Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang làm đảo lộn hành tinh. Điều chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai. Một nửa số dân thế giới phải sống trong tình trạng cách ly xã hội với hy vọng hãm đà bùng phát của dịch. Giới khoa học chỉ ra nguyên nhân sâu xa của đại dịch chưa từng có. Đó là sự trượt dốc của đạo đức nhân loại và nền văn minh công nghiệp hiện nay lấy khai thác triệt để nguồn lực thiên nhiên làm mục tiêu. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy vong và sụp đổ của các nền văn minh nhân loại đều bắt nguồn từ sự trượt dốc và suy đồi về văn hoá và các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Khi con người không còn bị ước thúc bởi các giá trị đạo đức, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự sa đọa của các thành phần trong xã hội, chạy theo dục vọng, tàn phá môi trường, các loại tệ nạn và các loại tội phạm sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
<!>
Tự tin vào sự phát triển của khoa học, con người có thể thống trị thế giới, ngăn sông đắp đập, phá rừng, lấp hồ để cải tạo thiên nhiên theo nhu cầu lợi ích của con người. Họ dùng phòng thí nghiệm để thử nghiệm các thứ trái với quy luật tự nhiên, biến đổi gen cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, can thiệp vào mọi quá trình tuần hoàn của tự nhiên vốn dĩ được vận hành theo một cơ chế tự động hoàn hảo.
Trái đất đã quá giới hạn chịu đựng sự tàn phá bởi nhu cầu không bao giờ ngừng nghỉ của con người. Không ai khác, chính con người là nguyên nhân huỷ hoại chính mình. Khi môi trường tự nhiên bị hủy hoại, thú hoang bị tận diệt, virus bành trướng tấn công con người là điều ‘‘không tránh khỏi’.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán có nguyên nhân từ sự tàn phá môi trường
Cho đến nay, vẫn còn nhiều bí ẩn bao trùm xung quanh sự xuất hiện của virus Corona Vũ Hán, đang khiến toàn thế giới chao đảo, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh không tạo điều kiện cho giới khoa học quốc tế đến thành phố Vũ Hán, nơi dịch bùng phát, tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên, cho đến nay đa số các nhà khoa học đã thống nhất ở một điểm: virus Corona Vũ Hán có nguồn gốc từ động vật hoang dã, cũng giống như một số loại virus tấn công con người, từ gần một thế kỷ nay.
Từ virus gây bệnh AIDS (được cho là truyền từ loài vượn), đến Ebola ở Tây Phi (truyền qua dơi), hay virus H5N1 (truyền qua chim), hay bệnh sốt rét, sốt xuất huyết hay Zika tại châu Mỹ (truyền qua muỗi), virus SARS xuất hiện tại châu Á năm 2002 (được truyền từ cầy hương)… Việc phá hủy rừng, để trồng trọt, xây dựng thành phố, khiến các loài động vật hoang dã mất nơi sinh sống làm gia tăng nguy cơ động vật hoang dã tiếp xúc với động vật nhà, với con người, khiến virus dễ dàng bành trướng.
- Việc phá hủy môi trường, để trồng trọt, xây dựng thành phố, khiến các loài động vật hoang dã mất nơi sinh sống. (Ảnh: Pexels)
Trong một bài trả lời phỏng vấn báo Libération, ông Serge Morand, chuyên gia về sinh thái học y tế của Pháp, nhấn mạnh đến tình trạng, kể từ những năm 1960 đến nay, tương đương với thời kỳ công nghiệp hoá mãnh liệt trên quy mô toàn cầu, ‘‘ngày càng có nhiều bệnh dịch trong năm hơn, dịch bệnh lan rộng hơn…’’.
Ông Serge Morand cho biết, có ba nhân tố khiến dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật nói chung, động vật hoang dã nói riêng, bùng phát. Ba nhân tố đều liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học.
- Thứ nhất là tốc độ tuyệt chủng các giống loài gia tăng trong môi trường thiên nhiên do sự săn bắn các loài động vật hoang dã để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của con người.
- Thứ hai là nông nghiệp ngày càng biến thành một ngành công nghiệp, nhân tố góp phần mạnh mẽ vào sự suy giảm đa dạng sinh học, hủy hoại môi trường.
- Thứ ba là sự phát triển đột biến của ngành giao thông vận tải. Sự phát triển về giao thông khiến môi trường bị hủy hoại, dịch bệnh dễ dàng lan rộng, do các tiếp xúc gia tăng giữa người với người, giữa người và hàng hóa là các loài động vật hoang dã. Giao thông tăng trưởng gắn liền với kinh tế tăng trưởng, nhưng cũng là con đường giúp dịch bệnh tăng trưởng đột biến, dễ dàng di chuyển từ vùng này đến vùng khác.
Một vài con số minh hoạ: Thế giới hiện nay có 1,5 tỉ bò nuôi, 25 tỉ gà nuôi, hàng tỉ con heo… Tất cả thường được nuôi bằng các loại hạt được trồng theo phương thức công nghiệp hoá, như đậu tương. Để có diện tích nuôi gia súc, gia cầm, đất trồng cây làm thức ăn cho chúng, các diện tích rừng khổng lồ đã bị hủy diệt… Các loài động vật hoang dã, bị dồn đuổi, ngày càng đến gần hơn với thế giới con người… Vận tải hàng không, tăng gấp 12 lần từ những năm 1960 đến 2018, giao thông hàng hải cũng tương tự… Tất cả những yếu tố này quá đủ làm nguyên liệu cho ‘những trái bom’ dịch bệnh, sẵn sàng phát nổ.
Ông Rodolphe Golza, nhà nghiên cứu sinh thái học, giám đốc Viện tư vấn về Phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế (IRD) của Pháp, nhấn mạnh đến việc khi không gian sinh sống truyền thống của các loài sinh vật hoang dã bị phá hủy, do con người hay do thiên tai, các mầm bệnh là các virus được truyền đi khắp nơi. Trong quá trình này, trong một số điều kiện nhất định, các loại virus có thể tìm được các vật trung gian phù hợp hơn, trở thành các phương tiện truyền bệnh hiệu quả hơn. Ông đặc biệt chú ý đến việc một số không gian sinh sống bị phá hủy dẫn đến sự diệt vong của một số giống loài tuy mang các bệnh truyền nhiễm, nhưng khả năng lây lan không cao, việc chúng bị hủy diệt khiến virus bành trướng, phát triển theo nhiều con đường bất thường. Đây là điều mà ông gọi là ‘‘hiệu ứng lan tỏa’’.
Để virus từ một động vật hoang dã truyền được đến con người và trở thành yếu tố gây dịch bệnh, virus thường phải có sự đột biến về gen, mới có thể xâm nhập vào tế bào người. Cụ thể về dịch viêm phổi Vũ Hán, theo giáo sư Serge Morand, virus corona mới xuất phát từ loài dơi (khả năng chắc chắn đến 98%), việc biến đổi về gen để thích ứng với cơ thể người xảy ra trong quá trình chúng sống ký sinh trên một động vật trung gian (có thể là qua loài tê tê hoặc một loài khác). Và loài vật trung gian này thường là một loại vật hoang dã có nhiều tiếp xúc với con người.
Học thiên nhiên để sống với thiên nhiên
Muốn con người được sống khỏe mạnh, vui vẻ thì cần biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên. Bên cạnh việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã, chuyên gia sinh thái Serge Morand đề xuất phát triển mạnh các hình thức nông nghiệp thuận tự nhiên, trồng rừng thuận tự nhiên, chăn nuôi thuận tự nhiên…, để góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, điều kiện để các loại virus nguy hiểm không dễ dàng trực tiếp đến với con người.
Trên thực tế, vấn đề dịch bệnh từ các loài động vật hoang dã truyền sang người là một lĩnh vực còn đầy bí ẩn, cần phải có sự phối hợp nghiên cứu giữa giới y khoa, thú y, sinh thái học, cũng như những nhà nghiên cứu xã hội, chính trị, để có các chính sách phù hợp ‘‘tránh không cho các bệnh dịch biến thành khủng hoảng y tế".
Để có một chiến lược phù hợp trong vấn đề mang tính sống còn này, xã hội con người cần thay đổi triệt để cách tiếp cận. Nhà nghiên cứu Aleksandar Rankovic, Viện IDR, nhấn mạnh là cần thay thế lối suy nghĩ theo kiểu con người khai thác, thống trị thiên nhiên lâu nay, bằng một cách nghĩ thật sự khiêm nhường, để con người có cơ hội hiểu được sự kỳ diệu của tự nhiên, để biết học cách chung sống với tự nhiên.
Khủng hoảng đại dịch viêm phổi Vũ Hán là một khủng hoảng sinh thái, ‘‘khủng hoảng mang tính hệ thống’’, một cuộc đại khủng hoảng. Một bộ phận giới chính trị dường như đã bắt đầu thừa nhận điều này. Chỉ có các phối hợp tập thể trên quy mô toàn cầu mới có khả năng giúp nhân loại tìm được lối thoát cho cuộc đại khủng hoảng hiện nay.
Tôn trọng giá trị phổ quát để bảo vệ môi trường từ gốc, tránh xa dịch bệnh
Để thay đổi hoàn toàn môi trường hiện tại của chúng ta và đưa nó trở lại trạng thái ban đầu, mọi người phải thay đổi căn bản các quan niệm đạo đức và hành vi sai lầm của mình, để có thể đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn đạo đức phổ quát. Tuy nhiên, không dễ để thay đổi quan niệm của con người. Có một câu nói của người Trung Quốc, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
- Hiện nay vẫn còn có hàng trăm triệu người trên khắp thế giới đang hướng tới cuộc sống theo nguyên lý phổ quát của vũ trụ. (Ảnh: ĐP)
Người cao tuổi thường nói rằng những người trẻ tuổi ngày nay không tuân thủ đạo đức như trước đây và điều này là đúng. Mặc dù đạo đức của con người đang suy giảm nhanh chóng, nhưng chúng ta vẫn chưa tuyệt vọng. Hiện nay vẫn còn có hàng trăm triệu người trên khắp thế giới đang hướng tới cuộc sống theo nguyên lý phổ quát của vũ trụ, đang nhanh chóng cải thiện tiêu chuẩn đạo đức. Lý do họ có thể thay đổi quan niệm và cải thiện tiêu chuẩn đạo đức là vì họ biết sống cuộc sống hướng nội, thiền định và luôn tìm nguyên nhân ở bên trong bản thân mình để cùng chia sẻ và phát triển tự nhiên với môi trường xung quanh.
Tất nhiên, mục tiêu cải thiện tiêu chuẩn đạo đức của con người không chỉ là để bảo vệ môi trường. Người có đạo đức cao sẽ biết được cần làm gì để phù hợp với tự nhiên. Họ sẽ biết cách đối xử với người khác và mọi thứ xung quanh. Họ chắc chắn cũng sẽ biết cách đối xử với môi trường. Có phải điều này cũng đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường?
Ánh Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét