Thống đốc Andrew Cuomo thừa nhận chính quyền New York đã đánh giá thấp "kẻ thù" virus corona, hành động chậm chạp và cuối cùng khiến quá nhiều người tử vong. Giá như ông có thể nhìn ra điều này vào 1,5 tháng trước thì hậu quả đã không tang tóc đến vậy..New York, sự kiêu ngạo và sai lầm tai hại ở bước đầu chống dịch Vũ Hán Vào cuối tháng 2, một phụ nữ 39 tuổi đã lên chuyến bay từ Doha, Qatar đáp xuống sân bay quốc tế John F. Kennedy. Cô vừa kết thúc một chặng đường dài từ nơi khởi hành Iran về đến thành phố New York, mang theo chủng virus corona đã khiến dịch bệnh hoành hành ở Trung Quốc và nhiều nước châu Âu vào thời điểm bấy giờ.<!>
Mãi đến một tuần sau, ngày 1/3, New York mới xác nhận nữ hành khách là trường hợp nhiễm dịch Vũ Hán đầu tiên. Ngày 2/3, thống đốc Andrew Cuomo và thị trưởng Bill de Blasio mở cuộc họp báo, tuyên bố các nhà điều tra dịch tễ học sẽ theo dõi mọi cá nhân tiếp xúc với "bệnh nhân số 1". Tuy nhiên cuộc điều tra chỉ là lời hứa suông.
Khi New York phát hiện ca nhiễm dịch Vũ Hán đầu tiên ngày 1/3, virus đã thâm nhập mạnh mẽ còn chính quyền vẫn phản ứng rất chậm (Ảnh: NY Times)
Một ngày sau, vị luật sư từ New Rochelle - vùng ngoại ô thành phố New York - dương tính với virus corona; gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn tiểu bang. Bởi vì luật sư này chưa từng ra nước ngoài, điều đó cho thấy dịch đã lây lan trong cộng đồng.
Lúc đó, các nhà điều tra mới vào cuộc và lần theo dấu vết "gieo rắc virus" của vị luật sư. Tuy nhiên, dù bệnh nhân đã đi qua những con phố đông nghẹt ở quận Mahattan sầm uất, chính quyền vẫn chỉ tập trung điều tra vùng ngoại ô. Thị trưởng New York còn khuyên người dân không cần quá lo lắng.
New York không thể ngờ virus corona đã lặng thầm lây lan khắp mọi ngóc ngách, từ trung tâm thành phố đến các khu vực lân cận và xa hơn. Dù vậy, nhà chức trách vẫn giữ vững sự tự tin tuyệt đối về khả năng chống dịch của mình.
Đã có một số trường hợp mắc bệnh - họ thừa nhận, tuy nhiên vẫn đinh ninh New York sở hữu các bệnh viện tốt nhất thế giới. Các kế hoạch đã sẵn sàng và được "luyện tập" kĩ càng, dù là trên bàn giấy. Cuối cùng, chẳng phải New York đã trụ vững qua dịch Ebola, Zika, H1N1 và cả sự kiện khủng bố ngày 11/9 hay sao?
Nhưng đến ngày 2/3/2020, thống đốc Cuomo đã phải thừa nhận sự thất bại trong công tác phòng chống dịch Vũ Hán :
Xin hãy thứ lỗi cho sự kiêu ngạo của New York, chúng tôi nghĩ mình có hệ thống y tế tốt nhất hành tinh. Vì vậy, chúng tôi đã không nghĩ rằng tình hình sẽ tồi tệ như ở các quốc gia khác.
Thống đốc New York Andrew Cuomo
Thống đốc Andrew Cuomo (trái) và thị trưởng Bill de Blasio (Ảnh: NY Times)
Sự thật đã phản ảnh điều ngược lại với dự liệu của ông Cuomo. Đến 16/4, với hơn 203.000 người nhiễm Covid-19 và 10.842 nạn nhân tử vong, New York chính là tâm dịch lớn nhất thế giới. Tổng số người nhiễm bệnh của tiểu bang này đã cao hơn mọi quốc gia bên ngoài nước Mỹ.
Theo các nhà dịch tễ học, mật độ dân số lớn ở New York, cũng như vai trò quan trọng của thành phố trong thương mại và du lịch toàn cầu, đã góp phần khiến virus corona lây lan mạnh mẽ. Hơn nữa, chính quyền đã không có phản ứng nào tương xứng với mối nguy cơ khổng lồ và ra sức ngăn chặn dịch bùng phát từ đầu.
Bác sĩ Thomas R. Frieden - cựu giám đốc CDC Hoa Kỳ và từng lãnh đạo Sở Y tế thành phố - cho biết: "Covid đã lây lan rộng khắp New York trước khi bất kỳ ai nhận thức được điều đó. Bạn phải hành động cực nhanh - mỗi giờ mỗi ngày. Không phải là chậm chạp đến hàng tuần. Một khi dịch bệnh thật sự bùng nổ, không gì có thể ngăn cản được".
Bác sĩ Frieden cho rằng nếu thành phố và tiểu bang New York áp dụng biện pháp cách ly xã hội sớm hơn 1-2 tuần, số người tử vong có lẽ đã giảm xuống từ 50 đến 80%. Nghĩa là hàng chục ngàn người được cứu sống.
Trên thực tế, New York còn thực hiện cách ly xã hội chậm hơn các tiểu bang khác như California hay Washington. Thành phố San Francisco (bang California) đã đóng cửa trường học hôm 12/3 khi mới có 18 ca nhiễm, bang Ohio cũng có động thái tương tự khi có 5 ca nhiễm. Còn ở thành phố New York, họ đóng cửa vào ngày 15/3 khi ghi nhận tới 329 bệnh nhân.
"Mọi thứ đều chậm chạp" - ủy viên Stephen T. Levin của quận Brooklyn từng thẳng thắn nói với các lãnh đạo thành phố. "Chúng ta phải thay đổi nhanh chóng lên đi".
New York chỉ cách ly xã hội từ ngày 22/3, sau nhiều địa phương khác của Mỹ (Ảnh: NY Times)
Sau đó, từ nửa cuối tháng 3 đến nay, hai vị thống đốc Cuomo và thị trưởng de Blasio đã ra sức hỗ trợ cho các bệnh viện. Họ cho dựng lên một số bệnh viện dã chiến, tìm kiếm máy thở, dụng cụ bảo hộ và ráo riết tuyển dụng y bác sĩ trên khắp cả nước đến "giải cứu" New York.
Đến ngày 31/3, thống đốc Cuomo khẩn thiết kêu gọi: "Tôi đã mệt mỏi khi chậm chân hơn virus. Chúng ta sẽ không thắng khi cứ đuổi theo virus như thế này". Ông thúc đẩy chính quyền liên bang có biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát dịch ở Mỹ. Ngay sau đó, New York trở thành tiểu bang đầu tiên được tự xét nghiệm và thống kê số ca nhiễm dịch Vũ Hán .
"Điều tồi tệ nhất đã qua"
Sau khi có những biện pháp mạnh mẽ hơn trong 4 tuần nay, New York đã nhìn thấy những tia sáng đầu tiên phía cuối đường hầm. Hôm 13/4, tiểu bang ghi nhận thêm 671 người tử vong nhưng là con số thấp nhất trong 4 ngày liền kề. Và cũng lần đầu tiên sau 2 tuần, số bệnh nhân nhập viện đã giảm xuống mức thấp nhất (1.958 người), cho thấy tốc độ lây lan virus đã được kìm hãm.
Thống đốc Cuomo cho rằng điều tồi tệ nhất đã qua, nhưng ông sẽ không vội mở cửa và phục hồi nền kinh tế ngay lập tức, đề phòng dịch tái bùng phát. "Tôi tin rằng chúng ta đã vượt qua điều kinh khủng nhất, nếu chúng ta tiếp tục hành xử khôn ngoan. Tôi cũng tin rằng chúng ta đang đi trên con đường phục hồi, trở lại bình thường... Đừng đảo ngược quá trình gian khổ nếu cho mở cửa kinh tế ngay lúc này. Đó vẫn là một thử thách cần phải tiếp tục vượt qua".
Trong khi nhân loại chưa có vắc-xin ngừa dịch Vũ Hán , bất kỳ quyết định vội vàng mở cửa kinh tế nào đều là "sự liều lĩnh" và dẫn đến kết cục thảm hại, theo thống đốc Cuomo nhận định.
Dù "điều tệ nhất đã qua" nhưng thống đốc Cuomo kêu gọi 6 tiểu bang lân cận cùng nhau thận trọng khi bắt đầu khôi phục kinh tế (Ảnh: NY Times)
Andy Van
Ông khuyên rằng chúng ta đừng mơ về một buổi sáng mà "tất cả các báo đều đăng trang nhất rằng 'Ơn trời mọi chuyện đã qua rồi'". Thay vào đó, dịch virus corona lần này giống như thủy triều cứ lên xuống liên tục, và việc lựa chọn giữa sức khỏe hay kinh tế chính là "sự cân bằng mỏng manh".
Sau 45 ngày kinh hoàng chiến đấu với virus corona, cuối cùng New York cũng đã vượt qua giai đoạn đen tối nhất. Vậy nhưng hậu quả của dịch bệnh sẽ còn kéo dài và để lại các bài học đau đớn, giống như thống đốc Cuomo nhìn nhận vào hôm 13/4: "Virus corona là kẻ thù mà chúng tôi đã đánh giá thấp vào ngày đầu tiên. Chúng tôi đã phải trả một cái giá quá đắt".
JAYDEN (Theo NY Times, Business Insider)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét