Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế được trao giải Nhân Quyền Gwangju 2016 Nam Hàn


Tin vui cho những nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam: Giải thưởng Uỷ ban Nhân Quyền Gwangju năm 2016 của Nam Hàn đã được trao cho Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, và Tổ chức Bersih 2.0 của Malaysia.
 
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là một trong những nhà đấu tranh, vận động dân chủ nhân quyền lâu đời nhất, kể từ ngày CSVN thống trị toàn cõi Việt Nam 30/04/1975.  Hiện nay, ông vẫn đang sinh sống tại Sài Gòn cùng với vợ là nữ ca sĩ Tâm Vấn. Còn Tổ Chức Bersih 2.0 là Liên minh Vận động Bầu cử Công bằng của Malaysia.<!->
Trên trang facebook Diễn Đàn Xã Hội Cấp Tiến đã có ghi tiểu sử của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế: Ông sinh năm 1942 tại Hà Nội, ông theo gia đình di cư vào Nam vào năm 1954. Theo học Đại học Y khoa Sài Gòn, tốt nghiệp bác sĩ năm 1966. Làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời là Giảng sư tại Đại học Y khoa Sài Gòn. Ông được học bổng của Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) đi tu nghiệp về ngành Y khoa Nội tiết (Endocrinology) tại Bỉ năm 1968, tại Pháp năm 1969 và tại Anh Quốc năm 1972. Hoàn tất chương trình tu nghiệp năm 1974, Bác sĩ Quế đã từ chối đề nghị làm việc cho Tổ chức Y tế Quốc tế, để trở về nước tiếp tục phục vụ tại bệnh viện Chợ Rẫy, và giảng dạy tại trường Đại học Y khoa Sài Gòn.

Vào đầu năm 1978, ông và 47 thành viên trong Mặt trận Dân tộc Tiến bộ bị nhà nước Việt Nam bắt và giam cầm không xét xử. Năm 1988, ông được phóng thích. 

Vào năm 1990, ông thành lập tổ chức Cao trào nhân bản và công bố "Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản", tiếp tục đòi hỏi nhà nước tôn trọng nhân quyền, đa nguyên chính trị và tuyển cử tự do. Ông bị bắt lại ngay sau đó, và bị tuyên án 20 năm khổ sai, cộng thêm 5 năm quản thúc tại gia, vì tội "âm mưu lật đổ chính quyền".

Vào đầu tháng 9 năm 1998, trước áp lực của quốc tế, nhà cầm quyền trả tự do cho ông. Nhưng ông đã từ chối rời khỏi Việt Nam, lựa chọn việc ở lại Việt Nam để tiếp tục đấu tranh. 

Vào ngày 11 tháng 5 năm 1999, ông ra một thông cáo kêu gọi nhà nước dân chủ hóa đất nước. Vào tháng 3 năm 2003, ông lại bị bắt giữ vì ông đã gửi văn kiện chỉ trích nhà nước Việt Nam đến Hoa Kỳ. Ngày 29 tháng 7 năm 2004, tòa án lần nữa kết án ông 30 tháng tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước". Vào trước Tết năm 2005, ông được  đặc xá.
Vào năm 2013, ông đã thành lập Mạng lưới các Blogger Việt và Hiệp hội Nhân quyền Phụ nữ Việt Nam năm 2013. Đầu năm 2014, bác sĩ Quế kêu gọi các cựu tù nhân lương tâm đoàn kết lại, và đã thành lập Hiệp Hội Các Cựu Tù Nhân Lương Tâm
Ông đã được trao Giải Nhân quyền Raoul Wallenberg năm 1994, Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy năm 1995, Giải Hellman/Hammett năm 2002, Giải Nhân quyền Heinz R. Pagels năm 2004. Nhiều lần ông được đề cử cho Giải Nobel Hòa Bình
Ban tổ chức trao giải thưởng Gwangju cho rằng, bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã gánh chịu sự trừng phạt trên đường đi tìm tự do cho dân tộc. Ý chí quả cảm của ông đã truyền cảm hứng cho loài người khắp thế giới. Buổi lễ trao giải sẽ được tổ chức tại thành phố Gwangju của Nam Hàn vào ngày 18 tháng Năm tới, người đoạt giải nhận được số tiền mặt 50 ngàn Mỹ kim. Bà Aung San Suu Kyi của Myanmar đã thắng giải thưởng này vào năm 2004, nhưng đến năm 2013 mới đến được thành phố Gwangju để nhận giải.
Song Châu / SBTN
  
Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ tố Trung Quốc tại Hà Nội 

21.04.2016, HÀ NỘI (NV) - Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ nghi ngờ chủ đích bồi đắp các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Ðông và cho rằng hành động này gây căng thẳng ở khu vực.
“Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chia sẻ những lợi ích về duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Trung Quốc cũng vậy.” Khi đến Ðại Học Quốc Gia Hà Nội nói chuyện với sinh viên và giáo chức của trường này, Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Anthony Blinken nói như thế.

Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Anthony Blinken (giữa) vỗ tay, ngồi bên cạnh Ðại Sứ Ted Osius (phải) khi ông đến Ðại Học Quốc Gia Hà Nội ngày 21 tháng 4, 2016 trình bày về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam và khu vực. (Hình: AP Photo/Tran Van Minh)
Tuy nhiên, ông nói rằng việc Trung Quốc bồi đắp một loạt 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo khổng lồ ở khu vực quần đảo Trường Sa (mà họ đã cướp của Việt Nam vào năm 1988) và tăng tốc “quân sự hóa các tiền đồn này đang châm ngòi cho căng thẳng ở khu vực và đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về chủ đích của người Trung Quốc.”
Tham vọng của Trung Quốc là muốn độc chiếm Biển Ðông khi họ tuyên bố chủ quyền theo đường 9 vạch “lưỡi bò” chiếm hơn 80% diện tích Biển Ðông mà nhiều khu vực lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, nhất là Việt Nam và Philippines.
Hải lộ qua Biển Ðông là đường vận chuyển hàng hóa thương mại quan trọng hàng đầu trên thế giới với số lượng hàng năm lên đến 5 ngàn tỉ đô la. Ngoài ra, tiềm năng lớn lao về thủy sản và dầu khí dưới lòng biển là những thứ thúc đẩy tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh.
“Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực cũng như hậu thuẫn cho các đồng minh và đối tác ở khu vực.” Ông Blinken nói. “Chung tôi không tìm nơi đặt căn cứ quân sự nhưng chúng tôi tiếp tục hải hành, bay qua không phận cũng như hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật lệ quốc tế cho phép.”
 Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ nói chuyện với sinh viên Việt Nam
RFA
2016-04-21
 
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken (trái) và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Hà Nội) sáng 21/4/2016.
Photo courtesy of vietnam.usembassy.gov
Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken đang thăm viếng Việt Nam hôm nay nêu câu hỏi về ý đồ và kế hoạch của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền gần như trọn trên Biển Đông.
Lên tiếng hôm nay trước hàng trăm sinh viên tại Đại Học Quốc Gia Hà Nội, ông Antony Blinken nói Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực và Trung Quốc cũng có trách nhiệm đó. Tuy nhiên, ông nói tiếp, kế hoạch khẳng định chủ quyền trên phần lớn các đảo mà Trung Quốc thực hiện thời gian qua, bên cạnh kế hoạch quân sự hóa những nơi đó gây căng thẳng trên biển Đông.
Vẫn theo lời ông, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền lợi của mình cũng như hỗ trợ đồng minh và đối tác bảo vệ quyền lợi của họ trên Biển Đông và hoan nghênh sự đóng góp của Trung Quốc vào nền hòa bình của khu vực và  hy vọng Trung Quốc có hành động đúng theo tiêu chuẩn cũng như luật pháp quốc tế . Ông nhấn mạnh là nếu bỏ qua những điều này thì sẽ tạo nên phản ứng bất lợi từ phía khác nước chứ không làm tăng sức mạnh của Trung Quốc.
 
Dân biểu Mỹ thúc Obama áp lực nhân quyền khi đến Việt Nam

20.04.2016, WASHINGTON (NV) - “Chúng tôi viết thư thúc giục ông nêu sự quan ngại về các vi phạm nhân quyền trầm trọng với các nhà lãnh đạo của họ trong chuyến thăm Việt Nam sắp diễn ra.”
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ biểu tình chống tổng bí thư đảng CSVN khi ông ta đến Tòa Bạch Ốc ngày 7 tháng 7, 2015. (Hình: Mladen Antonov/AFP/Getty Images)
Bức thư của 13 dân biểu thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đề ngày 19 tháng 4, 2016 gửi Tổng Thống Barack Obama vào dịp thứ trưởng Ngoại Giao Anthony Blinken tới Hà Nội để chuẩn bị cho chuyến chính thức mà vị tổng thống đương nhiệm sẽ đến Việt Nam dự trù nửa cuối của tháng 5 năm 2016.
Bức thư viết rằng sau 20 năm hai nước thiết lập bang giao và hàng tỷ đô la của tư bản Mỹ đã đổ vào đầu tư tại Việt Nam trong khi mậu dịch hai chiều giữa hai nước lên hàng chục tỷ đô la hàng năm, nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục đối xử với công dân của họ, nhất là những người cùng chia sẻ quan điểm về giá trị nhân quyền như người Mỹ, theo cách thức (phản nhân quyền) mà chúng ta cần phải đề cập trực tiếp với họ.
Bức thư đề cập đến một số trường hợp vi phạm nhân quyền nổi bật thời gian gần đây như việc bắt giam Luật Sư Nguyễn Văn Đài và việc kết án tù nhà báo độc lập Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang mạng thông tin Ba Sàm. Về mặt đàn áp tôn giáo, nhà cầm quyền CSVN đã tra tấn chết một số lãnh đạo tôn giáo người Thượng, ép buộc người dân phải từ bỏ niềm tin tôn giáo thuộc các đạo Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài.
Trong khi Hoa Kỳ và Việt Nam đang sửa soạn tiến xa hơn trong mối quan hệ giữa hai nước, các dân biểu Mỹ kêu gọi ông Obama đòi chế độ Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ. Danh sách đòi CSVN trả tự do thấy nêu tên Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Mục Sư Nguyễn Công Chính, Bùi Văn Trung, Nguyễn Văn Minh, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Văn Đài.
Các dân biểu đòi ông Obama thúc giúc nhà cầm quyền Việt Nam bãi bỏ các luật và nghị định chối bỏ quyền tự do diễn đạt, lập hội và hội họp, như luật kết tội hình sự “tuyên truyền chống nhà nước,” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” “phá hoại chính sách đoàn kết.” Đồng thời thúc giục họ “xây dựng các luật bảo vệ các quyền căn bản của người dân hiện đang bị vi phạm một cách phổ biến.”
Bức thư kêu gọi tổng thống Mỹ thúc nhà cầm quyền CSVN cho phép tự do lập các hội đoàn mà hiện nay chỉ có các hội đoàn do nhà cầm quyền lập ra núp dưới cái dù “Mặt trận tổ quốc,” một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN, chỉ để phục vụ các chủ đích chính trị và tuyên truyền cho chế độ.
“Nhà cầm quyền CSVN phải cho phép người công nhân lao động thành lập nghiệp đoàn thật sự độc lập chứ không phải do đảng CSVN kiểm soát. Nhà cầm quyền phải chấm dứt cưỡng bách lao động và phải truy tố những công ty quốc doanh liên quan tới hoạt động buôn người.” Bức thư nói trên viết.
Các dân biểu Mỹ cáo buộc chế độ Hà Nội liên quan đến buôn người qua cưỡng bách lao động trong các trại “cải tạo” (cai nghiện, trại phục hồi nhân phẩm phụ nữ), nhà tù, cũng như gửi người đi làm thuê ở nước ngoài thật sự chỉ là nô lệ thời đại mới.
“Chúng tôi hy vọng tổng thống nói rõ với nhà cầm quyền CSVN rằng để mở rộng mối quan hệ thương mại và an ninh với Hoa Kỳ, họ sẽ không được chính phủ, quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ chấp nhận, cũng như tùy thuộc vào sự tiến bộ nhân quyền nổi bật, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược,” bức thư được trích.
Bức thư của 13 dân biểu thuộc lưỡng đảng Hoa Kỳ kêu gọi Tổng Thống Obama khi đến Việt Nam nên gặp các nhà lãnh tụ tôn giáo độc lập, các nhà hoạt động nhân quyền, vận động dân chủ. Bởi vì hành động này “gửi thông điệp rõ rệt cho nhà cầm quyền về ý định của chính phủ Hoa Kỳ là không phải chỉ tiếp xúc với phía chính quyền mà cả với người dân của họ.” (TN)
 
Cướp vào nhà, hàng xóm xông ra, chủ nhà giữ lễ!

18.04.2016

Tình hình biển Đông vẫn căng thẳng. Nét mới nhất của tình hình là bành trướng vẫn tỏ ra hung hăng nhưng rõ ràng ở trong tình trạng bị động đối phó.
Từ tháng 3, trong cuộc họp về Hạt nhân quốc tế ở Washington, Tập Cận Bình đã cố tỏ ra cứng rắn khi gặp Tổng thống Barack Obama, cho rằng vấn đề Biển Đông là vấn đề của khu vực và thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc, các nước ở xa không nên can thiệp. Phía Hoa Kỳ trả lời rõ rằng đây là vấn đề quốc tế hệ trọng liên quan đến thông thương hàng hải toàn thế giới. Sang tháng 4, tình hình găng thêm. Trung Quốc không những tiếp tục mở rộng các đảo nhân tạo, còn xây dựng thêm doanh trại, nhà cửa , đặt thêm ra đa, dựng thêm đèn biển, đưa dân du lịch đến đảo để bình thường hóa sự chiếm lĩnh phi pháp của chúng. Đặc biệt nghiêm trọng là gần đây chúng leo thang rõ rệt đưa thêm máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang và tên lửa phòng không vào với số lượng chưa từng có, còn vũ trang cho ngư dân TQ được gọi là dân quân trên biển thâm nhập vùng biển ta. Mới đây chúng cho 5, 6, rồi 16 máy bay chiến đấu J-11 ra đảo Phú Lâm, tăng quân đáng kể. Vậy mà Tập Cận Bình dám khẳng định với Tổng thống Obama là TQ không quân sự hóa vùng này.
Mặt khác bành trướng Bắc Kinh tỏ ra rất lo sợ bị các cường quốc châu Á, Liên Âu, Úc và Hoa Kỳ lên án, bị vạch mặt trên diễn đàn quốc tế, còn cho hàng loạt tàu chiến, tàu khu trục tuần tiễu vào sát các đảo nhân tạo, thậm chí vào phía trong 12 hải lý của các đảo này.

Chúng có nhiều lý do để lo sợ, thậm chí hốt hoảng. Chúng rất lo là Philippines tiếp tục kiên quyết đưa vụ biển Đông ra trước Tòa án Trọng tài Quốc tế ICA của Liên Hiệp Quốc tại La Haye ( Hà Lan). Chúng đặc biệt lo là Việt Nam, Malaysia, Indonesia có thể theo gương Philippines đưa đơn kiện chúng ở Liên Hiệp Quốc. Chúng yên lòng khi Liên Âu đang gặp khó khăn lớn về dân tỵ nạn đến từ Bắc Phi có thể không quan tâm đến các vấn đề Biển Đông, nhưng Liên Âu đã thay đổi thái độ.
Trung Quốc cũng đang bị khủng hoảng chưa từng có về kinh tế tài chính, gặp khó khăn gay gắt ở Hồng Kông và Đài Loan nên cố dấy lên chủ nghĩa dân tộc, danh dự dân tộc, đoàn kết dân tộc.
Đã vậy, họa vô đơn chí: Trong khi Tập Cận Bình đang lo đề cao nhân cách, đạo đức và uy tín cá nhân thì cuốn sách ‘’Sáu cô tình nhân của Tổng Bí thư’’ xuất hiện cùng vụ rửa tiền lên đến 2 tỷ đôla của ông và gia đình bị hồ sơ “Panama Papers” phanh phui gây nên cuộc khủng hoảng niềm tin ở lãnh đạo trong đảng CS và trong nhân dân TQ.
Tại Hội nghị về Hạt nhân Quốc tế ở Washington vừa qua, quan hệ căng thẳng giữa Tập Cận Bình và Tổng thống Obama hiện rõ cũng về vấn đề Biển Đông. Họ Tập cho rằng đó là vấn đề thuộc chủ quyền của TQ, của quan hệ các nước trong khu vực, Hoa Kỳ không nên xen vào. Tổng thống Obama bác bỏ quan điểm đó , cho rằng vấn đề Biển Đông và Hoa Đông liên quan đến cuộc sống của mọi quốc gia trên 2 vùng biển rộng lớn của giao thông trên biển toàn thế giới, nên đó là những vấn đề quốc tế cực kỳ hệ trọng.
Đến Hội nghị ngoại trưởng 7 nước G7 ( gồm có Anh, Pháp, Ý, Đức, Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản ) vừa diễn ra ở Hiroshima, TQ rất lo vấn đề Biển Đông sẽ được nêu lên, nên đã nhắn trước qua ngoại trưởng Anh Hammond rằng G7 không nên bàn về Biển Đông, vì như thế sẽ làm tình hình thêm phức tạ, rằng TQ kiên quyết chống lại sự can thiệp đó, và rằng vấn đề này sẽ được giải quyết ổn thỏa qua các cuộc hội đàm song phương.
Thế nhưng Hội nghị G7 đã diễn ra trái hẳn với ý muốn của Bắc Kinh. Vấn đề Biển Đông trở thành mấu chốt của hội nghị, cùng với vấn đề chống khủng bố quốc tế. Trung Quốc đùng đùng nổi giận khi Hội nghị ra Tuyên bố về vấn đề biển Đông “phản đối mạnh mẽ mọi hành động khiêu khích, cưỡng ép, đe dọa làm thay đổi nguyên trạng, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực’’. Bản tuyên bố còn nói đến việc Tòa án Trọng tài của Liên Hiệp Quốc có thể sẽ xét xử hành động quá đáng ở Biển Đông của Trung Quốc. Bắc Kinh giận dữ đáp trả bằng cách tức tốc triệu tập các đại diện của 7 nước trên để phản đối. Nhưng Thủ tướng Shinzo Abe, ngoại trưởng Fumio Kishida cùng Bộ trưởng Quốc Phòng Nekatani của Nhật Bản tỏ ra rất cứng rắn. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter, cùng Đô đốc Harry Harris Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương luôn có mặt tại đây, dự lễ thành nhóm chiến đấu đặc biệt quanh Hàng không Mẫu hạm Stennis, mang tên ‘’Stennis Strike Group’’, mở rộng căn cứ không quân Clark gần thủ đô Manila của Philipines, đưa đến đây ban đầu 5 chiếc máy bay A-10 Thunderbolt, một số trực thăng vũ trang cùng 200 nhân viên quân sự. Philippies sẽ cho phép Hoa Kỳ sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự khác. Ngũ giác đài tuyên bố đây là khối tứ cường châu Á liên minh quân sự với nhau gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines và Ấn Độ, thực hiện Chiến lược cân bằng lực lượng ở châu Á để đối phó với âm mưu bành trướng của TQ. Trong khi đó, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ cùng Úc lần lượt cho tàu quân sự tuần thám trong vùng biển quốc tế ở châu Á – Thái Bình Dương, không loại trừ một vùng nào
Đi cùng hướng ấy, Liên Âu gồm 27 nước châu Âu và Malaysia cùng Inđônésia ở Đông Nam Á cũng đang có hướng phối hợp với Hoa Kỳ và các nước châu Á trên đây, theo chiến lược ngăn chặn sự bành trướng của TQ cộng sản, không thể chậm chân nguy hiểm.
Việt Nam lẽ ra phải vui mừng vô hạn trước những diễn biến to lớn, thuận lợi trên đây để thoát Trung một cách an toàn, đúng thời cơ. Lẽ ra chính quyền mới lập nên phải hân hoan đón nhận những tin tức mới rất thuận lợi trên đây khi bọn bành trướng gặp vô vàn vấn đề bế tắc, từ kinh tế tài chính đến nội trị xã hội, quốc phòng ngoại giao. Thế nhưng họ đang còn hục hặc đấu tranh phe nhóm, cho nên người phát ngôn Bộ Ngoại giao ra tuyên bố rất nhạt nhẽo về Tuyên bố của hội nghị các ngoại trưởng G7. Lê Hải Bình hoan nghênh chung chung, không một lời nói rõ về những mưu đồ và hành động uy hiếp, đe dọa của Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng và quân sự hóa cả khu vực. Trong khi các nước ở xa như Canada, Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ đưa ra những tuyên bố cứng rắn xưa nay chưa từng có, như: ‘’kiên quyết phản đối’’, ‘’lên án mạnh mẽ’’, đồng thời điều động lực lượng, cùng nhau tập trận chung, thì VN, nước ở trong cuộc, bị đe dọa, xâm lược nhiều nhất, lại tỏ ra nhũn như con chi chi, thấp giọng hơn nhiều so với các nước khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hà Nội không dám nói đến điều Bắc Kinh rất sợ là kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Quốc tế, như Philippines đang làm.
Chúng ta hiểu đây là lập trường của Bộ Chính trị và ông Tổng Trọng trước sau vẫn bị Mật ước Thành Đô giữ làm con tin. Đó là thái độ ứng phó chẳng khác nào khi kẻ cướp xuất hiện, hàng xóm xông ra chống cự, thì chủ nhà lại lễ phép cúi đầu mời chúng vào nhà.
Đến cuối tháng 5, Tổng thống Obama sẽ tham dự một cuộc họp cấp cao mở rộng của khối G7 tại Nhật Bản, sau đó ông sẽ ghé thăm Việt Nam. Đây sẽ là cuộc sát hạch cực kỳ nghiêm khắc đối với Bộ Chính trị mới và dàn lãnh đạo mới, trước 90 triệu nhân dân Việt Nam. Để xem ông Tổng Trọng và Bộ Chính trị do ông dựng nên cuối cùng sẽ chọn con đường nào: con đường Bắc thuộc tối tăm mù mịt, hay dám xoay trục một cách quả đoán, dứt khoát đi vào đại lộ Dân chủ Văn minh của thời đại, tạo nên cuộc đột phá lịch sử, tạo nên sức bật phi thường của dân tộc đoàn kết trên con đường phát triển đầy triển vọng.
 
Ai đào sâu khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam?

Phạm Nhật Bình

Giàu và nghèo là hai tình trạng kinh tế đối nghịch thông thường, chẳng những trong đời sống xã hội mà còn thể hiện trên bình diện quốc gia. Trong 193 quốc gia trên thế giới, có không ít những nước nghèo, chậm phát triển với đủ hạng người giàu, kẻ nghèo. Nhưng điều thông thường ấy ở đất nước Việt Nam lại trở thành một điều bất bình thường.
Không chỉ mới bây giờ mà đã 30 năm qua, trong suốt thời kỳ gọi là đổi mới, khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam càng ngày càng mở rộng trong sự thờ ơ của người cầm quyền. Kết quả cuộc khảo sát PAPI 2015 (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) mới đưa ra cho thấy có đến 18,04% người dân được khảo sát nói đói nghèo là vấn đề đáng lo âu nhất đối với họ, sau đó mới đến việc làm, giao thông, tham nhũng...
Người ta cũng có thể tìm thấy một con số đáng buồn trong một cuộc khảo sát khác trong năm 2014 mang tên “Cảm nhận của người dân về Nhà nước và thị trường Việt Nam” (CAMS 2014), do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Thế giới công bố ngày 23/7.
Theo khảo sát này có tới 47% người dân được hỏi đều tỏ thái độ không hài lòng trước khoảng cách giàu nghèo tăng lên ở Việt Nam. Trong lúc đó những người hài lòng nhất là từ chính quyền địa phương và các cơ quan Quốc hội.
Đảng và nhà nước Hà Nội nghĩ gì về những con số biết nói này?
Người ta có thể tự hỏi, tại sao một đất nước có hơn 40 năm hòa bình và ở trong nhóm nước đang phát triển, nhận được hàng trăm tỷ đô-la viện trợ ưu đãi mà khoảng cách giàu nghèo chẳng những không giảm đi mà lại gia tăng quá nhanh?
Có hai hiện tượng nghịch lý trong xã hội hiện nay mà ai cũng nhìn thấy.
Thứ nhất, những kẻ giàu thì rất giàu và tiếp tục giàu lên, người nghèo thì thật nghèo và tiếp tục nghèo. Vậy ai giàu lên và ai nghèo tiếp tục? Câu trả lời có thể thật đơn giản.
Những kẻ phất lên nhanh chóng không phải là anh đạp xích lô hay chị bán hàng rong trên lề đường. Mà đó chính là những người đang giữ chặt quyền lực chính trị trong tay, độc quyền ban phát những thương vụ béo bở cho thân nhân, thân hữu hoặc tay chân thân tín đóng vai những cái sân sau không mấy kín đáo.
Nhờ độc quyền kinh tế, họ tạo thành một tầng lớp nhà giàu mang màu sắc cộng sản chủ nghĩa mà dư luận gọi là các “đại gia đỏ”. Nó đồng nghĩa với tầng lớp bóc lột mới, con đẻ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Năm nào nhà nước Việt Nam cũng hãnh diện tuyên bố mức tăng trưởng kinh tế cao 7-8%, thu nhập bình quân đầu người hàng ngàn đô-la, nhưng thực tế hoàn toàn khác.
JPEG - 28.6 kb
Ông Đặng Hoàng Giang
Ông Đặng Hoàng Giang - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng đã lý giải tình trạng giàu nghèo gia tăng ở Việt Nam là do thành tựu kinh tế đã không được phân phối đồng đều và bình đẳng cho tất cả mọi người. Đó là chuyện trong mơ và còn nằm mơ dài dài khi mọi tài nguyên đất nước tập trung trong tay đảng cộng sản.
Thực tế xã hội Việt Nam càng ngày càng tiến tới sự phân cực do mâu thuẫn quyền lợi sâu sắc. Một bên là nhóm thiểu số của những viên chức lãnh đạo trong đảng cộng sản và những thành phần có mối liên hệ thân tộc, thân hữu với nó đang cùng nhau chia chác những khu vực béo bở của nền kinh tế.
Điển hình như những thông tin về quy hoạch đất đai sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ mà không phải ai cũng biết được. Nó giúp cho cán bộ, đảng viên và gia đình họ dễ dàng tiếp cận những khu vực hái ra đô-la để tận tình khai thác.
Bên cạnh đó, đại đa số quần chúng hoàn toàn không có thực quyền gì trên đất nước của mình. Nông dân, lao động được đề cao là “làm chủ” nhưng là loại chủ không tài sản và quyền lực. Họ không có một chút quyền lực gì ngay cả những quyền tối thiểu của con người, cam tâm sống với đồng tiền ít ỏi kiếm được do bán sức lao động cho tư bản đỏ. Họ đứng bên lề xã hội như những người bị bỏ rơi trên chính đất nước mình.
Ngoài ra, nạn tham nhũng lan tràn trong giới cầm quyền từ trung ương tới địa phương hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng sự nghèo đói của người dân. Tham nhũng cũng đóng góp đắc lực làm vô hiệu hóa sự phát triển của đất nước. Tham nhũng lấy đi từng đồng bạc còm cõi của dân nghèo qua thuế khóa, phí và lệ phí, làm mất đi những cơ hội được giáo dục, được chăm sóc y tế, được an cư lạc nghiệp của họ.
Tham nhũng trong vòng 10 năm qua chẳng những không bị ngăn chận mà còn vững mạnh hơn, táo tợn hơn, trở thành bạn đồng hành sát cánh cùng chế độ độc tài. Thậm chí nó nằm ngay trong các cơ quan chống tham nhũng. Đó là lý do tại sao ông Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt nói “Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn. Chúng tôi chống lại có khi ‘chết’ trước”.
JPEG - 26.3 kb
Thế nhưng các hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng vẫn đều đặn mở ra để các quan chức đọc cho nhau nghe những báo cáo vô tích sự. Người dân giờ đây tỏ ra kiên trì hơn với tham nhũng, có vẻ chấp nhận sống chung với tham nhũng như một chuyện bình thường. Hay đây là lúc người dân thực hành quan điểm “Thà nghèo nhưng yên bình còn hơn giàu mà không an toàn” của bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải?
Thứ hai, phải chăng chủ trương của đảng CSVN là không muốn và không cho dân giàu, vì đảng luôn sợ dân giàu lên sẽ không còn nghe lời đảng. Quay lại với kinh tế thị trường nhưng vẫn kềm chế đất nước trong “định hướng xã hội chủ nghĩa”, đảng đã làm được một công hai việc: làm giàu cho bản thân mình và tiếp tục bần cùng hóa nhân dân.
Từ đó vấn đề giàu nghèo tại Việt Nam cho đến bây giờ, thấy rõ không phải là do thiên tai, địch họa hay do sự lười biếng lao động của người dân.
Thủ phạm chính là do sự cố tình của các lãnh đạo đảng CSVN. Họ ban phát quyền lực và lợi ích cho một thiểu số tay chân thân tín để những người này tiếp tục phục tùng trung ương, tích cực bảo vệ quyền lợi đảng mà không ngó ngàng gì đến đời sống dân chúng. Thậm chí những dân nghèo mưu sinh vất vả bên lề đường còn bị công an xua đuổi, đánh đập tàn bạo.
JPEG - 21.9 kb
Anh bán hàng rong bị công an quật ngã gây chấn thương sọ não.
Công cuộc đổi mới nửa vời từ những năm 80 đến nay cho thấy không mang lại lợi ích căn bản cho người dân và sự phát triển cho đất nước. Trái với mong đợi, đổi mới chỉ mở ra con đường làm giàu bất chính cho triều đình Hà Nội, khiến hố cách biệt giàu nghèo càng bị đào sâu và thực sự kéo đất nước vào con đường tụt hậu so với các quốc gia lân cận cùng hoàn cảnh.
Đó là lý do vì sao Việt Nam phải gấp rút tiến hành một cuộc cách mạng toàn diện về chính trị lẫn kinh tế chứ không thể đổi mới hay thay đổi cầm chừng về kinh tế như CSVN đang làm. Nhưng những tiếng nói phản biện, những đóng góp chân chính đều bỏ qua, có khi còn bị gán cho hai chữ phản động.
Khi đảng CSVN không coi hạnh phúc của số đông quần chúng là mục tiêu phục vụ mà chỉ ban bỗng lộc cho thiểu số vây quanh giới quý tộc trong đảng thì chế độ này chẳng khác nào vương triều phong kiến kiểu mới.
Không thể nào nói khác hơn, chính đảng là người có công đào sâu hố cách biệt giàu nghèo, đẩy nông dân, nhân dân lao động xuống đáy bần cùng.
 ‘Ông Trọng sắp nghỉ’: Khởi sự cuộc chiến quyền lực mới?
Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
 
20.04.2016
‘Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ’
Chính trường Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu “động binh” trở lại. Chỉ nghỉ ngơi hơn hai tháng sau “trận đấu pháo” ác liệt ở Đại hội XII, đến đầu tháng Tư năm 2016 lại rộ lên vài tin tức đồn đoán về “Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ”.
Một chuyên gia có bề dày nghiên cứu về chính trị Việt Nam là giáo sư Carl Thayer - cựu chuyên viên của Học viện quốc phòng Úc và là người thường có những đánh giá cùng dự báo thuận lợi đến khó ngờ cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Đại hội XII - đã bắt đầu đề cập đến “một cuộc đua” giành chức tổng bí thư vào năm sau - 2017.
Thậm chí còn xuất hiện một tin đồn bạo phổi hơn: ông Nguyễn Phú Trọng có thể “nghỉ sớm” vào cuối năm 2016.
Dư luận cán bộ đảng viên cũng bắt đầu hướng về hai ứng cử viên sáng giá để thừa kế chức vị hiện tại của Tổng Bí thư Trọng: Đinh Thế Huynh - người đang giữ chức Thường trực Ban Bí thư và thực chất là nhân vật số 2 trong khối các cơ quan đảng, và Trần Đại Quang - đương nhiệm Chủ tịch nước và là nhân vật số 2 trong Bộ Chính trị.
Những đồn đoán trên là có cơ sở, vì khoảng 3 tháng trước khi Đại hội XII diễn ra, đã xuất hiện một số “phương án” cho rằng cả hai ông Huynh và Quang đều được quy hoạch vị trí ứng cử viên tiềm tàng cho chức tổng bí thư ngay tại Đại hội XII, nếu tại đại hội này ông Nguyễn Phú Trọng rút lui.
Thậm chí, còn có một tin tức khó tin nhưng xét ra lại có tính “biện chứng lịch sử”: Việt Nam có thể có tổng bí thư đầu tiên là phụ nữ. Nhân vật đại diện cho phái đẹp ấy được xem là hoa khôi trong Bộ Chính trị và là nhân vật số 1 của Quốc hội - bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nếu biện chứng về việc hai tổng bí thư gần nhất là Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đều “bỗng dưng” được các kỳ đại hội tín nhiệm cao do các phe phái trong đảng không ai chịu ai, có thể dễ dàng nhận ra vị trí chủ tịch Quốc hội của ông Mạnh, ông Trọng trong quá khứ và bà Ngân thì hiện tại là không hoàn toàn mờ nhạt. Thậm chí khi cần thiết, vị trí này còn được biểu dương như một nhân tố “giữ gìn sự đoàn kết trong đảng”. Bà Kim Ngân, cũng vì thế, có đôi chút hy vọng để đi theo lối hẹp đó.
‘Nghỉ’ bây giờ là đẹp nhất
Vào tháng 4/2016, có thể đã có một manh mối nào đó cho những tin tức đồn đoán về sự thay đổi nhân sự cao cấp. Trái ngược với than phiền của một số cán bộ lão thành về “trước Đại hội XII, ông Trọng hứa sẽ chỉ làm 1 năm, cùng lắm là 2 năm; nhưng sau đại hội này thì chẳng “dzã” nói gì về chuyện đó nữa”, có người lại khẳng định rằng ông Nguyễn Phú Trọng không phải là loại người tham quyền cố vị và đang muốn giữ đúng cam kết của mình.
Tin đồn về “ông Trọng sắp nghỉ” vào tháng Tư năm nay lại trùng với một sự kiện đặc biệt: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức nghỉ. Đến lúc này và chẳng cần phải giải thích, phần lớn bàn dân thiên hạ quan tâm đến chuyện hậu trường chính trị đều biết rõ Tổng Bí thư Trọng đã được “rửa mặt”. Những giọt nước mắt buồn tủi tại Hội nghị Trung ương 6 vào cuối năm 2012 đã được nuốt vào lòng mà không trào ra một lần nữa. “Loại một nhà độc tài” đã trở nên một thành ngữ chính trị mới nhất sau Đại hội XII, sau bí số “đồng chí X” mà đồng minh của Tổng Bí thư Trọng - ông Trương Tấn Sang  đã biệt danh cho đối thủ lớn nhất từ năm 2012. 
Cuộc chiến quyền lực đã kết thúc bằng một chiến thắng thể diện. Không khó để hình dung rằng Tổng Bí thư Trọng đã thỏa mãn với niềm vui chan chứa cuối cuộc đời chính trị: sau khi Thủ tướng Dũng không còn, ông Trọng nghiễm nhiên vươn đến đỉnh cao quyền lực. So với “tứ trụ” cũ, giờ đây vai trò của Tổng Bí thư Trọng là vượt trội so với những gương mặt còn lại trong “bộ tứ” mới. Tổng Bí thư Trọng lại còn được nâng cao thể diện bằng vào hai cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama vào tháng 7/2015 tại Washington và vào tháng 5/2016 tới đây tại Hà Nội.
Nhiều người bình luận: trong một đời chính trị, thường thì “nghỉ” vào lúc này là đẹp nhất. Có thể đã đến lúc ông Trọng bắt đầu nghĩ đến việc “rửa tay gác kiếm”. Tương lai của chế độ để cho lớp đàn em lo.
Nhưng “lớp đàn em” đó là ai?
Ngay tại thời điểm xuất hiện tin đồn “Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ”, trên một số trang mạng xã hội, chứ không phải báo chí nhà nước, bất chợt hiện ra những tin tức và bài viết liên quan đến Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh - từ thời còn là tổng biên tập báo Nhân Dân, và Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải - từ thời còn là phó thủ tướng chính phủ. Không phải khen mà là chê. Không phải “nâng” mà là “dập”.
Có cảm giác như không khí “thế lực thù địch” trước Đại hội XII đã bắt đầu tái hiện. Còn trước cả khoảng thời gian trước Đại hội XII, từ năm 2011 đã rộ lên phong trào chỉ trích, đả kích và bới móc nhau trên mạng - của những người được cho là thuộc các phe phái chính trị trong nội bộ đảng. Đến cuối năm 2014, đầu năm 2015, không ai trong thiên hạ quên được câu chuyện trang mạngChân Dung Quyền Lực và cái chết đầy nghi vấn của Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Còn ngay trước Đại hội XII là hiện tượng độc nhất vô nhị: những phe phái được coi là nội bộ đã tận dụng triệt để việc nhờ vả các trang mạng xã hội bị coi là “địch” nhưng có lượng truy cập cao để đăng tải các tài liệu nội bộ, bài viết công kích, chửi bớt và hạ bệ nhau.
Vậy tình thế sắp tới sẽ như thế nào?
Không cần ‘quản’ mạng xã hội?
Tháng 4/2016, người vừa trở thành Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông - ông Trương Minh Tuấn - trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nhà nước, đã lần đầu tiên “Tôi thừa nhận thực trạng mà chúng tôi chưa tìm ra được giải pháp là việc quản lý mạng xã hội. Đây không chỉ là khó khăn của Việt Nam, mà các quốc gia khác cũng vậy”.
Ông Tuấn cũng cho biết “sẽ nghiên cứu để xây dựng Luật quản lý mạng xã hội dựa trên tinh thần Nghị định 72”.
Sau hai năm rưỡi ban hành Nghị định 72 nhằm mục đích “siết” mạng xã hội và đặc biệt là các trang web, blog “lề trái”, cho tới nay Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Công an đã bắt đầu phải chấp nhận một thực tế trần trụi là việc “quản” mạng xã hội khó hơn họ tưởng rất nhiều. Nếu nhiều quốc gia đã phát triển từ lâu mà còn không thể gò bó được hoạt động của mạng xã hội thì một nước đang phát triển như Việt Nam chỉ nên đứng nhìn.
Đặc biệt, khó khăn trong quản lý mạng xã hội ở Việt Nam còn đến từ một “đặc thù” riêng có: đấu đá nội bộ.
Ông Trần Đại Quang, khi còn là bộ trưởng công an, đã phải thừa nhận là “tình trạng lộ lọt tài liệu nội bộ là rất nghiêm trọng”. Những nguồn tin “nội bộ” không chỉ cung cấp cho các trang mạng xã hội đơn thư tố cáo nội bộ rất phong phú, mà cả tài liệu chính trị nội bộ rất “chuẩn” về khai báo trong “nhà tù Mỹ ngụy”. Rất đặc biệt, những tài liệu khai báo có nguồn gốc từ Phủ đặc ủy trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa.
Cũng có một tác giả lấy bút danh là “Người cấp tiến” đã gửi đến trang Ba Sàm một bức thư dài đến 9 trang đánh máy, được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Bí thư, giải trình về 12 điểm, gây ra một chấn động lớn trong đời sống chính trị.
Nhiều người cho rằng bức thư trên là là thật.
Vào thời gian đó, ông Trương Minh Tuấn - vẫn còn là thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông và đang tích cực “vận động” chiếc ghế bộ trưởng cho mình - đã có việc làm: đăng đàn trước báo giới nhà nước với “quyết tâm truy tìm những đối tượng lợi dụng mạng Internet để phát tán thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ”.
Khi đó, ông Tuấn thông báo Bộ Thông tin Truyền thông đã chỉ đạo Cục An toàn thông tin và các nhà mạng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng Bộ Công an, dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành việc truy tìm trên.
Nhưng một mâu thuẫn lớn đã nảy sinh khi ngay trước đó, chính ông Trương Minh Tuấn lại khẳng định “hầu hết các trang mạng độc hại nằm ở nước ngoài”. Nếu vậy, làm gì có kẻ chủ mưu nằm trong nội địa Việt Nam để Bộ Thông tin và Truyền thông phát hiện ra?
Từ đó đến nay, Bộ Thông tin Truyền thông và ngành công an đã chẳng công bố được bất cứ một vụ việc phát hiện nào về “đối tượng lợi dụng mạng Internet để vu cáo lãnh đạo”.
Nhưng ở một chiều kích khác, giả thiết luôn phải tính đến là trong bối cảnh báo chí nhà nước còn chưa làm tròn “nhiệm vụ chính trị”, nếu có những lực lượng đủ mạnh trong nội bộ đảng không muốn và có khi còn phản đối việc “quản” mạng xã hội thì sao?
Tương tự bối cảnh trước Đại hội XII, những cuộc chiến quyền lực trong tương lai không xa cũng có thể được khởi sự từ mạng xã hội, nhưng còn có thể còn lôi kéo cả giới báo chí nhà nước mở rộng mặt trận xung đột này với một chủ trương y hệt ở Trung Quốc “Chống Tham Nhũng”.
Tương lai không xa đó có thể diễn ra ngay trong năm 2016 này.

Biển Đông : Trung Quốc giận giữ về bình luận của Anh

 Đăng ngày 21-04-2016
mediaPhát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu "thất vọng về phát biểu" của Bộ trưởng Anh phụ trách Đông Á, Hugo Swire, về Biển Đông(DR)
Theo hãng tin Reuteurs ngày 20/04/2016, Trung Quốc rất giận dữ về bình luận của một quan chức cao cấp Anh cho rằng Bắc Kinh phải tuân theo phán quyết của trọng tài quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines-Trung Quốc về Biển Đông.
Quốc Vụ Khanh phụ trách Đông Á của Anh, Hugo Swire, cũng cho rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, được đưa ra vào cuối tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu 2016, là một cơ hội để Trung Quốc và Philippines thiết lập lại đối thoại về các tranh chấp lãnh thổ.
Theo phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh : « Bình luận của ông Swire thiếu căn cứ, một chiều, thiên vị và đi ngược lại một cách nghiêm trọng với cam kết không can thiệp của Anh. Chúng tôi rất thất vọng ».
Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, trong đó có Anh, đã cảnh báo Bắc Kinh hồi tháng Hai rằng Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết của Tòa Án Thường Trực. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế với Trung Quốc là ưu tiên của Anh, được thể hiện rõ nét qua việc Luân Đôn đón tiếp chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 10/2015.
Ngoài ra, Anh là nước đầu tiên của khối G7 tham gia vào Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á (AIIB) được Trung Quốc khởi xướng và hậu thuẫn.
 Snowden kiện Na Uy ra tòa để được tự do sang nước này
Cựu nhân viên tình báo hợp đồng người Mỹ Edward Snowden.
Cựu nhân viên tình báo hợp đồng người Mỹ Edward Snowden.
 
22.04.2016
Một công ty luật của Na Uy cho biết họ đã đệ đơn kiện lên một tòa án ở Oslo để Edward Snowden, người từng tiết lộ những tài liệu mật của chính phủ Mỹ - có thể du hành một cách an toàn đến Na Uy cho một lễ trao giải thưởng danh giá mà không sợ bị dẫn độ về Mỹ.
Những luật sư tại công ty luật Schjodt ở thủ đô Na Uy cho biết họ đã nộp đơn thay mặt cựu nhân viên tình báo hợp đồng người Mỹ và tổ chức PEN của Na Uy, nơi đã mời anh ta tới nhận Giải thưởng Ossietzky 2016 vào ngày 18 tháng 11.
Vụ kiện khẳng định rằng việc dẫn độ Snowden có thể trái với luật pháp Na Uy và quốc tế, và cho rằng Schjodt đang tìm kiếm một phán quyết tuyên bố từ tòa án.
Luật Gián điệp của Mỹ cấm Snowden hay bất kỳ người tố giác tiêu cực nào trong vị trí của anh ta nêu lên bất cứ sự biện hộ nào nói rằng anh ta đã hành động vì lợi ích công, rằng những tiết lộ này có lợi cho xã hội, hoặc rằng những thông tin được tiết lộ này đã bị chính phủ giữ lại một cách thiếu thỏa đáng, ông Schjodt nói.
Tổ chức PEN của Na Uy trao Giải Ossietzky 2016 cho Snowden vì những đóng góp của anh ta để bảo vệ quyền tự do biểu đạt, tổ chức này cho biết trong một thông cáo, và sẽ làm hết sức mình để bảo đảm rằng Snowden có thể đích thân nhận được giải thưởng.
Vào năm 2013, cựu nhân viên hợp đồng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ này đã rò rỉ cho báo chí biết những chi tiết về một chương trình do thám bí mật của chính phủ và rời khỏi Mỹ.
Theo Luật Gián điệp của Mỹ, Snowden đối mặt với những cáo buộc ở Mỹ mà có thể khiến anh ta ngồi tù tới 30 năm.

Không có nhận xét nào: