Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

THẢM KỊCH: 11 bức ảnh lịch sử khiến bạn phải suy ngẫm về cuộc đời

buc-tuong-Berlin-Salvation

Bao thế kỉ đã trôi qua với biết bao bi kịch từ sự tàn ác của những kẻ hung bạo. Nếu không có các bức ảnh lịch sử, thật khó có thể tưởng tượng được những gì mà con người đã nếm trải trong các giai đoạn thăng trầm đã qua.<!->

Thuận theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những thước phim, bức ảnh ghi lại các sự kiện kinh hoàng ấy đã được phục hồi lại để giúp chúng ta – con người hiện đại – ngày một hiểu rõ hơn về những sự kiện lịch sử khủng khiếp đã qua. Chỉ cần xem 11 bức ảnh dưới đây thôi, cũng khiến bạn hiểu hơn về những điều mà con người trong quá khứ đã từng gánh chịu.Khi xem gần hết các bức ảnh trong bài viết, bạn sẽ nhận ra rằng: Dẫu cuộc sống có ra sao, thì con người cũng có thể tồn tại được. Vậy tại sao chúng ta không mỉm cười
 
1. Bức tường Berlin Salvatio
Anh chàng lính đến từ vùng Đông Đức đã có một hành động vô cùng liều lĩnh. Anh đã mở hàng rào chắn cho đứa bé vượt qua. Dẫu anh biết rất rõ là mình không được phép để cho đứa bé này vượt qua bức tường Berlin, để sang bờ bên kia nước Đức. Nhưng lý trí đã thôi thúc anh giúp đứa trẻ được đoàn tụ với gia đình. Tuy đã rất cảnh giác, nhìn tứ phía để xem có ai không rồi mới hành sự nhưng… người chụp bức ảnh lịch sử này đang ở
đâu vậy nhỉ?
 
(Ảnhsecretchina)

2. Hai anh em ở thành phố Nagasaki sau vụ tập kích trên không
Đứa trẻ đã chết trên lưng người anh, trong khi người anh đứng lặng người, mím chặt môi và không hề khóc trước sự ra đi của em mình. Tuy “cả thế giới” của cậu đã sụp đổ nhưng cậu bé đã nuốt hết nỗi đau ấy vào lòng, để đường hoàng mà tiễn đưa em mình về nơi an nghỉ cuối cùng.
 
Hai-anh-em
3. Dịch cúm ở Tây Ban Nha năm 1918
Từ khi xuất hiện, nó đã nhanh chóng lan rộng khắp cả Tây Ban Nha, ước tính toàn thế giới lúc đó có khoảng 100 triệu người chết. Thoạt nhìn bức ảnh này, bạn sẽ không thấy có gì đặc biệt, mọi người vẫn vui chơi, sinh hoạt bình thường. Nhưng nó cũng cho ta thấy sức ảnh hưởng to lớn của đại dịch này – mọi người đều phải đeo khẩu trang cả ngày để phòng bệnh.
Dich-cum-o-Tay-Ban-Nha
4. Nạn mua bán nô lệ ở Đại Tây Dương
Bức ảnh chụp những người nô lệ được cứu thoát từ các vụ buôn người, trên chuyến tàu hải quân HMS Daphne của Anh Quốc ngày 1/11/1868.
mua-ban-no-le-o-Dai-Tay-Duong

5. Chàng binh sĩ nhỏ tuổi khóc thúc thít
Cậu thiếu niên 16 tuổi Hans-Georg Henke là một thành viên của Đoàn thanh niên Hitler. Bức ảnh được chụp trước khi quân Đức quốc xã đầu hàng 1 ngày. Ta có thể thấy cậu bé đang rất đau khổ và vô cùng sợ hãi .
Binh-sy-nho-tuoi
6. Nhiếp ảnh gia người Anh William Saunders đã đến Trung Quốc để chụp ảnh một vụ chém đầu giả được dàn dựng sẵn, nhằm kích động người dân Anh Quốc gây chiến với Trung Quốc
Nước Anh viện cớ: giúp Trung Quốc “hiện đại hóa”, nhưng trên thực tế là muốn xâm lược Trung Quốc.
chem-dau-gia
7. Cô gái Mông Cổ bị bỏ đói
Đây là bức ảnh lịch sử của nhiếp ảnh gia Stefan Passe được đăng trên tạp chí National Geographic vào năm 1913. Những gì bạn nhìn thấy trong bức ảnh chính là một hình phạt thông dụng ở Mông Cổ thời bấy giờ, sau khi giành được độc lập không lâu. Tội phạm bị nhốt vào trong một cái hòm bằng gỗ, chiếc hòm được đặt ở nơi vắng vẻ, không người qua lại. Những người chịu hình phạt này sẽ bị chết dần, chết mòn trong đói khát.
co-gai-bi-bo-doi

8. The Holodomor – nạn đói ở Ukraine lớn nhất thế giới
Nó đã cướp đi sinh mệnh của hàng chục triệu người, số người chết tương đương với cuộc diệt chủng người Do Thái của phát-xít Đức trong thế chiến thứ hai. Thi thể người chết tràn lan khắp đường phố ở Kharkiv năm 1933.
nan-doi-o-Ukraine
9. Em bé may mắn sống sót trên chiến trường Thượng Hải
Năm 1937 chiến tranh Trung – Nhật và chiến tranh thế giới lần thứ 2 xảy ra cùng lúc tại Trung Quốc. Trong một lần không kích, Nhật Bản đã đánh bom nhầm vào một nhà ga ở Thượng Hải, có rất nhiều phụ nữ và trẻ em bị tử nạn. Đứa trẻ trong hình là một trong những người hiếm hoi còn sống sót sau trận tấn công ấy, nhưng em đã bị thương khắp người
em-be-may-man

10. Trại tập trung khổng lồ Bergen-Belsen.
Trước khi được giải phóng (năm 1945), trại tập trung này là nơi mà Nazis (Đức quốc xã) đã tàn sát.50.000 người, Anne Frank cũng là một trong những nạn nhân. Bác sĩ Fritz Klein – người đứng gần nhất trong ảnh – đã được lệnh chôn cất “bãi thi thể.” Vị bác sỹ này đã đưa các tù nhân đến phòng chứa khí độc để giết chết họ (một thí nghiệm y khoa vô nhân đạo). Sau chiến tranh, ông ta đã bị xử tử vì những tội ác đã gây ra trong chiến tranh
 
.trai-tap-trung-Bergen-Belsen

11. Chỉ trong khoảng thời gian 3 năm từ 1959 – 1961, nạn đói ở Trung Quốc đã cướp đi 5.000 người.
Nhưng đó chỉ là con số do các nhà chức trách ở Trung Quốc đưa ra, còn số người chết thật sự cho đến nay vẫn là một ẩn đố. Nó đã bị che giấu bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo một cuộc điều tra khác, thì có gần 36 triệu người chết (số trường hợp ít nhất mà ta có thể xác nhận được) trong nạn đói này. Như vậy số tử vong nhiều hơn số người chết đói trong 5.000 năm lịch sử Trung Quốc là 7.650.000 người.
 
nan-doi-o-Trung-Quoc
“Góc nhìn” của bạn có thay đổi ra sao khi xem những bức ảnh gây chấn động cả thế giới này?Nhìn thoáng qua, có lẽ bạn sẽ nghĩ những sự kiện này đã xảy ra từ lâu lắm rồi, nhưng kì thực chúng chỉ mới xảy ra khoảng 60 năm trở lại đây mà thôi. Thật khó có thể tin phải không?Hãy chia sẻ cho nhiều người hơn nữa được biết và hiểu rõ về những sự kiện lịch sử tàn khốc nhưng có thật này. Không chỉ vậy, thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn thông qua các bức ảnh trên là

“Hãy trân quý cuộc sống của mình, đừng để nó trôi đi vô ích”.

Không có nhận xét nào: