“Như ông ấy nói trong cuộc gặp với lãnh đạo thành phố Hà Nội, ông ấy nhận ra vấn đề phải giải quyết cho nó yên thắm, nhưng cách giải quyết là để củng cố hệ thống chính trị của ông ấy thì tôi nghĩ sẽ không giải quyết được vấn đề gì cả.”
Còn theo ý kiến của nhà báo Phạm Thành tại Hà Nội, để thực hiện một chủ trương củng cố lòng dân như tại Đồng Tâm, chủ trương này phải vận hành trên cả một cơ chế, tức cả bộ máy của chính phủ Việt Nam:
“Ông đó (Nguyễn Xuân Phúc) có ý tưởng tốt, nhưng thực hiện được điều đó là cả một vấn đề. Chính sách, chủ trương vận hành phải như thế nào? Về vấn đề Đồng Tâm 100 ngày, ông ấy vẫn để quân lên bao vây và chặn hết. Các nhà đấu tranh dân chủ mà muốn đến tham dự giỗ 100 ngày ông Lê Đình Kình, họ đã chặn hết, đâu có cho ai vào. Ở xã Đồng Tâm, họ sử dụng đủ mọi lực lượng để bao vây và chặn hết, không cho ai đến. Cho nên nếu ông này nói như thế thì ý tưởng là tốt, nhưng mà cũng chị là mị dân, lừa dân, chứ không thể thực hiện được.”
Đồng quan điểm, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cho rằng chỉ thị của thủ tướng về ổn định tình hình địa phương, phát triển nông thôn mới chỉ là hình thức tuyên truyền, mị dân của chính phủ Việt Nam:
“Thực tế, sau vụ việc Đồng Tâm hôm 9/1 xảy ra, tội ác đó là ‘trời không dung, đất không tha’. Thế mà sau đó chính quyền Cộng sản vẫn chưa có động thái gì là nhận sai trong việc mà họ gây ra trong tội ác ở Đồng Tâm, là giết người, cướp của. Từ đó đến nay, họ liên tục khủng bố gia đình nhà cụ Kình, mặc nhà cụ Lê Đình Kình hiện nay chỉ còn một vài người phụ nữ thôi, thế nhưng vẫn liên tục khủng bố, đàn áp gia đình, sách nhiễu gia đình cụ Kình.”
Anh Trịnh Bá Phương chất vấn chế độ sau khi có thông tin anh Nguyễn Văn Chung, con trai bà Bùi Thị Đục hiện đang bị giam giữ, bị công an bắt bớ và đánh đập vào tối hôm trước khi đang làm phụ xe trong Sài Gòn:
“Tôi đã hiểu được sự tàn bạo sau khi những người đó báo về cho gia đình và dân Đồng Tâm biết. Tôi thấy rằng chỉ thị của Nguyễn Xuân Phúc như là cái hình thức để mị dân; họ chưa hề có động thái gọi là hối cải trong tội ác họ gây ra ở Đồng Tâm.
Đã có nhiều lời khuyên chân thành cho chế độ Cộng sản dành cho chính phủ của ông Nguyên Xuân Phúc, người đứng đầu như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, muốn giải được cái nghiệp này, phải chấm dứt đau thương từ hai phía, phía chính quyền và phía người dân. Thế nhưng đáng tiếc là cho đến nay, họ vẫn chưa có một thiện chí nào.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết, để giải quyết vấn đề ổn thỏa cho cả hai bên là chính quyền và người dân, cần phải tìm và đưa ra những thành phần đứng sau việc tổ chức cuộc đàn áp ở Đồng Tâm:
“Về vụ án giết cụ Kình, phải tìm cho ra những kẻ nào đã tổ chức cuộc đàn áp ở Đồng Tâm; cái đó là cái trước mắt—trừng trị chúng một cách nghiêm túc, giải oan cho những người dân Đồng Tâm đang bị bắt bớ. Đấy là cách gọi là để làm yên lòng dân nhất. Cách giải quyết phải thật công khai, minh bạch, làm thật rõ những kẻ nào có tội trong việc giết người Đồng Tâm, kể cả cụ Kình và 3 người công an đấy nữa và chuyện đất đai, chừng nào chuyện đấy không giải quyết minh bạch, thì ông ấy có củng cố trong chi bộ, hay củng cố công an, hay củng cố mặt trận thì vẫn không giải quyết được gì cả.”
Ngoài việc giải quyết những vấn đề trước mắt trực tiếp liên quan đến vụ giết cụ Lê Đình Kình, ông A còn đề cập đến vấn đề lâu dài, đó là luật sở hữu đất đai ở Việt Nam, cũng là cơ sở cho vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm:
“Trừng trị những kẻ đã lợi dụng quan niệm rất sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam là đất nào thuộc sở hữu toàn dân, đất nào là của nhà nước. Mà cái đấy là chúng tôi đã kiến nghị từ lâu rồi. Chừng nào không giải quyết được vấn đề đấy? Một vấn đề lâu dài để giải quyết tất cả chuyện ở cả nước này về vấn đề đất đai, những cái mà làm náo loạn ở Đồng Tâm vừa qua. Nhưng trước mắt, phải khởi tố vụ án giết cụ Lê Đình Kình và khởi tố vụ án là kẻ nào đã tổ chức cuộc trấn áp vào ban đêm đó ở Đồng Tâm.”
Luật sư Nguyễn Xuân Hậu cho biết, việc tranh chấp đất đai trong lịch sử Việt Nam rất phức tạp, vì điều này liên quan đến nguồn gốc lâu đời và việc người dân phải chứng minh quyền sở hữu của mình qua nguồn gốc của đất tranh chấp:
“Ví dụ như vụ Đồng Tâm là vụ còn phức tạp, tức là nguồn gốc đất đó, ai là người có quyền sử dụng đất. Đất để đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ cho phát triển kinh tế và phục vụ cho quốc phòng, thì nhà nước sẽ thu hồi và bồi thường cho người có đất. Một nguyên tắc trong đất đai, điều đầu tiên là giải quyết tranh chấp, giúp đỡ hòa giải ở xã, phường, thị trấn.
Trong trường hợp hòa giải thành, họ sẽ đưa cho Ủy ban Nhân dân cấp Quận, Huyện đó, họ sẽ được cấp giấy chứng nhận nếu mà hòa giải được. Còn nếu họ hòa giải không thành, thì tòa án sẽ giải quyết ai là người có quyền sử dụng đất; tòa án là người giải quyết việc tranh chấp đất đai đó.”
Về chỉ thị củng cố lòng dân ở Đồng Tâm, tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định để có thể thực hiện được hay không hoàn toàn tùy thuộc vào sự quyết tâm và ý chí chính trị của người đứng đầu chính phủ Việt Nam. Theo TS Nguyễn Quang A, bản thân ông Nguyễn Xuân Phúc nếu không làm được thì phải bàn với ông Nguyễn Phú Trọng, hay bàn với bộ chính trị đảng cộng sản. Nếu cần thì phải tìm một vài tướng để làm yên lòng dân. Chứ vụ này không thể chìm xuống được. Đến lúc tình hình sẽ âm ỉ thêm, lúc đấy tình hình ở Việt Nam sẽ càng trở nên bất ổn. Không ai muốn điều ấy xảy ra cả; điều cần thiết là một sự đồng lòng của tòan xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam nên theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét