Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2025

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 14/1/2025 - Duke Nguyên

Ông Vance nói những người bị ‘truy tố bất công’ vụ án J6 ‘nên được ân xá’ “Tôi nghĩ rất đơn giản, hãy xem, nếu bạn biểu tình ôn hòa vào ngày 6 tháng 1 và Bộ Tư pháp của ông Merrick Garland đối xử với bạn như một thành viên băng đảng, bạn nên được ân xá“, Phó Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ JD Vance chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn trên “Fox News Sunday” hôm Chủ Nhật (12/1). Nhưng ông Vance cũng nói: “Nếu bạn có hành vi bạo lực vào ngày hôm đó, rõ ràng là bạn không nên được ân xá. Và có một chút phức tạp, khó phân biệt trắng đen ở đây”.
<!>
Ông Vance cho hay ông và ông Trump “rất cam kết” thực hiện luật pháp bình đẳng, và nhấn mạnh cả hai ông tin rằng có những người trong vụ J6 đã “bị truy tố bất công“.

Ông Vance tuyên bố “chúng ta cần phải khắc phục điều đó“, theo The Hill.

Tuần trước là đánh dấu kỷ niệm bốn năm sự kiện ngày 6 tháng 1, này mà đa số người biểu tình đã tuần hành “một cách hòa bình và yêu nước“, khi ông Trump đã thúc giục họ thực hiện trong bài phát biểu của mình tại Ellipse, công viên rộng 52 mẫu Anh ngay phía nam hàng rào Nhà Trắng. Bài phát biểu của ông Trump trồng chéo một phần về thời điểm khi những người tuần hành hướng đến Tòa nhà Quốc hội (Điện Capitol), nơi diễn ra lễ chứng nhận cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Ông Trump từ lâu đã hứa sẽ ân xá từng trường hợp cụ thể cho những người biểu tình ôn hòa vào ngày hôm đó.

Một số người lập luận, mà không có bằng chứng, rằng những gì đã diễn ra, là một cuộc nổi loạn bạo lực, mặc dù không ai trong số hơn 1.200 người đã bị buộc tội hoặc bị kết án tội phạm kể từ ngày đó, là bị buộc tội nổi loạn.

Trong số hàng ngàn giờ cảnh quay video có được về các sự kiện của ngày hôm đó, có những ví dụ về việc cảnh sát Điện Capitol di chuyển các rào chắn, và vẫy tay cho mọi người vào tòa nhà. Theo báo cáo của Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố vào tháng 12/2024, cũng có ít nhất 26 người cung cấp thông tin thân tín của FBI vào ngày hôm đó, hầu hết trong số họ có liên quan đến hoạt động bất hợp pháp. Một số phóng viên điều tra tin rằng có nhiều đặc vụ FBI và cá nhân cung cấp thông tin cho FBI hơn trong đám đông.

Hình phạt khắc nghiệt đối với nhiều người bị truy tố, bị giam giữ mà không được tại ngoại, bị giam giữ biệt lập và bị từ chối tiếp cận với luật sư của mình trong vụ J6, đã trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi thời gian dài tại Hoa Kỳ.

Tổng thư ký NATO cảnh báo các thành viên có thể phải học tiếng Nga


Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho rằng các thành viên châu Âu của NATO hoặc là cần tăng mạnh chi tiêu quân sự hoặc là phải bắt đầu học tiếng Nga.

Phát phiểu của ông Rutte được đưa ra trong phiên hỏi đáp vào cuối buổi họp chung của Ủy ban Đối ngoại thuộc Nghị viên châu Âu (AFET) cùng Tiểu ban An ninh và Quốc phòng (SEDE) hôm thứ Hai (13/1).

Theo ông Rutte, mặc dù 2/3 thành viên NATO hiện đang đạt được mục tiêu năm 2014 của khối là chi 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quân đội, nhưng điều này vẫn chưa đủ để bảo vệ họ khỏi Moskva.

“Chúng ta hiện đang an toàn, nhưng 4-5 năm nữa thì không. Do đó, nếu quý vị không làm vậy, thì hãy tham gia các khóa học tiếng Nga hoặc đến New Zealand. Còn không thì hãy quyết định chi tiêu (quân sự) nhiều hơn ngay bây giờ”, trích lời ông Rutte.

Tổng thư ký NATO nói thêm: “Tôi chỉ muốn quý vị chi nhiều tiền hơn. Tôi không cam kết đưa ra con số mới, chỉ nói rằng 2% là không đủ”.

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã đưa ra ý tưởng tăng chi tiêu quân sự lên 5%, nhưng hiện tại không có thành viên NATO nào – bao gồm cả Washington – đạt được con số đó.

Trước đây, ông Rutte đã nhiều lần kêu gọi tăng ngân sách quân sự. Tháng trước, ông đề xuất rằng các nước Liên minh châu Âu (EU) phải cắt giảm một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe, lương hưu cũng như những dịch vụ xã hội khác để có nguồn tiền, và đã nhắc lại lời kêu gọi đó vào thứ Hai (13/1).

Theo ông Rutte, trong cuộc xung đột với Nga, ngành công nghiệp quân sự Tây Âu đã tăng cường sản xuất để cung cấp cho Ukraine, nhưng nỗ lực tốt nhất của họ vẫn chưa đủ.

Ông Rutte than thở rằng: “Chúng ta chưa đạt đến mức độ cần có, chưa đạt đến mức đó. Ngành công nghiệp của chúng ta vẫn còn quá nhỏ, quá phân mảnh và – thành thật mà nói – là quá chậm”.

Hoa Kỳ hiện đóng góp 60% chi tiêu quân sự của NATO. Nếu không có Washington, các thành viên châu Âu của NATO sẽ cần phải tăng chi tiêu lên tới 10% GDP, điều này hoàn toàn không thực tế.

Ông Rutte chỉ ra rằng toàn bộ NATO phải mất 1 năm để sản xuất được số lượng vũ khí và đạn dược mà Nga có thể sản xuất chỉ trong vòng 3 tháng. Moskva nhanh hơn vì “họ không có bộ máy quan liêu như của chúng ta”. Ông Rutte cũng nói rằng Nga đang chi tới 9% GDP cho quân đội.

Tuy nhiên tại một cuộc họp với các quan chức quốc phòng cấp cao vào tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra con số chi tiêu quốc phòng của Moskva là 6,3% và kêu gọi quân đội sử dụng số tiền này một cách có trách nhiệm.

Trung Quốc loan báo giá trị kim ngạch thương mại Nga-Trung năm 2024 đạt mức cao kỷ lục


Cơ quan hải quan Trung Quốc đã loan báo rằng giá trị kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2024.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) công bố giá trị thương mại đạt 1,74 nghìn tỷ nhân dân tệ (244,8 tỷ USD), nhờ vào mức tăng 4% trong xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga năm 2024. Nhìn chung, kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Năm 2023, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đạt 240 tỷ USD, tăng trưởng 26,3%. Những con số này đã củng cố vị thế của Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong 14 năm liên tiếp.

“Tôi tin rằng quan hệ kinh tế Nga-Trung có triển vọng to lớn“, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu trong cuộc gặp lãnh đạo Trung Quốc vào năm ngoái.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng chia sẻ quan điểm tương tự trong bài phát biểu Năm mới 2025 vào đầu tháng Một này. Ông Tập nói rằng hai nước Trung-Nga luôn “tay trong tay” tiến về phía trước .

Đại sứ của Nga tại Trung Quốc đã xác nhận vào cuối tháng 12/2024 rằng ông Tập Cận Bình có kế hoạch thăm Nga trong năm 2025 này.

Sự gia tăng kim ngạch thương mại với Nga diễn ra là một phần của sự gia tăng chung về ngoại thương của Trung Quốc, đạt mức cao kỷ lục về tổng giá trị vào năm 2024. Theo GACC, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đạt khoảng 6,1 nghìn tỷ USD vào năm 2024, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo dữ liệu mới nhất từ Cục Hải quan Liên bang Nga, Trung Quốc chiếm hơn một phần ba ngoại thương của Nga. Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Moskva và Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác lớn thứ ba.

Khi bầu trời kinh tế u ám, 15.000 người giàu Trung Quốc đã ra di cư ra nước ngoài


Theo báo cáo mới nhất của công ty đầu tư di cư Henley & Partners, ước tính năm 2024 có 15.200 người giàu Trung Quốc sở hữu tài sản đầu tư khả thi từ 1 triệu USD trở lên đã rời khỏi Trung Quốc, số lượng người di cư giàu có này vượt qua bất kỳ quốc gia nào khác. Những điểm đến di cư được yêu thích nhất của người giàu Trung Quốc lần lượt là Mỹ, Canada, Liên minh Châu Âu, Singapore, Nhật Bản và Hồng Kông.

Xu hướng người giàu Trung Quốc di cư ra nước ngoài đã tồn tại nhiều năm, nhưng sự bất mãn đối với chế độ chính trị độc tài của Bắc Kinh đã bùng nổ trong thời gian phong tỏa dịch COVID-19. Sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, ngày càng có nhiều người giàu Trung Quốc tăng tốc di cư ra nước ngoài.

Kênh Al Jazeera ngày 8 tháng 1 đưa tin, năm năm trước, cô Mạnh Kiến từ Thượng Hải đến Hồng Kông để tự tặng cho mình một món quà sinh nhật đặc biệt — bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.

“Tôi không tin rằng hệ thống y tế và thị trường bảo hiểm của Trung Quốc có thể cung cấp cho tôi những gì tôi có thể cần trong tương lai,” cô Mạnh Kiến nói với Al Jazeera. Vì lo ngại chính quyền Trung Quốc gây rắc rối, cô không muốn tiết lộ tên thật của mình.

Cô nói: “Vì vậy, tôi quyết định mở một tài khoản ngân hàng ở Hồng Kông để mua bảo hiểm,”.

Kể từ đó, khi tài sản của Mạnh Kiến ngày càng gia tăng, cô chỉ mở rộng các giao dịch tài chính bên ngoài Trung Quốc. Hiện nay, phần lớn công việc của cô được thực hiện qua Hồng Kông, và gần đây cô đã mở một tài khoản ngân hàng ở Singapore và chuyển hầu hết tài sản vào tài khoản đó.

Cô nói: “Tôi không muốn để quá nhiều tiền ở Trung Quốc, bởi vì tôi cảm thấy trong nhiều khía cạnh, tình hình hiện tại của Trung Quốc không tốt lắm”.

Kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất trong nhiều thập niên. Tốc độ giảm tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với xu hướng lịch sử, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn cao, duy trì trên 17%. Chi tiêu của hộ gia đình chỉ chiếm khoảng 40% GDP, vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu, và thị trường bất động sản tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài, với giá giảm khoảng 8% so với đỉnh điểm.

Trong khi đó, trong những năm gần đây, từ công nghệ đến tài chính và tư vấn cá nhân, nhiều ngành nghề đã bị chính quyền Trung Quốc tấn công mạnh mẽ, khiến giới doanh nhân cảm thấy căng thẳng. Việc các doanh nhân nổi tiếng như Bao Phàm biến mất cũng khiến giới kinh doanh lo lắng.

Bao Phàm là một trong những nhà đầu tư ngân hàng nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ Trung Quốc, từ khi công ty đầu tư của ông, Hoa Hưng Capital, thông báo “hợp tác” với cuộc điều tra vào tháng 2 năm 2023, ông đã không còn xuất hiện nữa. Chính quyền không cung cấp bất kỳ cáo buộc nào chống lại ông hoặc bất kỳ thông tin nào về tình trạng vụ án.

“Xét đến những gì đã xảy ra, tôi nghĩ rằng việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là không an toàn,” cô Mạnh Kiến nói. “Tình hình quá không ổn định.”

Sau khi chuyển hầu hết tài sản ra khỏi Trung Quốc, cô Mạnh Kiến đang xem xét việc một ngày nào đó di cư ra nước ngoài. Cô nói: “Tôi chỉ là một chủ doanh nghiệp nhỏ, và tôi biết nhiều người giàu có hơn, có tài sản lớn hơn cũng đang cân nhắc rời khỏi Trung Quốc”.

Thực tế, nhiều người giàu Trung Quốc đã thực hiện bước đi này. Bài báo “Xu hướng của nhóm người giàu tại Trung Quốc” do Viện Hurun công bố vào tháng 3 năm 2024 cho biết gần 40% các gia đình có tài sản cao được khảo sát đang xem xét việc di cư ra nước ngoài.

Theo dữ liệu của Henley & Partners, năm 2023, có 13.800 người có tài sản cao đã rời khỏi Trung Quốc, tăng 28% so với năm 2022, là con số cao nhất trong tất cả các quốc gia. Công ty này dự đoán rằng đến cuối năm 2024 sẽ có 15.200 triệu phú Trung Quốc di cư, lập kỷ lục mới.

Chuyên gia phân tích chính của Danske Bank và nhà kinh tế Trung Quốc Allan Von Mehren đã nói với Al Jazeera: “Nếu đây là sự khởi đầu của một xu hướng tăng tốc, thì xu hướng này có thể mang lại thách thức cho nền kinh tế Trung Quốc.”

Khi những triệu phú rời đi, họ thường mang theo tài sản. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, việc dòng vốn ra nước ngoài đã bắt đầu tạo ảnh hưởng. Trong quý II năm 2024, các công ty nước ngoài đã rút khỏi Trung Quốc một số tiền kỷ lục 15 tỷ USD.

Sara Hsu, phó giáo sư nghiên cứu tài chính Trung Quốc tại Đại học Tennessee, nói với Al Jazeera rằng sự gia tăng dòng vốn ra nước ngoài chỉ làm tổn hại thêm cho nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn.

Không có nhận xét nào: