàm phán cho đến phút cuối cùng.

Nhưng nội dung hiện đang được xem xét sẽ nhất quán với các quan điểm trước đây của Hoa Kỳ về chủ đề này, tránh leo thang mạnh trong lời lẽ với Bắc Kinh vì Hoa Thịnh Ðốn đang tìm cách giảm bớt căng thẳng trước cuộc hội đàm có thể diễn ra giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối năm nay.


Đề Phòng Trung Quốc: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn Khai Triển Các Sáng Kiến Chung Về Kỹ Thuật và Quốc Phòng


(Hình: Khu trục hạm DDG 992 Nam Hàn, khu trục hạm DDG 179 của Nhật Bản và khu trục hạm USS John Finn Hoa Kỳ tham gia tập trận phòng thủ phi đạn-đạn đạo ở biển Nhật Bản, ngày 16/7/2023.)

Trong cuộc họp thượng đỉnh ba bên sắp tới được tổ chức tại Trại David, Maryland, Hoa Kỳ, vào ngày 18/8/2023, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn sẽ khởi động một loạt các sáng kiến chung về kỹ thuật và quốc phòng.

Hôm 14/8, hãng tin Anh Reuters cho biết, lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ đã mời Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol đến họp thượng đỉnh tại Trại Davaid, nhằm chính thức hóa mối quan hệ và hợp tác, mở đường cho các cuộc họp thường niên giữa lãnh đạo ba nước.

Tuy đã có các thỏa thuận phòng thủ riêng với Nhật và Nam Hàn, nhưng Hoa Kỳ mong muốn có một sự hợp tác chặt chẽ hơn trước mối lo ngày càng lớn về đà gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Theo lời viên chức Mỹ giấu tên, Tòa Bạch Ốc đang thúc đẩy hợp tác giữa 3 nước trong các lĩnh vực mới, đặc biệt là trong phòng thủ phi đạn-đạn đạo và kỹ thuật.

Thượng đỉnh dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố chung ba bên bày tỏ những quan ngại về tham vọng của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng ở eo biển Đài Loan.

Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ khả năng hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn. Trang mạng kênh truyền hình CGTN dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc “kiên quyết phản đối” các quốc gia bên ngoài khu vực Á Châu-Thái Bình Dương can thiệp các vấn đề khu vực, đồng thời kêu gọi Nhật Bản và Nam Hàn nên “kềm chế” không làm bất cứ điều gì làm “suy yếu niềm tin lẫn nhau” giữa các nước, gây tổn hại cho hòa bình và ổn định trong khu vực.


Trung Quốc Thời Gian Gần Đây Gặp Nhiều Dịch Bệnh, Thiên Tai!


Trung Cộng nơi xuất phát bịnh dịch lây lan cho toàn thế giới: Bệnh nhân sốt cao kéo dài tăng rất nhanh, ở nhiều nơi, giường bệnh nhà thương nào cũng chật kín! Không còn chỗ nằm!

(Lý Mộc Tử)


(Hình: Giường bệnh tại các bệnh viện ở Thượng Hải, Giang Tây, Chiết Giang, Giang Tô đều chật kín do bệnh nhân sốt cao liên tục.)

-Trong khi virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đang bùng phát trên diện rộng ở Trung Quốc Đại Lục, lại xuất hiện nhiều bệnh nhân bị sốt cao liên tục tại các bệnh viện ở Thượng Hải, Giang Tây, Chiết Giang, Giang Tô, đa số là trẻ em bị viêm phổi. Giường bệnh chật kín, nhiều cư dân mạng cho rằng đây là “thảm họa vắc-xin”.

Ngày 13/8, tài khoản Twitter “Văn Bắc” đăng tải 4 video, nói rằng gần đây, các bệnh viện ở Thượng Hải, Giang Tây, Chiết Giang, Vô Tích, Giang Tô và những nơi khác đang bùng phát cảnh trẻ em và người lớn sốt cao liên tục.

Video quay cảnh sảnh chờ của một bệnh viện không còn ghế trống, cảnh xếp hàng đăng ký. “Bệnh viện không còn giường, chỗ nào cũng đầy ống truyền dịch. Rốt cuộc bao nhiêu trẻ em đã bị viêm phổi đã được kiểm chứng!”

Một phụ nữ đến từ Chiết Giang cho biết, ngày 24/7 con chị sốt cao 39 – 40 độ. Chị đã đi 2 bệnh viện ở 2 nơi nhưng “họ đều không chữa khỏi”, và giới thiệu chị đến bệnh viện nhi, cũng điều trị được 1 tuần ở đó. Trong thời gian này đã chuyển 3 bệnh viện nhưng “bệnh viêm phổi vẫn không đỡ”, xét nghiệm máu, chụp CT, xông khí dung và cuối cùng đề nghị nội soi phế quản, nhưng chị cũng “không biết cách này có tốt không!”

Nội dung tweet: “Gần đây, nhiều bệnh viện ở Giang Tây, Chiết Giang, Thượng Hải, Vô Tích liên tiếp xuất hiện những ca sốt cao liên tục… Cả trẻ em và người lớn đều bị.”

Phản hồi từ người dân: “Ngày càng nhiều bệnh nhân sốt cao dai dẳng”

Về vấn đề này, ngày 12/8 tài khoản Weibo “Trung y Phi Long” cho biết: “Gần đây, ngày càng có nhiều bệnh nhân bị sốt cao kéo dài tìm đến bác sĩ điều trị. Trong một tuần, nhiều người trong số họ không thể thuyên giảm bằng thuốc tây. Lưu ý rằng có thể khám trung y hạ sốt, có thể là viêm phổi, viêm phế quản, xét nghiệm axit nucleic có thể không chính xác.”

Tài khoản “Honeyolanda” nói: “4 ngày dài đằng đẵng, từ lúc đứa lớn sốt vào chiều thứ Năm và bắt đầu đi cấp cứu, rồi đến đứa thứ hai sốt hôm thứ Bảy và vợ chồng tôi bị sốt vào Chủ nhật. Tôi đã đến phòng cấp cứu tới 3 lần trong một ngày, con tôi cũng phải truyền dịch. Thực sự không thể diễn tả bằng lời. Ngày tháng có chút lẫn lộn, không biết hôm nay là ngày nào”.


Nhiều cư dân mạng cho rằng cảnh bệnh nhân bị sốt lại xuất hiện ngay cạnh họ: “Đi làm thuê không được ốm, sốt chảy nước mắt cũng phải đi kiếm tiền.”

“Gấu con sốt, hai người cùng khóc! Còn khó chịu hơn cả việc bản thân bị ốm”.

“Vâng, trong thời gian này có người bắt đầu bị sốt. Hàng xóm của tôi đã sốt vài ngày. Vào một ngày rất nóng, anh ấy cũng không cảm thấy nóng.”

“Ngay cạnh tôi, một đứa trẻ đã bị sốt rồi.”

“Tôi cũng vậy, nhiệt độ ở Thượng Hải cao 36 độ, nhưng tôi không cảm thấy nóng. Tôi cảm thấy hơi yếu, hơn nữa triệu chứng giống hệt như khi tôi bị COVID.”

Một số người dùng Twitter cho rằng đây là “thảm họa vắc-xin”.

“Hai năm trước vào thời điểm này là giai đoạn điên cuồng vì vắc-xin độc, còn bây giờ lại là đợt bùng phát tập trung của virus, không có gì đáng ngạc nhiên.”

“Thảm họa vắc-xin đã nổ ra.”

“G Shi Dai” đã đăng một câu trả lời rằng: “Trước cổng nhà tôi vừa có một người ngã xuống, trong 3 năm tiêm vắc-xin, những người thân bạn bè của tôi đã ra đi hơn 20 người, đương nhiên người ở lại thì nhiều hơn, họ đều đã tiêm phòng đầy đủ, gần như đều là trung niên, phần lớn đều là trụ cột trong nhà.”

Bác sĩ ở Thượng Hải: Số người nhiễm bệnh ngày càng tăng, mắc COVID lần 3 có thể do chủng mới

Gần đây, số ca nhiễm biến thể COVID EG.5 (thuộc biến thể Omicron) đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê EG.5 vào danh sách “chủng đột biến cần chú ý”.

Trong khi người dân ở Trung Quốc Đại Lục đang chú ý đến chủng virus mới EG.5, thì gần đây chủ đề “những người nhiễm COVID lần 3 bắt đầu lần lượt xuất hiện” đã trở thành xu hướng tìm kiếm top đầu. Nhiều cư dân mạng cho rằng họ đã dương tính lần 3. Có người nói triệu chứng “dương tính lần 3” nhẹ hơn 2 lần trước, có người lại nói nặng hơn.

Gần đây, ông Triệu Vệ – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An toàn Sinh học của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Y khoa Phương Nam, nói với khách hàng của Nhân dân Nhật báo rằng về tổng thể, thiệt hại do chủng đột biến EG.5 gây ra nằm trong phạm vi có thể kiểm soát được, và không cần lo lắng về tác động của một đợt dịch bệnh mới mà EG.5 có thể mang lại.

Tuy nhiên, ông Hồ Dương, Phó trưởng khoa Hô hấp tại Bệnh viện Phổi Thượng Hải, đăng Weibo nói rằng số người nhiễm COVID gần đây đã tăng lên. Bệnh nhân bị dương tính lần 3 lần lượt xuất hiện, triệu chứng tương đối nhẹ. “Có thể là do một chủng mới gây ra”. Tất nhiên, điều này vẫn chưa được xác nhận, triệu chứng chính vẫn là sốt và ho.


Dịch bệnh tại Trung Cộng: Số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ vào tháng 7 tăng đột biến! gấp 4 lần!

(Lý Mộc Tử)


-Báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết, vào tháng 7 Trung Quốc có 491 trường hợp mới được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox virus), phạm vi bệnh bao gồm 23 tỉnh, tăng gấp 4 lần so với tháng 6 (106 ca trên phạm vi 6 tỉnh). Có xu thế dư luận Trung Quốc cho rằng công bố chỉ là “phần nổi của núi băng”.

Hôm 9/8, CDC Trung Quốc cho biết trong tháng 7 Trung Quốc có 491 trường hợp mắc mới bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo xác nhận: Quảng Đông là 115, Bắc Kinh là 81, Tứ Xuyên là 49, Chiết Giang 40 ca, Hồ Nam 33, Giang Tô 31, Thượng Hải 25, An Huy 19, Thiên Tân 17, Hồ Bắc 17, Hà Nam 14, Liêu Ninh 12, Sơn Đông 12, Cát Lâm 9, Vân Nam 4, Thiểm Tây 4, Phúc Kiến 2, Trùng Khánh 2; Sơn Tây, Nội Mông, Quảng Tây, Quý Châu, Thanh Hải mỗi địa phương 1 ca, không có ca nặng và tử vong.

Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ này có một số đặc điểm: Các trường hợp đều là nam giới, 96,3% trường hợp được xác định là nam quan hệ tình dục đồng giới, nguy cơ lây truyền qua các phương thức tiếp xúc khác thấp, 89,2% trường hợp được phát hiện khi chủ động đi khám, 6,5% trường hợp được phát hiện thông qua theo dõi và sàng lọc những người tiếp xúc gần; các biểu hiện lâm sàng điển hình của hầu hết các trường hợp chủ yếu là các triệu chứng như sốt, mụn rộp và hạch to, không có trường hợp nặng và tử vong.


(Hình: CDC Trung Quốc thông báo, vào tháng 7 Trung Quốc có thêm 491 trường hợp được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ.)

Liên quan đến vấn đề này, cộng đồng mạng Weibo Trung Quốc có quan điểm cho rằng công bố của CDC Trung Quốc chỉ là phần nổi của núi băng.

Cụ thể, CDC Trung Quốc đã công bố vào ngày 14/7 về việc theo dõi dịch bệnh đậu mùa khỉ trong tháng 6, cho biết tháng 6 Trung Quốc có thêm 106 trường hợp mới mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận (48 ở Quảng Đông, 45 ở Bắc Kinh, 8 ở Giang Tô, 2 ở Hồ Bắc, 2 ở Sơn Đông và 1 ở Chiết Giang), nhưng phạm vi 106 ca vào tháng 6 chỉ được tìm thấy ở 6 tỉnh, còn trong tháng 7 số trường hợp đã tăng hơn 4 lần lên 491 trường hợp và phạm vi bao phủ của bệnh lan rộng khắp 23 tỉnh.

Thông tin này gây thêm những lo ngại vì vấn đề dữ liệu của nhà chức trách Trung Quốc vốn thường bị nghi ngờ báo cáo thu hẹp nghiêm trọng.

Vào ngày 9/8, CDC Trung Quốc đã giải thích những lý do chính khiến số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận trong tháng 7 tăng rõ rệt so với tháng 6: Thứ nhất, dịch bệnh đậu mùa khỉ lây lan ngầm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nguồn lây không rõ ràng, khó phòng chống; thứ hai, việc gia tăng nhóm người trọng điểm chủ động đi khám (nhờ tuyên truyền vận động), cộng vào việc sàng lọc thêm những người tiếp xúc gần cũng làm tăng phát hiện ca bệnh; thứ ba, dịch bệnh từ nước ngoài không ngừng xâm nhập vào Trung Quốc.

Tháng 7 cơ quan chức năng Trung Quốc đã công bố “Kế hoạch phòng chống và kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ” thu hút sự chú ý. Kế hoạch này đưa ra vào nửa đêm ngày 26/7 trên tài khoản WeChat của Cục kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh quốc gia Trung Quốc chỉ ra, cần thúc đẩy “phát hiện sớm, báo cáo sớm, cách ly sớm và điều trị sớm”; phải thực hiện tăng cường giám sát dịch bệnh trên nhiều kênh trọng điểm gồm các tổ chức y tế, các nhóm người chính, người nhập cư và nơi trọng điểm của bệnh; tuân thủ “cùng phát hiện, cùng kiểm soát” để kịp thời ngăn chặn lây lan của dịch bệnh. Những người tiếp xúc gần phải tự cách ly 21 ngày để theo dõi sức khỏe, trong thời gian này không được ra ngoài trừ trường hợp thật cần thiết, nếu gây thành ổ dịch sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào tháng 9/2022. Kể từ tháng 6/2023, nhiều ca bệnh đã được phát hiện ở Bắc Kinh, Quảng Châu và những nơi khác. Cộng đồng mạng Trung Quốc chia sẻ, vì dịch bệnh đậu mùa khỉ mà tại một số nơi như Sơn Đông, Hà Bắc… lại xuất hiện rầm rộ những người mang đồ bảo hộ trắng như thời đỉnh cao COVID-19, họ khẩn trương thực hiện xét nghiệm axit nucleic đối với vi-rút đậu mùa khỉ cho những người tiếp xúc gần.

Đến nay các ca bệnh đậu mùa khỉ đã lan rộng khắp 23 tỉnh, tốc độ bùng phát nhanh đáng ngạc nhiên.

Theo bản tin của Liên Hiệp Quốc hôm 14/7, bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ; triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết. Một số người có các triệu chứng nhẹ, nhưng không ít trường hợp có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và những người bị suy giảm miễn dịch.

Các biến chứng của bệnh đậu khỉ bao gồm nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi, lú lẫn và các vấn đề về mắt. Cho đến nay tỉ lệ tử vong được biết của bệnh này vào khoảng 1% – 10%.


Mức Người Dân Không Có Việc Làm Cao Kỷ Lục! Để Bưng Bít Dư Luận: Trung Quốc Ngừng Công Bố Tỉ Lệ Thất Nghiệp của Giới Trẻ!


(Hình: Tại một hội chợ việc làm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 30/6/2023.)

-Sáng 15/8/2023, Trung Quốc ngừng công bố số liệu định kỳ hàng tháng về tỉ lệ thất nghiệp của giới trẻ trong độ tuổi 16-24, sau thống kê hồi tháng 7/2023 cho thấy mức thất nghiệp cao kỷ lục, 21,3%, ở nhóm người trẻ tuổi trong tháng 6 năm nay.

Ông Phó Lăng Huy (Fu Linghui), một phát ngôn viên của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, thông báo: “Việc công bố tỉ lệ thất nghiệp ở giới trẻ bị tạm ngưng”. Vìcần “điều chỉnh” các số liệu về việc làm.

Phản ứng về quyết định của chính quyền, một người dùng internet bình luận mỉa mai trên mạng xã hội Weibo là chỉ cần Bắc Kinh ngưng công bố số liệu là “sẽ không còn nạn thất nghiệp và vấn đề như vậy sẽ được giải quyết”.

Theo thống kê tháng Bảy, tỉ lệ thất nghiệp trong nhóm người ở độ tuổi lao động tại Trung Quốc đã tăng nhẹ so với tháng trước đó, lên thành 6,3%. Tuy nhiên, theo thông tấn xã AFP, tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc chỉ được thống kê ở các khu vực thành thị, do đó chỉ phản ánh được một phần tình trạng thất nghiệp trong cả nước.

Để thúc đẩy kinh tế, cũng trong ngày 15/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ giảm tỉ lệ lãi suất cho vay một năm cho các cơ sở tài chánh (MLF) từ 2,65% xuống còn 2,5%.


Khủng Hoảng Kinh Tế và Nhân Đạo Tại A Phú Hãn Sau 2 Năm Taliban Nắm Quyền


(Hình: Các cửa hiệu chuyên chăm sóc sắc đẹp phụ nữ tại A Phú Hãn phải đóng cửa - ảnh chụp tại thủ đô Kabul ngày 24/7/2023.)

-Vào ngày này, cách nay 2 năm, 15/8/2021, tổ chức Hồi giáo Taliban đã lên nắm quyền tại A Phú Hãn. Sau 2 năm, đất nước này rơi vào khủng hoảng kinh tế và nhân đạo.

Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), gần 85% dân số cả nước sống trong cảnh nghèo đói, viện trợ quốc tế bị cắt. Kinh tế A Phú Hãn, vốn đã bị tàn phá bởi nhiều thập kỷ chiến tranh, nay bị ảnh hưởng nặng nề. Chính quyền Hồi Giáo Taliban gia tăng hạn chế các quyền của phụ nữ.

Từ thủ đô Kabul của A Phú Hãn, thông tín viên Sonia Ghezali của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) gửi về bài phóng sự.

Muzhda làm việc trong một thẩm mỹ viện ở Kabul. Nhưng tiệm của cô đã đóng cửa vào tháng trước theo lệnh của Taliban. Đây là một trong nhiều lệnh cấm đoán khác.

“Đã có nhiều hạn chế đối với phụ nữ trong 2 năm qua, chẳng hạn như đóng cửa các trường Đại học và trường học dành cho nữ sinh. Những hy vọng lớn của chúng tôi đã bị gạt sang một bên, và thậm chí chúng tôi không có cả những hi vọng nhỏ nhất vốn rất tự nhiên với những người trẻ tuổi như tôi, chẳng hạn như đến phòng tập thể dục, tham gia lớp nghệ thuật hoặc tham gia Taekwondo. Chúng tôi không thể tự do đi ra ngoài hoặc đơn giản tự do đi lại một mình.

Setayesh 14 tuổi. Cô sống ở Kabul và mơ ước trở thành Bác sĩ phẫu thuật.

“Khi chứng kiến hành vi của những người Taliban này, tôi có cảm giác rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm được gì. Tôi cảm thấy tương lai sẽ là một bà nội trợ. Có lẽ tôi sẽ ở trong nhà cả đời. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ là một Bác sĩ phẫu thuật. Khi bạn sinh ra ở đây, bạn là một cô gái, bạn không được coi là một con người. Tôi không hạnh phúc. Trên thực tế, chúng tôi không còn hạnh phúc nữa. Chúng tôi đã mất tất cả mọi thứ trong cuộc sống”.

Setayesh nói, hy vọng duy nhất của cô ấy là đi tị nạn, vì A Phú Hãn không mang lại tương lai cho các cô gái trẻ ở đây.


Bắc Hàn: Travis King Xin Tị Nạn Vì Bị Ngược Đãi Trong Quân Đội Mỹ!


(Hình: Quân nhân Mỹ Travis King.)

-Bắc Hàn nói rằng Travis King thú nhận đã vượt biên sang miền Bắc vì “bị ngược đãi vô nhân đạo và phân biệt chủng tộc trong Quân đội Hoa Kỳ”, truyền thông nhà nước đưa tin hôm thứ Tư (16/8/2023) – lần đầu tiên Bình Nhưỡng công khai thừa nhận sự việc.

Binh nhì Travis T. King đã chạy sang miền Bắc khi đang đi tour dân sự tham quan Khu vực An ninh chung (JSA) trên biên giới được canh giữ an ninh nghiêm ngặt giữa hai miền Triều Tiên. Các viên chức Hoa Kỳ cho biết họ tin rằng King đã cố ý vượt biên.

Hãng thông tấn nhà nước KCNA nói rằng các nhà điều tra Bắc Hàn hiện cũng đã kết luận rằng King đã cố ý vượt biên bất hợp pháp sang miền Bắc, với ý định ở lại Bắc Hàn hoặc một nước thứ ba.

“Trong quá trình điều tra, Travis King thú nhận rằng anh đã quyết định đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vì anh có cảm giác khó chịu trước sự ngược đãi vô nhân đạo và phân biệt chủng tộc trong Quân đội Hoa Kỳ”, KCNA đưa tin. “Anh ấy cũng bày tỏ mong muốn xin tị nạn ở CHDCND Triều Tiên hoặc một nước thứ ba, và nói rằng anh ấy vỡ mộng trước xã hội Mỹ bất bình đẳng”.


Tình Hình Biển Đông: Lãnh Đạo Mỹ, Nam Hàn và Nhật Bản Họp ở Trại David, Khai Triển Các Bước Phòng Thủ Mới Đối Phó Với Trung Quốc!


(Hình: Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) đã mời Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (giữa) và Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol (phải) tới Trại David để hội đàm về việc hợp tác và khai triển các bước phòng thủ chung.)

-Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn sẽ khởi động một loạt sáng kiến chung về kỹ thuật và quốc phòng khi các nhà lãnh đạo của 3 nước này ngồi lại với nhau ở Trại David vào thứ Sáu (18/8/2023) tuần này, theo các viên chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ, trong bối cảnh 3 nước có chung mối quan ngại ngày càng lớn về Trung Quốc.

Tuy cuộc gặp thượng đỉnh khó có thể tạo ra một Thỏa thuận An ninh chính thức để 3 quốc gia cam kết bảo vệ lẫn nhau, song họ sẽ đồng ý về cùng có sự thông hiểu giống nhau về trách nhiệm khu vực và thiết lập một đường dây nóng 3 bên để liên lạc trong thời điểm khủng hoảng, các viên chức cho hay và không muốn nêu danh tính.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã mời Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol tới cơ sở nghỉ ngơi lâu đời phục vụ Tổng thống ở Dãy núi Catoctin thuộc tiểu bang Maryland, giữa lúc 2 quốc gia Á Châu nỗ lực hàn gắn quan hệ ngoại giao bị rạn nứt trước những mối đe dọa lớn hơn trong khu vực do sự trỗi dậy của Trung Quốc và Bắc Hàn.

Đây là cuộc gặp đầu tiên của lãnh đạo 3 nước theo hình thức như vậy và các viên chức Hoa Kỳ hy vọng sẽ trở thành cuộc gặp mặt thường niên, chính thức hóa mối quan hệ và hợp tác của họ.

Nam Hàn và Nhật Bản đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh chung lần đầu tiên sau 12 năm vào tháng 3 năm nay và đã thực hiện các bước để giảm bớt căng thẳng sau nhiều năm mâu thuẫn, trong đó có một số bất đồng về việc Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên trong những năm 1910-1945.

Hoa Thịnh Ðốn có 2 Thỏa thuận riêng rẽ về phòng thủ song phương chính thức với cả Tokyo lẫn Hán Thành, nhưng Mỹ muốn 2 nước này hợp tác chặt chẽ hơn trước những lo ngại ngày càng tăng về sức mạnh gia tăng và ý đồ của Trung Quốc.

Một trong các viên chức Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi đang tính toán về một số bước sẽ đưa chúng tôi xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực an ninh”, và làm như vậy sẽ “tăng cường an ninh tập thể của chúng tôi”.

Nhưng viên chức Hoa Kỳ nói thêm rằng, “chớ có kỳ vọng rằng sẽ có một khuôn khổ an ninh 3 bên giữa 3 nước chúng tôi vì điều đó là một mục tiêu quá lớn, khó đạt được. Tuy nhiên, chúng tôi đang thực hiện các bước để mỗi quốc gia hiểu rõ trách nhiệm đối với an ninh khu vực, và chúng tôi đang thúc đẩy các lĩnh vực phối hợp mới và phòng thủ phi đạn-đạn đạo, một lần nữa là kỹ thuật, sẽ được coi là rất quan trọng”.

Dự kiến cuối cuộc gặp thượng đỉnh sẽ có một tuyên bố chung giữa 3 quốc gia, bao gồm nội dung đề cập đến mối quan ngại về ý đồ của Trung Quốc nhằm thay đổi tình trạng của Đài Loan tự trị, vốn thường xuyên bị Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của họ.

Một trong các viên chức cho biết tuyên bố chung của Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn dự kiến sẽ bao gồm nội dung về duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Lời văn chính xác về nội dung này và các điều khoản khác dự kiến sẽ được đàm phán cho đến phút cuối cùng.

Nhưng nội dung hiện đang được xem xét sẽ nhất quán với các quan điểm trước đây của Hoa Kỳ về chủ đề này, tránh leo thang mạnh trong lời lẽ với Bắc Kinh vì Hoa Thịnh Ðốn đang tìm cách giảm bớt căng thẳng trước cuộc hội đàm có thể diễn ra giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối năm nay.


Biến Chuyển Thời Cuộc: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn Khai Triển Các Sáng Kiến Chung Về Kỹ Thuật và Quốc Phòng


(Hình: Khu trục hạm DDG 992 Nam Hàn, khu trục hạm DDG 179 của Nhật Bản và khu trục hạm USS John Finn Hoa Kỳ tham gia tập trận phòng thủ phi đạn-đạn đạo ở biển Nhật Bản, ngày 16/7/2023.)

-Trong cuộc họp thượng đỉnh ba bên sắp tới được tổ chức tại Trại David, Maryland, Hoa Kỳ, vào ngày 18/8/2023, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn sẽ khởi động một loạt các sáng kiến chung về kỹ thuật và quốc phòng.

Hôm 14/8, hãng tin Anh Reuters cho biết, lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ đã mời Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol đến họp thượng đỉnh tại Trại Davaid, nhằm chính thức hóa mối quan hệ và hợp tác, mở đường cho các cuộc họp thường niên giữa lãnh đạo ba nước.

Tuy đã có các thỏa thuận phòng thủ riêng với Nhật và Nam Hàn, nhưng Hoa Kỳ mong muốn có một sự hợp tác chặt chẽ hơn trước mối lo ngày càng lớn về đà gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Theo lời viên chức Mỹ giấu tên, Tòa Bạch Ốc đang thúc đẩy hợp tác giữa 3 nước trong các lĩnh vực mới, đặc biệt là trong phòng thủ phi đạn-đạn đạo và kỹ thuật.

Thượng đỉnh dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố chung ba bên bày tỏ những quan ngại về tham vọng của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng ở eo biển Đài Loan.

Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ khả năng hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn. Trang mạng kênh truyền hình CGTN dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc “kiên quyết phản đối” các quốc gia bên ngoài khu vực Á Châu-Thái Bình Dương can thiệp các vấn đề khu vực, đồng thời kêu gọi Nhật Bản và Nam Hàn nên “kềm chế” không làm bất cứ điều gì làm “suy yếu niềm tin lẫn nhau” giữa các nước, gây tổn hại cho hòa bình và ổn định trong khu vực.


Kỷ Niệm 78 Năm Kết Thúc Đệ Nhị Thế Chiến, Thủ Tướng Kishida Không Hề Nhắc Đến Hành Động Xâm Lược của Quân Đội Nhật


(Hình: Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại lễ kỷ niệm 78 năm ngày đế quốc Nhật Bản đầu hàng trong Ðệ nhị Thế chiến, hội trường Nippon Budokan ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 15/8/2023.)

-Trong lễ kỷ niệm 78 năm ngày kết thúc Ðệ nhị Thế chiến, tại Tokyo, hôm 15/8/2023, Thủ tướng Fumio Kishida nhắc lại những cam kết cho hòa bình của Nhật Bản, nhưng ông không hề nhắc đến những hành động xâm lược của quân đội Nhật Hoàng trong thời kỳ đó.

Theo hãng tin Mỹ AP, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, Thủ tướng Fumio Kishida bày tỏ quyết tâm không bao giờ để lặp lại “thảm kịch chiến tranh”. Ông nhấn mạnh đến sự tàn phá mà Nhật Bản phải hứng chịu trong chiến tranh, bao gồm các vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống Hiroshima và Nagasaki, các vụ ném bom vào khắp lãnh thổ Nhật Bản và trận chiến đẫm máu ở Okinawa, đi kèm với sự đau khổ của người dân Nhật.

Tuy nhiên, theo hãng thông tấn AP, Thủ tướng Kishida đã không nhắc đến các hành động xâm lược của Nhật trong chiến tranh thế giới. Và trong thời gian qua, ông chủ trương phát triển quân đội theo một chiến lược quốc phòng mới đã công bố hồi tháng 12/2022, nhấn mạnh đến nhu cầu củng cố khả năng tấn công, vốn đi ngược lại với tư tưởng “chủ hòa” mà Tokyo theo đuổi từ sau Ðệ nhị Thế chiến.

Sự thay đổi này cho phép Nhật Bản hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với các đồng minh là Hoa Kỳ, cũng như với các đối tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc và Bắc Hàn.


Eo Biển Hormuz: Tàu Thuyền Được Khuyến Cáo Không Nên Đến Gần Lãnh Hải Iran


(Ảnh: Tàu USS Bataan di chuyển ở Hồng Hải, ngày 8/8/2023.)

-Vào cuối tuần qua, Hải quân của các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, hoạt động ở vùng Vịnh đã khuyến nghị tàu thuyền các nước không nên đi qua eo biểu Hormuz, gần vùng biển của Iran để tránh bị Iran bắt giữ tàu.

Hôm 13/8/2023, theo thông tấn xã AFP, phát ngôn của Ðệ ngũ Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ ở Bahrein, ông Tim Hawkins cho biết “các tàu thuyền nên tránh xa lãnh hải của Iran càng xa càng tốt”.

Trước đó một ngày, hôm 12/8, Cơ quan An ninh Hàng hải của Anh UKMTO cho biết đã được thông báo về “mối đe dọa ngày càng gia tăng ở gần eo biển Hormuz, khuyên các tàu quá cảnh qua khu vực này nên thận trọng”. Một công ty hàng hải khác của Anh, Ambrey, cũng cho biết được chính quyền Hy Lạp và Mỹ cảnh báo về “khả năng xảy ra một vụ tấn công vào các tàu buôn ở eo biển Hormuz trong vòng 12 đến 72 tiếng đồng hồ tới”.

Liên minh Hải quân IMSC (International Maritime Security Construct), gồm 11 nước, cũng thông báo cho các tàu hoạt động trong khu vực “có biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ bị bắt giữ vì các căng thẳng trong khu vực này”.

Chính quyền Iran chưa đưa ra bất cứ phản ứng nào từ các cảnh báo trên.

Tại eo biển Hormuz, một tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đối với vận tải dầu, Iran đã nhiều lần bắt giữ các tàu chở dầu. Quân đội Hoa Kỳ cho biết, từ hai năm qua, Iran đã bắt giữ, hoặc cố bắt giữ gần 20 tàu quốc tế đi qua vùng Vịnh. Một tàu chở dầu của Việt Nam cũng đã bị Iran bắt giữ tại vịnh Oman hồi tháng 10/2021.

Vào tuần trước, Hải quân Hoa Kỳ đã thông báo cử hai chiến hạm và 3000 binh sĩ đến Hồng Hải để ngăn chặn việc Iran bắt giữ tàu chở dầu.


Nga Tấn Công Odesa Bằng Phi đạn và Máy Bay Không Người Lái


(Hình: Nhân viên cấp cứu đang cố gắng dập tắt đám cháy tại một siêu thị ở Odesa sau cuộc không kích của Nga hôm 14/8/2023.)

-Hôm 14/8 /2023, các viên chức Ukraine cho biết một cuộc không kích của Nga vào thành phố cảng Odesa ở miền Nam đã làm ít nhất 3 người bị thương.

Quân đội Ukraine cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ tất cả 15 máy bay không người lái mà Nga sử dụng trong cuộc tấn công, cũng như 8 phi đạn trên biển, nhưng các mảnh vỡ rơi xuống đã gây ra thiệt hại trên mặt đất.

Ba người bị thương sau khi các mảnh vỡ rơi xuống một siêu thị, và một ký túc xá sinh viên cũng bị hư hại.

Lính cứu hỏa đã vật lộn với một số đám cháy bùng phát do các mảnh phi đạn rơi xuống, Thống đốc khu vực, ông Oleh Kiper, cho biết trên Telegram.

Các cuộc pháo kích của Nga hôm 13/8 đã làm thiệt mạng ít nhất 7 người, trong đó có một bé gái 23 ngày tuổi, và làm bị thương ít nhất 22 người khác ở khu vực Kherson của Ukraine.

“Anh của bé gái, chỉ mới 12 tuổi, đã được đưa đến bệnh viện. Thật không may, họ không thể cứu được cậu bé. Nó qua đời do bị thương quá nặng. Mẹ của những đứa trẻ, tên bà ấy là Olesia, bà ấy chỉ mới 39 tuổi, cũng đã chết. Tôi xin gửi lời chia buồn”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói trong bài phát biểu hàng đêm qua video.

Bộ Ngoại giao Ukraine hôm 14/8 đã lên án điều mà họ gọi là vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của Hải quân Nga sau khi một chiến hạm Nga bắn cảnh cáo vào một tàu chở hàng treo cờ Palau đang trên đường đến cảng Izmail của Ukraine.

Ukraine cũng kêu gọi các đối tác ‘tăng cường nỗ lực để duy trì Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, vốn rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu’.

Nga đã rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen hồi tháng 7.


Ukraine Loan Báo Bắn Hạ Toàn Bộ Phi Đạn và Drone Nga Tấn Công Odessa


(Ảnh: Một phi đạn Kalibr được Hải quân Nga phóng ở phía Đông Địa Trung Hải, ngày 19/8/2016.)

-Trong đêm 13 rạng sáng 14/8/2023, lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ tổng cộng 8 phi đạn Kalibr và 15 drone tấn công vùng Odessa, miền Nam Ukraine.

Thông tấn xã AFP dẫn lại thông tin của Bộ Tư lệnh miền Nam Ukraine, trên Telegram, theo đó “kẻ thù đã tấn công vùng Odessa 3 lần trong đêm, trong đó có hai đợt bằng drone”, và lực lượng phòng không đã bắn hạ toàn bộ các phi đạn và drone Nga. Theo quân đội Ukraine, các mảnh vỡ của phi đạn “nhắm tới trung tâm thành phố Odessa”, khi rớt xuống đã làm hư hại một khu nhà ở sinh viên và một siêu thị, khiến ít nhất 3 nhân viên bị thương.

Trong những ngày gần đây, quân đội Nga liên tục tấn công thành phố cảng Odessa và hai cảng sông Izmail và Reni, nhằm ngăn chặn các hoạt động xuất cảng của Ukraine, theo chính quyền Kyiv.

Hôm 13/8, Pháp “cực lực” lên án đợt tấn công mới của Nga nhắm vào thường dân vùng Kherson, Đông-Nam Ukraine, khiến ít nhất 7 người chết, trong đó có hai trẻ nhỏ, một bé sơ sinh 23 ngày và một thiếu niên 12 tuổi. Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo khẳng định “các vụ tấn công mới nhắm vào thường dân một lần nữa cho thấy sự khinh thường của Nga đối với tất cả các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về nhân đạo, mà Mạc Tư Khoa thường xuyên chà đạp”.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Pháp cũng khẳng định: “các hành động không thể chấp nhận được này cấu thành các tội ác chiến tranh, và chắc chắn sẽ bị trừng phạt”, và “nước Pháp, phối hợp mật thiết với các đối tác sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine và Tòa Hình sự Quốc tế về mặt pháp lý” để buộc các thủ phạm đối diện với công lý. Theo cơ quan Công tố Ukraine, khoảng 500 trẻ em bị giết hại, gần 1.100 em bị thương, kể từ đầu cuộc xâm lăng của Nga.


Ukraine Tiếp Tục Phản Công Nhưng Bị Mìn của Nga Cản Trở


(Hình: Các đặc công Ukraine rà phá bom mìn ở gần Izium, vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 11/4/2023.)

-Hôm 14/8/2023, Quân đội Ukraine tuyên bố giành lại được 3 cây số vuông ở Bakhmut từ tay quân đội Nga. Mặc dù chiếm được chút ưu thế trước quân đội Nga tại một số khu vực, nhưng cuộc phản công của lực lượng Ukraine rất khó khăn vì phải rà phá mìn.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine hôm qua xác nhận chiến tuyến dài 1000 cây số đã bị Nga rải mìn khắp nơi. Thông tín viên Emmanuelle Chaze của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Kyiv:

“Chính quyền Ukraine đã xác nhận các chiến dịch phản công tại Berdiansk, Melitopol, Robotyne trong khu vực Zaporijjia. Mục tiêu của lực lượng Kyiv là chọc thủng các tuyến phòng thủ và cắt đứt các tuyến đường tiếp tế của Nga.

Nếu như quân đội Ukraine có thể tiến đến biển Azov, thì đó là những tiến bộ về chiến thuật vào lúc mà Nga cố gắng tấn công ở xung quanh Kupiansk và Bakhmut, miền Đông Ukraine.

Các blogger quân sự Nga, tuy đứng về phía Mạc Tư Khoa, nhưng cho biết sở dĩ Ukraine có thể tiến công, đó là nhờ vào việc các nhóm lính Nga có vẻ như mất tinh thần, phạm các lỗi chiến thuật. Đây là một cách để giải thích tại sao quân đội Nga, vốn có lợi thế về quân số và nguồn lực, lại để mất đi lãnh thổ (đã chiếm được).

Tuy nhiên, các cuộc giao tranh vẫn rất ác liệt. Mỗi thước đất đều được giành lại một cách rất khó khăn, nhất là vì các chiến tuyến đều bị rải mìn khắp nơi. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã tuyên bố hôm qua rằng Ukraine là quốc gia bị rải mìn nhiều nhất thế giới. Tại các tuyến phòng thủ của Nga, có nơi có đến 5 quả mìn trong vỏn vẹn 1 mét vuông đất”.

Trả lời trang The Guardian, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, ông Oleksii Reznikov cho biết một số quả mìn là do lực lượng Ukraine tự gài và họ biết cách tránh, nhưng đa số là mìn của Nga. Ông Reznilov bày tỏ lo ngại về thiệt hại về nhân mạng lớn do thiếu nhân lực rà phá bom mìn, đồng thời kêu gọi các nước đồng minh, nhất là Anh, giúp đỡ đào tạo. (Hôm 11/8, báo chí Anh cho biết 1000 Thủy quân Lục chiến Ukraine đã hoàn thành khóa đào tạo trong vòng 6 tháng tại Anh và đang trở về nước.)

Theo ông Pete Smith, đại diện của tổ chức phi chính phủ chuyên rà phá mìn Halo ở Ukraine, tình trạng ô nhiễm do bom mìn ở Ukraine rất đáng lo ngại, “chưa từng thấy ở Âu Châu từ sau Đệ nhị Thế chiến”. Theo chuyên gia này, ngay cả khi huy động hơn 10.000 nhân viên rà phá mìn thì cũng cần cả thập kỷ để giải quyết bom mìn trên đất Ukraine.


Niger: Quân Đảo Chính Tuyên Bố Sẽ Truy Tố Tổng Thống Bazoum Về Tội “Phản Quốc”


(Ảnh: Tổng thống Niger, ông Mohamed Bazoum phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh WAEMU ở Bissau, Guiné-Bissau, ngày 8/7/2023.)

-Lực lượng đảo chính Niger tỏ ra cứng rắn hơn. Tối 13/8/2023, một phát ngôn viên của phe đảo chính thông báo đã có đủ bằng chứng để “truy tố” Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum vì tội “phản quốc”.

Thông báo, được đưa ra đúng vào lúc phe đảo chính khẳng định để ngỏ cửa cho một “giải pháp ngoại giao”. Thông tín viên Serge Daniel của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Dakar (thủ đô của Senegal):

“Trong bài phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, phát ngôn viên của chính quyền quân sự khẳng định chính phủ Niger đã thu thập đủ bằng chứng cần thiết để truy tố Tổng thống Mohamed Bazoum cùng “các đồng phạm trong và ngoài nước”. Theo đại tá Amadou Abdramane, Tổng thống Bazoum sẽ bị truy tố do các hành động xâm phạm đến an ninh quốc gia “trong các cuộc nói chuyện với nhiều phần tử trong nước, lãnh đạo ngoại quốc, giới chức của nhiều tổ chức quốc tế”. Phát biểu của đại tá Amadou Abdramane cho thấy điện thoại của Tổng thống bị quản thúc có thể đã bị nghe trộm.

Quyết định này của Hội đồng Cứu quốc (tức phe đảo chính) có phần gây bất ngờ khi được đưa ra cùng lúc với việc quân đảo chính tuyên bố sẵn sàng đối thoại để tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng. Giới quan sát bị chia rẽ. Trong lúc một số người tin rằng tập đoàn quân sự nắm quyền đang chơi trò vừa đấm, vừa xoa, một số người khác lưu ý rằng thái độ của phe đảo chính đang trở nên cứng rắn hơn. Đặc biệt là vì trong cùng một phát biểu trên truyền hình, phát ngôn viên của quân đảo chính đã chỉ trích mạnh mẽ Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (CEDEAO)”.

Tổng thống Mohamed Bazoum bị quản thúc tại dinh Tổng thống kể từ cuộc đảo chính ngày 26/7/2023. Theo thông tấn xã Reuters, hồi tuần trước, ông Bazoum cho tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch biết về các điều kiện giam giữ “tồi tệ, phi nhân tính”.

Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (CEDEAO) để ngỏ khả năng can thiệp quân sự để khôi phục nền Dân chủ tại Niger, nhưng cuộc họp về chủ đề nói trên, dự trù vào thứ Bảy (12/8), đã được dời lại sang tuần này.

Hôm qua, theo thông tấn xã AFP, giáo sĩ Bala Lau - lãnh đạo của một phái đoàn tôn giáo Nigeria - có mặt tại Niamey, thủ đô của Niger - cho biết đã tiếp xúc với thủ lĩnh đảo chính để vận động cho một giải pháp ngoại giao. Phái đoàn được cử đến Niger với sự đồng ý của Tổng thống Nigeria, quốc gia trụ cột của CEDEAO, và cũng là chủ lực trong lực lượng can thiệp quân sự dự kiến tại Niger.


Lãnh Đạo Bắc Hàn Ra Lệnh Tăng Mạnh Sản Xuất Phi Đạn


(Hình: Nhà lãnh đạo Cộng sản Bắc Hàn, ông Kim Jong Un thăm một nhà máy quân sự. Ảnh do Thông tấn xã Trung ương Bắc Hàn (KCNA) công bố ngày 14/8/2023.)

-Hãng thông tấn KCNA ngày 14/8/2023 đưa tin lãnh đạo Cộng sản Bắc Hàn, ông Kim Jong Un đã ra lệnh tăng cường sản xuất phi đạn và nhiều loại vũ khí khác. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ thông báo sẽ bắt đầu cuộc tập trận lớn trong vài ngày tới.

Theo hãng thông tấn chính thức Bắc Hàn, trong 2 ngày 11/8 và 12/8/2023, ông Kim Jong Un đã đến thăm các xưởng chế tạo phi đạn, pháo cỡ lớn cho các dàn phóng rốc-kết đa nòng và xe bọc thép. Đây là lần thứ hai trong tháng Tám này, lãnh đạo Bắc Hàn đến thăm các cơ sở sản xuất vũ khí.

Trong chuyến thăm này, ông Kim đã ấn định mục tiêu quan trọng: “Tăng cường đáng kể khả năng sản xuất phi đạn”, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của nhà máy trong việc “đẩy nhanh” quá trình chuẩn bị chiến tranh cho các đơn vị quân đội tiền tuyến.

Ngoài ra, lãnh đạo Cộng sản Bắc Hàn còn kêu gọi chế tạo các loại xe phóng phi đạn hiện đại hơn và khẳng định nhu cầu cấp thiết tăng cường sản xuất đạn pháo cỡ lớn “với tốc độ cấp số nhân”. Các hình ảnh do KCNA cung cấp cho thấy ông Kim đang điều khiển một xe bọc thép chiến đấu tiện ích mới.

Bắc Hàn đã tập trung mở rộng kho vũ khí nguyên tử và phi đạn kể từ sau thất bại thượng đỉnh Hà Nội năm 2018. Từ năm 2022, Bình Nhưỡng đã tiến hành hơn một trăm vụ thử phi đạn. Nhiều chuyên gia cho rằng lãnh đạo Bắc Hàn đang nhắm đến việc sử dụng kho vũ khí hiện đại của mình để tìm kiếm một sự nhượng bộ ngoại giao từ Mỹ, như dỡ bỏ bớt các trừng phạt khi nối lại các đàm phán.

Tuy nhiên, theo hãng tin Mỹ AP, việc ông Kim thúc đẩy sản xuất vũ khí, đặc biệt là phi đạn vào lúc các viên chức tình báo Mỹ khẳng định rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serguei Shoigu trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hồi tháng 7/2023 đã có cuộc thảo luận với lãnh đạo Cộng sản Bắc Hàn về việc bán thêm vũ khí cho Nga để phục vụ cho cuộc chiến chống Ukraine.

Việc Kim Jong Un kêu gọi Bắc Hàn phải có “một lực lượng quân sự áp đảo và chuẩn bị đầy đủ để đối phó với bất kỳ cuộc chiến nào” nhằm “tiêu diệt” kẻ thù diễn ra vào lúc chỉ còn vài ngày nữa diễn ra cuộc tập trận chung Mỹ-Nam Hàn quy mô lớn, có tên gọi “Ulchi Freedom – Lá chắn Tự do”, kéo dài từ ngày 21-31/8/2023.


Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thăm Nga và Belarus


(Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Đối thoại Shangri-La ở Tân Gia Ba, ngày 4/6/2023.)

-Trong chuyến công du từ ngày 14 đến ngày 19/8/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đi thăm Nga và Belarus, để bày tỏ ủng hộ đối với hai nước này vốn bị phương Tây cô lập vì chiến tranh Ukraine.

Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, được thông tấn xã AFP trích dẫn, “nhận lời mời từ đồng cấp Nga (Sergei Shoigu) và Belarus (Viktor Khrenin), Bộ trưởng Lý Thượng Phúc sẽ tham dự Hội Nghị An Ninh Quốc Tế” diễn ra vào ngày 15/8/2023, tại Mạc Tư Khoa, và đến thăm Belarus. Tại thủ đô Nga, ông Lý sẽ gặp các lãnh đạo quốc phòng Nga và các nước khác trên thế giới. Về hội nghị an ninh tại Mạc Tư Khoa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cho biết “sẽ thảo luận về các khía cạnh khác nhau của an ninh, để thiết lập một trật tự thế giới đa cực, khôi phục các hợp tác quốc tế, trong bối cảnh giới tinh hoa Âu Châu-Đại Tây Dương có những tuyên bố hung hăng, thống trị thế giới”.

Theo hãng tin Mỹ AP, sự có mặt của ông Lý Thượng Phúc tại hội nghị này cho thấy Trung Quốc và Nga mong muốn có “chính sách đối ngoại thống nhất, nhằm phá hoại trật tự thế giới dân chủ tự do mà phương Tây lãnh đạo”, bất chấp cái giá mà Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa phải trả về kinh tế và uy tín của hai nước này trên trường quốc tế.

Sau điểm dừng tại Nga, ông Lý Thượng Phúc sẽ tiếp tục chuyến công du tại Belarus, gặp lãnh đạo Nhà nước cùng các lãnh đạo quân sự Belarus. Ông Lý cũng sẽ đến thăm các cơ sở quân sự tại nước này. Là một đồng minh thân cận của Nga, Belarus đã cho phép Mạc Tư Khoa sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ để tấn công Ukraine.

Về cuộc chiến tại Ukraine, theo thông tấn xã AFP, Trung Quốc tuyên bố giữ lập trường trung lập, nhưng thường xuyên ủng hộ Nga, phản đối Mỹ lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga tại các diễn đàn quốc tế. Bắc Kinh cũng vẫn duy trì quan hệ đối tác chiến lược, “không giới hạn” với Mạc Tư Khoa. Trung Quốc đã hỗ trợ về mặt ngoại giao và tài chánh cho Nga kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra, nhưng khẳng định không hỗ trợ quân sự.


Ngoại Trưởng Trung Quốc Đến Nam Vang Vào Lúc Cam Bốt Chuyển Giao Quyền Lực


(Hình: Thủ tướng tương lai của Cam Bốt Hun Manet (phải) bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Cung điện Hòa Bình ở Nam Vang, Cam Bốt, ngày 13/8/2023.)

-Lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) công du Cam Bốt, ít ngày sau khi tướng Hun Manet, con trai ông Hun Sen được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Trong buổi tiếp ông Vương Nghị, hôm 13/8/2023 tại Nam Vang, lãnh đạo tương lai Cam Bốt Hun Manet khẳng định tiếp tục chính sách tăng cường quan hệ với Bắc Kinh.

Theo thông tấn xã AFP, trên Telegram, ông Hun Manet cho biết ông và Ngoại trưởng Trung Quốc “cam kết thúc đẩy hợp tác song phương”. Trong một thông điệp khác trên Facebook, Thủ tướng Cam Bốt tương lai cũng tái khẳng định “lập trường không thay đổi” của Nam Vang về chính sách “Một Trung Hoa”, và cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, ngụ ý chỉ các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Tân Cương, hay Tây Tạng.

Nhật báo Anh ngữ Khmer Times tại Cam Bốt ghi nhận: Ngoại trưởng Trung Quốc là “nhà ngoại giao ngoại quốc cao cấp nhất” đến Cam Bốt sau cuộc bầu cử Quốc hội. Theo báo Trung Quốc China Daily, cũng trong cuộc gặp Hun Manet, Ngoại trưởng Trung Quốc hoan nghênh chiến thắng của đảng cầm quyền Cam Bốt trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua.

Cuộc bầu cử bị Hoa Kỳ và đông đảo giới hoạt động nhân quyền trong khu vực chỉ trích là “không tự do”, “không công bằng”, với việc các đảng phái đối lập chính bị loại khỏi cuộc đua.

Ông Hun Manet, 38 tuổi, được Quốc vương Cam Bốt bổ nhiệm hôm 7/8. Trước khi chính thức nhậm chức, con trai Thủ tướng mãn nhiệm Hun Sen sẽ phải đợi cuộc bỏ phiếu ngày 22/8, tại Quốc hội, hoàn toàn trong tay đảng Nhân Dân Cam Bốt cầm quyền.

Chuyến thăm Cam Bốt của ông Vương Nghị nằm trong vòng công du Đông Nam Á ba ngày của lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc (10 đến 13/8), tới Mã Lai Á, Tân Gia Ba và Cam Bốt. Cam Bốt, dưới sự lãnh đạo của Hun Sen trong gần bốn thập niên qua, được coi là một trong các đồng minh chủ chốt của Bắc Kinh tại khu vực. Ông Hun Sen giã từ chức vụ Thủ tướng, nhưng vẫn tiếp tục đứng đầu đảng cầm quyền và làm Chủ tịch Thượng viện.

Thủ tướng tương lai Cam Bốt Hun Manet đã hai lần đi Bắc Kinh kể từ năm 2020, với tư cách là một thành viên trong phái đoàn Cam Bốt, đứng đầu là Thủ tướng Hun Sen. Nhật báo Khmer Times hôm 8/8 tự hỏi “Liệu Bắc Kinh có phải là điểm đến đầu tiên của (Thủ tướng) Hun Manet?”.


Thảm Họa Tai Nạn Mỏ Ngọc ở Miến Ðiện: Ít Nhất 36 Người Chết


(Hình: Hiện trường vụ sạt lở đất chết chóc ở Miến Ðiện.)

-Ít nhất 36 người được cho là đã chết tại một mỏ ngọc bích ở miền Bắc Miến Ðiện sau khi bị đất lở ào ạt cuốn xuống hồ, một nhân viên cấp cứu và nhà báo địa phương cho biết hôm 14/8/2023.

Vụ tai nạn xảy ra hôm 13/8 tại thị trấn Hpakant hẻo lánh, đầu mối của ngành công nghiệp ngọc bí mật của Miến Ðiện, nơi những người bới rác mạo hiểm tính mạng đào bới trong nền đất và đống đổ nát thiếu ổn định do các công ty khai thác mỏ đào lên để kiếm những miếng đá quý nhỏ.

Hơn 100 nhân viên cấp cứu đang tìm kiếm những người sống sót, một thành viên đội cấp cứu nói với thông tấn xã Reuters qua điện thoại và từ chối tiết lộ danh tính do lo cho sự an toàn.

Tám người bị thương và được đưa đến bệnh viện hôm 13/8.

“Chúng tôi chưa tìm thấy thi thể, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm kiếm”, ông nói.

Dẫn lời các nhân chứng, ông Tar Lin Maung, một nhà báo địa phương cho biết đống rác đổ sập hôm 13/8 cao khoảng 150 mét.

“Họ không có cửa để sống sót trong hồ bùn này”, ông Tar Lin Maung nói.

Tai nạn thường xảy ra ở các mỏ được quản lý kém ở Hpakant, nơi chứng kiến những thảm họa khai mỏ tồi tệ nhất Á Châu, bao gồm vụ lở đất hồi năm 2020 khiến ít nhất 170 người thiệt mạng.

Miến Ðiện sản xuất khoảng 90% ngọc bích của thế giới với phần lớn trong số đó được bán cho Trung Quốc. Ngành công nghiệp này đem lại hàng tỉ Mỹ kim mỗi năm cho chính quyền quân sự Miến Ðiện và các


Kinh Tế Tuột Dốc! Ngân Hàng Trung Ương Nga Tăng Lãi Suất Lên 12% Để Hỗ Trợ Đồng Rúp Bị Rớt Giá!


(Hình: Bảng điện tử hiển thị tỷ giá hối đoái của đồng Mỹ kim và đồng Euro so với đồng Rúp của Nga trên một đường phố ở Mạc Tư Khoa, Nga, vào ngày 14/8/2023.)

-Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất cơ bản thêm 350 điểm cơ sở lên 12% vào thứ Ba (15/8/2023), một động thái khẩn cấp nhằm cố gắng ngăn chặn đà trượt giá gần đây của đồng Rúp sau khi Ðiện Cẩm Linh công khai đề nghị ngân hàng thắt chặt chính sách tiền tệ.

Cuộc họp bất thường về lãi suất diễn ra sau khi đồng Rúp giảm mạnh qua ngưỡng 100 Rúp ăn 1 Mỹ kim vào thứ Hai (14/8), do tác động từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với cán cân thương mại của Nga và khi chi tiêu quân sự tăng vọt.

Sau khi có quyết định tăng lãi suất, đồng Rúp đã tăng một chút rồi lại giảm 0,5%, giức mức tỷ giá 98,16 Rúp/1 Mỹ kim vào lúc 10 giờ 56 phút sáng, giờ chuẩn quốc tế GMT, nhưng mức này vẫn cao hơn đáng kể so với mức đáy mới đây là gần 102 Rúp/1 Mỹ kim hôm 14/8, là mức thấp chưa từng có kể từ những tuần đầu tiên sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Vladimir Putin, Maxim Oreshkin, hôm 14/8 đã khiển trách ngân hàng trung ương, ông đổ lỗi cho chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã làm suy yếu đồng Rúp.

Vài tiếng đồng hồ sau khi bị ông Oreshkin khiển trách, ngân hàng đã thông báo về một cuộc họp khẩn cấp, tìm cách cứu đồng tiền của Nga.

“Áp lực lạm phát đang gia tăng”, ngân hàng nói trong một tuyên bố hôm 15/8.

“Ảnh hưởng dẫn đến sự mất giá của đồng Rúp đối với giá cả đang tăng lên và kỳ vọng lạm phát đang gia tăng”.

Bấp chấp biện pháp can thiệp, các nhà phân tích phần lớn đồng ý rằng động thái này sẽ không có tác động lâu dài.

“Chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn thì tình hình còn trở nên tồi tệ hơn đối với Nga, nền kinh tế Nga và đồng Rúp”, ông Timothy Ash, chiến lược gia cấp cao của EM tại Bluebay Asset Management, nói.

“Việc tăng lãi suất chính sách sẽ không giải quyết được bất cứ điều gì, ngoại trừ việc có thể tạm thời làm chậm tốc độ mất giá của đồng Rúp với cái giá là tăng trưởng GDP thực chậm hơn, tình hình chỉ khác đi khi mà vấn đề cốt lõi là chiến tranh và lệnh trừng phạt được giải quyết”.

Lần gần đây nhất ngân hàng thực hiện một đợt tăng lãi suất khẩn cấp là vào cuối tháng 2/2022 với mức tăng lên 20% ngay lập tức sau khi Nga điều quân tới Ukraine. Sau đó, ngân hàng đã dần dần giảm chi phí vay xuống 7,5% khi áp lực lạm phát mạnh giảm bớt vào nửa cuối năm 2022.

Kể từ lần cắt giảm gần đây nhất vào tháng 9/2022, ngân hàng đã giữ nguyên lãi suất nhưng đều đặn đưa ra những tuyên bố to tát, rồi cuối cùng đã tăng 100 điểm cơ bản lên 8,5% tại cuộc họp gần đây nhất vào tháng 7. Quyết định về lãi suất tiếp theo sẽ được định đoạt vào ngày 15/9.

Nga chứng kiến lạm phát hai con số vào năm 2022 và sau khi đà tăng lạm phát đã giảm bớt vào mùa Xuân năm 2023 do hiệu ứng cơ sở cao đó, lạm phát hàng năm hiện một lần nữa cao hơn mục tiêu 4% của ngân hàng trung ương và lại tăng nhanh.

So với cùng kỳ năm trước và đã điều chỉnh theo mùa, mức tăng giá hiện tại trong 3 tháng qua trung bình là 7,6%, ngân hàng cho biết.

Các nhà phân tích của Promsvyazbank nói có thể cần phải tăng thêm lãi suất nếu đồng Rúp không ổn định, bên cạnh đó, các biện pháp giảm thặng dư thanh khoản của đồng Rúp cũng cần thiết.

 

Không có nhận xét nào: