Coronavirus vẫn là chuyện đầu môi, mỗi ngày, hàng ngày từ mấy tháng qua.
Lại hỏi Bác Sĩ Huy một câu táo bạo, nếu giới trẻ bị nhiễm virus, nhưng họ đều lướt qua khỏi bệnh, trong người tạo ra kháng thể, hết còn lây cho ai. Vậy tại sao không chỉ giữ người cao niên ở nhà, để giới trẻ ra ngoài đi làm việc, có thể giới trẻ sẽ lây lan cho nhau, nhưng rồi họ đều vượt qua, khỏi bệnh, đều có kháng thể, như vậy toàn xã hội sẽ đạt đến điểm bão hòa sớm hơn, nhanh hơn nhiều lắm, không phải mất một, hay thậm chí hai năm đình động như các chuyên gia đang lo ngại. Không phải vậy sao?
MẠN ĐÀM VỚI ÔNG VŨ VĂN LỘC
Chân lý thì khôn cùng! Yêu ai yêu cả lối đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng!
Đại dịch Coronavirus lần đầu mới trải nghiệm. Ông Tổng Thống lúng túng phản ứng chậm trễ 2 tuần. Ông Thống Đốc CA nhanh nhẹn cũng trễ 3 ngày so với quận hạt Santa Clara. Ông Thống Đốc New York trễ 6 ngày và cũng từng cứng cổ nói chưa đến nỗi. Lần lượt các Thống Đốc khác, kể cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đều trễ nãi hết. Thủ Tướng Nhật cũng trễ. Thủ Tướng Anh cũng bình chân như vại. Đâu có ai có kinh nghiệm với nạn đại dịch này đâu, nên nếu có trễ, đâu phải cố tình hại dân hại nước, sao chỉ trách có mình ông Trump?
NHẠC CHỌN LỌC CỦA DÂN SINH MEDIA
Bài Chiến Sĩ Vô Danh của Phạm Duy đã trở nên ý nghĩa hơn qua tiếng hát của chính những người lính.
Thiếu Úy Phạm Bảo Ngọc của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, một người lính trải qua 2 lần tù đầy, vào năm 1972 là tù binh bị giam trong mật khu D, đến năm 1975 thì bị tập trung vào tù cải tạo, có những lúc tưởng phải chết vì bom B52 ở mật khu D, và có những lúc tưởng phải chết trong trại tập trung cải tạo của Cộng Sản.
Còn ai khác hát hay hơn, đượm nét bi hùng hơn, và truyền cảm hơn tiếng hát của những người lính nhớ đồng đội, những đồng đội đã chết ngoài chiến trường, chết trong lao tù, hay những đồng đội tuổi cao niên đang phai nhạt dần với thời gian và tuổi tác ở xứ người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét