Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Luật báo chí sửa đổi và tự do ngôn luận

000_Hkg9064924
Một người dân đang đọc báo đưa thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội vào ngày 05 Tháng 10 năm 2013.
 AFP photo
Sáng ngày 5 tháng 4 vừa qua, Quốc hội Việt Nam thông qua luật báo chí sửa đổi với 89% số phiếu tán thành. So với bộ luật cũ, luật báo chí sửa đổi có một số điểm mới như giữ nguyên 13 hành vi bị cấm trong bản dự thảo, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận được quy định cụ thể hơn, và đặc biệt là đề xuất “cấm nhà báo viết trái với quan điểm tờ báo trên mạng xã hội” đã không được đưa vào luật.
<!->
Với những thay đổi như thế, liệu luật báo chí sửa đổi có được xem là một tiến bộ về quyền tự do báo chí, ngôn luận ở Việt Nam hay không, và với bộ luật mới này, các cơ quan báo chí, nhà báo có được sự bảo vệ mạnh mẽ hay không?
Điểm lùi của Luật báo chí
Rất nhiều điểm mới trong luật báo chí vừa được thông qua sáng ngày 5 tháng 4 được cho là đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp 2013 về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin. Trong lần trả lời báo chí trong nước vào cuối năm ngoái, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cũng từng nhấn mạnh tinh thần của dự luật rất tiến bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển của báo chí và nhu cầu xã hội thông tin.
Tuy nhiên, không đồng tình với ý kiến này, blogger Trương Duy Nhất, người từng bị kết tội theo điều 258 và đã trả thẻ nhà báo cho biết, tinh thần tiếp thu của Luật báo chí sửa đổi so với những nội dung của dự thảo không được nhiều lắm. Đặc biệt, ông nêu ra một ví dụ cụ thể mà theo ông, đó là một điều phi lý.
“Ví dụ trước đây là nó không quy định cụ thể như thế, là cơ quan báo chí tiếp nhận, trách nhiệm phản ảnh lại ý kiến của bạn đọc, nhân dân. Nhưng bây giờ lại thòng thêm 1 câu là báo chí chịu trách nhiệm đăng tải trả lời những ý kiến góp ý phản biện của người dân phù hợp với tôn chỉ mục đích của tờ báo. Nghĩa là để ràng buộc một số tờ báo. Mà thế nào là phù hợp với tôn chỉ mục đích? Thì tuỳ theo từng tình huống người ta hiểu pháp luật thế nào thì người ta ứng xử khác nhau. Đó cũng là cách để hạn chế các báo chí đăng tải những phản hồi, ý kiến của người dân. Tôi cho đó là điểm lùi của luật báo chí sửa đổi chứ không phải là tiến bộ.”
Một điều đặc biệt, liên quan đến tôn chỉ của cơ quan báo chí đã được bà Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị không đưa vào luật cấm trong dự thảo Luật báo chí sửa đổi, đó là nội dung cấm phóng viên, nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí.
Tư duy của người soạn luật rất lúng túng trong việc làm thế nào để quản được những luồng mới. Người ta đưa vào nhưng có những cái viết lại không được.
- Nhà báo Trương Duy Nhất
Trước đây, khi trả lời phỏng vấn của báo giới trong nước về các giải pháp khắc phục, hạn chế tác hại của các trang mạng xã hội, mà điển hình là các trang blog nêu quan điểm cá nhân, ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch thường trực hội nhà báo Việt Nam có đưa ra ý kiến là nên tăng cường vai trò, vị thế của cơ quan báo chí. Nhắc lại điều này, ông Trương Duy Nhất cho biết đó là một cách khống chế các nhà báo “theo luật”.
Tuy nhiên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy đây là quyền tự do ngôn luận của công dân đã được hiến định nên quyết định không thể đưa nội dung này vào Luật báo chí. Với ông Trương Duy Nhất thì ông cho rằng đây là một tín hiệu khả quan.
“Đó cũng là một tín hiệu tốt ít ỏi của luật báo chí sửa đổi.”
Thế nhưng đối với nhà báo Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, cựu phóng viên báo TTXVN thì ông không cho rằng Luật báo chí sẽ có một sự thay đổi tích cực.
“Cái gì thay đổi, chứ ở đất nước này nói chung, tôi tin chưa có gì thay đổi cả. luật báo chí cũng thế thôi. Và luật này luật khác, ra vẻ có thay đổi nhưng thực tế vẫn có những điều ràng buộc.”
Những điều ràng buộc mà nhà báo Đoàn Vương Thanh nói đến đã được bà Nguyễn Thanh Hải đề cập đến, đó là “Trường hợp thấy cần thiết phải quản lý những hoạt động trên, cơ quan báo chí có thể quy định nội dung này tại quy chế hoạt động của cơ quan báo chí đó.”
Lúng túng trong cơ chế
000_Hkg10195126-400
Một quầy bán báo lề đường Hà Nội ngày 16 tháng 7 năm 2015. AFP photo
Trong Luật Báo chí sửa đổi 2016 có đưa ra những qui định được cho là các hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí như: xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân, gây chia rẽ dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm anh hùng dân tộc, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư cá nhân…
Điều này có vẻ như mâu thuẫn với việc không đưa vào luật mới đề xuất cấm nhà báo viết trái với quan điểm của tờ báo mình làm việc trên mạng xã hội. Nói về điều này, nhà báo Trương Duy Nhất cho biết đây chính là điểm thể hiện sự lúng túng trong cơ chế soạn luật của nhà nước Việt Nam.
http://www.danchimviet.info/show_image_trnsHover.php?filename=/2014/12/Bo-Lap-va-dieu-258.jpg&cat=1&pid=92119&cache=false

“Thực ra trong soạn thảo luật báo chí sửa đổi có nhiều lúng túng lắm. Lúng túng của cơ quan soạn luật trước tình thế báo chí, trước xu hướng phát triển báo chí nhiều hình thức mới mẻ như thế, thì nó đụng chạm, nó không kịp được xu thế như, người ta muốn xiết lại, người ta muốn quản lại. Tư duy của người soạn luật rất lúng túng trong việc làm thế nào để quản được những luồng mới. Người ta đưa vào nhưng có những cái viết lại không được.”
Cái gì thay đổi, chứ ở đất nước này nói chung, tôi tin chưa có gì thay đổi cả. luật báo chí cũng thế thôi. Và luật này luật khác, ra vẻ có thay đổi nhưng thực tế vẫn có những điều ràng buộc.
- Nhà báo Đoàn Vương Thanh
Chính vì vậy, mà ông nói rằng:
“Cho nên thực tế để đạt được những đồng lòng, tiếp nhận của anh em báo chí, cơ quan báo chí thì tôi nghĩ không đáp ứng được nhiều lắm. Lâu nay cũng thế, cách làm luật của mình hay theo cách viết lại chứ không phải sửa luật để cho cởi mới, cho báo chí dân chủ hơn đâu.”
Nhận định này cũng tương đồng với ý kiến của nhà báo lão thành Kha Lương Ngãi, cựu phóng Tổng biên tập báo SGGP, ông nói rằng:
“Đại hội đó họ thắng lợi của phe giáo điều, bảo thủ, 4 kiên định. Họ thắng lợi bằng bạo lực, gian lận. Họ quyết giành thắng lợi để họ tiếp tục độc quyền. Sau đại hội đến giờ họ thể hiện cái độc quyền ngày càng tệ hại hơn. Cho nên chúng tôi không muốn nói gì nữa. để xem họ làm thế nào, họ dẫn dắt đất nước này đi đâu. Từ trước giờ tôi cũng có ý kiến này ý kiến kia, cũng rất là tâm huyết, rất là tình cảm yêu thương nhưng bây giờ thấy là không ăn nhằm gì hết, họ không nghe gì cả.”
Và cũng không khác với nhận định của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng trong lần trả lời giới truyền thông hải ngoại gần đây cho rằng Nhưng với tinh thần Luật Báo chí như thế này, nhiều nhà báo nhà nước đã thất vọng, và tất nhiên giới báo chí độc lập càng thất vọng hơn vì tinh thần được coi là « tự do ngôn luận » đối với báo chí chỉ là khái niệm rất mù mờ, không rõ nghĩa.”
Luật báo chí mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm tới.

Không có nhận xét nào: