Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Tin Cập Nhật Thứ Sáu 8/4



Hồ sơ Panama: áp lực tăng đòi Tổng thống Argentina phải từ chức --- Panama Papers: Thủ tướng Anh bị áp lực từ chức --- Panama Papers: Hoa Kỳ thật sự “trong trắng”?
Vụ rò rỉ Hồ sơ Panama đã hạ bệ Thủ tướng Iceland, và áp lực đang tăng cao đòi Tổng thống Argentina phải từ chức.
Tại Nga, tên của các cộng sự thân tín của Tổng thống Vladimir Putin được nêu bật trong các tài liệu tài chính, phơi bày những tài khoản bí mật ở nước ngoài, nhưng vấn đề này không gây bất bình cho các giới chức chính phủ ở Moscow.
<!->


Ông Alexei Navalny, một nhà đấu tranh chống tham nhũng nói với VOA rằng tuy nhiên ông có thể dự kiến những hệ quả vô cùng nghiêm trọng do những sự phanh phui của các tài liệu Panama gây ra.

Ông Putin không bị liên kết với bất cứ hành vi tội phạm nào có liên quan tới Hồ sơ Panama.

Nhưng Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã từ chức trong tuần này sau khi có tin tiết lộ rằng ông và vợ ông sở hữu một công ty tại quần đảo Virgin của Anh.

Và áp lực đang tăng đối với Tổng thống Argentina Mauricio Macri phải từ nhiệm. Ông bác bỏ những cáo buộc, nói rằng ông không làm gì sai trái.

Ông Macri nói: “Tôi muốn nói lại một lần nữa với quý vị rằng tôi cảm thấy thoải mái, rằng tôi tuân thủ luật pháp, rằng tôi đã nói lên sự thật và tôi không có gì phải giấu giếm. Theo chiều hướng đó, tôi không những đã điền chi tiết của một thông cáo sơ khởi, khẳng định rằng tôi không phải là cổ đông, và trong cương vị một giám đốc, tôi chưa hề nhận được khoản tiền nào”.

Công ty luật Mossack Fonseca của Panama có liên hệ tới vụ tai tiếng này, nói hàng triệu tài liệu bị lộ từ các văn phòng của công ty về những tài khoản ngân hàng của những người quyền thế, giàu có và nổi tiếng của thế giới đã bị những kẻ tin tặc đánh cắp, chứ không do một người bên trong tiệt lộ thông tin. - VOA

Trang nhất các tờ báo của nước Anh ngày 08/04/2016 tràn ngập hình ảnh thủ tướng David Cameron bên cạnh các hàng tít liên quan tới vụ bê bối lách thuế ở Panama mà cách đây vài ngày từng khiến thủ tướng Iceland phải từ chức.

Nhật báo Telegraph nhận định đây là tuần lễ khó khăn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông Cameron.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết thêm chi tiết:

Ngay sau ngày hồ sơ Panama trở thành tâm điểm khai thác của truyền thông quốc tế, báo chí nước Anh đã lập tức dồn sức ép vào ông thủ tướng, cùng câu chuyện mà họ đã biết về chuyện bố ông, Ian Cameron, khi còn sống từng là một doanh nhân giàu có và cất tiền trong các quĩ đầu tư lách thuế ở Panama. Thế nhưng mọi chuyện chỉ thực sự bùng nổ sau cuộc phỏng vấn trực tiếp với kênh truyền hình ITV News, khi ông David Cameron nhận là từng có khoảng 30.000 bảng tiền cổ phiếu có liên quan, nhưng đã bán hết trước ngày thắng cử từ năm 2010 cho đến nay.

Ngay lập tức, một nghị sĩ từ đảng Lao Động là ông John Mann, cũng là một thành viên của ủy ban chuyên trách về tài chính của quốc hội, đã viết trên mạng Twitter đòi thủ tướng phải từ chức vì thiếu trung thực trong những ngày qua, trong suốt 6 năm qua và trong quá trình tranh cử. Ngoài ra, thủ tướng Anh cũng nhận là được thừa kế 300.000 bảng từ cha mình, nhưng không muốn nhắc đến nguồn gốc của số tiền đó có phải là trốn thuế hay không.

Có thể thấy số tiền này không lớn, và chỉ đơn giản là động tác lách thuế bằng cách chuyển địa chỉ công ty ra nước ngoài, gọi là thủ thuật offshore. Thế nhưng đối với dư luận nước Anh, đây là việc bị lên án về đạo đức, trong khi đó bản thân ông Cameron cũng thường xuyên chỉ trích các doanh nghiệp chuyển địa chỉ ra nước ngoài để trốn tránh trách nhiệm đóng góp cho xã hội nước Anh, coi đó là trái đạo đức.

Trước mắt, có thể thấy ông David Cameron đã rất khéo léo trong việc xử lý khủng hoảng, ví dụ văn phòng thủ tướng trong những ngày qua liên tục đưa ra câu trả lời rằng đây là chuyện riêng của ông, và chờ cho đến khi câu chuyện dịu bớt đi thì mới đưa ra, không đặt hình ảnh của David Cameron bên cạnh những nhân vật hàng đầu bị coi là kẻ xấu như lãnh đạo Nga và Trung Quốc.

Bài phỏng vấn truyền hình cũng được đưa ra vào chiều thứ Năm 07/04, tức là sau phiên chất vấn hàng tuần vào hôm trước, để tránh cho thủ tướng khỏi bị chất vấn trực tiếp trước bàn dân thiên hạ, và từ giờ đến phiên chất vấn vào thứ Tư 13/04, sẽ có nhiều sự kiện quan trọng khác, hay ngay trước hai ngày nghỉ cuối tuần, có thể khiến người ta quên mất số tiền nhỏ này.

Tuy vậy, nếu nhìn vào bài phân tích trên tờ Guardian thì độc giả có thể thấy số tiền nhỏ đó chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm, vì ông bố Ian Cameron vốn là một người môi giới chứng khoán giàu có, cũng là người tham gia lập ra quỹ đầu tư Blairmore Holdings Inc nằm trong tâm điểm của vụ xì-căng-đan "Panama Papers". Hồi năm 2009, theo đánh giá trên danh sách người Anh giàu có của tờ Sunday Times, tài sản của Ian Cameron vào khoảng 10 triệu bảng, và sau ngày qua đời, ông để lại rất nhiều tài sản cho những người con khác.

Cho nên, vấn đề chính trong câu chuyện của ông David Cameron không phải là ông có trốn thuế hay là đóng thuế ít hay không, mà là các mối quan hệ của ông ảnh hưởng như thế nào đối với những quyết sách được ông đưa ra trong vai trò thủ tướng Anh, cả chính sách thuế nội địa lẫn thỏa thuận thuế đối với các nước Liên Hiệp Châu Âu. Do vậy, đây sẽ còn là một đề tài được báo chí khai thác và dư luận bàn tán trong những ngày tới. - RFI

Từ Trung Quốc cho đến Nga, đi qua cả Anh Quốc, vụ tiết lộ “Panama Papers” đã làm vấy bẩn tên tuổi hàng loạt các nhà lãnh đạo cao cấp trên toàn cầu. Điều lạ lẫm là trong danh sách được tiết lộ đó, lại thiếu một tác nhân tài chính quan trọng của thế giới : Đó là Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra phải chăng nước Mỹ thật sự là một “một con bồ câu trắng” vô tội?

Trong danh sách được tiết lộ, các phóng viên điều tra chỉ phát hiện có một nhúm người Mỹ, những công dân bình thường, đã chuyển một phần tài sản về các thiên đường thuế và các công ty bình phong với sự trợ giúp của văn phòng luật sư Panama, Mossack Fonseca.

Ngoài cái tên David Geffen, trùm hãng đĩa nhạc và đồng sáng lập hãng phim DreamWorks cùng với Steven Spielberg, thì không có lấy tên một con “cá lớn” nào như cách gọi của AFP - chính khách, chủ tập đoàn hay ngân hàng - xuất hiện trong vụ tai tiếng này.

Chẳng lẽ Hoa Kỳ lại như những “con bồ câu trắng” rất minh bạch về tài chính đến như vậy ? Xin thưa rằng nước Mỹ còn lâu mới được như vậy. Theo giải thích của bà Marina Walker Guevara, phó giám đốc Liên Minh Quốc Tế Các Phóng Viên Điều Tra với AFP, "nước Mỹ không hề nằm ngoài hệ thống offshore. Thậm chí còn là một tác nhân quan trọng".

Sự vắng bóng trong vụ tai tiếng không phải là một bằng chứng đáng kính đối với nước Mỹ về minh bạch tài chính. Bởi một lẽ đơn giản là chính bản thân Hoa Kỳ cũng là một thiên đường thuế khóa. Trước tiên, người Mỹ có thể do dự khi phải chuyển tài sản đến những nước xa xôi và các nước ở vùng Nam Mỹ. Trong khi mà, người giàu Mỹ lại có nhiều chọn lựa ngay trong tầm tay như đảo Caiman hay đảo Virgin của Anh Quốc.

Mặt khác, người giàu Mỹ cũng muốn giữ bí mật về các hoạt động của mình mà không cần rời lãnh thổ. Nguyện vọng này có thể được nhiều bang tại Hoa Kỳ đáp ứng như Delaware hay Wyoming. Chỉ với vài trăm đô la, những bang đó đã có thể cho phép thành lập một công ty bình phong mà không cần xác định ai là người thụ hưởng thật sự.

Và điều nghiêm trọng là các hoạt động đó được thực hiện với sự đồng lõa của nhiều ngân hàng Mỹ. Theo bảng xếp hạng do Tax Justice Network thiết lập hàng năm, Hoa Kỳ dẫn trước cả Panama, xếp vị trí thứ ba các vùng lãnh thổ có các giao dịch tài chính mập mờ nhất thế giới.

Tuy nhiên, còn có một lý do khác giải thích cho việc có rất ít công dân Mỹ dính líu đến vụ “Panama Papers” : đó là nước Mỹ có “công cụ pháp lý” rất hữu hiệu để ngăn chặn. Sau các vụ tai tiếng liên quan đến các ngân hàng Thụy Sỹ, Hoa Kỳ đã gia tăng đáng kể các biện pháp trừng phạt nặng trong những năm gần đây chống lại nạn gian lận và trốn thuế.

Kết quả là nhiều thiên đường thuế đã “hoảng sợ” khi nhận khách hàng Mỹ vì họ biết rằng Hoa Kỳ không ngần ngại trừng phạt thẳng tay, theo như giải thích của một chuyên gia với AFP. Điển hình là trong vụ tai tiếng giúp các khách hàng Mỹ trốn thuế, hai ngân hàng UBS và Credit Suisse mỗi bên lần lượt bị phạt 780 triệu và 2,6 tỷ đô la.

Cuối cùng, việc có rất ít người Mỹ dính dáng đến vụ "Panama Papers" cũng làm dấy lên nhiều nghi ngờ, có thể theo “thuyết âm mưu”: Phải chăng trong vụ này có bàn tay thao túng của CIA nhằm gây bất ổn một số nước như lời cáo buộc của Nga? - RFI

2.
Trung Quốc đề nghị không đưa tranh chấp lãnh hải vào thượng đỉnh G20 --- Trung Quốc bác yêu cầu của Việt Nam, không rút giàn khoan 981

Trung Quốc nói thượng đỉnh G20 do Bắc Kinh chủ trì năm nay chớ nên đề cập tới các vấn đề chính trị như tranh chấp lãnh thổ mà chỉ nên tập trung vào lĩnh vực kinh tế.

Lời kêu gọi của Ngoại trưởng Vương Nghị hôm 8/4 là một phát súng cảnh cáo trước sự kiện ngoại giao lớn nhất tại Bắc Kinh trong năm nay.

Thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9 tại thành phố Hàng Châu miền đông Trung Quốc có sự tham dự của các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới cùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Dù không chỉ ra cụ thể quốc gia nào, nhưng Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố ‘Nếu một số nước nào đó vì các mục đích chính trị đưa các vấn đề tồn đọng từ lịch sử hay tranh chấp về lãnh thổ chủ quyền vào thượng đỉnh G20 thì chẳng những không giúp ích cho giải pháp mà còn tác động tới tình hình và ổn định khu vực, và vì thế là một việc chớ nên làm’.

Trung Quốc trong quá khứ từng nỗ lực đẩy các quan ngại về tranh chấp Biển Đông ra khỏi các cuộc họp khu vực với các nước ASEAN.

Bắc Kinh nhất mực phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và kêu gọi giải quyết tranh chấp qua các cuộc thương lượng song phương-trực tiếp giữa Trung Quốc với các nước liên quan.

Bắc Kinh cũng nhiều lần cảnh cáo Hoa Kỳ và các cường quốc đứng ngoài cuộc tranh chấp chớ nhúng tay can thiệp. - VOA

Trung Quốc hôm 8/4 bác yêu cầu lần thứ hai của Việt Nam trong năm đòi Bắc Kinh rút giàn khoan và hủy các kế hoạch thăm dò dầu khí tại các vùng biển chưa phân định rõ chủ quyền ở Biển Đông.

Giàn khoan Hải Dương 981 trị giá 1 tỷ đôla của Bắc Kinh từng là tâm điểm căng thẳng ngoại giao Việt-Trung hồi năm 2014 khi Bắc Kinh kéo vào hoạt động trong vùng biển Hà Nội nói thuộc chủ quyền Việt Nam, khơi mào các cuộc biểu tình bạo động bài Trung trên cả nước, khiến nhiều người bị bắt, bị tuyên án và dẫn tới vài trường hợp người Việt trong và ngoài nước tự thiêu phản đối Trung Quốc. 

Việt Nam nói từ tối ngày 3/4, giàn khoan này di chuyển vào khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để tác nghiệp, nơi hai nước Việt-Trung đang đàm phán phân định lãnh hải. 

Tại cuộc họp báo hôm qua 7/4, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình, tuyên bố ‘Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông’.

Ông Bình nói Việt Nam bảo lưu tất cả các quyền và lợi ích pháp lý đối với khu vực này ‘bằng tất cả các biện pháp hòa bình được luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó’.

Người phát ngôn cũng cho biết thêm rằng chiều ngày 5/4, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.

Đáp phản ứng của Việt Nam, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay khẳng định công tác của giàn khoan 981 là hoạt động thăm dò thương mại bình thường nằm trong vùng lãnh hải không có tranh chấp thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.

Không nêu đích danh Việt Nam, ông Hồng Lỗi nói ‘Chúng tôi hy vọng bên liên quan có quan điểm khách quan và hợp lý về vấn đề này’.

Hà Nội trong năm nay đã hai lần lên tiếng phản đối hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông, lần đầu hồi tháng Giêng, giữa bối cảnh ban lãnh đạo của Việt Nam thay đổi nhân sự mới.

Giới lãnh đạo Việt Nam lâu nay bị chỉ trích là ‘nhu nhược, yếu ớt’ trước những sự lấn lướt ngày càng ‘hung hăng, ngang ngược’ từ Bắc Kinh, yếu tố góp phần làm gia tăng sự bất mãn và mất niềm tin nơi công chúng vào đảng và nhà nước Việt Nam.

Nhiều người trông chờ hành động kế tiếp của Việt Nam sau khi những yêu cầu và phản đối ngoại giao bị Trung Quốc bác bỏ. - VOA

3.
Miến Điện trả tự do cho 69 sinh viên "tù chính trị"

Sáu mươi chín sinh viên Miến Điện bị giam giữ từ một năm qua do biểu tình ôn hòa, đã được trả tự do ngày 08/04/2016, sau khi bà Aung San Suu Kyi hứa hẹn một ngày trước đó sẽ phóng thích các tù nhân chính trị.

Tòa án Tharrawaddy thông báo, tất cả 69 sinh viên này đều được trả tự do và mọi cáo buộc đều bị hủy bỏ. Từ sáng sớm nay, thân nhân các sinh viên bị bắt đã chờ đợi trước các nhà tù để ngóng tin vui này.

Tuyên bố ngày 04/04 của bà Aung San Suu Kyi đã làm nảy sinh niềm hy vọng lớn lao về một quyết định ân xá hàng loạt sắp tới. Trong chỉ thị chính thức đầu tiên với vai trò cố vấn đặc biệt của chính phủ, bà Suu Kyi đồng thời là ngoại trưởng, viết rằng bà « sẽ hành động để trả tự do ngay lập tức các tù chính trị, các nhà đấu tranh và các sinh viên bị truy tố vì lý do chính trị ».

Dù trong những năm gần đây, chính phủ bán dân sự cầm quyền từ năm 2011 đã trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị, song vẫn còn mấy chục người tù chính trị bị giam giữ tại Miến Điện. Trong đó các sinh viên trên đây chiếm phần lớn, một số còn có nguy cơ lãnh án đến 10 năm tù sau khi tham gia cuộc biểu tình ôn hòa bị đàn áp thô bạo hồi tháng 3/2015.

Bản thân giải Nobel Hòa Bình, đang giữ nhiều chức vụ trong chính phủ của đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ, cũng đã từng bị quản chế suốt 15 năm dưới chế độ độc tài quân sự. - RFI

Tin Hoa Kỳ

4.
Biển Đông: Mỹ phủ nhận thông tin cấm tướng lãnh chỉ trích Trung Quốc

Chính quyền Mỹ và đô đốc Harry Harris đều phủ nhận thông tin là Nhà Trắng đã ra lệnh cấm các tướng lãnh cao cấp bàn luận về Biển Đông. Nhật báo Washington Post cho biết như trên trong số ra ngày 08/04/2016.

Các tuyên bố này được đưa ra sau khi tờ Navy Times hôm thứ Tư 06/04 đưa tin cố vấn an ninh Susan Rice đã quyết định "khóa miệng" đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương và các tướng lãnh khác. Đó là vào thời điểm chính quyền chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh nguyên tử tuần trước, và tổng thống Barack Obama sẽ tiếp ông Tập Cận Bình.

Trợ lý báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook nói rằng bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter và đô đốc Harris "hoàn toàn có thể thẳng thắn tư vấn cho tổng thống và Hội đồng An ninh về các vấn đề liên quan đến châu Á-Thái Bình Dương".

Theo ông, "các tư vấn này đều quý báu và được cân nhắc", và bộ Quốc Phòng « hoàn toàn ủng hộ chiến lược hàng hải hiện nay tại Thái Bình Dương, nỗ lực thực hiện một cách tốt nhất ». Tóm lại, là "không có việc cấm đoán" như nguồn tin ẩn danh đã nói với Navy Times.

Về phía đô đốc Harry Harris nói với Washington Post "bất kỳ lời khẳng định nào về việc có sự bất đồng giữa bộ tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương và Nhà Trắng đều không phải là sự thật". Ông từ chối cho biết đã khuyến cáo những gì, chỉ nhắc lại là ông từng công khai nêu quan ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, và bày tỏ sự hài lòng khi "được lắng nghe và cân nhắc".

Một quan chức quốc phòng giấu tên cho biết tổng thống Mỹ đã chấp nhận nhiều lời khuyến cáo của đô đốc Harris, trong đó có hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông cách đây vài tháng.

Ba cựu bộ trưởng Quốc Phòng từng tỏ ra bất đồng với chính sách của ông Obama : Robert Gates, Leon Panetta và Chuck Hagel mới đây đã trả lời phỏng vấn Fox News. Còn hiện nay chính phủ Obama đang phải đối mặt với vấn đề Biển Đông, khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường vũ trang trong khu vực kể cả hỏa tiễn địa-không, và Mỹ phải bảo vệ các đồng minh như Đài Loan, Philippines.

Đô đốc Harris và các tướng lãnh khác như tướng Joseph F. Dunford, phó tổng tham mưu trưởng liên quân đã liên tục nêu ra các quan ngại về những hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong một cuộc điều trần trước Quốc Hội hồi tháng Hai, ông Harris đã nói : « Quý vị cần phải tin rằng Trái Đất phẳng » nếu muốn tin rằng Trung Quốc không có mục đích quân sự hóa khu vực và nhắm đến việc "thống trị vùng Đông Á". - RFI

Tin Việt Nam

5.
Thủ tướng VN trình danh sách nhân sự

Tân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào chiều 8/4 đã trình nhân sự để Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhiều thành viên Chính phủ.

Thủ tướng Việt Nam đã đề cử ba phó thủ tướng: Trương Hòa Bình, nguyên Chánh án TANDTC; Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Trịnh Đình Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Ba người này được xem xét để thay thế các ông Nguyễn Xuân Phúc (tân Thủ tướng), Vũ Văn Ninh (miễn nhiệm) và Hoàng Trung Hải (Bí thư Hà Nội).

Theo Lê Quỳnh, trưởng ban BBC Tiếng Việt, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát cũng là một ứng viên phó thủ tướng.

Tuy vậy, việc giới thiệu ông Cao Đức Phát còn phải chờ Quốc hội khóa mới sửa luật tổ chức chính phủ cho phép sửa đổi số lượng cấp phó.

Ông Nguyễn Văn Bình, người rời chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dự kiến sẽ làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Danh sách đề cử:

Bộ trưởng quốc phòng: Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Ngô Xuân Lịch

Bộ trưởng công an: Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng

Bộ trưởng giáo dục: Giám đốc Đại học quốc gia Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng giao thông vận tải: Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Trương Quang Nghĩa

Bộ trưởng lao động, thương binh, xã hội: Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Trung ương Đào Ngọc Dung

Tổng thanh tra chính phủ: Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Phan Văn Sáu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc: Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam Mai Tiến Dũng

Các thứ trưởng được đề nghị lên bộ trưởng gồm: Lê Thành Long (Bộ Tư pháp), Nguyễn Chí Dũng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Trần Tuấn Anh (Bộ Công Thương), Phạm Hồng Hà (Bộ Xây dựng), Trần Hồng Hà (Bộ Tài nguyên và môi trường), Trương Minh Tuấn (Bộ Thông tin và Truyền thông), Nguyễn Ngọc Thiện (Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch), Chu Ngọc Anh (Bộ Khoa học - Công nghệ, Lê Vĩnh Tân (Bộ Nội Vụ).

Theo lịch, Quốc hội Việt Nam sẽ bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm này vào sáng 9/4. - BBC

6.
Đánh giá 'Tứ trụ Việt Nam

Bốn lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, thường được gọi là “tứ trụ”, nhận được đánh giá khác nhau của các khách mời BBC.

Các chuyên gia, nhà quan sát trong ngoài Việt Nam tham gia Bàn tròn Thứ Năm của BBC ngày 7/4 trong bối cảnh Việt Nam tiến hành chuyển giao lãnh đạo.

Kỳ họp cuối của Quốc hội khóa 13 đã bầu tân Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, dựa theo danh sách giới thiệu của Đảng Cộng sản cầm quyền.

Chủ tịch Quốc hội mới là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, thay thế ông Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch nước là Đại tướng công an Trần Đại Quang, thay ông Trương Tấn Sang.

Gương mặt sẽ lãnh đạo chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc, thay ông Nguyễn Tấn Dũng.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Hoa Kỳ:

Về ông Trương Tấn Sang, cựu Chủ tịch nước, tôi trực tiếp được nghe ông ấy nói chuyện tại CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Hoa Kỳ), tôi thấy ông ấy nói rất chững chạc, không cần đọc giấy tờ gì cả. Ông sẵn sàng trả lời tất cả mọi câu hỏi, đó cũng là khả năng khá đặc biệt.

Quyền của Chủ tịch nước rất nhiều. Ông có quyền thống lãnh các lực lượng võ trang, có quyền giáng chức, thăng chức tất cả các tướng lãnh cao cấp nhất, tuyên bố tình trạng giới nghiêm, tình trạng khẩn cấp, động viên, tổng động viên, nhưng ông ấy chọn không thi hành tất cả những quyền đó.”

Còn với ông Nguyễn Tấn Dũng, từ xưa đến nay và sau này nữa, khó có Thủ tướng nào có nhiều quyền lực như ông Dũng, điều đó là điều đặc biệt của ông ấy. Nhưng những vấn đề công tội của ông ấy, tôi hiện chưa muốn nói.

Về ông Trần Đại Quang, khi tuyên thệ nhậm chức, ông nói ngay là ông sẽ phục vụ quốc gia, Tổ quốc, ‘với tư cách người đứng đầu nhà nước, thống lĩnh các lực lượng vũ trang', tức là ông đã nói rõ, đã xác nhận rõ quyền hạn của ông.

So sánh giữa ông Sang với ông Trần Đại Quang, ông Quang không những có quyền do Hiến pháp cho phép, nhưng ông ấy cũng có thế của ông Bộ trưởng Công an cũ. Thành ra nếu ông ấy quyết sử dụng, ông sẽ có nhiều quyền hơn ông Sang.

Về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người ta cứ nói là ông Trọng 'lú', nhưng thực ra sau cuộc tranh giành vừa qua, ta thấy ông ấy không phải là người có thể coi thường được.

Và ông ấy cũng làm một số việc, bổ nhiệm những chức vụ chống tham nhũng, củng cố quyền lực của ông và thứ hai là để những người quản lý những thành phố rất lớn và đối với những vấn đề kinh tế rất lớn sắp tới của Việt Nam.

Về ông Nguyễn Sinh Hùng, trong giai đoạn đầu của ông ấy, không có gì đặc sắc. Nhưng giai đoạn cuối, gần hết nhiệm kỳ, có những lời tuyên bố rất hùng hồn và rất đặc sắc của một số Đại biểu Quốc hội.

Có ông Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cũng nói một bài lớn ở trong Quốc hội, chứng tỏ Quốc hội cũng trở thành diễn đàn cho họ.

Blogger Trương Duy Nhất, Đà Nẵng:

Tôi đánh giá không phải việc người ta mạnh hay không, mà đánh giá trên mức độ người ta sử dụng quyền lực để lại cái gì. Như thế, tôi cho ông Nguyễn Phú Trọng không điểm.

Nhưng sau Đại hội Đảng, với nước cờ mà loại được ông Nguyễn Tấn Dũng ra, và với nước cờ bố trí ông Đinh La Thăng, ông Hoàng Trung Hải, thì đến bây giờ tôi cho ông Trọng 7 điểm.

Đối với ông Trương Tấn Sang, tôi cho ông Sang là người ít nhiều ở thời điểm đó, ông cũng có những khát vọng gì đó, nhưng mà ông bất lực, nên tôi cho ông Sang 6 điểm.

Còn với ông Nguyễn Sinh Hùng, đáng lý tôi cho không điểm, nhưng mà cũng có những phát ngôn 'chém gió' gọi là 'sướng mồm' những ngày cuối nhiệm kỳ, tôi cho ông Hùng 2 điểm.

Còn với ông Nguyễn Tấn Dũng, vì nó không có điểm âm, nên tôi cho không điểm, chứ nếu có điểm dưới âm, thì tôi cho dưới âm.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Hà Nội:

Về ông Nguyễn Tấn Dũng, tôi đánh giá rất cao ông Dũng như một chính trị gia. Ông ấy rất tài, rất có năng lực của một chính trị gia.

Về vấn đề năng lực ấy làm lợi cho quốc gia hay là cho bản thân ông ấy, phe cánh của ông ấy lại là một chuyện khác. Nhưng xét mặt chính trị gia, tôi đánh giá ông ấy rất cao.

Xét về mặt kết quả, tôi đánh giá ông ấy rất thấp. Những chính sách kinh tế của ông ấy mang lại những hậu quả rất là tai hại cho đất nước này. Chủ yếu là chính sách về các tập đoàn kinh tế nhà nước, và chính sách đã làm hỏng toàn bộ hệ thống ngân hàng, trong một số thời gian vừa qua.

Và chi tiêu chính phủ bây giờ đến mức rất là khó khăn. Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải gánh một hậu quả rất mệt mỏi, là những hậu quả của ông Nguyễn Tấn Dũng để lại.

Ông Phúc sẽ không được mạnh mẽ như là ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng mà có thể cái 'bớt mạnh mẽ' của ông ấy thì lại là tốt cho công việc điều hành chung. Bởi vì như thế nó sẽ đỡ bớt được những cái sai lầm hơn nhiều, bởi một người mạnh mẽ quyết, thì có thể quyết sai. Và quyết sai thì có thể có những hậu quả rất là lớn.

Còn với ông Nguyễn Sinh Hùng, thực sự tôi cũng không đánh giá nhiều lắm, bởi vì với vai trò Quốc hội, cũng không có vai trò gì mấy. Nhưng tôi cũng thống nhất như anh Trương Duy Nhất là ông ấy đã nói rất nhiều câu rất là ‘ngô nghê’, xong rồi đến cuối thì ông ấy ‘chém gió’ cho sướng được một vài câu khá mà được Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng khen.

Về ông Trương Tấn Sang, tôi không hiểu ông ấy lắm, bởi vì ông rất kín. Với chức vụ thực sự có tính chất tượng trưng như thế, nói như Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói là ông ấy có rất nhiều quyền, quyền đó là ‘quyền ảo’ ghi ở trong Hiến pháp thôi, nhưng mà cái quyền của Đảng nó át đi rất nhiều.

Luật sư Vũ Đức Khanh, Ottawa, Canada

Về "tứ trụ" trước năm 2016 thì tôi cho rằng không ai có thể qua mặt được Thủ tướng Dũng. Tuy Việt Nam có chế độ "làm vua tập thể" nhưng không thể phủ nhận rằng ông Dũng là một trong 3 Thủ tướng Cộng sản Việt Nam để lại "dấu ấn" đậm nhất sau ông Phạm Văn Đồng và ông Võ Văn Kiệt.

Ông Dũng có thể là người duy nhất chứng tỏ rằng Thủ tướng Chính phủ không nhất thiết phải luôn luôn phục tùng Bộ Chính trị.

Ông đã biến nội các chính phủ là trung tâm quyền lực và vô hiệu hóa Bộ Chính trị bằng cách sử dụng hữu hiệu vai trò của Trung ương Đảng. Nếu buộc phải chấm điểm thì ông Dũng xứng đáng điểm 8/10.

Dù ông Nguyễn Phú Trọng bề ngoài có vẻ như là người "thắng cuộc" nhưng thực ra kẻ thắng cuộc thật sự chính là "Trung ương Đảng." Qua lần thử nghiệm vừa qua với ông Dũng, họ đã biết cách trả giá quyền lực của họ rồi. Tôi không nghĩ Bộ Chính trị bây giờ có toàn quyền như xưa nữa.

Đối với các vị mới vừa nhận quyền lực từ "bộ tứ" này thì tôi nghĩ ngoài ông Quang Chủ tịch nước và bà Ngân Chủ tịch Quốc hội, hai ông Trọng và Phúc là người của "tập thể".

Ông Quang được cho là một người có nhiều tham vọng "hợp nhất quyền lực Đảng và Nhà nước" vào những năm tới khi ông Trọng về hưu như. Liệu ông có thành công hay không, thời gian sẽ trả lời. Ông Quang có thể nhận điểm 7.

Bà Ngân rất ấn tượng với tôi, nhất là gần đây ở kỳ họp Quốc hội lần này. Bà được nhiều nhà phân tích đánh giá cao về khả năng cũng như chất lượng lãnh đạo. Nhưng ở vai trò Chủ tịch Quốc hội thì thực chất cũng chẳng ảnh hưởng là bao vì Quốc hội chỉ là cơ quan hợp thức hoá chủ trương chính sách của Đảng mà thôi. Bà có thể nhận điểm 6.

Còn ông tân Thủ tướng Phúc thì chờ thời gian trả lời. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng ông này là một ông quan "thư lại", cân bằng quyền lực cho các thế lực trong Đảng. Và tôi cũng nghĩ với cơ chế hiện nay thì ông này chỉ có thể làm được một nhiệm kỳ, ngoại trừ phép lạ. Tôi tặng ông Phúc điểm 5. - BBC

Không có nhận xét nào: