15-4-87
“Thi,
Ðược tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm. Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ gì – mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên. Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết.<!->
“Thi,
Ðược tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm. Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ gì – mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên. Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết.<!->
Anh em có đọc sách của anh Ðỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Ðỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần-lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Ðỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.
Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Ðôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra. Có lẽ anh Ðỗ Mậu (cũng như nhiều người) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến với một số những vị dân biểu và nghị sĩ còn lại, với những anh em quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân.
Riêng tôi, tôi không tự tử không phải vì thiếu can đảm, nhưng vì những lý do rất đơn sơ :
- Tôi không tự sát vì thân thể mình do Trời Ðất (Ân trên) kết tạo, cha mẹ sanh dưỡng, mình không có quyền hy sinh.
- Mình có quyền hy sinh : tên tuổi, uy tín, tài sản, công nghiệp v…v Tóm tắt mình chỉ có quyền hy sinh những gì mình tạo ra mà thôi.
Ðây là một lý thuyết tôi đã hấp thụ từ khi biết khôn và áp dụng suốt đời, đối với tôi cũng như đối với tất cả người khác. Hôm nay tôi nói ra để cho Thi hiểu, vì lúc nào tôi cũng xem Thi như một người em trên mọi mặt, chớ không phải nói ra để phân trần chi chi. Tôi đã dám làm thì tôi cũng dám chấp nhận những búa rìu bất cứ từ đâu tới. Không có gì thắc mắc cả, và tôi coi đây chỉ là một giai đoạn thôi. Cầu xin dân ta và anh em giữ vững tinh thần thì có ngày xum họp trên quê cha đất tổ.
Tôi đã nói nhiều quá ! Lúc nào tôi cũng nhớ anh em, nhờ Thi gởi lời thăm tất cả. Tôi không mong gì hơn được gặp lại các bạn.
Thân mến
Dương văn Minh”
Nhận định của cựu nghị sĩ Nguyễn văn Chức
Có đọc lá thư trên mới thấy Dương văn Minh là con người hiền hòa, nhưng rõ ràng ông không có cái Dũng của một người làm tướng. Về điểm này ông giống Ðại tướng Võ nguyên Giáp của miền Bắc, cúi đầu nhận chức Cai đẻ mà không dám hó hé phản đối. Trong phạm vi gia đình, sai lầm của người chủ gia đình có thể dẫn tới chuyện gia đình ấy suy sụp, tan vỡ. Còn nếu làm tới chức vụ nguyên thủ quốc gia như tướng Dương văn Minh mà “tham sinh úy tử”, nhu nhược, thiếu khôn ngoan quyền biến thì chỉ đưa quốc gia đến chỗ suy tàn, thảm bại. Bài học Dương văn Minh dành cho những người làm chính trị là phải luôn tự lượng sức mình, nếu mình “tài hèn, trí đoản”, tham sống sợ chết mà cứ nhắm tới những chức vụ to tát lãnh đạo quốc gia thì chức vụ cao trọng này không mang lại vinh quang mà chỉ mang lại cho mình những sự nhục nhã ê chề và bị bia miệng ngàn đời chê trách.
Một cái nhìn về Dương Văn Minh
Ngày 30-4-1975, một quân lực đứng vào hàng thiện chiến và dũng cảm nhất thế giới đã bị trói tay và phải buông súng trước quân thù. Vì sự hèn nhát của lãnh đạo và sự phản bội của đồng minh.
Ngày 30-4-1975, VC đã dùng võ lực, xé nát hiệp định Ba Lê, bản văn mà chúng nó đã long trọng ký kết trước mặt thế giới.
Ngày hôm đó, nước Mỹ đã ôm đầu bỏ chạy, trước sự vi phạm thô bạo một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Mỹ đã khởi xướng và long trọng ký kết trước mặt thế giới. Ngày hôm đó, Tây Phương đã cúi mặt trước sự vi phạm một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Tây Phương đã cổ võ, ca ngợi, trước mặt thế giới, nhân danh những lý tưởng nhân đạo tự do và hòa bình.
Ngày 30-4-1975, khi xác của người sĩ quan QLVNCH tự sát dưới chân đài chiến sĩ đường Lê Lợi chưa kịp lạnh thì Dương Văn Minh mũ mãng “bàn giao” miền Nam cho VC. Đúng là một trò hề, một trò hề lơ láo của một tên hề lơ láo. Bọn VC nón cối dép râu mang xe tăng húc sập cánh cửa Dinh Độc Lập, tiến vào chiếm hữu ngôi nhà biểu tượng cho chủ quyền Quốc Gia của miền Nam, chứ đâu có vào để nhận bàn giao. Đối với VC, buổi lễ “bàn giao” hôm đó chỉ là một hành vi quỳ lậy và khiếp nhược của một tên tướng Nguỵ. Đối với người Quốc Gia nói chung và Quân Lực VNCH nói riêng, thì ngoài phong cách hèn hạ và khiếp nhược của một quân nhân, Dương Văn Minh còn là một đứa đần độn và háo danh.
Ngày 28-4-75, khi cụ Trần Văn Hương từ chức Tổng Thống VNCH, thì định chế hành pháp không còn nữa. Định chế lập pháp, tức quốc hội, thì lại không có quyền bầu tổng thống, hoặc chỉ định tổng thống, hoặc cho phép ai trao chức vụ tổng thống cho ai. Bởi lẽ: quốc hội không phải là sở hữu chủ quyền nhân dân. Với tư cách thụ ủy đó, quốc hội chỉ được làm những điều mà nhân dân đã mịnh thị giao phó, qua những điều khoản được ghi trong hiến pháp. Mà hiến pháp thì không có điều khoản nào cho phép quốc hội được trao chức vụ tổng thống cho ai.
Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho ai. Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho người khác. Vì vậy, trong những ngày tháng chót của Quốc Gia miền Nam, khi Dương Văn Minh nằng nặc đòi cụ Hương trao quyền tổng thống VNCH cho y, thì mọi người đã nhìn thấy rõ cái hèn, cáo háo danh và nhất là cái đần độn của y. Y nằng nặc đòi được làm tổng thống, để mũ mãng đi đầu hàng.
Cái hèn và háo danh đần độn ấy đã chẳng giúp cho CS Bắc Việt ngụy tạo được hào quang cho cái gọi là đại thắng mùa Xuân. Cũng chẳng giúp cho các nhà làm lịch sử sau này có dữ kiện để viết rằng: chính quyền hợp pháp của Quốc Gia Miền Nam đã đầu hàng.
Ngày 30-4-1975, Quốc Gia Miền Nam chỉ còn là đống hoang tàn. Trên đống hoang tàn ấy, Văn Tiến Dũng và đoàn quân của y đã nhặt được một cái túi phong lưu (capote, condom), món trang sức của đêm giao hoan giữa thằng điếm tư bản quốc tế với con đĩ vô sản quốc tế. Văn Tiến Dũng ngậm cái túi phong lưu ấy vào mồm, thổi cho căng lên, gọi đó là đại thắng mùa Xuân.
Trước khi cái túi phong lưu được thổi căng lên, nó được lau chùi cho hết nhờn nhớt. Người lau chùi, là Dương Văn Minh.
Tôi không quen, nhưng biết Dương Văn Minh , hồi chưa mất nước, tôi từng nói chuyện với y nhiều lần. Hồi đó, câu lạc bộ thể thao Saigon có 4 sân quần vợt danh dự. Hội viên câu lạc bộ muốn có sân để chơi, phải ghi tên trước. Riêng Dương Văn Minh, vì là cựu quốc trưởng, y được câu lạc bộ dành cho sân số 4 (sát hàng rào, gần hồ tắm), mỗi buổi sáng thứ hai, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Vì vậy, những sáng thứ hai, trừ ngày mưa gió, người ta thường thấy Dương Văn Minh trên sân số 4. Y chơi quần vợt với bạn bè, với người con gái, hoặc với người con rể tên là Đài. Có khi y không chơi, chỉ ngồi trò chuyện.
Tôi thường gặp y ở chỗ này, và nói chuyện với y ở chỗ này.
Tôi muốn tìm hiểu về ba khuôn mặt nổi của chính biến 1963. Hai khuôn mặt nổi khác, ông Trần Văn Đôn và ông Tôn Thất Đính, tôi đã biết khá nhiều. Chúng tôi cùng là thượng nghị sĩ.
Dương Văn Minh có cái bề ngoài đôn hậu, ăn nói chậm rãi. Người ta đã dùng nhiều tĩnh từ để nói về y, như nham hiểm, kỳ thị Nam Bắc, háo danh, v.v… Riêng tôi, tôithấy tội nghiệp. Không ai có thể ngờ rằng một người từng làm quốc trưởng, và được kỳ vọng như là một lá bài chính trị cho tương lai, lại có trình độ văn hóa thấp đến như vậy. Những ý niệm về lãnh đạo, như quyền uy (autorité), quyền lực (puissance), và quyền bính (pouvoir), rất xa lạ với y. Tôi đã mất khá nhiều thì giờ, và đưa ra trường hợp Nã Phá Luân, Nguyễn Huệ, để giải thích cho y hiểu rõ những thành tố của lãnh đạo, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa quyền uy, quyền lực và quyền bính. Nhưng nhìn mặt, tôi biết y không hiểu lắm. Về CSVN và chính sách mặt trận thống nhất (politique du front uni) của CS trên thế giới, y cũng rất lờ mờ.
Y có mời tôi đến dinh hoa lan để “họp mặt” chính trị. Tôi đến một lần, để giữ lễ, và để y có dịp – nếu tôi không lầm – cảm ơn tôi đã giúp đỡ một vài đàn em của y trong vấn đề luật pháp. Những lần sau, tôi cáo lỗi. Tôi không muốn làm người khác lạ ngồi nghe những Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận giảng chính trị. Họ là những quần thần của Dương Văn Minh. Họ là những bộ óc lớn của Dương Văn Minh. Và khi những bộ óc lớn gặp nhau…
Có lẽ ông Vũ Văn Mẫu cũng một cảm nghĩ như tôi. Ông cũng từng là khách bất đắc dĩ của dinh hoa lan.
Trình độ học vấn của Dương Văn Minh đã thấp, nhân cách của y còn thấp hơn. Liêm sỉ của một tướng lãnh, thì lại quá tệ. Ai cũng biết: trong vụ đảo chánh 1963, y đã ra lệnh ám sát Tổng Thống Diệm trên chiếc xe tăng từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu rạng ngày mùng 2 tháng 11. Nhưng sau này y chối. Chẳng những chối, mà còn đổ lỗi cho người khác. Trong cuốn “Our Endless War”, tướng Trần Văn Đôn – linh hồn của cuộc đảo chánh – đã phải bực mình và viết như sau: “Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm và đổ lỗi cho người khác. Mỗi khi vấn đề được đặt ra, ông ta lại tìm cách lôi kéo tôi vào. Trong thời gian bị lưu đầy ở Vọng Các, Big Minh đã thanh minh với một linh mục Công giáo rằng ông không có trách nhiệm gì về vụ giết ông Diệm, Big Minh còn khuyên linh mục, nếu muốn biết rõ câu chuyện, thì nên đến hỏi tôi (“Our Endless War”, trang 314).
Trong những lần nói chuyện, tôi có hỏi Dương Văn Minh về vụ giết ông Diệm. Theo tôi, đảo chánh nào mà không đổ máu, và giết ông Diệm thì đã sao, nếu mình có chính nghĩa, hoặc tin rằng mình có chính nghĩa? Cần gì phải chối. Nhưng y vẫn chối. Cái hèn của Dương Văn Minh là ở đó. Và y đã sống suốt cuộc đời còn lại với cái hèn ấy.
Ngày 30-4-1975, sau khi được cụ Trần Văn Hương trao quyền tổng thống, y đã ra lệnh cho QLVNCH buông súng, “vì chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc” và “để cứu sinh mạng đồng bào”. Chúng ta hãy tạm cho y được hưởng lợi ích của sự nghi vấn. Chúng ta hãy tạm chấp nhận rằng: y kêu gọi và ra lệnh cho anh em QLVNCH buông súng, vì chủ trương hòa hợp hoà giải và để cứu mạng đồng bào. Nhưng khi VC vi phạm hiệp định Ba lê, trả thù man rợ các anh em QLVNCH, thì y không có được một lời để bênh vực các anh em đó. Chỉ cần một lời thôi. Chỉ cần một hành động thôi. Một lời và một hành động của chính cái kẻ đã kêu gọi anh em buông súng, nhân danh hiệp định Ba Lê, và nhân danh hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng Dương Văn Minh đã im lặng. Vì hèn.
Ba năm sau khi đầu hàng, năm 1978 Dương Văn Minh được VC cho sang Pháp. Sang tới Pháp và suốt 19 năm sống bên Pháp, y cũng không có được một lời về số phận đau xót của các anh em QLVNCH trong các trại cải tạo và cho thân phận cùng cực của nhân dân miền Nam dưới ách bạo quyền CS. Vì hèn.
Y cũng không có được một lời xót xa cho cả triệu đồng bào ruột thịt đã chết trên biển khi đi tìm tự do. Vì hèn.
Năm 1997, y tuyên bố sẽ về VN để góp phần xây dựng đất nước. Người ta hiểu rằng trước khi tuyên bố như vậy, y đã được VC cho phép về VN. Người ta cũng hiểu rằng y đã được VC cho phép về VN để xây dựng nước VN dưới sự lãnh đạo của VC.
Năm 1963, hèn hạ, phản bội và làm tay sai. Mười hai năm sau, năm 1975, làm tay sai, hèn hạ và phản bội. Hai mươi hai năm sau, năm 1997, lại phản bội, làm tay sai và hèn hạ.
Suốt đời phản bội. Suốt đời làm tay sai. Suốt đời hèn hạ. Suốt đời háo danh. Suốt đời đần độn. Đó là Dương Văn Minh.
Nguyễn Văn Chức
Một cái nhìn về Dương Văn Minh
Ngày 30-4-1975, một quân lực đứng vào hàng thiện chiến và dũng cảm nhất thế giới đã bị trói tay và phải buông súng trước quân thù. Vì sự hèn nhát của lãnh đạo và sự phản bội của đồng minh.
Ngày 30-4-1975, VC đã dùng võ lực, xé nát hiệp định Ba Lê, bản văn mà chúng nó đã long trọng ký kết trước mặt thế giới.
Ngày hôm đó, nước Mỹ đã ôm đầu bỏ chạy, trước sự vi phạm thô bạo một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Mỹ đã khởi xướng và long trọng ký kết trước mặt thế giới. Ngày hôm đó, Tây Phương đã cúi mặt trước sự vi phạm một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Tây Phương đã cổ võ, ca ngợi, trước mặt thế giới, nhân danh những lý tưởng nhân đạo tự do và hòa bình.
Ngày 30-4-1975, khi xác của người sĩ quan QLVNCH tự sát dưới chân đài chiến sĩ đường Lê Lợi chưa kịp lạnh thì Dương Văn Minh mũ mãng “bàn giao” miền Nam cho VC. Đúng là một trò hề, một trò hề lơ láo của một tên hề lơ láo. Bọn VC nón cối dép râu mang xe tăng húc sập cánh cửa Dinh Độc Lập, tiến vào chiếm hữu ngôi nhà biểu tượng cho chủ quyền Quốc Gia của miền Nam, chứ đâu có vào để nhận bàn giao. Đối với VC, buổi lễ “bàn giao” hôm đó chỉ là một hành vi quỳ lậy và khiếp nhược của một tên tướng Nguỵ. Đối với người Quốc Gia nói chung và Quân Lực VNCH nói riêng, thì ngoài phong cách hèn hạ và khiếp nhược của một quân nhân, Dương Văn Minh còn là một đứa đần độn và háo danh.
Ngày 28-4-75, khi cụ Trần Văn Hương từ chức Tổng Thống VNCH, thì định chế hành pháp không còn nữa. Định chế lập pháp, tức quốc hội, thì lại không có quyền bầu tổng thống, hoặc chỉ định tổng thống, hoặc cho phép ai trao chức vụ tổng thống cho ai. Bởi lẽ: quốc hội không phải là sở hữu chủ quyền nhân dân. Với tư cách thụ ủy đó, quốc hội chỉ được làm những điều mà nhân dân đã mịnh thị giao phó, qua những điều khoản được ghi trong hiến pháp. Mà hiến pháp thì không có điều khoản nào cho phép quốc hội được trao chức vụ tổng thống cho ai.
Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho ai. Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho người khác. Vì vậy, trong những ngày tháng chót của Quốc Gia miền Nam, khi Dương Văn Minh nằng nặc đòi cụ Hương trao quyền tổng thống VNCH cho y, thì mọi người đã nhìn thấy rõ cái hèn, cáo háo danh và nhất là cái đần độn của y. Y nằng nặc đòi được làm tổng thống, để mũ mãng đi đầu hàng.
Cái hèn và háo danh đần độn ấy đã chẳng giúp cho CS Bắc Việt ngụy tạo được hào quang cho cái gọi là đại thắng mùa Xuân. Cũng chẳng giúp cho các nhà làm lịch sử sau này có dữ kiện để viết rằng: chính quyền hợp pháp của Quốc Gia Miền Nam đã đầu hàng.
Ngày 30-4-1975, Quốc Gia Miền Nam chỉ còn là đống hoang tàn. Trên đống hoang tàn ấy, Văn Tiến Dũng và đoàn quân của y đã nhặt được một cái túi phong lưu (capote, condom), món trang sức của đêm giao hoan giữa thằng điếm tư bản quốc tế với con đĩ vô sản quốc tế. Văn Tiến Dũng ngậm cái túi phong lưu ấy vào mồm, thổi cho căng lên, gọi đó là đại thắng mùa Xuân.
Trước khi cái túi phong lưu được thổi căng lên, nó được lau chùi cho hết nhờn nhớt. Người lau chùi, là Dương Văn Minh.
Tôi không quen, nhưng biết Dương Văn Minh , hồi chưa mất nước, tôi từng nói chuyện với y nhiều lần. Hồi đó, câu lạc bộ thể thao Saigon có 4 sân quần vợt danh dự. Hội viên câu lạc bộ muốn có sân để chơi, phải ghi tên trước. Riêng Dương Văn Minh, vì là cựu quốc trưởng, y được câu lạc bộ dành cho sân số 4 (sát hàng rào, gần hồ tắm), mỗi buổi sáng thứ hai, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Vì vậy, những sáng thứ hai, trừ ngày mưa gió, người ta thường thấy Dương Văn Minh trên sân số 4. Y chơi quần vợt với bạn bè, với người con gái, hoặc với người con rể tên là Đài. Có khi y không chơi, chỉ ngồi trò chuyện.
Tôi thường gặp y ở chỗ này, và nói chuyện với y ở chỗ này.
Tôi muốn tìm hiểu về ba khuôn mặt nổi của chính biến 1963. Hai khuôn mặt nổi khác, ông Trần Văn Đôn và ông Tôn Thất Đính, tôi đã biết khá nhiều. Chúng tôi cùng là thượng nghị sĩ.
Dương Văn Minh có cái bề ngoài đôn hậu, ăn nói chậm rãi. Người ta đã dùng nhiều tĩnh từ để nói về y, như nham hiểm, kỳ thị Nam Bắc, háo danh, v.v… Riêng tôi, tôithấy tội nghiệp. Không ai có thể ngờ rằng một người từng làm quốc trưởng, và được kỳ vọng như là một lá bài chính trị cho tương lai, lại có trình độ văn hóa thấp đến như vậy. Những ý niệm về lãnh đạo, như quyền uy (autorité), quyền lực (puissance), và quyền bính (pouvoir), rất xa lạ với y. Tôi đã mất khá nhiều thì giờ, và đưa ra trường hợp Nã Phá Luân, Nguyễn Huệ, để giải thích cho y hiểu rõ những thành tố của lãnh đạo, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa quyền uy, quyền lực và quyền bính. Nhưng nhìn mặt, tôi biết y không hiểu lắm. Về CSVN và chính sách mặt trận thống nhất (politique du front uni) của CS trên thế giới, y cũng rất lờ mờ.
Y có mời tôi đến dinh hoa lan để “họp mặt” chính trị. Tôi đến một lần, để giữ lễ, và để y có dịp – nếu tôi không lầm – cảm ơn tôi đã giúp đỡ một vài đàn em của y trong vấn đề luật pháp. Những lần sau, tôi cáo lỗi. Tôi không muốn làm người khác lạ ngồi nghe những Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận giảng chính trị. Họ là những quần thần của Dương Văn Minh. Họ là những bộ óc lớn của Dương Văn Minh. Và khi những bộ óc lớn gặp nhau…
Có lẽ ông Vũ Văn Mẫu cũng một cảm nghĩ như tôi. Ông cũng từng là khách bất đắc dĩ của dinh hoa lan.
Trình độ học vấn của Dương Văn Minh đã thấp, nhân cách của y còn thấp hơn. Liêm sỉ của một tướng lãnh, thì lại quá tệ. Ai cũng biết: trong vụ đảo chánh 1963, y đã ra lệnh ám sát Tổng Thống Diệm trên chiếc xe tăng từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu rạng ngày mùng 2 tháng 11. Nhưng sau này y chối. Chẳng những chối, mà còn đổ lỗi cho người khác. Trong cuốn “Our Endless War”, tướng Trần Văn Đôn – linh hồn của cuộc đảo chánh – đã phải bực mình và viết như sau: “Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm và đổ lỗi cho người khác. Mỗi khi vấn đề được đặt ra, ông ta lại tìm cách lôi kéo tôi vào. Trong thời gian bị lưu đầy ở Vọng Các, Big Minh đã thanh minh với một linh mục Công giáo rằng ông không có trách nhiệm gì về vụ giết ông Diệm, Big Minh còn khuyên linh mục, nếu muốn biết rõ câu chuyện, thì nên đến hỏi tôi (“Our Endless War”, trang 314).
Trong những lần nói chuyện, tôi có hỏi Dương Văn Minh về vụ giết ông Diệm. Theo tôi, đảo chánh nào mà không đổ máu, và giết ông Diệm thì đã sao, nếu mình có chính nghĩa, hoặc tin rằng mình có chính nghĩa? Cần gì phải chối. Nhưng y vẫn chối. Cái hèn của Dương Văn Minh là ở đó. Và y đã sống suốt cuộc đời còn lại với cái hèn ấy.
Ngày 30-4-1975, sau khi được cụ Trần Văn Hương trao quyền tổng thống, y đã ra lệnh cho QLVNCH buông súng, “vì chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc” và “để cứu sinh mạng đồng bào”. Chúng ta hãy tạm cho y được hưởng lợi ích của sự nghi vấn. Chúng ta hãy tạm chấp nhận rằng: y kêu gọi và ra lệnh cho anh em QLVNCH buông súng, vì chủ trương hòa hợp hoà giải và để cứu mạng đồng bào. Nhưng khi VC vi phạm hiệp định Ba lê, trả thù man rợ các anh em QLVNCH, thì y không có được một lời để bênh vực các anh em đó. Chỉ cần một lời thôi. Chỉ cần một hành động thôi. Một lời và một hành động của chính cái kẻ đã kêu gọi anh em buông súng, nhân danh hiệp định Ba Lê, và nhân danh hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng Dương Văn Minh đã im lặng. Vì hèn.
Ba năm sau khi đầu hàng, năm 1978 Dương Văn Minh được VC cho sang Pháp. Sang tới Pháp và suốt 19 năm sống bên Pháp, y cũng không có được một lời về số phận đau xót của các anh em QLVNCH trong các trại cải tạo và cho thân phận cùng cực của nhân dân miền Nam dưới ách bạo quyền CS. Vì hèn.
Y cũng không có được một lời xót xa cho cả triệu đồng bào ruột thịt đã chết trên biển khi đi tìm tự do. Vì hèn.
Năm 1997, y tuyên bố sẽ về VN để góp phần xây dựng đất nước. Người ta hiểu rằng trước khi tuyên bố như vậy, y đã được VC cho phép về VN. Người ta cũng hiểu rằng y đã được VC cho phép về VN để xây dựng nước VN dưới sự lãnh đạo của VC.
Năm 1963, hèn hạ, phản bội và làm tay sai. Mười hai năm sau, năm 1975, làm tay sai, hèn hạ và phản bội. Hai mươi hai năm sau, năm 1997, lại phản bội, làm tay sai và hèn hạ.
Suốt đời phản bội. Suốt đời làm tay sai. Suốt đời hèn hạ. Suốt đời háo danh. Suốt đời đần độn. Đó là Dương Văn Minh.
Nguyễn Văn Chức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét