Trọng Nghĩa - Chỉ cách nay hơn một năm, nhà đấu tranh Hồng Kông Lâm Vinh Cơ (Lam Wing Kee) đã phải trốn khỏi Hồng Kông vì sợ bị dẫn độ qua Trung Quốc. Vào năm 2015, ông đã mất tích một cách bí ẩn cùng với 4 nhân viên của nhà sách Đồng La Loan Thư Điểm – Causeway Bay Books tại Hồng Kông, nổi tiếng về việc phổ biến những quyển sách có nội dung chính trị phê phán đối với Bắc Kinh. Vào sáng hôm qua, 25/04/2020, nhà sách này đã mở cửa trở lại, nhưng lần này là ở Đài Loan, hòn đảo dân chủ mà Trung Quốc muốn sát nhập. Thông tín viên RFI tại Đài Loan Adrien Simorre đã có mặt nhân buổi khai trương hiệu sách:<!>
“Cũng như tại Hồng Kông, ông Lâm Vinh Cơ đã đặt hiệu sách nổi tiếng của mình ở tầng trên một tòa nhà tại Đài Bắc. Trên tường, có hai lá cờ được trương lên, bên trên ghi các hàng chữ “Hồng Kông tự do” và “Ủng hộ nền độc lập của Đài Loan”, hai cuộc đấu tranh mà ông Lâm cho là hiện đang đi song song với nhau.
Ông giải thích: “Ở Đài Loan, vẫn còn có dân chủ và quyền tự do ngôn luận. Vì vậy, hiệu sách này không chỉ mang mục đích thương mại.. Tôi hy vọng rằng nó sẽ cho phép chúng tôi truyền bá ý tưởng chính trị của mình đến công chúng Đài Loan, và tạo ra được một tình đoàn kết có thể góp phần bảo vệ Đài Loan”.
Giữa các kệ sách, một vài khách hàng đang lật trang xem qua một số quyển biên khảo chính trị hoặc lịch sử vốn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc. Trong số này có Sĩ Huân (Shi Xun) một thiếu niên 16 tuổi, đến từ vùng ngoại ô phía nam Đài Bắc.
Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí
Cậu thiếu niên cho biết rất muốn cảm ơn ông Lâm Vinh Cơ vì nhờ có ông mà giới trẻ Đài Loan có thể nhận thức được rằng họ rất may mắn vì có được quyền tự do ngôn luận, một điều không dễ gì có được”.
Vào thứ ba tuần trước, ông Lâm Vinh Cơ đã bị hai kẻ lạ mặt đội mũ trùm đầu phun sơn đỏ lên người. Đối với người chủ hiệu sách, rõ ràng là chính quyền Bắc Kinh vẫn tìm cách hù dọa ông, nhưng ông không hề sợ hãi vì không làm gì phạm pháp.
Tương tự như trường hợp của ông Lâm Vinh Cơ, nhiều người Hồng Kông khác cũng đã qua lánh nạn tại Đài Loan, một xu hướng có thể sẽ được tiếp tục với việc tái lập các cuộc biểu tình ở Hồng Kông sau khi không còn dịch Covid-19.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét