Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Vì sao Ý chịu thiệt hại nặng nề trong dịch viêm phổi Vũ Hán? Trương Thanh

Có một suy luận về nguyên do nước Ý phải chịu thiệt hại nặng nề trong đại dịch viêm phổi mới, đáng tiếc rằng nó có thể sẽ mau chóng bị bỏ qua.  Khi tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán tiếp tục gia tăng, không nơi nào ở Âu châu bị ảnh hưởng nặng nề hơn Ý và đặc biệt là miền Bắc nước này. Sau khi chính phủ Ý công bố phong tỏa toàn quốc, cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây đã bị đình trệ trong khi các trường hợp nhiễm bệnh vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này đã đặt ra câu hỏi tại sao Ý lại phải chịu đựng nhiều hơn các nước khác cho đến thời điểm này?
<!>
Mối liên hệ giữa miền Bắc nước Ý và Vũ Hán
Mới đây trang AltNewsMedia đã đưa ra một giả thuyết về những gì có thể ẩn sau điều này.
Theo đó, nhiều người Ý ở miền Bắc nước này đã bán các công ty dệt may của họ cho TC. Chính phủ nước này sau đó đã cho phép 100.000 công nhân TC từ Vũ Hán và Ôn Châu chuyển đến Ý làm việc trong các nhà máy này, họ di chuyển trên các chuyến bay trực tiếp giữa Vũ Hán và Bắc Ý. Vậy có phải chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên khi miền Bắc nước Ý hiện là điểm nóng của Âu châu  về việc bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán hay không?
“Có một thực tế mờ ám là Liên minh Âu châu đã nhắm mắt làm ngơ trước số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp TC tới làm việc trong các nhà máy của Ý”, AltNewsMedia tuyên bố. Với chính sách “Biên giới mở” giữa các nước trong Liên minh Âu châu , EU chắc hẳn đang cố gắng giữ bí mật này, nhưng thực tế là, Mafia TC vận hành các nhà máy dệt của Ý với hàng chục ngàn người nhập cư bất hợp pháp đang chuyển hàng hóa sản xuất tại Ý vào TC và các nơi khác, AltNewsMedia cho hay.
Đây là một cách tiếp xuc hợp lý khi điều tra về cách thức virus lan sang Âu châu , nhưng AltNewsMedia cho rằng nó sẽ bị bỏ qua.
Hàng Ý không phải của Ý và câu chuyện về mafia TC
Thành phố Prato liền kề Florence từ lâu đã là nơi sản xuất của các đơn vị dệt may thuộc của Ý, nơi quần áo được sản xuất với giá rẻ. Tuy nhiên, người tàu đã “đánh bại người Ý trong trò chơi của riêng họ”, như cách BBC nói, bằng việc thành lập các nhà máy của mình và sử dụng các loại vải rẻ hơn được nhập khẩu từ TC. Vào thời điểm ông Marco Landi, chủ tịch của chi nhánh thương mại CNA của Tuscany trả lời phỏng vấn BBC (năm 2013), ông cho biết có 4.000 nhà máy sản xuất quần áo do người TC điều hành tại Prato sản xuất hàng may mặc cho các nhà bán lẻ bao gồm Primark, H & M và Topshop.
“Hiện nay có nhiều nhà sản xuất hàng may mặc của TC hơn so với các nhà sản xuất dệt may của Ý”, ông Marco Landi cho biết.
Chủ đề “made in Italy” (sản xuất ở Ý) đã được nhiều người yêu thích thời trang đề cập tới với nỗi niềm hoài cổ, rằng hàng “made in Italy” giờ đây không còn là hàng Ý thực sự nữa, bởi phần lớn nó được làm bởi người TC ở Ý. Tác giả Sam Louie đã viết trên Psychology Today rằng:
“… tôi cũng học được rằng, ‘made in Italy’ vẫn có thể đánh đồng với điều kiện làm việc gớm ghiếc ở Ý bằng cách thuê một nhóm lao động TC. Một số người nhập cư hợp pháp, một số nhập cư bất hợp pháp, trong khi những người khác bị buôn bán (tức là họ không có lựa chọn nào trong vấn đề này) phải làm việc trong ngành may mặc hoặc mại dâm. Một phần lý do khiến các nhà sản xuất quần áo bao gồm Gucci, Prada và các thương hiệu xa xỉ khác có thể sử dụng nhãn hiệu ‘Made in Italy’ thông qua lao động TC là do ‘luật xuất xứ’”.
Theo Luật thời trang của Liên minh Âu châu , nước ghi xuất xứ sản phẩm là nơi cuối cùng sản phẩm được sản xuất mà không quan tâm tới quốc tịch của các thợ thủ công.
Ông cho biết thêm, “ban đầu, các nhà máy may mặc thuộc của Ý đã phát hiện ra lợi ích từ lực lượng lao động làm việc nhiều giờ (đôi khi từ 24-36 giờ không ngừng), không thể hiểu văn hóa bản địa (nghĩa là không biết cách nộp đơn khiếu nại), và đã sẵn sàng làm việc với mức lương thấp (chinh  yếu là trốn thuế). Cuối cùng, các chủ doanh nghiệp TC đã đầu tư vào Ý và trở thành chủ  điều hành các nhà máy của riêng họ, phụ trách việc thầu phụ từ các thương hiệu lớn của Ý và sử dụng hàng ngàn người TC thông qua một mạng lưới buôn người phức tạp, gắn liền với Mafia TC.
Sam Louie trích lại thông tin từ The New Yorker, năm 2014, một nghệ nhân người Ý đã nói chuyện với phóng viên điều tra Sabrina Giannini. Hãng thời trang Gucci đã đưa cho anh ta một hợp đồng lớn, nhưng giá rất thấp, 24 euro một cho một chiếc túi và anh ta đã ký hợp đồng với một nhà máy TC, nơi các nhân viên làm việc 14 giờ một ngày và được trả một nửa số tiền anh ta kiếm được. Khi những chiếc túi được đưa đến các cửa hàng, chúng có giá từ 800 đến 2.000 đô la.
Tại Prato, một trong những trung tâm sản xuất thương mại của Tuscany, hơn 50.000 người TC được ước tính làm việc trong ngành dệt may và nhiều người trong số đó là lao động bất hợp pháp tới Ý qua những kẻ buôn người, họ phải làm việc như nô lệ trong ngành may mặc.
Theo The Daily Beast, vào tháng 3/2013, thành phố Prato đã mở một cuộc điều tra rộng rãi về điều kiện làm việc trong các nhà máy sau khi một công nhân trẻ người TC, được cho là khoảng 16 tuổi, đến phòng cấp cứu trong tình trạng suy dinh dưỡng và bị thương nặng khi máy móc bị trục trặc. Cậu nói với các nhà chức trách rằng mình phải làm việc 7 ngày một tuần với giá khoảng 1 euro/giờ. Ca làm việc của cậu thường bắt đầu lúc 7 giờ sáng và kết thúc lúc nửa đêm. Cậu ngủ trong nhà máy, và một phần tiền lương của cậu được trả cho tiền phòng.
Tháng 1/2018, SCMP đưa tin, “Ý đã ra lệnh bắt giữ 33 người vì nghi ngờ điều hành một nhóm mafia TC liên quan đến cờ bạc, mại dâm, ma túy, và thống trị việc vận chuyển hàng hóa TC trên khắp Âu châu”.
Cơ sở của nhóm ở tại Prato, gần Florence, một trung tâm của ngành dệt may nơi có nhiều nhà máy thuộc sở hữu của người TC, cảnh sát Ý cho biết.
Ý có một lịch sử lâu dài về tội phạm có tổ chức và việc nhập cư vào Âu châu  đã mở đường cho các nhóm tội phạm nước ngoài bắt rễ, bao gồm cả mafia Nigeria và TC.
Ông Fed Federico Cafiero De Raho, công tố viên chống mafia của Ý, nói trong một cuộc họp báo liên quan tới vụ việc rằng: “Có khó khăn để có thể xác định được một tổ chức mafia TC vốn phức tạp”.
Như vậy, lập luận của AltNewsMedia hoàn toàn có cơ sở, và cuối cùng, bài báo đã đặt ra câu hỏi: “Vì sao Liên minh châu Âu không hành động để ngăn chặn những người Ý tham nhũng kiếm lời từ mafia Trung Quốc?”
T.T.

2. Ý đã đối kháng & giận dữ

Trần Hên
Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản [Trung Quốc] hãy chuẩn bị sẵn đi, sau cơn đại dịch này thì sẽ là cơn giận dữ của thế giới.
Vài ngày trước, ông Maurizio Gasparri, Nghị sĩ của Thượng viện Ý và là cựu Bộ trưởng Truyền thông, đã nghiêm khắc chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tung tin đồn và những tuyên truyền dối trá, về việc Trung Quốc giúp đỡ miễn phí cho Ý và các nước Châu Âu khác. Ông cho biết các vật tư y tế hoàn toàn là do các nước này tự bỏ tiền ra mua.

Hiện tại Ý là quốc gia Châu Âu chịu ảnh hưởng của dịch virus Corona Vũ Hán nghiêm trọng nhất. Nghị sĩ Maurizio Gasparri cũng chỉ trích ĐCSTQ đã gây nguy hại cho toàn thế giới. Trung Quốc không chỉ là quốc gia có nguồn lây nhiễm dịch bệnh nghiêm trọng nhất, mà chính quyền nước này còn thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế thông qua các thủ đoạn không chính đáng, khiến các quốc gia đối tác rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Lần này, ĐCSTQ thậm chí đã che giấu và báo cáo giả về tình hình dịch bệnh, lừa dối toàn thế giới, khiến các nước trên thế giới đều bị rơi vào thảm họa.
Cuối cùng, vị Nghị sĩ nói rằng: “Trung Quốc cơ bản chính là virus trên thế giới".
Video này của Nghị sĩ Gasparri thu hút vô số lời hưởng ứng. Cư dân mạng Lesliechou đã tweet video này và sửa lại rằng chính ĐCSTQ là một khối u, chứ không phải Trung Quốc.
Nói về Nghị sĩ Gasparri, người dùng mạng Charlse cho rằng: “Người như thế này phải là người đứng đầu lãnh đạo nước Ý!”
Ý hiện đang là ổ dịch lớn nhất ở châu Âu với số ca tử vong hàng ngày tăng vọt lên đến hàng trăm người. Tính đến ngày 17/3, số ca tử vong được báo cáo đã lên tới 2.158 ca, chỉ đứng sau Trung Quốc trên toàn thế giới, và tổng số ca đã được chẩn đoán nhiễm virus Corona Vũ Hán lên tới 27.980 ca.
Báo New York Times đã mô tả về tình hình bệnh dịch càn quét ở thành phố nhỏ Bergamom miền Bắc Ý: “nhà xác bị quá tải và hàng dãy quan tài xếp dài trong các nhà thờ”.
Mục bản tin buồn trên tờ báo địa phương L’Eco di Bergamo vốn có độ dài 1 trang, nay đã tăng lên đến 10 trang.
T.H.
Nguồn: FB Trần Hên

Không có nhận xét nào: