Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2025

Di chúc bảo tàng, xóa bỏ hận thù và nhầm lẫn cuối đời. - Giao Chỉ, San Jose

Chuyện kể từ đầu

Gửi các thân hữu trên thế giới về những tin tức liên quan đến Viet Museum thân yêu của chúng tôi vào dịp cuối năm 2024 qua năm 2025. Ghi nhận nửa thế kỷ trầm luân lưu vong biệt xứ. Tất cả do lỗi của tôi. Một sự nhầm lẫn cuối đời.Vốn có đôi chút hãnh diện. Mang thân anh lính già, nửa đời người dù cho là trên con tàu quân vận cần duyên chạy theo hạm đội nhưng cũng là bỏ chạy. Lúc còn học võ bị Đà Lạt, trung tá tây chỉ huy dạy rằng: "Các anh tập Combat bị lạc vào trường bắn thì phải bỏ chạy theo luật bất thành văn 'Sauve qui peut' để còn sống mà sẽ hy sinh lần sau’’. 
<!>
Di tản qua Mỹ tránh mang mối nhục tù đầy nhưng đã có tri thức làm sao quên được cái nhục bỏ súng mà chạy. Làm gì có can đảm phục quốc mà hy sinh lần sau. Mình vốn chữ nghĩa giới hạn, có mảnh bằng trung học là động viên vào lính. Nay qua Mỹ làm giám đốc một cơ quan định cư chỉ huy các giáo sư khoa bảng, quả thực vừa may mắn vừa vất vả. Thôi đành mang bệnh Workaholic mà làm việc.

Vừa đến tuổi về hưu lãnh tiền già thì duyên may tìm được con đường hy sinh cuối đời là sáng lập viện bảo tàng Thuyền nhân và Việt Nam Cộng hòa. Vốn là con mọt sách đã đọc biết bao nhiêu chuyện. Đã gặp bao nhiêu người trong 21 năm chinh chiến. Đã chứng kiến bao nhiêu hoàn cảnh từ chiến tranh đến hậu chiến lưu vong. Đem tất cả vốn liếng vào công tác bảo tàng. Đem chút tài mọn và cả tài sản nhỏ bé ra hy sinh.

Vận may tiếp tục nên Viet Museum đã trưởng thành qua gần 30 năm. Cơ quan IRCC ra ơn dưỡng dục Viet Museum với tuổi đời gần nửa thế kỷ. Chúng tôi có vài người bạn trẻ phải ghi nhớ như anh Nguyễn Hữu Lục với các họa phẩm thuyền nhân, anh Lại Đức Hùng với công tác xã hội văn hóa và anh Phạm Phú Nam với công tác truyền thông tuyệt hảo. Cả 3 anh đều bỏ bác Lộc ở lại một mình. Phải nhắc lại các bạn cùng khóa như bác Đôn, bác Kế, bác Tước, bác Tạo đã tiếp tay yểm trợ. Bác Vĩnh, bác Tùng bên KQ và bác Nhơn LL Đặc Biệt và nhiều vị khác. Cũng không quên giáo sư Nguyễn Quang Huyến và chị Kiều Loan... Và còn nhiều bạn bè đã trở thành chiến hữu… Bây giờ xin viết về chuyện những năm cuối cùng.

Di chúc Bảo Tàng

Đầu năm 2025 lại không phải là lúc vui mừng. Dù sống tại Hoa Kỳ nhưng nửa thế kỷ lưu vong không thực sự là những ngày hạnh phúc. Duy chỉ có giây phút viết di chúc cho viện Bảo tàng với nhiều hy vọng. Bước vào tuổi đại thọ 92 viết đôi lời cho thế hệ tương lai kể chuyện để lại Viet Museum quả là hạnh phúc. 

Chuyện kể như sau.

Tháng 4 năm 1975 bỏ nước ra đi trên con tàu quân vận chạy cận duyên theo hải quân đã đem theo mối nhục. Qua Mỹ được nhận lãnh cơ quan lo việc định cư di dân và tỵ nạn thực là may mắn. 

Cuối đời lạc đường vào lịch sử đi thành lập Viện Bảo tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa tại San Jose. Mở đầu là các tủ kính qua những gian hàng trong ngôi nhà cũ của thành phố. Rồi may mắn lọt được vào ngôi nhà đổ nát ở góc cuối khu vườn Kelley trong History San Jose. Hơn 25 năm qua ngôi nhà Victoria nhỏ bé và chật hẹp đã trở thành Viet Museum nổi tiếng nhất. Hàng trăm ngàn sinh viên và học sinh viếng thăm mỗi năm. Đặc biệt các em học sinh đi dã ngoại đã thăm viếng nhiều lần. Tình nguyện đi vào con đường xây dựng Bảo Tàng, xin kể vài chi tiết như sau. Museum không phải là triển lãm để khoe các hình ảnh và tài liệu hấp dẫn. Bảo tàng cũng không phải là trung tâm văn khố để dành cho các học giả tham khảo. Tại đây phải có các tài liệu sáng tạo. Những bức tranh sơn dầu lịch sử liên quan đến đề tài. Những sáng tạo phản ánh cuộc chiến tranh Quốc Cộng từ sau đệ nhị thế chiến đến 21 năm Nam Bắc phân tranh khi đất nước chia đôi. Viet Museum không thể thiếu hình ảnh thể hiện 20 năm hàng trăm ngàn quân cán chính miền Nam bị tù đày “Cải tạo”. Tiếp theo là đến hình ảnh thuyền nhân vượt biển rồi những đợt HO đoàn tụ tại Hoa Kỳ. Từ 150 ngàn gia đình di tản năm 75 đến 50 năm sau đã có hơn 2 triệu người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ. 

Tổng cộng Viet Museum vào đầu năm 2025 đã có được 10 tượng đài trong khu vườn Tự Do bao quanh. Có 200 tác phẩm và di sản để trưng bày gồm cả 2 tầng ngôi nhà cổ của kiến trúc Ý đại lợi. Các sinh viên Stanford học khoa chính trị đã dành 10 phút cho câu hỏi về chiến tranh Việt Nam. Viet Museum đã có câu trả lời vắn tắt và đơn giản là hình ảnh 4 cây súng của bộ binh treo trên tường. Giai đoạn đầu là súng của Nga và của Pháp bắn phát một trang bị cho 2 bên. Giai đoạn sau là cây AK 47 của Trung Cộng đối thủ với cây M16 của Hoa Kỳ. Bốn cây súng của bộ binh do 4 nước làm ra trao vào tay chiến binh trẻ tuổi Việt Nam 2 miền Nam Bắc hy sinh trên 3 triệu người. Rồi đến chuyện 2 con thuyền vượt biển với hình ảnh tiêu biểu đã đem gần 1 triệu người đến bến Tự Do và 300 ngàn người đi mà không đến. Một bức tường với cuộc sống một ngày trong ngục tù cộng sản. Đó là những đề tài vĩ đại. Còn chuyện nhỏ là cái gạt tàn thuốc lá của tướng Lê Văn Hưng với điếu thuốc cuối cùng trước khi tự vẫn tại Cần Thơ. Cũng là di vật nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa là 2 ngôi sao cấp tướng đầu tiên của thiếu tướng Lương Xuân Việt thuộc quân lực Hoa Kỳ. Chúng ta vừa đón tết dương lịch 2025. Tiếp theo là Tết Ất Tỵ vào cuối tháng 1. Nhân dịp Tết Việt Nam cho đến tháng tư năm 2025 ghi dấu 50 năm bỏ nước ra đi, trước sân Viet Museum sẽ có khu triển lãm được mệnh danh là đem Tro tàn quá khứ ta xây dựng bảo tàng. Quý vị sẽ có dịp cùng chúng tôi ghi nhận tất cả những gì tượng trưng cho đất nước mang theo và quê hương bỏ lại.

Chuyện sau cùng

Để kết luận bài báo cáo về Museum đầu năm xin có đôi điều về một lần nhầm lẫn cuối đời. Số là IRCC dự trù sẽ chính thức tổ chức họp mặt bầu một hội đồng quản trị mới và trẻ trung vào đầu năm 2025. Chúng tôi đã mời quý vị rất tri thức và trong sáng chuẩn bị tham dự. Tiếc thay ngay từ hơn tháng qua một vài quý vị trong hội đồng đã nóng nảy vội vàng đơn phương quyết định chúng tôi già yếu, bệnh hoạn phải giao lại cơ quan IRCC và Viet Museum cho quý ông tùy nghi. Bất đắc dĩ không thể theo bước con sông Gianh thời Trịnh Nguyễn nên đã hết lời van lạy bạn bè thân hữu cuối đời. Tôi đã lầm đưa bạn vào đây. Ông già Giao Chỉ đã nhìn nhận sai lầm cuối đời nên xin lỗi và từ chối mọi yêu cầu. Như Lam Phương đã khóc thành bài ca: “Anh đã lầm đưa em sang đây”. Quý anh chị tri thức và giàu sang không cần danh vọng và tiền bạc. Cần chi mà tranh danh với lão già xây dựng ngôi đền thiêng duy nhất của cộng đồng 40 năm qua. Ôi Việt Nam cũng Việt Nam tranh chấp. Muôn đời sau để xấu cho Museum. Đi vào tranh chấp để phải gian dối làm gì. Nhân danh người xây dựng bảo tàng đã bán nhà trên đồi để vào ở nhà mobile. Đã đi ăn xin gần nửa thế kỷ để xây dựng ngôi nhà lịch sử đau thương. Xin tha cho chúng tôi trong năm cuối của nửa thế kỷ lưu vong. Chúng tôi sẽ bàn giao bảo vật bảo tàng cho thế hệ trong sáng kế tiếp hoàn tất trong năm cuối cùng. Xin thượng đế tha tội cho chúng tôi. Đã cùng làm mất nước lại còn làm nhục ngôi nhà lịch sử.

Viet Museum ngày nay sẽ là Viện bảo tàng xây dựng nhân quyền chống độc tài cộng sản nhưng cũng là của thương yêu và xóa bỏ hận thù,



 
Giao Chi San Jose.   
(408) 316 8393

Không có nhận xét nào: