Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Viếng thăm nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên - Như Nguyệt, (bài viết và hình)

Ấn Độ may mắn có Taj Mahal (một kỳ quan nổi tiếng trên thế giới), có con sông Hằng Hà linh thiêng, có đền tưởng niệm thánh Gangdi, có bao nhiêu là ngôi đền đài tráng lệ, kiến trúc cầu kỳ, tuyệt mỹ, đặc biệt còn có 3 nơi trong 4 -tứ động tâm. Nhóm du khách tụi N đến một nơi có nhiều ngôi đền -trạm trỗ tỉ mỉ công phu- nằm trên cao, phải leo nhiều bậc thang mới lên tới.  Những ngôi đền này nằm rải rác trên một diện tích đất đai rộng mênh mông bát ngát! Một bà đi chung nhóm đã phải la lên:  "I love this!  I think this place is better than Ankor Wat!"  N đã đến thăm Angkor Wat, Angkor Thom -Đế Thiên Đế Thích- ở Cambodia vào năm 2000 rồi,  N nói bà ta:  "I think they are different!  Angkor Wat, Angkor Thom is the largest religious monuments in the world".  Kể chuyện này, N có ý muốn nói nước Ấn không phải như nhiều người nghĩ, những người từng chê bai Ấn Độ, không bao giờ muốn thử tới một quốc gia đầy mầu sắc, khá phức tạp này.
<!> 
Dân tộc Ấn từng có 1 nền văn minh vô cùng huy hoàng, rực rỡ thuở xa xưa...  Nhưng với N, may mắn hơn cả, may mắn và hãnh diện nhất cho Ấn độ là từ lâu lắm rồi, tự ngàn xưa, cách đây hai nghìn mấy trăm năm về trước, lãnh thổ này đã hân hạnh có được một vĩ nhân đặt chân tới, và Đức Từ Phụ, Đức Thích Ca Mâu Ni, Như Lai, Người Tỉnh Thức, Đấng Giác Ngộ, Đức Thế Tôn, Bậc Toàn Giác…  đã để lại cho thế giới, cho nhân loại những lời vàng ngọc, những bài kinh cứu khổ.  Tứ động tâm, 4 nơi linh thiêng quan trọng nhất của Phật giáo, quốc gia Ấn Độ hân hạnh có tới ba rồi!  

***N vào chánh điện, nơi có tượng Đức Phật mắt hé mở, đang nhìn xuống mĩm cười.  N đến gần, chấp tay, cúi sụp xuống quì lạy Phật.  Thấy lòng bình yên, nhẹ nhàng, cái “tôi”, tự ngã bay đi mất, thấy vô cùng an lành, thật hạnh phúc vì đã đến được nơi đây.  "Cảm ơn Phật đã cho con có một chuyến đi an toàn không bất trắc.  Nguyện xin Phật từ bi cho con biết cảm thông và thương yêu hết tất cả mọi người, cho con biết rãi tâm từ nhiều hơn bằng cách chịu khó ngồi thiền, tu tập.   Xin ban phước lành cho toàn thể thế giới, cho nhân loại được hòa bình, no ấm".   N đã thầm nói với đức Phật, người cha lành cao cả của N như thế.  Lòng N bỗng dưng thanh thản, yên vui.  N tha thứ ngay cho con mình (N giận nó vào buổi sáng cùng ngày) và cười tươi, vui vẻ, hiền lành (hi hi... chứ dữ được mí ai bây chừ?) với mọi người.  Sắc mặt của cô em N. cũng dịu dàng hẵn lại.  Em của Nguyệt từ năm 1998 đã ăn chay trường, hai chị em N chịu khó đi nghe giảng, đi thiền và chịu khó bố thí, làm từ thiện.  M. (lại là.. M, hi hi...) đứng xa xa nhìn N., ánh nhìn cảm thông, đầy thương yêu, trìu mến.

Desire, dục ái, lòng tham sân si là nguyên nhân gây ra khổ, nếu bạn dẹp được là hết khổ! Biết thế mà con người có dẹp được đâu?  Trong phòng bếp (kitchen) nhà N, N. có chưng 1 cái đĩa, trên đó đề:  "Chiến thắng chính mình là chiến công quan trọng nhất".  N. thường nhìn vào câu đó để tự nhắc nhở mình.

*Nước Ấn là 1 nước có nhiều giai cấp.  Có 5 giai cấp chính:
1. Tu sĩ (middle man between God and people) 
2. Những người cai trị đất nước, những người giàu có, địa chủ (rulers, landowners) và lính tráng để bảo vệ giai cấp nắm quyền 
3. Thương gia (trader)
4. Nông dân, nghệ nhân 
5. Người hầu hạ, bần cùng, nô lệ (untouchable). 

Một khi đã sanh ra trong giai cấp đê tiện, đói khổ thì sẽ bị chết dí trong giai cấp bần hàn đó mãn đời, không bao giờ ngóc đầu lên được.  Đức Phật là người đã cố gắng phá tan giai cấp, chủ trương không kỳ thị.  Ngài nói: “Máu của ai cũng đỏ, nước mắt của ai cũng mặn giống như nhau".  Đức Phật cho phép đàn bà được đi tu, được làm ni sư.   Mấy mươi năm đi khắp nơi giảng đạo, ngài sống cực kỳ giản dị, đi khất thực với đôi chân trần, ăn ngày 1 bữa, ai cho gì ăn nấy... 


*Đạo Phật, với N, là đạo giúp cho người vơi bớt khổ, nghe được Phật Pháp sẽ thấy ngay kết quả như uống được 1 liều thuốc nhiệm mầu. It’s a compassionate religion.   Đạo Phật biết khuyến khích người ta, cho người ta hy vọng:  nếu bạn chịu khó tu, bạn cũng có thể thành Phật được.  Đạo Phật thực tế, kêu gọi lòng từ bi hỉ xả, bác ái;  rất “logic” khi nói về nhân quả (consequences), lý nhân duyên..v..v.. 

Tứ diệu đế dậy cho nhân gian dẹp đi đau khổ.  Bát chánh đạo quá dễ hiểu, chẳng mầu mè.  Năm giới luật không cầu kỳ, cao xa:  không giết (sát sinh); không trộm cắp; không nói lời gian dối, không nói để hại người; không ngoại tình, lạm dụng tình dục, tà dâm; không rượu chè, cờ bạc, ma túy.   Buồn thay, có mấy người giữ được trọn vẹn 5 giới đó (trong đó có N nè, hehe..).

*N lại viết lan mang rồi, tuy không có ý nói về tôn giáo, nhưng vì đang kể chuyện hôm mà N đến thăm Vườn Lộc Uyển; cho N tâm sự tí ti nha.…

N  thâý gần gũi với đạo Phật hơn, N thích cái tự do, thoải mái, không gò bó của đạo Phật.  Bạn muốn trở nên 1 người tốt, 1 người tỉnh ngộ, tự một mình bạn phải nổ lực tu hành, phải tinh tấn tu tập chứ chẳng ai có thể giúp được bạn ngoài chính bạn.  Đức Phật nói:  "Con đường ta đã vạch ra rõ ràng,  các con muốn đi theo để thoát khổ thì hãy cố gắng tu tập. Khi nghe ta giảng, nếu thấy có lý -lời ta nói là chân lý- thì nghe, chớ đừng mù quáng nghe theo khi không hiểu”

*Ở nước Ấn có khoảng hơn 20% theo đạo Hồi (Islam), 75% là Ấn độ giáo  (Hindu), phần còn lại theo đạo Phật (Buddhism), đạo Sikh, rất ít Christians và một số nhỏ các tôn giáo khác. Thế cho nên số người theo đạo Phật ở India rất ít.

Tại vườn Lộc Uyển (vườn nai), nơi đức Phật đã giảng dậy bài pháp đầu tiên.  Chỉ có khoảng 3% người Ấn Độ theo Đạo Phật, vì thế nơi đây -một trong bốn vùng đất rất linh thiêng của Phật Giáo- lại rất giản dị, khiêm tốn, đơn giản, bình thường, không có gì đặc biệt.

*Những người theo đạo Phật ở Ấn độ, Nepal, Sri Lanka; mỗi khi đi chùa lễ Phật, N thấy người ta hay mặc áo mầu trắng, mầu thanh khiết.

Tứ động tâm, bốn thánh địa thiêng liêng của Phật Giáo:
1.  nơi Đức Phật đản sinh (sanh ra đời)*  ở Lâm Tì Nị, Nepal
2.  nơi Đức Phật thành đạo (giác ngộ)
3.  nơi Đức Phật khai giảng giáo Pháp (giảng bài Pháp đầu tiên)*
4.  nơi Đức Phật viên tịch. 
(N và con gái mới đến được 2 nơi, có dấu *)


*Lumbinik -Nepal - Nơi đức Phật đản sanh


Mahabodhi Temple -India - Nơi đức Phật giác ngộ

*Sarnath, Varanasi -India - nơi đức Phật giảng bài pháp đầu tiên


Kushinagar -India - Nơi đức Phật nhập niết bàn



 

 

 

 

 
  
Bánh xe luân hồi
 

 

 

 

Nguyệt, Phương An, Hảo, Nga

 
 
 
  
Ngôi chùa để phật tử vào đảnh lễ, phật tử mặc toàn mầu trắng.  Ngày hôm đó, tình cờ N cũng mặc áo T-shirt trắng

 

Lord Buddha giving the first sermon to his five disciples


 
Tượng đức Phật và 5 đại đệ tử trong bài giảng Pháp đầu tiên

Tại nơi đây, đức Phật đã giảng dậy bài pháp đầu tiên.  Chỉ có khoảng 3% người Ấn Độ theo Đạo Phật, vì thế cho nên …nơi này -một trong bốn vùng đất rất linh thiêng của Phật Giáo- lại rất giản dị, khiêm tốn, đơn giản, bình thường, không có gì đặc biệt

Sau khi đạt được chánh quả ở Gaya, bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật Thích Ca là bài thuyết giảng của ngài cho 5 vị Tôn giả, nhóm ông Kiều Trần Như. Dù ngắn gọn, nhưng bài thuyết pháp này được xem là một trong những bài giáo lý quan trọng nhất của ngài.
Các học thuyết căn bản của đạo Phật, như Ngũ giớiBát chính đạoLục hạnh Ba la mậtTứ diệu đếDuyên khởi; cũng như các kinh Chuyển Pháp LuânVô ngã ..v.v đều có xuất xứ từ bài thuyết pháp ngắn gọn này.


cid:image098.jpg@01D1699A.EE6A77D0 
Cây bồ đề xum xuê rậm rạp, lá rất xanh tươi

Vườn Lộc Uyển có 1 cây Bồ đề rất lớn, tàn lá toả rộng cả một vùng, ông tour guide nói cây bồ đề này đã được triết cành và trồng ở nhiều quốc gia như Sri Lanca, Thái Lan, Myanmar, Phi Luật Tân, Đài Loan...

 
 

Tháp Dhamekh ở Sarnath, kỷ niệm nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên


 Image result for Sarnath in india pictures

 

Trái mít nhỏ xíu à, được ăn khi còn xanh như một món rau chứ người Ấn Độ không ăn mít như trái cây khi chín

 
Một xập bán đồ thủ công nghệ, tranh vẽ


Mấy hôm nay, N đọc lại những bài N viết về Ấn Độ năm 2013; thấy dài dòng, không thứ tự, N viết lan mang, lạc đề quá chừng à. 
N muốn sửa lại, cắt bớt và chia ra thành nhiều bài viết nhỏ.  Tưởng dễ ai dè không dễ một chút nào vì xem thế mà lộn xà, lộn xộn quá!  Có nhiều đoạn, N viết đi viết lại cùng một ý tưởng, có nhiều tấm hình thật đẹp, không biết sao N hổng lựa ra?  Chao ui.. thấy chóng mặt, hoa cả mắt, nhức đầu, mêt mỏi ghê!  N bỏ ra quá nhiều thì giờ cho cái hobby này! Hic hic..

Đừ rồi, quá giờ ngủ trưa của N rồi, tạm chào các bạn quý mến, N đi ngủ nhé…

Như Nguyệt

June 15th, 2019

Không có nhận xét nào: