Ở đây cái gì cũng có, quán ăn ngon, tiệm vàng nữ trang, tiệm bán quần áo, dĩa nhạc, trái cây Việt Nam, chè, phở, bánh cuốn, bánh xèo. Thức ăn Nam Trung Bắc gì ở đây cũng có, đặc biệt lắm.<!->
Chợ Phước Lộc Thọ.
Những đầu bếp giỏi của thành phố Saigon hoa lệ ngày xưa đều đã qua đây sống, nên thức ăn ở đây có tiếng còn ngon hơn ở Saigon ngày nay nhiều, vì còn mang được nhiều bản chất Saigon năm xưa hơn. Cả một khung trời quá khứ gói ghém trong hương vị những thức ăn bán tại đây. Cái gì Việt Nam ở đây cũng có, kể cả bà con gia đình và bạn bè đã từng quen biết ở Saigon ngày xưa. Rất vui và nhiều tỉnh người.
Chợ Asian Village (Làng Á Châu).
Ở Mỹ nơi nào có đông người Việt Nam sanh sống, nơi đó có một phố Saigon Nhỏ với nhiều quán ăn, tiệm tùng và văn phòng bác sĩ, nha sĩ, tiệm vàng, tiệm bán thực phẩm, dĩa nhạc v.v.
Tuy nhiên khi nói Phố Saigon Nhỏ, mà không nói rõ ở nơi nào, chẳng hạn New York, Houston hay Orlando, người ta nghĩ ngay đến Phố Saigon Nhỏ ở quận Cam. Đây là Litttle Saigon đầu tiên và lớn nhất trong số nhiều Little Saigon khác mọc lên như nấm khắp nước Mỹ. Phố Saigon nhỏ ở Quận Cam là khu phố đầu tiên được chánh quyền địa phương chánh thức nhìn nhận là “Little Saigon “.
Chợ Today Plaza (Thương xá Kim Nhật).
Mấy tuần trước vợ chồng tôi đã đến thăm viếng trở lại Phố Saigon Nhỏ. Mỗi lần đến đây, việc làm duy nhất của tôi là đi ăn thức ăn thuần túy Việt Nam ở đây. Khách sạn nơi tôi ở có một bảng danh sách địa chỉ mấy chục nhà hàng, mỗi nhà hàng ngon và đặc biệt một món, tha hồ lựa chọn, ăn ngon như ngày xưa ở quê hương.
Trở về New York tìm tài liệu viết về khu phố này để đọc kỹ hơn, tôi thấy có bài sau đây của Wikipedia nói rất rõ về khu phố này, xin chép lại đây để làm tài liệu tham khảo.
Hai Bà Trưng.
Nếu tôi không lầm đây là Khổng Tử, và đám đồ đệ của ông. Cũng giống như Văn Miếu ở Hà Nội thờ Khổng Tử vậy. Đó là câu chuyện 1,000 năm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Không thể nào tránh khỏi bị Trung Quốc ảnh hưởng sâu đậm, từ tinh thần đến thể xác và ngôn ngữ.
Người có công xây dựng Little Saigon, chủ nhân của Phước Lộc Thọ và nhiều kiến trúc khác ở khu Bolsa và Saigon Nhỏ, là ông Triệu Như Phát (Frank Jao), một thương gia người Việt gốc Hoa, đã từ Việt Nam đến đây vào năm 1975. Ông sanh tại Hải Phòng, theo cha mẹ vô Nam vào năm 1954, và đã qua Mỹ lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Khi đặt chân đến đất Mỹ vào năm 1975, trong túi ông chỉ có 50 xu mà thôi. Ngày nay gia tài của ông vào khoảng 500 triệu đô la.
Năm 1986-1987, ông Triệu Như Phát (Frank Jao) đã xây dựng tòa nhà tiêu biểu và lớn nhất của khu Little Saigon, là chợ Phước Lộc Thọ. Chợ này rộng khoảng 30,000 thước vuông.
Chợ Phước Lộc Thọ bán đủ thứ, bông hoa, quần áo, nữ trang, dĩa nhạc, thức ăn đủ loại Nam Trung Bắc.
Cho tới nay nhiều chợ Việt Nam khác đã được xây dựng khắp nơi, nhưng Phước Lộc Thọ vẫn là tòa nhà tiêu biểu và điểm đến quan trọng cho người Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Nhờ ảnh hưởng của ông Triệu Như Phát (Frank Jao) mà khu chợ lớn nhất của Việt Nam lại có kiến trúc giống chợ Tàu hơn một chợ Việt Nam thuần túy.
Tên chánh thức của tòa nhà này là “Asian Mall” (Chợ của người Á Châu). Tên Phước Lộc Thọ chỉ là tên do người Việt Nam quen gọi mà thôi, chớ không phải là tên chánh thức. Tại sao có tên này? Tại vì có 3 pho tượng của ba ông Phước Lộc Thọ đứng trước chợ, cho nên người Việt Nam ở đây mới gọi chợ này là Phước Lộc Thọ. Dần dà tên Phước Lộc Thọ được nhiều người biết đến hơn tên gọi chánh thức.
Hiện ông Triệu Như Phát (Frank Jao) và nhóm V- Home Fund của ông đang đầu tư vào chợ đầu mối Bình Điền ở Việt Nam. Ông đang xây dựng một trung tâm phân phối thực phẩm lớn, giúp phân phối thực phẩm Việt Nam đi các nước Âu Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới. (Sẽ bổ túc sau).
Quang cảnh chợ Phước Lộc Thọ mấy tuần trước lúc vợ chồng tôi đến đây thăm viếng.
Bàn thờ Quan Công ở trên lầu chợ Phước Lộc Thọ.
“Tên gọi Little Saigon (hay Tiểu Sài Gòn, Sài Gòn Nhỏ) thường chỉ những khu vực có nhiều người Việt sinh sống bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhất là tại Hoa Kỳ và Úc. Ban đầu đa số là người Sài Gòn.
Các khu Little Saigon lớn có mặt trong thành phố Westminster, Garden Grove, San Jose, California, Houston, Texas. Westminster và Garden Grove nằm trong khu vực Quận Cam, California, nơi được mệnh danh là “thủ đô người Việt tị nạn”. Những khu Little Saigon được hình thành từ những làn sóng tỵ nạn diễn ra sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Khu Little Saigon lâu đời nhất, lớn nhất và nổi tiếng nhất nằm tại thành phố Westminster và Garden Grove, Quận Cam, nơi người Việt chiếm 30,7% và 21,4% dân số theo điều tra dân số năm 2000 (tổng cộng trên 125.000 người).
Trước kia, Westminster cũng như các thành phố gần đó là những vùng đất đai trồng trọt lớn. Từ năm 1975, người Việt tỵ nạn đầu tiên đến đây từ trại Pendleton, nằm cách Westminster 50 dặm về hướng Nam và từ các tiểu bang khác như Pennsylvania, Arkansas, Florida.
Từ năm 1978, Đại lộ Bolsa trở thành khu trung tâm của Little Saigon nhờ các cơ sở thương mại do những người Việt đầu tiên lập nên, trong đó có chợ Hòa Bình, nhà sách Tú Quỳnh, và nhà hàng Thành Mỹ là những bảng hiệu đầu tiên. Cùng năm, Nhật báo Người Việt đã được phát hành tại thành phố Garden Grove.
Những người tị nạn người Việt sau này cũng đến đó để lập nghiệp, họ mua lại các cơ sở thương mại của người địa phương và lập nên một số khu phố thương mại. Về sau cộng đồng người Việt tràn ra những thành phố lân cận như Garden Grove, Stanton, Fountain Valley, Anaheim và Santa Ana.
Năm 1986, Ủy ban Phát triển Little Saigon có 46 thành viên, đã được 18 vị dân biểu và nghị sĩ tiểu bang giúp đỡ để đưa đề nghị thành lập Đặc khu Tiểu Sài Gòn lên thống đốc tiểu bang. Ngày 1 tháng 6 năm 1986, trước Quốc hội tiểu bang, Thống đốc George Deukmejian đã chấp thuận đề nghị này.
Ngày 17 tháng 6 năm 1986, thị trưởng Westminster Chuck Smith đã làm lễ ra mắt Đặc khu Little Saigon trước thương xá Phước Lộc Thọ. Buổi lễ được đặt dưới sự chủ toạ của thống đốc tiểu bang và có sự hiện diện của đông đảo người Việt Nam trong vùng. Sau đó, các bảng chỉ đường được đặt trên xa lộ Garden Grove (Freeway 22) quanh vùng để chỉ đường đến Little Saigon.
Little Saigon tại Quận Cam là một vùng rộng lớn, với nhiều khu thương xá của người Việt và người Hoa, nằm phía Tây của Disneyland, giữa xa lộ California 22 và và xa lộ Liên bang 405.
Ngoài các trụ sở thương mại còn có nhà hàng bán các món ăn Việt Nam và Á châu như cơm tấm, phở, bánh mì, bánh cuốn, Triều Châu, các siêu thị bán thực phẩm Việt Nam. Nhiều bác sĩ, nha sĩ, luật sư, kế toán người Việt cũng lập văn phòng tại đây để phục vụ thân chủ đồng hương…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét