Vài tháng nay, chuyện khẩu trang vẫn cứ là vấn đề khó hiểu cho biết bao bà con thắc mắc lúc nào đeo, lúc nào không đeo, đeo cái nào, tại sao đeo, tại sao không đeo, thiệt là rối rắm!
Mình viết vài dòng để giải thích cho các bạn và hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề đeo khẩu trang sau khi các bạn nhìn thấy được mục đích gần, mục đích xa và tác dụng của việc đeo khẩu trang, lúc nào là hợp lý.
Trước tiên, cần xác định vài điều cho rõ ràng:
- Khẩu trang bằng vải thường, khẩu trang tự may ở nhà, khăn mùi xoa, áo thun ... có ngăn được Coronavirus xuyên qua hay không ? Không.
- Khẩu trang y tế (khẩu trang phẫu thuật, surgical mask) có ngăn được Coronavirus xuyên qua hay không ? Có, nhưng khi khẩu trang bị ướt từ hơi thở của bạn thì không còn tác dụng. Cho nên sau 1 lúc đeo thì bạn phải vứt đi và thay cái mới. <!>
- Khẩu trang N95 có ngăn được Coronavirus xuyên qua hay không ? Có, nhưng đeo vào mặt phải thật khít khao và nó khiến người đeo rất khó thở, khó chịu nên đeo khoảng chừng 1 tiếng đồng hồ thì phải tháo ra để thở.
Bây giờ nói tới chuyện tại sao lúc đầu mùa dịch thì CDC không muốn dân chúng đeo khẩu trang mà tới giữa mùa dịch thì CDC lại khuyên dân chúng đeo khẩu trang ?
- Lúc đầu mùa dịch, chưa ai hiểu biết cách lây lan bệnh Covid-19 ra sao, mà thông thường thì các khẩu trang vải không có tác dụng chống virus nếu như virus bay được trong không khí, hay các droplets chứa virus bắn vào.
- Trong khi đó, khẩu trang y tế được chế với phần microfibers là nhằm cho người bệnh đeo để bảo vệ cho những người chung quanh, chứ không phải để bảo vệ người đeo.
- Kế nữa, khẩu trang y tế và N95 là làm lại Trung Cộng, không phải sản xuất tại Mỹ, do đó vào đầu tháng Giêng, khi hãng 3M muốn mang 1 tỷ khẩu trang xuất khẩu trở lại Mỹ thì Trung Cộng cấm không cho mang ra khỏi China, do đó tạo ra một tình trạng khan hiếm khẩu trang trầm trọng trong nước Mỹ.
- Trong bối cảnh đó, hãy tưởng tượng: Người dân đã đổ xô đi mua và tích trữ khẩu trang tại nhà và thực sự đã không sử dụng đúng chức năng của khẩu trang, cho nên các bệnh nhân và các nhân viên y tế lâm vào tình cảnh thiếu thốn khẩu trang. Ví dụ: vào đầu mùa dịch, giả sử chỉ có 100 cái khẩu trang và chỉ có 5 người bị bệnh, 1 bác sĩ , và 95 người khỏe mạnh . Thay vì chỉ cần 6 khẩu trang là đủ cho 5 người bệnh và 1 bác sĩ, thì những người khỏe mạnh đã dùng 95 khẩu trang để đeo theo kiểu phòng ngừa, sau đó vứt đi . Thế là khẩu trang tiêu hao nhanh hơn và một cách vô ích. Và vì không còn khẩu trang cho người bệnh dùng, nên những người bệnh này dễ lây lan cho những người khác chung quanh...
- Đến lúc giữa mùa dịch, đó là lúc dịch đã tới từng cộng đồng, từng thành phố, và không còn biết ai có nhiễm virus hay ai không nhiễm, do đó, chiến tuyến không còn là ở trong bệnh viện, mà chiến tuyến chính là ý thức của mỗi cá nhân trong các cộng đồng.
- Đồng thời, kiến thức về SAR-2-nCov cũng có nhiều thông tin hơn. Theo bác sĩ David Price, một bác sĩ làm việc tại một bệnh viện tại New York nơi có nhiều ca nhiễm Covid-19 thì để khiến bị nhiễm virus này cần phải có một sự tiếp xúc va chạm lâu chứ không phải là thoáng qua, ví dụ như bắt tay nhau, ôm hôn, sờ đụng trúng bề mặt của vật dụng và sau đó dụi mắt, rờ mũi hay quệt miệng, hoặc đứng nói chuyện trong khoảng cách gần dưới 3 ft... Và đa số các bệnh nhân nhiễm bệnh là từ đôi tay bị dính virus rồi họ dụi mắt, mũi, miệng và từ đó virus chui vào được cơ thể.
- Vì thế, bác sĩ David Price khuyên mọi người nên đeo khăn mùi xoa, khẩu trang vải để tạo một hàng rào cản phản xạ tự nhiên của đôi tay khi giơ lên dụi mắt, mũi, miệng . Bao năm nay bạn vẫn giơ tay lên dụi mắt mũi miệng mà không để ý vì nó đã trở thành quán tính hay phản xạ tự nhiên đến nỗi chính bạn cũng không biết bạn dụi mắt mũi miệng bao nhiêu lần trong 1 tiếng đồng hồ. Nhưng khi bạn đeo 1 vật gì như khăn mùi xoa, hay khẩu trang vải thì khi bạn giơ tay lên để xoa mặt, dụi mắt, rờ mũi, tự dưng bàn tay của bạn sẽ chạm trúng cái khẩu trang vải hay khăn mùi xoa, khiến cho óc bạn tỉnh lại và khiến bạn nhận thức ra bạn đang xoa mặt, thế là bạn sẽ dừng tay lại. Chứ không phải khẩu trang vải có tác dụng gì ngăn virus gì cả .
Tuy nhiên vì bạn đang đứng cách xa người khác 6 ft (tức khoảng 2 mét) thì bạn đang ở khoảng cách an toàn, cho nên dù bạn có đeo khẩu trang vải, bạn cũng sẽ không bị nhiễm virus.
- Tất nhiên là nếu bạn giàu có, dư giả khẩu trang y tế hay N95 thì bạn cứ việc đeo, nhưng nên cẩn thận là không chạm tay vào phần bên ngoài của khẩu trang rồi sau đó lại dụi mắt .
- Đối với những ai không có nhiều khẩu trang y tế hay N95 thì thực sự không nên stress và khổ sở vất vả đi lùng kiếm nó. Bởi vì sao ? Bởi vì khi bạn stress và lo lắng, khổ sở, bạn đang tự hại bản thân vì bạn tự khiến kháng thể của bạn giảm đi rất nhanh! Mà trong tình trạng này, vũ khí duy nhất giết được SAR2-nCov chính là kháng thể của bạn!
Cho nên, bằng mọi cách bạn cần giữ kháng thể tốt để chiến đấu với virus này. Chỉ cần bạn rửa tay thường xuyên với xà bông, cảnh giác không dụi tay vào mắt mũi miệng, uống Airbone hay Vitamin C mỗi ngày, giữ khoảng cách 6 ft với người khác, tránh ra đường và nơi công cộng, không giao tiếp với ai cả , thì bạn sẽ giảm thiểu đi rất nhiều việc bị nhiễm virus này.
- Tại sao các nhân viên y tế cần đeo khẩu trang N95 trong giữa mùa dịch ? Có hai lý do: 1) Vì thực sự là họ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân trong một khoảng cách rất gần, hầu như là chạm vào cơ thể bệnh nhân thường xuyên, không có phải là 6 feet khoảng cách gì cả, cho nên xác xuất lây nhiễm rất cao, thậm chí bệnh nhân hắt xì, ho ngay ở khoảng cách sát mặt của các nhân viên y tế. 2) Một lý do khác là vì khi nhân viên y tế bị nhiễm mà không có triệu chứng thì nếu họ không đeo khẩu trang N95 hay khẩu trang y tế thì họ có thể lây sang cho một người bệnh nhân bình thường khác, do đó vì để bảo vệ an toàn cho các bệnh nhân khác mà chưa bị Coronavirus thì các nhân viên y tế phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân, trong mùa dịch này, đó là vấn đề ngừa sự lây lan từ bác sĩ cho các bệnh nhân khác.
- Khi vào giữa mùa dịch, khi sự lây lan đã xuất hiện ở mọi thành phố, mọi cộng đồng, không biết ai là người bệnh, ai là người khỏe, thì việc khuyên nên đeo khẩu trang là hợp lý, cộng thêm là một số công ty Mỹ đã sản xuất khẩu trang trong nước Mỹ và một số khẩu trang của 3M đã xuất khẩu từ Trung Cộng để nhập trở lại Mỹ thì lượng khẩu trang đã có cho các nhân viên y tế và bệnh nhân trong các bệnh viện, rồi sẽ có trong các thị trường cho dân chúng, thì chuyện CDC khuyên đeo khẩu trang vào lúc này là hợp lý.
- Nếu các bạn để ý, khi họp báo mỗi ngày với các ký giả, toàn thể các nhân viên chính phủ từ tổng thống Trump, phó tổng thống Mike Pence, các tướng lãnh tới bác sĩ Fauci và các viên chức của Tòa Bạch Ốc, không ai đeo khẩu trang cả. Vì sao ? Vì họ đã tested negative Coronavirus, tức họ đã thử nghiệm và họ không nhiễm Coronavirus, thì không có lý do gì để họ phải đeo khẩu trang cả. :-)
Và bỏ nhỏ với các bạn, trừ khi lúc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thì mình đeo khẩu trang, còn khi đi lại trong nơi làm việc, hay khi vào phòng nghỉ giải lao, mình đâu có phải đeo khẩu trang gì.
Đối với các bạn ở nhà, tránh ra đường trong 2 tuần này, thì bạn sẽ không phải lo lắng về chuyện khẩu trang gì cả! :-)
Chúc mọi người an vui và khỏe mạnh! Bình tĩnh, cảnh giác và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Chúng ta sẽ chiến thắng Covid-19 trong vài tháng! Bình an trong tâm hồn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét