Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI SÁNG 20/4

Cảnh sát làm việc tại hiện trường sau vụ xả súng tại Nova Scotia, Canada  Sáng nay, thứ Hai (20/4), mục Điểm tin thế giới của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau: - Canada: Xả súng khiến hơn 10 người thiệt mạng Hôm Chủ nhật, một người đàn ông 51 tuổi đã xả súng điên cuồng ở tỉnh Nova Scotia của Canada khiến hơn 10 người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát, theo AP và Reuters. Kẻ thủ ác có tên là Gabriel Wortman, đã bị cảnh sát bắn chết tại một trạm xăng ở Enfield, Nova Scotia, phía tây bắc trung tâm thành phố Halifax, thủ phủ của tỉnh Nova Scotia. Trước đó Gabriel đã di chuyển bằng một chiếc xe ngụy trang giống như xe cảnh sát và bắn nhiều người ở nhiều địa điểm.<!>
Hiện tại cảnh sát vẫn chưa cho biết Gabriel Wortman hành động như vậy vì động cơ gì. Nói chuyện với các phóng viên tại Ottawa, Thủ tướng Canada Justin Trudeau gọi vụ xả súng này là “một sự việc khủng khiếp”.

MDC: Bắc Kinh phải điều tra việc người châu Phi bị ngược đãi ở Trung Quốc

Lãnh đạo của hiệp hội doanh nhân châu Phi MDC, ông Nelson Chamisa, yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải điều tra các trường hợp người châu Phi bị ngược đãi ở Trung Quốc. Ông Chamisa cũng nói rằng Liên minh châu Phi phải lên tiếng thúc giục Bắc Kinh bảo vệ người châu Phi ở quốc gia đông dân nhất thế giới, theo bản tin hôm Chủ nhật của Pindula News.
Ông Chamisa đưa ra ý kiến này sau khi nhiều người châu Phi ở Trung Quốc tố cáo giới chức nước này phân biệt đối xử với họ, cáo buộc họ làm lây lan virus corona vào Trung Quốc.
Viết trên Twitter, ông Chamisa cho rằng, chính quyền Trung Quốc phải tôn trọng quyền con người. Người châu Phi phải được tôn trọng như người dân Trung Quốc và nhà cầm quyền ở quốc gia Đông Á phải tổ chức một cuộc điều tra đầy đủ đối với các trường hợp lạm dụng người châu Phi.

Thứ trưởng Bộ công an Trung Quốc bị điều tra

Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, ông Sun Lijun, đã bị cơ quan chống tham nhũng điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng các quy định và pháp luật”, SCMP đưa tin.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã ra một tuyên bố ngắn gọn về việc điều tra ông Sun, nhưng không chỉ rõ ông vi phạm cụ thể những gì. Trong khi đó Bộ Công an cũng ra một tuyên bố vào tối Chủ nhật nói rằng họ đã hỗ trợ cuộc điều tra “kịp thời và đúng đắn”, nói rằng ông Sun bị điều tra vì “đã coi thường các quy định và quy tắc chính trị của đảng trong một thời gian dài”.
Ba nguồn thạo tin của SCMP cho biết, ông Sun từng là thư ký của cựu chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ, người đã bị bắt trong chuyến trở về thăm quê hồi cuối năm 2018 và bị kết án 13 năm tù vì tội tham nhũng hồi tháng Một. Ông Sun cũng từng là thư ký của Ủy ban Chính trị Pháp luật của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2012-2017.

Ông Putin tuyên bố Nga đã ‘hoàn toàn kiểm soát’ Covid-19

Tổng thống Vladimir Putin hôm Chủ nhật tuyên bố rằng nước Nga đã kiểm soát được đại dịch viêm phổi Vũ Hán, mặc dù con số thống kê cho thấy số người nhiễm và chết vì nCoV ở Nga vẫn đang gia tăng, theo Fox News.
Ngồi trước lò sưởi tại dinh thự Novo-Ogaryovo ngoại ô Moscow, ông Putin nói rằng Nga có các nguồn lực cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người dân và giữ cho nền kinh tế phát triển, cho biết thêm rằng tình hình dịch bệnh đã “hoàn toàn được kiểm soát” và “Chúa đang giúp” người Nga.
Nga trải qua nhiều tuần tự hào vì có ít người nhiễm virus Vũ Hán hơn các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, dịch bệnh ở nước này có dấu hiệu bùng phát hơn vào tháng Tư. Theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng thứ Hai (giờ Việt Nam), Nga có 42.853 người nhiễm bệnh, tăng 6.060 ca nhiễm mới so với 24 giờ trước đó, trong đó có 361 bệnh nhân đã tử vong, tăng 48 ca.
Iraq: Cô gái 20 tuổi tử vong sau khi bị chồng tra tấn
Một phụ nữ Iraq ở thành phố Najaf đã chết vì bị bỏng nặng sau khi bị người chồng tra tấn, Al Jazeera đưa tin hôm Chủ nhật.
Hãng tin này trích dẫn nguồn tin từ giới truyền thông địa phương cho biết, cô gái tên là Malak Haider al-Zubaidi, 20 tuổi, đã bị người chồng tra tấn và chết vài ngày sau đó vì bỏng nặng. Vụ việc đã khiến cư dân mạng ở Iraq phẫn nộ.
Cô Malak là vợ thứ hai của một người đàn ông tên Mohammed al-Mayahli. Những người thân của cô Malak nói rằng Mohammed đã cấm cô về thăm cha mẹ trong suốt 8 tháng.

Châu Phi có thể hứng chịu kỷ lục 300.000 ca tử vong do Covid-19

Điểm tin thế giới chiều 19/4: Châu Phi có thể hứng chịu kỷ lục 300.000 ca tử vong do Covid-19

Trong viễn cảnh tươi sáng nhất, Châu Phi vẫn có thể hứng chịu kỷ lục 300.000 ca tử vong do Covid-19

Một báo cáo mới cho biết có khả năng đại lục Châu Phi có thể sẽ hứng chịu 300.000 ca tử vong do Covid-19 trong năm nay dưới kịch bản tốt nhất, theo Daily Caller.
Ủy ban Kinh tế Châu Phi của Liên Hợp Quốc nhận định, trong trường hợp xấu nhất và không có sự can thiệp chống lại virus corona, Châu Phi có thể chứng kiến 3,3 triệu người chết và 1,2 tỷ người nhiễm bệnh, hãng tin Associated Press cho biết trong một bản tin hôm thứ Sáu (17/4).
Châu Phi có thể ghi nhận hơn 122 triệu ca nhiễm ngay cả khi áp dụng “biện pháp giãn cách xã hội tích cực” trong hoàn cảnh tốt nhất. Tuy nhiên, trong bất kỳ kịch bản nào, Covid-19 cũng sẽ mang đến gánh nặng rất lớn cho Châu Phi với hệ thống y tế mỏng manh và thiếu thốn. Trong kịch bản tốt nhất, sẽ cần đến 44 tỷ đô la để chi tiêu cho dụng cụ xét nghiệm, điều trị và đồ bảo hộ cá nhân, theo báo cáo. Còn trong trường hợp xấu nhất, châu lục này sẽ phải rút hầu bao đến 446 tỷ USD. Các chuyên gia cảnh báo chỉ vài tuần nữa tình hình ở châu Phi sẽ như ở châu Âu. (Chi tiết)

Tờ báo lớn nhất nước Đức gửi thông điệp đến Trung Quốc: ‘Các vị đang đẩy thế giới vào vòng nguy hiểm’

Tổng biên tập tờ Bild – tờ báo có lượng phát hành báo giấy lớn nhất nước Đức, và cả ở Châu Âu – vào hôm thứ Năm (16/4) đã phát động một cuộc tấn công trực diện vào chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bởi chính quyền nước này đã thất bại trong việc cung cấp thông tin minh bạch về sự bùng phát dịch Covid-19 tại nội địa Trung Quốc, bên cạnh các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Julian Reichelt, tổng biên tập nổi tiếng của tờ Bild, trong bức thư ngỏ gửi cho ông Tập đã nói rằng: 
“Đại sứ quán của các vị ở Berlin đã gửi một bức thư ngỏ cho tôi, sau khi chúng tôi đặt câu hỏi trên tờ Bild rằng liệu Trung Quốc có nên bồi thường cho các tổn hại kinh tế khổng lồ mà dịch Covid-19 gây ra trên toàn cầu hay không”.
Ông viết rằng, “Ông [ý chỉ Tập Cận Bình], chính phủ và các nhà khoa học của ông từ lâu đã biết rằng Covid-19 rất dễ lây nhiễm, nhưng lại để thế giới mù tịt về điều này. Các chuyên gia hàng đầu của ông đã không trả lời khi các nhà nghiên cứu phương Tây yêu cầu được biết những gì đang diễn ra ở Vũ Hán. Ôm giữ chủ nghĩa dân tộc, ông đã quá ngạo mạn để có thể nói ra sự thật, điều mà ông có thể cảm thấy là một sự ô nhục quốc gia”.
Tổng thống Trump muốn đánh giá lại mối quan hệ với Trung Quốc 
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy (18/4) đề nghị đánh giá lại mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc sau khi bùng phát dịch virus Vũ Hán, thường được gọi là virus corona chủng mới, theo tờ The Epoch Times.
“Mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc đã từng rất tốt cho đến khi họ làm điều này. Hãy nhìn xem, chúng ta vừa ký một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong đó họ sẽ mua 250 tỷ USD hàng hóa của chúng ta mỗi năm, bao gồm từ 40 đến 50 tỷ USD hàng nông sản từ nông dân Mỹ. Sau đó thì đột ngột xảy ra việc này”, ông nói với báo chí trong một cuộc họp báo của Lực lượng Đặc nhiệm Nhà Trắng Chống dịch Virus corona.
“Câu hỏi đặt ra là: Liệu chúng ta có nên tức giận với Trung Quốc không? Câu trả lời có thể rất rành mạch là ‘Có’”.
“Nhưng điều này còn tùy thuộc. Liệu đây có phải là một sai lầm ngoài ý muốn? Hay nó được thực hiện có chủ ý? Dù sao, trong cả hai trường hợp, họ vẫn nên cho chúng tôi đi vào Vũ Hán. Từ rất sớm chúng tôi đã yêu cầu được đi vào Vũ Hán để điều tra tình hình dịch bệnh nhưng họ lại không để chúng tôi vào”, ông Trump nói.

Chính quyền Trump muốn chuyển ngân sách của WHO cho các tổ chức tương tự như Hội Chữ thập đỏ

Văn phòng Ngân sách Nhà Trắng gần đây đã yêu cầu các cơ quan liên bang tái phân bổ ngân sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho các tổ chức khác có vai trò tương tự, như Hội Chữ thập đỏ hoặc Tổ chức Cứu trợ Quốc tế Samaritan’s Purse, một tổ chức truyền giáo nhằm giúp đỡ những người gặp khó khăn về thể chất, theo The BL.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố đình chỉ tài trợcho WHO hồi đầu tuần vì sự quản lý yếu kém của tổ chức này đối với đại dịch Covid-19.
Mỹ là một trong những nước đóng góp lớn nhất cho WHO, tài trợ từ 400 triệu đến 500 triệu USD hàng năm, Tổng thống Trump cho biết trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 14/4. Một phần lớn trong những đóng góp đó là tự nguyện.

Mỹ và Anh lên án Hồng Kông bắt giữ người ủng hộ dân chủ

Mỹ và Anh đã lên án các vụ bắt giữ, ít nhất là 14 nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu ở Hồng Kông, với cáo buộc tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ vào năm ngoái, theo AP.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong một tuyên bố đã lên án các vụ bắt giữ như sau:
“Bắc Kinh và các đại diện của họ tại Hồng Kông tiếp tục có những hành động không phù hợp với các cam kết được đưa ra theo Tuyên bố chung Trung-Anh bao gồm sự minh bạch, tính pháp quyền và sự đảm bảo Hồng Kông sẽ tiếp tục được ‘hưởng mức độ tự trị cao’”.
Nhận định về tình huống này, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr nói những sự kiện này đã cho thấy “các giá trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối nghịch như thế nào đối với những nền dân chủ tự do phương Tây. Những hành động này – cùng với các hoạt động gây ảnh hưởng ác độc và gián điệp công nghiệp tại Hoa Kỳ – một lần nữa chứng minh rằng ĐCSTQ là không thể tin tưởng được”.
Trong cùng diễn biến, Bộ Ngoại giao Anh cũng đã chỉ trích các vụ bắt giữ, và nói rằng “quyền được biểu tình ôn hòa là giá trị nền tảng ở Hồng Kông, điều này được bảo vệ trong cả Tuyên bố chung và Luật cơ bản”.

Không có nhận xét nào: