Pháp bắt 3 nghi can giết người giữa lúc phong tỏa vì nCoV
Cảnh sát Pháp đã bắt giữ ba người quốc tịch Sudan trong cuộc điều tra một vụ đâm chém làm hai người thiệt mạng xảy ra ở phía đông nam của nước này, các nhà điều tra cho biết thông tin hôm Chủ nhật, theo AFP.Cuộc tấn công bị coi là có yếu tố khủng bố, được thực hiện bởi một thủ phạm, xảy ra vào thứ Bảy trong bối cảnh nước Pháp đang phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán.Nghi phạm thứ nhất bị bắt là một người tị nạn Sudan 30 tuổi có tên Abdallah Ahmed-Osman, nghi phạm thứ hai là bạn của Abdallah, 28 tuổi, anh này bị bắt tại nhà của Abdallah. Nghi phạm thứ ba được mô tả là một người Sudan trẻ tuổi cũng bị bắt tại nhà của Abdallah.
<!>Châu Phi có nguy cơ sụp đổ kinh tế vì COVID-19
Một số nhà lãnh đạo ở châu Phi đang cảnh báo về sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế và sinh kế cho người dân nếu hỗ trợ tài chính không được cung cấp cho hàng triệu người mất việc vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Fox News đưa tin hôm Chủ nhật.
“Thị trường lao động châu Phi được thúc đẩy bởi nhập khẩu và xuất khẩu và khi khắp mọi nơi trên thế giới đều phong tỏa, điều đó có nghĩa là về cơ bản nền kinh tế [của các nước] bị đóng băng”, bà Ah Ahnana Eziakonwa, Giám đốc khu vực của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Châu Phi, nói với AP. “Và như vậy, rõ ràng, tất cả các việc làm đã biến mất”.
“Chúng ta sẽ thấy sự sụp đổ hoàn toàn của các nền kinh tế và sinh kế [ở châu Phi]. Sinh kế sẽ bị xóa sổ theo cách chúng ta chưa từng thấy trước đây”, bà Eziakonwa nói thêm.
Trong trường hợp COVID-19 không được khống chế sớm, sẽ có khoảng 50% lao động châu Phi mất việc, hầu hết trong đó làm việc trong các ngành như hàng không, dịch vụ, xuất khẩu, khai thác, nông nghiệp và các khu vực khác, bà Eziakowa cho biết.
Brazil: Người dân không muốn Tổng thống Bolsonaro từ chức
Kết quả một cuộc thăm dò công bố hôm Chủ nhật, do tờ Folha de S.Paulo thực hiện, cho thấy đa số người Brazil vẫn ủng hộ Tổng thống Jair Bolsonaro, dù có những chỉ trích nhắm vào các biện pháp phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán của vị tổng thống thiên hữu, theo Reuters.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1-3/4, ghi nhận 59% trong số 1.151 người được hỏi phản đối việc yêu cầu ông Bolsonaro từ chức, trong khi 37% tán đồng yêu cầu này, 4% còn lại không thể hiện quan điểm.
Ông Bolsonaro bị những người đối lập phản đối vì không ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch hà khắc, ông được cho là không muốn nhìn thấy con số thất nghiệp của người Brazil tăng lên, vì thế không tán đồng các biện pháp phong tỏa nền kinh tế để chống dịch.
Brazil hiện đang là tâm dịch viêm phổi Vũ Hán ở khu vực Nam Mỹ. Theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng ngày 6/4, Brazil có 11.130 người nhiễm nCoV (tăng 770), trong đó có 486 người đã tử vong (tăng 41).
Tây Ban Nha kêu gọi EU cùng nhau xử lý nợ
Châu Âu cần có sự tương trợ lẫn nhau về các khoản nợ và cần có kế hoạch chung để phục hồi nên kinh tế sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói với tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, theo Reuters.
Các nhà lãnh đạo của Liên minh Châu Âu (EU) đã giao nhiệm vụ cho các nhà hoạch định chính sách tìm ra con đường phục hồi nền kinh tế của khối sau đại dịch COVID-19, sau khi Đức và Hà Lan không đồng tình với lời kêu gọi của Pháp, Ý và Tây Ban Nha về việc cần xây dựng một kế hoạch xử lý nợ chung.
Đức và một số quốc gia khác từ lâu phản đối việc cùng xử lý nợ với các thành viên còn lại của EU, cho rằng điều này sẽ ngăn cản các quốc gia thành viên theo đuổi những cải cách riêng và cân bằng ngân sách của họ.
Hy Lạp phong tỏa thêm trại tị nạn có người nhiễm nCoV
Hy Lạp đã cách ly một cơ sở lưu trú thứ hai dành cho người tị nạn sau khi một người đàn ông 53 tuổi ở cơ sở này cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán, Bộ Di trú Hy Lạp cho biết thông tin hôm Chủ nhật, theo Reuters.
Người đàn ông nhiễm bệnh là một người Afghanistan sống cùng gia đình tại trại tị nạn Malakasa, thuộc phía bắc thủ đô Athens của Hy Lạp, cùng với hàng trăm người di cư khác. Bệnh nhân này đã được chuyển đến một bệnh viện ở Athens, trong khi đó nhà chức trách Hy Lạp tiếp tục cố gắng truy tìm tuyến đường lây lan của virus Vũ Hán từ bệnh nhân này.
Hy Lạp đã xác nhận 62 bệnh nhân COVID-19 mới vào Chủ nhật, nâng tổng số người nhiễm virus Vũ Hán tại quốc gia này lên 1.735 kể từ khi có trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh được báo cáo vào tháng Hai. Trong số các bệnh nhân COVID-19 ở Hy Lạp, có 73 người đã tử vong.
Anh bỏ ngỏ khả năng Covid-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc
Các bộ trưởng Anh lo ngại đại dịch covid-19 có thể là kết quả của sự rò rỉ loại virus này từ một phòng thí nghiệm sinh học ở Trung Quốc, tờ The Mail on Sunday của Anh tiết lộ.
Các nguồn tin chính phủ cấp cao cho biết, trong bối cảnh vẫn có khả năng loại virus chết người này được lây truyền lần đầu tiên sang người từ một chợ hải sản sống ở Vũ Hán, tuy nhiên giả thuyết loại virus này rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hiện ‘không còn bị loại trừ’.
Các thành viên tham gia họp tại Trung tâm đối phó khủng hoảng ngầm Cobra tại thủ đô London, đã nhận được các báo cáo ngắn chi tiết tuyệt mật từ cơ quan tình báo nước này, cho biết: ‘Có một quan điểm khác đáng tin cậy [bên cạnh giả thuyết về nguồn gốc động vật sống] dựa trên bản chất của con virus này. Có lẽ không phải ngẫu nhiên khi có một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán [cách chợ hải sản được nhắc đến không xa]. Giả thuyết này hiện không còn được loại trừ’.
Vũ Hán là nơi đặt Viện Virus học Vũ Hán, phòng thí nghiệm tiên tiến nhất và là phòng thí nghiệm cấp độ 4 duy nhất tại Trung Quốc. Phòng thí nghiệm này trị giá 30 triệu euro, nằm cách chợ hải sản được cho là nơi bắt nguồn Covid-19 khoảng 15 km. Nó được cho là cơ sở thí nghiệm virus bảo mật nổi tiếng trên thế giới.
Hy vọng với biện pháp điều trị Covid-19 mới
Một loại thuốc làm loãng máu hiện được sử dụng cho các bệnh nhân đau tim và đột quỵ có khả năng làm giảm số ca tử vong do virus Vũ Hán và nhu cầu sử dụng máy thở, theo news.com.au.
Số liệu mới xuất hiện từ các quốc gia có bệnh nhân Covid-19 phát hiện các triệu chứng rối loạn đông máu cấp tính gây ra suy hô hấp ngay cả khi dùng thở máy. Loại thuốc được đề cập được cho là có thể phá vỡ cục máu đông trên bệnh nhân COVID-19 đang bị suy hô hấp cấp tính, và đây là cơ sở cho các thử nghiệm lâm sàng ở bước tiếp theo.
Tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Michael Yaffe, nhận định “nếu loại thuốc này hiệu quả, và tôi hy vọng vậy, nó sẽ có tiềm năng nhân rộng lên rất nhanh, bởi vì mọi bệnh viện đã có sẵn loại thuốc này trong tủ thuốc của họ”.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu EU đề xuất kế hoạch phục hồi kinh tế Châu Âu
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi các quốc gia EU đầu tư hàng tỷ đô la vào ngân sách của khối để ngăn chặn các hậu quả kinh tế thảm khốc từ cuộc khủng hoảng viêm phổi Vũ Hán hiện nay, theo DW.
“Chúng tôi cần một Kế hoạch Marshall cho châu Âu”, bà viết trong một bài viết cho tờ Welt am Sonntag, khi đề cập đến chương trình phục hồi kinh tế do Mỹ đề xuất trong giai đoạn 1948-1952 để giúp vực dậy các nền kinh tế Tây Âu sau Thế chiến II.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cũng ủng hộ thiết lập một “nền kinh tế thời chiến” theo sau chương trình phục hồi.
Trung Quốc vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thu hút sự chỉ trích nặng nề
Chính quyền Trung Quốc đã được bổ nhiệm vào một ủy ban trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (U.N.), có nhiệm vụ lựa chọn các nhà điều tra nhân quyền của ủy ban này, bất chấp nước này có một bản hồ sơ dài các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các nhóm tôn giáo, nhà bất đồng chính kiến và dân tộc thiểu số qua các năm, theo The Epoch Times.
Jiang Duan, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc tại UN ở Geneva, đã được bổ nhiệm vào ngày 1/4 là đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong nhóm tư vấn gồm 5 thành viên Hội đồng. Sự bổ nhiệm này đã hứng chịu chỉ trích từ U.N. Watch, một nhóm vận động nhân quyền có trụ sở tại Geneva, khi cho đây là hành vi “phi lý và vô đạo đức”.
“Việc cho phép một chính quyền Trung Quốc tàn bạo và phi nhân tính có quyền lựa chọn các nhà điều tra thế giới về quyền tự do ngôn luận, tình trạng giam giữ tùy tiện và cưỡng bức mất tích thì cũng chẳng khác gì việc đưa một người mắc chứng cuồng phóng hỏa vào vị trí trưởng nhóm cứu hỏa quận”, ông Hill Neuer, giám đốc điều hành UN Watch, nhận định trong một thông cáo báo chí ngày 2/4.
Khoảng 430.000 người đã bay từ Trung Quốc sang Mỹ sau khi Bắc Kinh công bố dịch virus Vũ Hán
Một báo cáo mới được công bố vào ngày 4/4 cho biết, khoảng 430.000 người đã bay từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ kể từ khi các quan chức Trung Quốc lần đầu tiên công bố thông tin về sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán vào ngày cuối cùng của tháng 12.
Theo tờ New York Times, hầu hết các du khách này đã bay đến các sân bay ở Los Angeles, San Francisco, New York, Chicago, Seattle, Newark và Detroit vào tháng 1, trong đó có hàng ngàn người bay từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nơi bắt nguồn dịch Covid-19.
Báo cáo không nêu số lượng du khách bay quá cảnh tại Trung Quốc để đến Hoa Kỳ.
Số lượng hành khách bay từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ đã giảm đáng kể sau khi Tổng thống Trump ban hành lệnh cấm du lịch vào ngày 31/1, một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, đồng thời công dân nước ngoài cũng bị cấm vào Hoa Kỳ nếu họ đã đến thăm Trung Quốc trong vòng 2 tuần.
Tuy nhiên, theo phân tích của tờ New York Times dựa trên dữ liệu thu thập ở cả hai nước, ngay cả sau khi lệnh cấm có hiệu lực vào ngày 2/2, khoảng 40.000 người, đi trên 279 chuyến bay, đã đến Hoa Kỳ từ Trung Quốc. Những cá nhân này thuộc diện được miễn trừ trước lệnh cấm vì họ là công dân Mỹ, hoặc có hộ chiếu Hoa Kỳ hoặc có thẻ xanh. Ngoài ra, thân nhân của những cá nhân thuộc diện này nhưng không phải là công dân Hoa Kỳ cũng được phép vào Mỹ, một sự miễn trừ của Tổng thống để các gia đình không phải chia ly.
“Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã hành động rất sớm, tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi rất thông minh, vì chúng tôi đã ngăn chặn Trung Quốc. Đó có lẽ là quyết định lớn nhất mà chúng tôi đưa ra cho đến nay”, Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp ngắn vào tuần trước về lệnh cấm du lịch đối với người đến từ Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét