Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

M ỘT THỜ I C Ú I M Ặ T - *HÀ NGỌC

GUC DAU TREN HAM TRU AN1
22-4-1975 CHI KHU PHƯỚC NINH 
                   Trong hầm trú ẩn, nằm trên chiếc ghế bố nhà binh tôi đang đọc lại cuốn
“Nghĩ trong một xã hội tan rã” thì  Sĩ bước vào, nói trỏng:
          -Đường Tây ninh  - Saigon bị cắt rồi!
Đoạn hắn ngồi phịch xuống chiếc giường gần đó với tiếng thở dài chán nản, tôi buông sách, bật dậy hỏi:
          -Ai nói thế? Sĩ uể oải trả lời:
          -Chẳng ai cả. Hồi sáng sớm, tớ dù về nhà, mới đến Trà Võ, từ xa đã thấy một số
xe chạy ngược lại, tớ nghe mấy tràng AK nổ dòn, họ la lớn: -Trở lại đi, chết đầy đằng kia kìa! Ghê quá, tớ phóng về Long Hoa hỏi thăm. Được biết, VC đóng 3 chốt từ Trà Võ đến Suối Sâu,không cho một xe nào qua. Biết như vầy, tuần trước tớ đi là ổn rồi. Hắn có vẻ bực bội. Như chợt nhớ ra điều gì, tôi vội lấy nón sắt bên đầu nằm, ra văn phòng lấy xe còn nghe tiếng Sĩ nói với theo gì đó
<!>
          Chạy khoảng một cây số, hai bên đường là rừng cao su, lạnh tanh, tôi nhấn thêm ga , bất ngờ gặp Thụy ngược chiều, tôi đưa tay chỉ về hướng thị xã, hắn quay xe
đi song song,Thụy vồn vả:
          -Ta lên nhà ngươi đây. Tôi thoáng ngạc nhiên:
          -Có chuyện gì không? Hắn cười:
          -Mình kiếm gì lai rai cho quên mớ đời.
          -Bộ mi mới lãnh lương hả ?
          -Còn phải hỏi, 22 rồi mà!
          -À! Lính hành chánh tài chánh có khác .
Hai đứa tôi như mặt trời mặt trăng. Một đứa trầm, chậm rãi, đứa kia sống động xông
xáo. Thế mà thật chí thân. Nhiều lúc giận nhau có thể đấm vào mặt được, nhưng rồi
cũng xí xoá vì cả hai đều mê làm văn nghệ. Hắn, Dạ Sầu Vĩnh Thuỵ trong Hội văn nghệ
sĩ Quân Đội. Trời khéo cho hắn có mã đẹp trai và sớm kênh đời .
          Quán Dịch Thuỷ sáng nay vắng khách. Cô chủ ngồi buồn nhìn xuống dòng sông,
nước lửng lờ trôi. Chúng tôi bước vào, cô tươi hẳn nét mặt, nhoẻng miệng cười, nói:
          -Ồ! Lâu nay mấy anh biệt tích đâu nhỉ? Thuỵ tươm tướp đáp:
          -Tiền lính tính liền em ơi! Ba mươi ngày chỉ có một, muốn gặp em thường lắm
chứ. Hồng vừa tiến lại chúng tôi, vừa tiếp:
          -Thôi đi! Em sợ mấy ông nhà văn khéo nói lắm!
Tôi nhìn Thuỵ ngầm hỏi, hắn hiểu ý, gọi bia. Trong lòng không vui, uống từng ngụm,
tôi nghe đắng ngắt, im lặng một chút, Thuỵ giục:
          -100% đi! Nhà ngươi say với ta một bữa coi. Biết ngày mai còn được như vầy
không? Tôi lan man nghĩ ngợi:
          -Ừ! Ta cũng lo quá! Bây giờ miền Trung đã bỏ ngõ, không khéo thì tất cả…
rơi vào tay cộng sản, nhà ngươi có thấy sự tính toán sai lầm của cấp lãnh đạo không?
          Thuỵ nốc cạn ly, hừng chí:
          -Qua đài phát thanh và báo chí, ta tức quá. Tại sao dễ dàng buông súng, chạy
như vịt vậy? Theo ta, nếu cố thủ vùng 3 + 4 thì VC cũng khó nuốt.
          -Ta e chẳng kịp nữa! Thuỵ như ngơ ngác hỏi:
          -Nhà ngươi nói sao?
          Có gì lạ đâu, cứ nhận xét tình hình toàn bộ, sẽ tiên đoán được tương lai…Ta
chán quá rồi, mình đang sống trong  một xã hội bệnh hoạn, mưng mủ, nhiều tướng
lãnh bất tài lại tham nhũng cùng những chính khách xôi thịt,quan liêu, chỉ đánh giặc
mồm trên ghế salon, trong phòng trà, tổ chức buôn lậu tiếp tế cho địch, giàu trên
xương máu đồng bào. Hơn nữa, Mỹ có thực sự giúp chúng ta không hay coi miền nam
như con chốt thí trên bàn cờ quốc tế? Chiến trường trung đông đang lên cao điểm, Mỹ
có thể đổi VN để lấy Trung Đông vì ở đây là mạch máu của họ. Vả lại nền kinh tế Mỹ đã kiệt quệ bởi chiến tranh VN làm phong trào phản chiến  ở Mỹ bùng phát dữ dội. Do đó,
Mẽo áp lực T.T Thiệu ngồi vào bàn Hiệp Định Paris. Người không hiểu sẽ cho ông Thiệu
ngu, nhưng thực tế thật là đau lòng …
Thuỵ ngà ngà say như một gã thấm đòn gian lận. Tôi chua chát :
          -Mỹ là kẻ phản bội! Ai bảo trí khôn con người không có lúc bị nhiễm độc? Nguy hiểm cho cả một dân tộc và nhiều thế hệ…Vụ Watergate đã làm họ chới với, chưa bao giờ chính trường Mỹ gặp cơn bão thế này… Thuỵ chợt vỗ vai tôi:
          -Mình là con kiến trong bàn tay ác quỷ, cứ sống nốt đời phu phen và chấp nhận
tình trạng khốn nạn nếu nó đến…
          -Không! Tao không thể làm tên nô lệ. Tao chấp nhận cái chết, một khi cuộc sống chẳng còn ý nghĩa…
          24-4-1975
                   Sáng tinh sương, vùng thượng biên đẹp tuyệt vời. Tôi và thiếu uý Tân thuộc TTHQ ra quán café trước Chi Khu, Tân cho hay Tiểu Đoàn 350 đã bỏ Bến Sõi, về bố trí làng Cao Xá sát nách mình rồi  vì áp lực địch quá mạnh. Như vậy, vòng đai an ninh  ở đây bị thắt lại, địch chỉ cách ta 2km, bên kia sông Vàm Cỏ Đông.
          Làng Cao Xá, một thời được sáng danh, nhờ dân di cư đoàn kết mà 2 trung đội
Nghĩa Quân đánh bật một Tiểu Đoàn VC. Trời lành lạnh thơm mùi gió núi nhưng tôi tưởng chừng mồ hôi tươm khắp mình. Trên đường,người người gồng gánh, bồng bế, hối hả tản cư, họ nói không kịp thở:
          -Có nhiều tàu…của mấy ông đội nón cối, dép râu, mấy ổng bảo chúng tôi đừng
đi…Hòa bình tới nơi rồi!...
          BBC & VOA bình luận Đông Dương sắp rơi vào tay CS. Ai ai cũng xôn xao bàn tán, mặt mày biến sắc mất hồn, chỉ những chủ xe hàng hí hửng được dịp hốt bạc. Lên
giá bao nhiêu người ta cũng thuê, miển di chuyển tài sản của họ khỏi vùng lửa đạn. Họ
nghĩ cùng lắm là mất Tây Ninh, Saigon khó sụp đổ. Họ đâu biết gần 2000 cô nhi đã đến đất Mỹ. Ý đồ gì đây của lầu năm góc? Tên sen đầm quốc tế, có lẽ đang thực hiện lời khuyên của ARAFAT, CT phong trào GP Palestin:
          -MUỐN THẮNG CS PHẢI THUA CHÚNG!
Tôi đứng trước cổng Chi Khu nhìn bốn phương trời. Đường về thị xã người đi như trẩy hội. Nét mặt nào cũng bơ phờ sợ hãi. Thị xã nằm trong tầm pháo của “người anh em
phía bên kia” . Mỗi ngày điểm tâm, trưa, chiều dăm mươi quả để đồng bào té khói chơi. Những trạm kiểm soát buôn lậu biến dạng.Tha hồ nhu yếu phẩm tiếp tế cho VC dồn dập . Tiền làm cho con người mù quáng, bất chấp hậu quả dù có mất nước…
          25-4-1975
                   Nghe radio loan báo về tình hình miền Trung,di tản và di tản…cấp chỉ huy chạy trước…làng nước theo sau, hỗn loạn, chết vì pháo VC, thịt, xác văng tứ tung, chết đói, khát, tạo thành bức tranh rùn rợn nhất trong lịch sử dân tộc.  Miên quốc đang trả thù tàn bạo hơn thời Đức Quốc Xã. Rồi đây miền Nam sẽ lãnh bản án chung thân hoặc tử hình do VC trả thù??? Tôi không mường tượng nổi cảnh hãi hùng đó…
          25-4-1975
                   Tổng thống Hương đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội. Giọng ông run run chất chứa đầy uất ức, khác nào lời di chúc của một người đang hấp hối, lìa đời.
Ông cho biết súng đạn còn có thể chiến đấu 2 năm, lương thực 3 năm. Trước đó trong một cuộc họp báo, tướng Dương văn Minh khẩn khoản yêu cầu:
          -Để kịp thời cứu nguy đất nước, xin thầy hy sinh một lần cuối cùng giao quyền tổng thống cho tôi, tôi sẽ lãnh sứ mạng thương thuyết với người anh em phía bên kia. Thời gian đó, làn sóng radio không gọi  VC hay CS  mà dùng những từ thân mật “người anh em phía bên kia” ?!
          T.T Hương từ chối và khẳng khái nhất định: KHÔNG ĐẦU HÀNG CS SẴN SÀNG CHẾT THEO QUE HƯƠNG!
          28-4-1975
                   Những giờ phút nghiêm trọng của lịch sử nóng bỏng…mặc dù T.T Hương sức đã cùng lực kiệt, nhưng ông cố chiến đấu mãnh liệt  với chính mình về vấn đề: Nên bàn giao quyền TT cho DVM hay không? Tiếng nói không của ông, Saigon biến thành biển máu ?! Cuối cùng, lúc 17:15pm, ông ngậm ngùi bàn giao cho DVM mưu tìm một giải pháp hữu hiệu thương nghị với CS. Cựu CT/TNV Huyền làm phó Tổng Thống. Đêm.
VP/Tổng trấn Saigon – Gia Định đọc thông báo 14/75 Lệnh giới nghiêm 24/24, phi trường TSN bị 3 chiếc A37 dội bom. Đường SG – Biên Hòa bị VC khống chế …
Dân tư bản mại bản, thượng lưu trí thức, quân nhân cao cấp ùn ùn kéo đến TSN, bến Bạch Đằng xô đẩy, đạp nhau leo lên phi cơ, tàu ra ngoại quốc. Biết bao nhiêu xác nổi lềnh bềnh trên sông Saigon khi bước chân giặc quỉ đỏ chưa tới …
          29-4-1975
                   VC pháo từng chập vào căn cứ Trảng Lớn Tây Ninh, nơi TTYT Tiếp Vận Tiểu Khu và hậu cứ Trung Đoàn 49/SĐ 25 bộ binh, hướng tây bắc cách thị xã 5km. Một bồn xăng cháy lửa cao ngùn ngụt. Khoảng 3 giờ chiều, một chiếc F5 bị hỏa tiển Sam   
đuổi kịp bốc cháy đâm nhào xuống khu rừng Dương Minh Châu. Tôi tê tái nhìn ánh nắng chiều run rẩy … Bất ngờ gặp Hoàng từ Huê’ về, hắn kể thao thao:
          -Thỉnh thoảng tao đi xe và chạy bộ trối chết. Tao vừa tái sinh mày ạ! Cửa Hội An, Đà Nẳng, Qui Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Saigon đã diễn ra những bi kịch trốn chạy chưa từng có…nhiều người bị đạp rơi từ trên phi cơ xuống như khúc củi mục, kẻ đeo dưới lườn trực thăng như đóng phim, chen lấn nhau xuống tàu, rớt xuống biển, trước khi chìm lỉm kêu , khóc , la , thét vang cả một góc trời …bỏ lại hết, rồi cũng bỏ mạng…
          30-4-1975
                   Rạng đông. Tôi đứng trên hầm trú ẩn. Một cột khói phía thị xã từ chiều hôm qua vẫn còn ngạo nghễ cao thêm giống con quái vật khổng lồ điên cuồng vùng vẫy . Trên đỉnh núi Bà Đen cũng thế. Khói ngùn ngụt đùn mây đen cả một góc trời.
Các đơn vị hỗn hợp báo về, đài Viễn Thông ở đó đã di tản mấy ngày qua. Họ phá huỷ toàn bộ hệ thống máy móc và đài ra-đa vì chịu không nổi chiến thuật tấn công đánh lấn phối hợp đặc công của VC. Gần 20 chiếc trực thăng tiếp vận chiến đấu sợ hãi né tránh hỏa tiễn Sam phóng ra từ sườn núi…
          Nắng hè trở nên gay gắt.  Gọi rừng chất chứa não nùng. Nỗi chết không rời quanh tôi. Tuổi trẻ bất lực, tôi muốn đấm vào ngực mình và thèm một chút yên bình trong đời. Bạn bè lần lượt đi về hư vô , còn ta lâm chiến chắt chiu. Bỗng trung uý Minh tìm tôi nói nhỏ:
          -Chuẩn bị di tản ! Nhanh lên!...Tôi bang hoàng hỏi:
          -Về đâu? Hắn có vẻ nghiêm trọng :
          -Chưa  biết! Phải sẵn sàng chờ lệnh.
Tôi định hỏi thêm, nhưng hắn đã vội đi. Tôi xếp đồ, tự hỏi: Khiêm Hanh bị bao vây. CSBV cô lập Gò Dầu . Bến Cầu mất. Đồn Mỏ Công bị tràn ngập. VC bên kia sông Bến Sỏi. Suối Đá , Trường Lưu đang dằn co .Xung quanh như thế. Di tản đi mô ??? Chịu chết thôi! Đầu óc lan man rối bời suy tính, tôi nhét vội quân trang vào ba lô rồi ra ngoài nghe ngóng. Phòng TTHQ trực máy khẩn trương. Thỉnh thoảng Tiểu Khu gọi, bảo chờ lệnh…
          Đại úy Sơn trưởng ban 2, quân phục gọn ghẽ trong văn phòng, đứng cạnh chiếc radio nhỏ vang tiếng hát thật lạc lỏng. Dường như không ai chăm chú nghe, nét mặt dàu dàu mệt mỏi … Đột nhiên, tiếng radio kêu rè rè …Anh lấy làm lạ tưởng hư, định chỉnh nó, thì một giọng nói bệnh hoạn phát ra, kêu gọi toàn bộ Quân, Cán, Chính Miền Nam bàn giao chính quyền trong vòng trật tự … Tôi và anh Sơn đánh thót người, nhưng chưa tin là sự thật. Đến khi Dương văn Minh lập lại lần thứ ba, anh em mới nhìn nhau nghẹn ngào. Tôi cảm thấy mình đang rơi xuống vực thẳm. Lần đầu tiên tôi buông tiếng chửi thề trước mặt nhiều người, kêu lên như người vừa bị trúng đạn:
          -Đầu hàng vô điều kiện! Khốn nạn! DVM là tên phản quốc! Tham sinh uý tử!
Lịch sử VN không chấp nhận một tên tướng đê hèn như thế!!! Anh em bứt tóc, đập bàn văng tục…
                   -Đồ khốn ! Lê Chiêu Thống tái sinh…
Chỉ có anh Sơn là người biến sắc hơn cả, lớn tiếng hỏi : - Có ai đi không hãy theo tôi!...
                   -Đi đâu ???
Anh không đáp, tuy nhiên nhìn ánh mắt rực lửa của anh cũng đủ hiểu ý . Mọi người im lặng phân vân…rồi vứt ba lô, thay đồ dân sự …Một trái  bom hạch tâm nổ trong đầu khi tôi thấy thiếu tá Thà CKT ngoan ngoản lo bàn giao, sợ sệt đủ thứ, còn Đ/U Sơn đã âm thầm mất dạng…
                   Chợt có tiếng  anh Đ/U Trưởng Chi ANQĐ phòng bên cạnh, đọc lập đi lập lại vang vang hai câu thơ của tôi :
                   THÔI RỒI TRỜI ĐÃ NGỦ MÊ
                ĐỂ BẦY QUỈ DỮ XUỐNG ĐÈ QUÊ HƯƠNG!...
15:00PM . Đám du kích MTGPMN cầm cờ “cách mạng” kéo ra đường đứng trước Chi Khu cách 100m. Chúng đeo băng đỏ …
          Nỗi uất hận dâng trào , tôi cúi mặt lầm lũi đi …Một con én làm sao dệt nổi mùa xuân ?...
                   *HÀ NGỌC

Không có nhận xét nào: