Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Những cây "cầu khỉ" ở Vùng nông thôn Việt.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/89/C%E1%BA%A7u_kh%E1%BB%89.jpg/640px-C%E1%BA%A7u_kh%E1%BB%89.jpg

Cầu khỉ là một loại cầu được làm rất đơn sơ bằng đủ loại chất liệu (thường thì bằng cây tre, cây dừa, cây phi lao)... bắc qua kênh rạch để cho người qua lại. 
<!->
    Cầu khỉ có hoặc không có tay vịn, rất khó đi và nguy hiểm đối với những người không quen sử dụng. Những người quen dùng thì có thể gánh/khoác/đội một khối lượng cỡ 20–50 kg để đi qua cầu (tất nhiên phải tự ước lượng sức chịu tải của cầu kẻo gãy cầu). 

http://vhttcs.org.vn/upload/images/news_1370775983.jpg 
Cầu dừa 
    Cầu khỉ được gọi tên vậy được cho là do hình dung chỉ có những con khỉ hay leo trèo mới có thể đi được. Một ý kiến khác cho rằng chính dáng người đi lom khom như con khỉ của khách bộ hành đã khiến chiếc cầu mang cái tên này. Ngoài ra, nó còn được gọi là cầu dừa (nếu được làm bằng cây dừa) hay cầu tre (nếu được làm bằng tre).  Hình ảnh cây cầu dừa và cây cầu tre đã đi vào câu hát lời ru:
Ầu...ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo rập rình khó đi... 
http://g.vatgia.vn/gallery_img/11/qpn1367828156.jpg
     Loại cầu này hiện còn rất phổ biến ở vùng Ðồng bằng sông Cửu Long, vì ở đây có hệ thống kênh rạch chằng chịt.  Tại vùng ven biển Ðồng bằng sông Hồng, như các huyện Giao Thủy, Hải Hậu,... (tỉnh Nam Ðịnh) hay Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) hiện cũng có, chủ yếu phục vụ người qua lại khi chăm sóc lúa trên đồng. 
    Tại các vùng núi cầu khỉ vẫn đang hiện diện trên các đường mòn xuyên rừng lên nương rẫy. Khi gặp suối người ta hạ một vài cây gỗ có thể dài đến 25 m, đặt lên để đi qua tránh ướt và qua được suối khi có nước lũ. Tuy nhiên giới chức và giới truyền thông gần như không đi vào những con đường này nên không ghi nhận sự tồn tại của nó. 
http://dongcong.net/photogallery/VN-men-yeu2/vn-2_clip_image013.jpg 
    Hiện nay, do sự phát triển của kinh tế xã hội, những chiếc cầu khỉ đang dần bị thay thế bởi các cây cầu ván, cầu xi măng kiên cố và an toàn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh sự phấn khởi khi được đi trên cây cầu mới, nhiều người dân tỏ ra luyến tiếc về hình ảnh gắn liền với nhiều kỉ niệm. Họ dường như cảm thấy thiếu một cái gì đó đã gắn liền với làng quê trong một thời gian dài.
Khám phá                                 những cây cầu khỉ cuối cùng ở miền Tây -                                 1
Khám phá                                 những cây cầu khỉ cuối cùng ở miền Tây -                                 4
Khám phá                                 những cây cầu khỉ cuối cùng ở miền Tây -                                 2
Khám phá                                 những cây cầu khỉ cuối cùng ở miền Tây -                                 6
Khám phá                                 những cây cầu khỉ cuối cùng ở miền Tây -                                 7
Khám phá                                 những cây cầu khỉ cuối cùng ở miền Tây -                                 8 
http://pppre.s3.amazonaws.com/371d4940d912fc92/dad03e8ba2624ef8ac6f4a2171b70506.jpg
Khám phá                                 những cây cầu khỉ cuối cùng ở miền Tây -                                 5
http://thegioihinhanh.com/uploads/images/kinh%20nghiem%20du%20lich%20ben%20tre%202.jpg
https://trangvhntnguoncoi.files.wordpress.com/2014/10/nhung-cuoc-hon-nhan-chi-co-o-mien-tay-hinh-anh_umnw.jpg 

Không có nhận xét nào: