Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Cuộc Rút Quân Bi Tráng Của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù khỏi phòng tuyến CharLie tháng 4/1972

Người ở lại Charlie, Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo (phải), Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn Song Kiếm Trấn Ải 11 Dù (với Đ/U Dù Đoàn Phương Hải. trái)
Người ở lại Charlie, Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo (phải),

Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn Song Kiếm Trấn Ải 11 Dù (với Đ/U Dù Đoàn Phương Hải. trái)
2 sĩ quan của Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 11 N
* Từ Charlie về Võ Định: cuộc rút quân đầy bi tráng của người lính Dù tiểu đoàn Song Kiếm Trấn Ải:
<!->
Như đã trình bày, trận chiến khốc liệt tại cụm phòng tuyến Charlie, tỉnh Kontum, đã diễn ra từ 11 đến 14 tháng 4/1972 giữa tiểu đoàn 11 Nhảy Dù-đơn vị có biệt danh chiến trường là Song Kiếm Trấn Ải, và 2 trung đoàn CQ thuộc sư đoàn 320 CSBV. Chiến đấu trong một tình thế vô cùng nghiệt ngã, không có sự yểm trợ của Không quân chiến thuật, tương quan lực lượng là 1 người lính Nhảy Dù đối đầu với 6 CQ và cả tiểu đoàn phải chịu trận hàng trận mưa pháo của 1 trung đoàn pháo CSBV, chưa tính đến 1 trung đoàn phòng không của đối phương đã khống chế các phi vụ trực thăng tiếp tế, tải thương. Cuối cùng, để bảo toàn quân số, với khoảng 150 chiến binh còn lại, tiểu đoàn đã phá vòng vây để rút về tuyến sau.
Trước khi trình bày cuộc rút quân đầy bi tráng của tiểu đoàn Song Kiếm Ải, xin được lược ghi về 4 ngày bão lửa của những người lính Nhảy tiểu đoàn Song Kiếm Trấn tại cụm đồi hỏa lực Charlie:
Ngày 11 và 12 tháng 4/1972, Cộng quân đã mở trận hỏa công với hàng ngàn quả đạn: 130 ly, 122 ly và hỏa tiễn đủ loại vào các cứ điểm 960, 1020, 1050 thuộc hệ thống phòng ngự của căn cứ Charlie. Gần 9 giờ sáng ngày 12/4/1972, Cộng quân tiếp tục pháo loại đạn nổ chậm. Trung tá Nguyễn Đình Bảo-Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù bị trúng nguyên một trái đạn xuyên qua hầm. Thiếu tá Lê Văn Mễ, tiểu đoàn phó được bộ chỉ huy lữ đoàn cử xử lý thường vụ chức vụ tiểu đoàn trưởng.
Ngày 13 tháng 4/1972, Đại đội 111 của Trung úy Thinh (từ đỉnh đồi 960 rút về đỉnh đồi 1020 trong ngày 12) được lệnh tung quân đi tìm nguồn nước và làm bãi đáp trực thăng để di tản thương binh và quân nhân tử trận. Cả đại đội 111 chỉ còn hơn 50 chiến binh, tất cả tuột đồi 1020 để xuống hướng Đông Nam. Di chuyển được 200 mét thì Cộng quân bố trí sẵn để phục kích. Trong lúc đang điều động quân sĩ chống trả, Trung úy Thinh đã bị một tràng đạn AK bắn vào người. Đại đội trưởng tử trận, Chuẩn úy Ba, một trung đội trưởng đã nhào lên điều động quân sĩ bắn trả để vượt thoát vùng vây nhưng cũng bị trúng đạn tử trận. Quân nhân có cấp bậc cao nhất lúc đó là Thiếu úy Khánh-sĩ quan tiền sát viên tiểu đoàn 1 Pháo binh Nhảy Dù đã chỉ định Trung sĩ Lung dẫn tổ khinh binh xung phong mở đường máu để phá vòng vây. Người hạ sĩ quan can trường này đã cầm đại liên quạt tứ phía để mở đường cho đồng đội rút đi. Cuối cùng, Trung sĩ Lung đã bị 1 quả B 40 bắn vào người.
Ngày 14/4, Cộng quân mở đợt tấn công mới, một phần tuyến phòng ngự của đại đội 114 bị địch tràn chiếm. Vào lúc này, đơn vị đã hết đạn và cạn lương thực. Trước tình hình vô cùng nguy kịch, để bảo toàn quân số còn lại, Thiếu tá Lê Văn Mễ đã quyết định cho rút quân. Anh đã xin bộ chỉ huy lữ đoàn 2 Nhảy Dù nửa giờ sau cho bắn đạn nổ chụp ngay trên đồi 1020, rồi sau đó, ra lệnh cho các đại đội rời cao điểm 1020 đi về hướng Đông Bắc, phương giác 800 để tìm đường rút về Tân Cảnh thay vì về Võ Định (nơi đóng quân của bộ chỉ huy lữ đoàn 2 Nhảy Dù) vì vị trí này quá xa căn cứ Charlie. Ba tiểu đoàn Cộng quân tràn lên chiếm Charlie thì bị 6 chiếc B 52 xuất trận dội hàng ngàn tấn bom, Cộng quân bị tan nát dưới trận mưa bom này.
* Phá vòng vây, vượt thoát khỏi vùng tử địa, đại đội trưởng 110 tử chiến với CQ:
5 giờ chiều cả tiểu đoàn đồng loạt xuống núi theo sườn thoai thoải. Những trái bom đầu tiên từ B 52 đã nổ xuống khi người lính cuối cùng của đại đội 112 vừa xuống đến chân núi. Đoàn quân di chuyển hàng một và đi suốt đêm. Rạng sáng ngày 15 tháng 4/1972, tiểu đoàn đi tới một bãi lau sậy trống trải. Quan sát địa hình, thiếu tá Mễ thấy khu vực này có thể làm bãi đáp để trực thăng xuống bốc nên cho lệnh dừng quân. Anh điều động một toán qua suối để bảo vệ cạnh sườn, và dặn các đại đội chia ra từng toán 8 người đợi trực thăng đến bốc. Sau đó, Thiếu tá Mễ chỉ cho Thiếu tá Duffy-cố vấn trưởng tiểu đoàn, vị trí điểm dừng quân và yêu cầu vị cố vấn này gọi trực thăng Hoa Kỳ đến bốc đoàn quân về Võ Định. Liên lạc với Không quân, cố vấn Duffy báo cho Thiếu tá Mễ biết là khoảng 15 phút nữa, trực thăng sẽ đến.
Trận địa Charlie
Trận địa Charlie 
Nhưng không còn thời gian chờ đợi nữa, Cộng quân đã phục sẵn quanh bãi đáp và tràn ra tấn công. Đại úy Nho, đại đội trưởng đại đội 110 đã điều động binh sĩ chống trả để bảo vệ ban chỉ huy tiểu đoàn. Anh tả xung hữu đột để chống trả các toán Cộng quân vây kính anh. Địch kêu gọi anh đầu hàng nhưng Nho không chịu khuất phục, người đại đội trưởng này ấn tay vào cò súng, ria từng loạt đạn về đối phương. Trong khi đang chiến đấu, một báng súng Cộng quân đập trúng đầu, anh bị bất tỉnh và sau đó bị địch quân bắt. Nhờ sự chiến đấu can trường của đại đội trưởng Nho, nên ban chỉ huy của Thiếu tá Mễ vượt thoát được vòng vây của địch. Trung úy Long-trưởng ban 2, kiểm điểm lại quân số chỉ còn có 37 người. Ngay sau đó, có 3 trực thăng Mỹ bay vào vùng, một chiếc hạ xuống bốc người, hai chiếc kia nhờ xung quanh có lau sậy thấp nên các xạ thủ phi hành quan sát thấy rõ địch quân, họ đã tác xạ liên tục vừa đại liên vừa rocket để đuổi Cộng quân ra khỏi khu vực ban chỉ huy tiểu đoàn.
Về Thiếu tá Mễ, do bị ảnh hưởng bởi quả lựu đạn bộc phá của địch ném ngày hôm trước, nên lúc di chuyển phải nhờ Trung úy Long đỡ phụ, nhưng khi trực thăng sà xuống để đón, Thiếu tá Mễ nói:
– Mình là cấp chỉ huy và có máy truyền tin nên cần phải đi sau chót.
Trung úy Long sắp xếp cho toán 7 người bị yếu sức và bác sĩ Tô Phạm Liệu-y sĩ trưởng tiểu đoàn đi chuyến đầu tiên, số còn lại vừa chạy vừa trông chờ trực thăng xuống, họ yêu cầu cố vấn Duffy gọi trực thăng bay nhanh hơn vì địch quân cận kề. Khi trực thăng trở lại thì phi công yêu cầu cố vấn Duffy lên trước, nhưng vị sĩ quan Hoa Kỳ này đã khẳng khái từ chối và nói với phi hành đoàn:
– Tôi đi rồi thì các anh đâu chịu trở lại cứu các bạn Nhảy Dù của tôi.
Chuyến thứ 4 bốc thêm một số người, còn lại 5 người là Thiếu tá Mễ, Thiếu tá Hải-trưởng ban 3, Thiếu tá Duffy cố vấn, Trung úy Long và Hạ sĩ Long, “đệ tử” của Thiếu tá Mễ. Chuyến chót vừa đến thì Cộng quân đã theo sát, mọi người cố gắng trèo nhanh lên trực thăng. Vừa lên hết thì bỗng nghe một loạt đạn, nguyên 1 tràng AK bắn trúng trực thăng, phi công phụ và 1 xạ thủ phi hành bị chết ngay, riêng Thiếu tá Hải bị trúng đạn ngay bàn chân, cả người anh rớt khỏi máy bay ở cao độ 3 mét. Lập tức Thiếu tá Duffy nhảy theo để đỡ Thiếu tá Hải, vì nếu ông không nhảy xuống thì phi công có thể vì hốt hoảng có thể bay đi luôn. Từ trực thăng, Trung úy Long nhìn thấy Thiếu tá Duffy đang đứng bơ vơ phía dưới, anh vừa khâm phục vừa cảm mến người bạn Đồng minh tốt bụng và vô cùng can đảm này. Long tự nghĩ nếu trực thăng không đáp anh cũng sẽ nhảy xuống cùng sống chết để bảo vệ người bạn Mỹ đầy lòng nghĩa khí này.
Trực thăng hạ thấp, cố vấn Duffy bồng Thiếu tá Hải đưa lên sàn phi cơ, Trung úy Long và Thiếu tá Mễ giơ tay cố kéo Thiếu tá Duffy. Lên tới, cố vấn này đã vội kéo xạ thủ phi hành vừa bị trúng đạn định băng bó anh đã chết. Còn viên phi công phụ, theo lời của Thiếu tá Hải kể lại, anh đã được về Mỹ, nhưng hôm đó thiếu người, nên anh đã đi bay thế.
* Câu chuyện về hai đại đội trưởng Hùng “móm”, Hùng “mập” và một số chiến binh trên đường vượt thoát
Về trường hợp của đại đội 112 của Đại úy Hùng “móm” và 113 của Đại úy Hùng “mập” đã bị Cộng quân vây đánh. Đại đội trưởng Hùng mập quật ngã được vài Cộng quân nhưng do đối phương quá đông nên anh đành thúc thủ, bị bắt. Đến tháng 3/1973, anh mới được trao trả ở bờ sông Thạch Hãn theo Hiệp đình ngưng bắn ký ngày 27/1/1973.
Riêng đại đội trưởng Hùng “móm”, anh và một số binh sĩ bị Cộng quân bắt ngay từ đầu, nhờ có kinh nghiệm về thoát hiểm mưu sinh, sau đó, anh đã vượt thoát và gom được anh em còn lại về đến gần Tân Cảnh và sau đó được trực thăng bốc.Một sĩ quan của tiểu đoàn 11 Nhảy Dù là Trung úy Đinh Viết Trinh bị Cộng quân bắt làm tù binh, nhưng khi đi ngang qua đám sậy gần ngã ba Tam Biên (biên giới ba nước Đông Dương), đã nhanh chân nhảy vào bụi lùm và thoát được. Dù bị thương tích đầy mình, và nhịn đói nhiều ngày trong rừng nhưng cuối cùng anh đã về đến Võ Định.
 VƯƠNG HỒNG ANH

Người Ở Lại Charlie Lâm Thúy Vân & Lâm Nhật Tiến

Không có nhận xét nào: