Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Quy Định mới về Re-entry Permits và Travel Document - Hà Ngọc Cư



Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Sở Di Trú (USCIS) ra thông báo quy định mới về thể thức xin Giấy Phép Tái Nhập Mỹ dành cho người có thẻ xanh (tức Re-entry Permit) và người còn ở quy chế tỵ nạn (tức Refuee Travel Document). Kể từ ngày 3 tháng Ba năm nay, người nộp đơn xin các loại giấy phép trên phải được chụp hình và lăn tay tại một trong các Trung tâm ASC (Application Support Centers) của Sở Di Trú để được kiểm tra lý lịch và hồ sơ an ninh. Ngoài lệ phí $305 đương đơn phải nộp thêm lệ phí lăn tay và chụp hình $80 nữa như vậy lệ phí tổng cộng là $385. Người nộp đơn dưới 14 tuổi hoặc trên 79 tuổi được miễn thủ tục này.
<!->

Vì thể thức xin Re-Entry Permit tốn kém và rắc rối như vậy nên chỉ nên xin giấy phép này nếu cần thiết. Nếu bạn có thẻ xanh còn thời hạn và về Việt Nam trong một thời hạn ngắn thì không cần phải xin Re-Entry Permit vì chính quyền VN không đòi phải có Re-Entry Permit để được cấp visa vào VN, nhưng nhiều nước khác đòi phải có Re-Entry Permit họ mới cấp visa thì mình không còn lựa chọn nào khác. Người ở quy chê tỵ nạn thì buộc phải xin Refugee Travel Document nếu không thì không trở lại Mỹ được. Người đang chờ được cấp thẻ xanh muốn trở lại Mỹ cũng phải xin giấy phép Advance Parole và dù bạn đã có Advance Parole nhưng nếu bạn đã ở Mỹ bất hợp pháp trên 180 ngày và dưới một năm thì bạn sẽ bị cấm trở lại Mỹ trong ba năm kể từ ngày rời Mỹ, còn nếu bạn ở Mỹ bất hợp pháp từ một năm trở lên thì sẽ bị câm vào Mỹ tới 10 năm lận. Tóm lại nếu bạn đã ở Mỹ bất hợp pháp (như đi du lịch rồi ở quá hạn ngày ghi trên I-94) thì đừng bao giờ rời Mỹ trước khi có thẻ xanh.

Trường hợp đặc biệt nào được miễn Advance Parole?

- H-1, công nhân nước ngoài, và H-4 tức vợ con của H-1 hoặc

- K-3 và K-4 tức vợ/chồng và con của người có quốc tịch Mỹ hoặc

- V-2 và V-3 tức vợ/chồng con của thường trú nhân.

Và đã nộp mẫu đơn 1-485 tại Sở Di Trú và đang chờ để cấp được thẻ xanh. Khi trở lại Mỹ phải xuất trình visa H,L,K và vẫn hội đủ điều kiện để được cấp thẻ xanh.

Muốn có các loại giấy p phép: Re-Entry Permithoặc Refugee Travel Document hay Advance Parole thì phải điền mẫu I-131 nhưng tùy theo mỗi loại giấy tờ mà cách điền đơn khác nhau. Lệ phí $385 (kể cả lệ phí chụp hình và lăn tay) cho tất cả mọi loại. Đơn xin Re-Entry Permit và Refugee Travel Document nộp tại Trung tâm Nebraska.

Đơn xin Advance Parole nộp tại Chicago.

Sau khi nhận được đơn và lệ phí thì Sở Di Trú sẽ gửi thư thông báo ngày giờ và địa điểm lăn tay cho mình.

Bạn phải có mặt ở Hoa Kỳ khi điền mẫu I-131 và chỉ được rời Mỹ khi đã lăn tay xong. Thường trú nhân (có thẻ xanh) ở ngoài nước Mỹ dưới một năm thì cái thẻ xanh là đủ để trở vào Mỹ. Nếu định ở ngài Mỹ một năm trở lên thì phải xin Re-entry Permit. Giấy phép Re-Entry Permit chỉ có giá trị hai năm nghĩa là bạn phải trở về Mỹ trước thời hạn hai năm. Nếu kể từ khi có thẻ xanh và tổng số thời gian ở ngoài nước Mỹ đã quá bốn năm trong năm năm cuối thì Re-Entry Permit chỉ có thời hạn là một năm ngoại trừ một vài trường hợp. Xin nhớ rằng không có Re-Entry Permit mà ở nước ngoài từ một năm trở lên là không vào Mỹ được nữa. Cho dù có Re-Entry Permit mà bạn ở ngoài nước Mỹ từ một năm trở lên bạn đã vi phạm điều kiện cư trú liên tục (continuous residence) và muốn xin nhập tịch thì phải ở thêm bốn năm + một ngày kể từ ngày trở về Mỹ lần cuối cùng. Nếu có ý định ở ngoài nước Mỹ trên một năm thì phải xin Re-Entry Permit còn phải điền Mẫu N-470 (Application to Preserve Residence for Naturalization Purpose) để được nộp đơn xin nhập tịch mà không bị vướng mắc vào điều khoản “vi phạm điêu kiện cư trú liên tục”.

Giây Refugee Travel Document chỉ có thời hạn là Một năm.

Thi Quốc Tịch vào Thứ Bẩy và Chủ Nhật

Để giải quyết nạn ứ đọng hồ sơ nhập tịch, Sở Di Trú đã quyết định sắp ngày thi quốc tịch vào cả các ngày Thứ Bẩy và Chủ Nhật. Nhiều “thí sinh” nhập tịch cũng có thể nhận được giấy mời thi quốc tịch vào lúc sau giờ làm việc.

Vậy nếu độc giả nhận được giấy mời thi quốc tịch vào những thời điểm trên thì cũng đừng nghĩ rằng Sở Di Trú đã sắp lộn ngày giờ và xin cứ theo đúng ngày giờ hẹn trên giấy mời. Riêng năm 2007 Sở Di Trú đã nhận được 1,4 triệu đơn nhập tịch do kết quả của việc gia tăng lệ phí vào cuối tháng 7/2007 từ $400 lên $675 (kể cả lệ phí lăn tay). Trong số 1,7 triệu đơn này thì có đến nửa triêu đơn đã đến tay Sở Di Trú trước thời hạn lệ phí gia tăng có hiệu lực (30-7-07).

Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng chỉ trích nặng nề Sở Di Trú về sự chậm trễ hoàn tất thủ tục nhập tịch khiến hàng triệu người mất cơ hội tham dự bầu cơ vào tháng 11 năm nay.

Theo thông báo của Sở Di Trú thì thời gian trung bình kể từ khi Sở Di Trú nhận được đơn tới lúc được tuyên thệ có thể kéo dài cả năm trời do “tai nạn” lệ phí tăng cuối tháng 7 năm ngoái. Mặc dầu Sở Di Trú đã tuyển thêm 1.500 nhân viên nhưng vẫn không thấm vào đâu so với số lượng hồ sơ quá lớn. Mặt khác một số nhỏ còn bị ông FBI ngâm tôm hàng năm trời để được thông qua thủ tục “kiểm tra danh tánh” (Name check).

Thông báo về chiếu khán di dân của tháng 4 năm 2008.

Dưới đây là thông báo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (National Visa Center) về ngày đáo hạn visa (cut-off date) của các đơn xin định cư tại Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình (family based immigrant) của tháng 4 năm 2008:

F1 (Con độc thân trên 21 tuổi của người có quốc tịch): 22 tháng 2 năm 2002.

F2A (Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân): 8 tháng 5 năm2003.

F2B (Con độc thân từ 21 tuổi trở lên của thường trú nhân): 22 tháng 3 năm1999.

F3 (Con đã có gia đình của người có quốc tịch): 22 tháng 5 năm 2000.

F4 (Anh Chị Em của người có quốc tịch): 22 tháng 7 năm1997.

Như vậy so với tháng 3/08 thì:

- Diện F1, lên được 1 tuần.

- Diện F2A, lên được 3 tuần.

- Diện F2B lên được 1 tuần.

- Diện F3 lên được 1 tuần

- Diện F4 lên được 1 tuần.

LTS – Giáo sư Hà Ngọc Cư trong ban biên tập Ngày Nay, hiện là Giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên lo về di dân và tị nạn, văn phòng tại: 2701 Fannin, Suite # 100-107, Houston, TX 77002.
ĐT: (713) 651-0371
FAX: (713)715-5801

Không có nhận xét nào: