Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

Cựu Đại sứ Mỹ chỉ trích WHO tin theo Trung Quốc về virus Vũ Hán

Bà Nikki Haley, cựu Đại sứ Hoa Kỳ Cựu Đại sứ Hoa Kỳ chỉ trích WHO tin theo Trung Quốc về virus Vũ HánFox News đưa tin, cựu Đại sứ Hoa Kỳ Nikki Haley yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải giải thích lý do tại sao “họ đã tin theo lời của Trung Quốc” rằng virus Vũ Hán không thể lây từ người sang người, một tuyên bố hoàn toàn sai trái.Trước đó, WHO từng tuyên bố: “Các cuộc điều tra sơ bộ được thực hiện bởi các nhà chức trách Trung Quốc đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus corona (2019-nCoV) ở Vũ Hán”. <!>
Bà Nikki Haley viết trên Twitter hôm thứ Sáu (3/4): “WHO đăng tuyên bố này vào ngày 14/1. WHO nợ thế giới một lời giải thích về lý do tại sao họ tin theo lời Trung Quốc. Việc bưng bít thông tin và thiếu trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc đã gây ra quá nhiều đau khổ”.
Nội dung đăng trên Twitter của bà Nikki Haley hôm 3/4

Nhà Trắng sẽ xét nghiệm nhanh virus Vũ Hán đối với những người đến gần ông Trump, ông Pence

Hôm thứ Sáu, Nhà Trắng cho biết, những người đến gần Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence sẽ được xét nghiệm nhanh COVID-19, theo Fox News.
Nhà Trắng cho biết, việc này sẽ được thực hiện từ ngày 3/4, và chỉ áp dụng đối với những người tiếp xúc gần với Tổng thống và Phó Tổng thống, bao gồm một số nhân viên, cũng như những người có thể ngồi họp bên cạnh hai nhà lãnh đạo hàng đầu của nước Mỹ.

Một nửa số người nhiễm virus Vũ Hán không có triệu chứng

Fox News đưa tin hôm 3/4, theo các dữ liệu từ Iceland, thị trấn Vo của Ý và du thuyền Diamond Princess, khoảng một nửa số người nhiễm virus corona chủng mới hiện không có triệu chứng.
“Nhiều trường hợp rõ ràng là không có triệu chứng. Đây đồng thời là tin tốt và xấu, bởi vì nó có nghĩa là tỷ lệ tử vong bởi virus có thể thấp hơn so với suy nghĩ ban đầu, nhưng mọi người cũng có thể vô tình phát tán virus”, Patrick T. Dolan, một nhà virus học tại Đại học California, San Francisco, nói với Fox News.
Ông cho biết: “Vẫn còn quá sớm để chắc chắn về những con số, nhưng rõ ràng là tình trạng nhiễm virus không triệu chứng đang góp phần đáng kể vào sự lây lan của SARS-CoV2. Đây chính xác là lý do tại sao việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp tránh giao tiếp xã hội là rất quan trọng”.

WHO cảnh báo nhiều người trẻ tuổi tử vong vì Covid-19

The Hill đưa tin, các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Sáu cho biết đang có thêm nhiều trường hợp thanh niên tử vong vì virus Vũ Hán.
Trước đó, vào hôm 2/4, WHO cho biết hơn 95% ca tử vong do virus Vũ Hán ở châu Âu là những người từ 60 tuổi trở lên, nhưng những người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
“Quan điểm cho rằng COVID-19 chỉ ảnh hưởng đến người già là sai thực tế”, Hans Kluge, người đứng đầu văn phòng châu Âu của WHO, cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến tại Copenhagen hôm 2/4, theo AP. “Người trẻ không phải là bất khả chiến bại”.

Tiến sĩ Mỹ kêu gọi đóng cửa các chợ thịt sống ở Trung Quốc

Fox News đưa tin, Tiến sĩ Anthony Fauci, thành viên đội đặc nhiệm chống COVID-19 của Nhà Trắng, hôm thứ Sáu nói rằng các chợ buôn bán thịt và động vật sống của Trung Quốc nên ngừng hoạt động ngay lập tức.
Ông Fauci đề cập đến từ wet markets (tạm dịch: chợ tươi), là những địa điểm bán thực phẩm tươi sống phổ biến tại nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam. Ông cho rằng tại các khu chợ này, việc con người tiếp xúc trực tiếp với các động vật sống sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.
Trước đó, hôm 2/4, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đã gửi thư cho đại sứ Trung Quốc kêu gọi ông thuyết phục chính phủ nước mình không mở cửa trở lại các khu chợ tươi như vậy.
Thượng nghị sĩ Graham viết trong thư: “Một số tài liệu chứng minh rằng các chợ tươi ở Trung Quốc là nguồn gốc gây ra một số vấn đề sức khỏe trên toàn thế giới”. 

Chính quyền Trump chống tin giả của Trung Quốc về virus Vũ Hán

Tổng thống Trump lắng nghe khi Phó Tổng thống Mike Pence trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo cập nhật tình hình dịch COVID-19 vào ngày 9/3/2020 tại Nhà Trắng (ảnh chính thức của Nhà Trắng chụp bởi D. Myles Cullen).
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tập trung chống lại chiến dịch tuyên truyền tin giả từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19, theo The Epoch Times.
Bắc Kinh đang tung ra một chiến dịch tin giả nhằm làm chệch hướng dư luận nhắm vào sự che đậy và yếu kém của chính quyền Trung Quốc dẫn đến sự bùng phát của virus corona chủng mới, còn gọi là virus Trung Cộng.
Vì sao SARS-CoV-2 được gọi là Virus Trung Cộng?
Chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng.
Khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán tới nhiều nước thế giới trước khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố này từ ngày 23/1/2020.
Trong khi SARS-CoV-2 bị nghi ngờ có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán, ĐCSTQ đang cố gắng đổ tội Mỹ, Ý, hay bất kỳ quốc gia nào khác về nguồn gốc dịch bệnh.
Để chỉ rõ trách nhiệm của ĐCSTQ dẫn đến sự bùng phát của virus Vũ Hán trên toàn cầu, nhiều chuyên gia, kênh truyền thông và chính khách trên thế giới gọi SARS-CoV-2 là “Virus Trung Cộng” (CCP Virus).
Ngoài việc đưa ra giả thuyết vô căn cứ để đổ lỗi cho Mỹ và chối bỏ nguồn gốc Trung Quốc của virus, ĐCSTQ cũng tìm cách tự tô vẽ mình là người tiên phong trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo đối với các quốc gia bị lây nhiễm trên thế giới, theo The Epoch Times (ET).
Tuy nhiên, phần lớn các thiết bị y tế Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài là mua bán chứ không phải là quyên góp nhân đạo. Hơn nữa, những đồ mà Trung Quốc quyên tặng và bán cho nước ngoài có chất lượng tồi tệ đến mức một số quốc gia đã phải trả lại hoặc công khai cảnh bác các nước khác cần cân nhắc khi mua hàng của Trung Quốc.
ET cho biết chính quyền Trump đang cố gắng chống lại chiến dịch tin giả của Bắc Kinh bằng cách phơi bày nó, đồng thời nêu bật những nỗ lực nhân đạo của chính phủ Hoa Kỳ, theo thông tin từ phát ngôn viên bộ ngoại giao Morgan Ortagus ngày 31/3.
“Theo tôi, cách tốt nhất để chống lại chiến dịch tin giả là đưa tin về những câu chuyện tốt đẹp và có thật”, bà Ortagus cho biết tại một cuộc thảo luận do Hội đồng Đại Tây Dương tổ chức. “Chúng ta thường quên rằng nhân dân Mỹ vẫn là cộng đồng những người hào phóng nhất trên toàn thế giới.”
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Hoa Kỳ đã cung cấp gần 274 triệu đô la viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho 64 nước bị virus Trung Cộng tấn công, trong đó Việt Nam nhận được 3 triệu đô la.
Đầu tháng 2, các tổ chức phi lợi nhuận và các công ty của Hoa Kỳ đã tặng 17,8 tấn vật tư y tế cho Trung Quốc, một lô hàng được Bộ Ngoại giao Mỹ hỗ trợ thực hiện.
Bà Ortagus chỉ ra thực tế là đóng góp của Hoa Kỳ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019 là hơn 400 triệu đô la, gần gấp đôi đóng góp của nước thành viên lớn thứ hai. Ngược lại, Trung Quốc chỉ đóng góp 44 triệu đô la.
ET cũng trích lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố: “Cho đến nay, chúng tôi là những người đóng góp lớn nhất cho các tổ chức như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Chương trình Lương thực Thế giới vì chúng tôi tin vào chủ nghĩa đa phương hiệu quả, trong đó tập trung vào việc giúp đỡ những người gặp khó khăn, chứ không nhằm ghi điểm về chính trị”.
Hoa Kỳ cũng đã đóng góp hơn 700 triệu đô la vào năm 2019 cho UNICEF, một tổ chức khác cung cấp viện trợ cho người dân Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Cùng năm đó, Trung Quốc chỉ đóng góp 16 triệu đô la.

Không có nhận xét nào: