Anh Nguyễn Văn Trình (ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) người bị xử hình sự vì bắt trộm.
Ngày 4/1, Tòa án Nhân Dân (TAND) tỉnh Bến Tre đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử và tuyên y án sơ thẩm 6 tháng cải tạo không giam giữ đối với bị cáo Nguyễn Văn Trình (ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) về tội bắt giữ người trái pháp luật- bắt kẻ trộm đột nhập vào nhà mình.
<!->
Tôi chỉ tường thuật tóm tắt nội dung vụ án ký quái này như sau:
Anh Nguyễn Văn Trình cùng cha là ông Nguyễn Văn Tập giữa khuya bắt quả tang một người trộm tiền trong tiệm tạp hóa nhà mình. Anh đã nhiều lần gọi báo cho trưởng ấp nhưng trưởng ấp không nghe máy. Do đêm khuya không có phà, không có ghe đưa tên trộm qua sông lên xã trình báo nên anh Trình trói người này lại.
Kết luận cơ quan điều tra cho biết trong thời gian bắt trộm anh Trình có trói và đánh tên trộm vài cái, dùng dây vắt qua cây, kéo tên trộm lên xuống vài cái để tra hỏi tên gì, con ai, ở đâu. Đến khi tên trộm khai rõ con ai thì anh Trình ngưng, không đánh nữa. Đến 4 giờ 40 sáng trưởng ấp mới nghe điện thoại và cùng công an ấp đến nhà anh giải quyết.
Sau khi anh Trình bị khởi tố tội bắt giữ người trái pháp luật, cha anh cũng bị xem là đồng phạm.
Vì quá uất ức nên trong khi điều tra bố anh Trình đã treo cổ tự vẫn và để lại bức thư tuyệt mệnh…
Còn không nghe nói gì đến hình phạt đối với tên trộm?!
Câu chuyện này đã thu hút sự bàn luận của cộng đồng, trong đó có nhiều ý kiến phẫn nộ. Nhiều người cho rằng việc tuyên án như vậy sẽ “cổ súy cho ăn trộm” và làm cho người dân ngần ngại không dám… bắt trộm.
Bắt trộm đúng hay sai?
Nếu theo đúng luật VN, điều 82, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định:
“Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền; Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.”
“Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền; Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.”
“Tuy nhiên, bắt phải kèm theo “bắt giữ”, khống chế… trong đó trói lại, nhốt lại cũng là một hành vi “giữ” hợp pháp. Hành vi này nhằm mục đích để người phạm tội không chống trả, không bỏ trốn…”.
Một điều đáng chú ý là kẻ ăn trộn tên K. trộm khai trước tòa: “Đã bốn lần đột nhập vào quán anh Trình lấy tiền thành công, hôm xảy ra vụ việc là lần thứ 5. Nếu không bị chú Trình phát hiện thì tôi đã lấy được tiền rồi”.
Như vậy, việc bắt người của bố con anh Trình là phù hợp với quy định pháp luật nên hành vi này không bị xử lý. Rõ ràng tòa án được gọi là Tòa Án Nhân Dân đã sai hoàn toàn.
Chẳng lẽ các quan tòa không thuộc luật hay có sự mờ ám nào khác?
Chính vì cách xử án kỳ lạ của ba tòa quan lớn nên người dân trở nên hoang mang, không biết đối phó như thế nào với chú trộm đây. Bắt thì ở tù, không bắt thì hóa ra ngu ngốc trong khi có thể bắt được trộm. Cho nên dư luận lại bàn nhau hãy im lặng.
Tốt nhất là hãy nằm im để trộm lấy đồ và ra về
Đó là câu chuyện của bà Hà Thị Hòa (53 tuổi, ngụ tổ 4, KP5, P.Trảng Dài). Vào khoảng 2h30 ngày 8/12, bà Hòa đang nằm ngủ với mẹ ở trong phòng thì phát hiện có một tên lẻn vào phòng bà lục lọi đồ đạc để trộm tài sản.
Tuy nhiên bà Hòa chọn cách nằm im giả vờ ngủ chứ không dám la hét cầu cứu vì sợ nguy hiểm đến tính mạng, thời điểm đó trong nhà còn có một người con gái của bà đang ngủ trên lầu.
Khi kiểm soát lại tài sàn, bà phát hiện tài sản bị trộm gồm một két sắt bên trong chứa nhiều vòng, lắc, dây chuyền bằng vàng cùng một số lượng lớn tiền USD và bạc thái cùng 12 triệu đồng.
Sau khi trình báo cơ quan công an, tên trộm đột nhập vào nhà bà Hòa cũng bị bắt.
Tuy nhiên, số tiền trộm được kẻ gian đã tiêu xài gần hết. Coi như mất trắng.
Truy đuổi trộm có thể phải bỏ mạng, bắt giữ trộm có thể phải ngồi tù. Nằm im cho trộm lấy đồ thì thoát thân nhưng mất của. Điều bi hài đó lại đang xảy ra và chắc hẳn sẽ khiến nhiều người phải trăn trở, suy nghĩ.
Không lẽ cứ mặc kẻ trộm ngang nhiên vào nhà mình muốn làm gì thì làm, muốn lấy gì thì lấy. Và dĩ nhiên, không phải ai cũng đủ bình tĩnh và chấp nhận “mất của” theo cách mà bà Hòa đã làm.
Hành vi đột nhập vào nhà để trộm cắp là trái pháp luật. Gia chủ muốn bảo vệ tài sản của mình thì phải tự vệ, truy đuổi và bắt trộm.
Hành vi đột nhập vào nhà để trộm cắp là trái pháp luật. Gia chủ muốn bảo vệ tài sản của mình thì phải tự vệ, truy đuổi và bắt trộm.
Người dân bảo nhau tốt nhất là hãy nằm im…để kẻ trộm lấy đồ và ra về, không trình báo gì cả cho đỡ phải hầu tòa.
Trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự, trách nhiệm phòng chống tội phạm và duy trì kỷ cương pháp luật thuộc về những người quản lý. Thế nhưng, dường như nhiều người dân vẫn đang phải gồng mình “lựa chọn” cách đối phó với trộm để bảo vệ tài sản, tính mạng của chính họ, không tin vào cái gì khác.
Viện trưởng Việm Kiểm Sát Nhân Dân làm gì khi bị trộm vào nhà
Trả lời Phóng viên (PV) báo Pháp Luật TP. Sài Gòn, chính ông Huỳnh Văn Toàn (Viện trưởng VKSND huyện Chợ Lách) từng thừa nhận: Bắt người phạm tội quả tang thì người bắt phải đem liền tên trộm đến cơ quan chức năng nhưng luật không ghi rõ “liền” là ngay tức khắc hay là mấy tiếng đồng hồ sau. PV hỏi: “Dân bắt trộm quả tang giữa đêm khuya vắng người nhưng không được trói, lỡ tên trộm chạy thoát thì sao?”. Ông Toàn trả lời: “Cái này phải suy nghĩ thêm, theo quy định thì chỉ có lực lượng chức năng mới được còng, người dân không được còng. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, người dân khi bắt trộm thì cũng phải như thế”.
Như vậy chính ông Viện trưởng VKS cũng đã thừa nhận nếu gặp trường hợp đó ông cũng làm như gia đình anh Nguyễn Văn Trình mà thôi. Cớ sao tòa lại xử tù (dù không giam giữ) cũng là một bản án hình sự. Vậy thì luật pháp trong trường hợp này bảo vệ ai, người dân bắt trộm hay bảo vệ tên trộm?!
Nhiều lời bình trên các trang báo rất tức cười nhưng không phải là không có lý. Mời bạn đọc vài ý kiến dưới đây:
– Bạn có nick name là Ba viết:
“Vậy từ nay đừng ai bắt trộm nữa nha, khi phát hiện trộm vào nhà thì tự nguyện kêu cả nhà ra quỳ trước mặt tên trộm hô to: “Mày trộm thoải mái đi chứ đừng bắt chủ nhà vào tù mà tội nghiệp”
– Bạn nguyen manh dan khuyên:
“Nếu không muốn vi phạm pháp luật thì gặp kẻ trộm hãy nói: Anh đứng nguyên đó để tôi đi taxi gọi chính quyền đến nhé”.
Người dân đã khuyên nhau như thế tôi không phải bình luận gì thêm cho tình trạng oái oăm này nữa bởi ngay chính tôi nếu bị kẻ trộm vào nhà cũng không biết phải phản ứng ra sao. Chắc là tôi cũng im lặng chịu đựng cho khỏe cái thân già, chắc vô số người dân khác cũng như vậy mà thôi. Tin vào công lý có khi bị tù oan, vậy tin vào cái gì bây giờ thưa các bạn?
Văn Quang – 16-1-2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét