Lời Mời -(Cơ Hội Ghi Danh Tham Dự Giây Phút Cuối Cùng! Trước Khi Đóng Sổ!)_Có gì lạ trong Mùa Tạ Ơn năm nay? Dạ tiệc vui, đang được sự Chú ý nhất! (Hàng trăm người đã ghi danh!) -Một sinh hoạt văn nghệ truyền thống, luôn luôn đã được sự hưởng ứng đông đảo, nồng nhiệt, nhưng lại bị bỏ quên tổ chức, trên 10 năm nay! giờ mới lại có cơ hội tiếp tục! Trân trong giới thiệu đến Những Người Lính, Yêu Tổ Quốc Không Gian, một thời “Trấn Không”, Gia Đình và Thân Hữu, tìm lại không khí của Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc, Mây Bốn Phương Trời…trong:
Chiều Không Gian Hội Ngộ Nhân Mùa Tạ Ơn 2024! (Tiệc Nhẹ, Khiêu Vũ)
<!>
*Trong mục đích cao đẹp, gây quỹ để ủng hộ Hội Ái Hữu Không Quân Bắc Cali, để Hội có thêm phương tiện hoạt động!
* Với công thức tổ chức đầy thiện chí độc đáo, có một không hai! Nhóm 73A Phi Hành Bắc Cali, sẽ tài trợ mọi chi phí tổ chức! nên tất cả số tài chánh thu được trong buổi Hội Ngộ Dạ Tiệc này, 100%, sẽ được xung hết vào Quỹ của Hội! để có thêm…xăng! thực hiện thêm những phi vụ, mà Hội đang có trong dự tính! Hội Ái Hữu KQ Bắc Cali, là Hội Đoàn Quân Đội, trong tình nghĩa “một ngày KQ, cả đời KQ!” bền bỉ hoạt động, đã làm rất nhiều các Quân Binh Chủng Bạn, rất nể phục!
Đây là là dịp vui hiếm có, vào những ngày Lễ tưng bừng cuối năm, xin đừng bỏ qua, rất uổng!
Nên Trân Trọng Kính Mời Quý Niên Trưởng, Quý Chiến Hữu, Gia Đình, Thân Hữu và Các Quân Binh Chủng Bạn, Cùng Tham Dự:
Dạ Tiệc Không Gian Hội Ngộ, với chủ đề: “Không bỏ Anh Em, Không bỏ Bạn Bè!” cho dù qua hơn nửa thế kỷ, vẫn còn có nhau!
Từ 6 giờ chiều, đến 11 giờ đêm, Chủ Nhật, Ngày 24 Tháng 11 Năm 2024. (Vào Tuần Lễ Này, Nhân Dịp Mừng Lễ Tạ Ơn)
Tại L'amour Dance Studio
1818 Tully Rd #140, San Jose CA 95122
Giá vé ủng hộ rất là đặc biệt, nhẹ nhàng, $50 mỗi người tham dư. (Chi phí tổ chức đã trên 30 đô la cho một người!)
Gồm có: thức ăn 6 món, do nhà hàng U pick đảm nhận. Nước uống (bia, rượu chát & rượu mạnh) tự do! (hổng say, hổng…dzề!)
Kèm theo nhiều mục vui ngày Lễ, chưa kể mục xổ số có thưởng, 10 phần quà rất có giá trị & đẹp mắt!
Ban nhạc: One man band, với những ca sĩ hay trong vùng và các ca sĩ Không Quân Bắc Cali và thân hữu. Bảo đảm, sẽ là một đêm vui, nhớ đời!...Một chuyến bay đêm!
Trân trọng kính mời
Thay mặt cho BTC Đêm Không Gian Hội Ngộ:
-KQ Lê Văn Hải (Trưởng Ban Tổ Chức)
-KQ Huỳnh Trịnh Phương (Trưởng Ban Điều Hợp)
-Đại Diện HAHKQ/Bắc Cali: KQ Hồ Đắc Tiến
Vì chỗ ngồi có hạn, nên nhắc nhở Quý Khách, nếu có ý định tham dự, xin giữ chỗ trước ngay…hôm nay! đừng để giờ chót, muốn thì, không còn cơ hội! Hạn chót ghi danh và đóng tiền, trước ngày 22 tháng 11 năm 2024. (Còn 3 ngày nữa)
Chi phiếu (check) xin gửi về:
1/ RVNAF Vets Asociation
Và gửi về địa chỉ:
Hội AHKQ-BC
3455 Woodyend ct
San Jose, Ca 95121
Cell: (408) 828-5336
email: anthonytdho@gmail.com
2/ Phuong Huynh
124 Rancho dr #202
San Jose, Ca 95111
Cell: (408) 799-8218
email: phuongh_54@yahoo.com
Chân Thành Cảm Tạ, Kính Chúc Quý Vị Và Gia Đình, Vào Mùa Lễ, Luôn Mạnh Khỏe, Hạnh Phúc, An Vui Và Mọi Điều May Mắn!
Hành Khúc Và Vài Hình Ảnh Không Quân VNCH
🎶🎵 Giờ đoàn người từng vượt qua biên giới quyết chiến đấu
Ðã chiếm chiến công ngang trời
Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu
Ði không ai tìm xác rơi
Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi
Hối tiếc tấm thân làm chi
Giờ thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến thắng
Nhớ lấy phút giây từ ly
Ta là đàn chim bay trên cao xanh
Khi nhìn qua khói những kinh thành xa
Ðôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh
Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
Ðây đó hồn nước ơi !
Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió
U ..u… u… u… u… u …
Ôi phi công danh tiếng muôn đời
Nhìn xa phi trường Việt Nam
Không quân ra đi cánh bay rợp trời
U ..u… u… u… u… u …
Xa giang sơn ngắm nhìn về khắp nơi
Bầy chim dù bay ngàn phương cũng về
Ðể rồi ngày ngày sống hòa nhịp đời
Cùng ngàn kiếp chim
Bầy ta càng đi càng xa
Quyết khi về đem lại đây chiến công
Dù thân mồ quên lấp chìm Giờ đoàn người từng vượt qua biên giới quyết chiến đấu
Ðã chiếm chiến công ngang trời
Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu
Ði không ai tìm xác rơi
Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi
Hối tiếc tấm thân làm chi
Giờ thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến thắng
Nhớ lấy phút giây từ ly
Ta là đàn chim bay trên cao xanh
Khi nhìn qua khói những kinh thành xa
Ðôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh
Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng
Ðây đó hồn nước ơi !
Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió
U ..u… u… u… u… u …
Ôi phi công danh tiếng muôn đời
Nhìn xa phi trường Việt Nam
Không quân ra đi cánh bay rợp trời
U ..u… u… u… u… u …
Xa giang sơn ngắm nhìn về khắp nơi
Bầy chim dù bay ngàn phương cũng về
Ðể rồi ngày ngày sống hòa nhịp đời
Cùng ngàn kiếp chim
Bầy ta càng đi càng xa
Quyết khi về đem lại đây chiến công
Dù thân mồ quên lấp chìm 🎶
Tin Quốc Tế Đó Đây
Xung Đột Do Thái-Hezbollah: Lebanon Nghiên Cứu Đề Xuất Ngừng Bắn của Hoa Kỳ
(Hình AP - Bilal Hussein: Cột khói bốc lên từ một vị trí ở ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut của Lebanon, bị quân đội Do Thái oanh kích, ngày 16/11/2024.)
-Ngày 15/11/2024, Đại sứ Hoa Kỳ tại Beirut, bà Lisa Johnson đã trình bày với Chủ tịch Quốc hội Lebanon, Nabih Berry một Dự thảo Thỏa thuận Ngừng bắn được phối hợp soạn thảo với Do Thái. Beirut cho biết đang nghiên cứu đề xuất.
Cùng lúc, giao tranh ác liệt trên bộ đang diễn ra ở miền Nam Lebanon giữa Hezbollah và quân đội Do Thái. Ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut và nhiều khu vực khác ở Lebanon tiếp tục bị oanh kích. Thông tín viên Paul Khalifeh của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại thủ đô Beirut của Lebanon trường trình:
Chủ tịch Quốc hội Nabih Berry, nhân vật chủ chốt theo hệ phái Shiite của Lebanon, có đầy đủ quyền lực để thay mặt Hezbollah đàm phán. Phong trào này chỉ yêu cầu thỏa thuận phải tôn trọng chủ quyền của Lebanon.
Thế nhưng, một số nguồn tin cho biết văn bản thỏa thuận được Hoa Kỳ đưa ra có một điều khoản cho phép quân đội Do Thái tự do hành động trong lãnh thổ Lebanon sau khi ngừng bắn.
Trong một tuyên bố với báo As-Sharq al-Awsat của Ả Rập Saudi, ông Nabih Berry đã làm rõ vấn đề này. Ông bảo đảm rằng đề xuất không dành cho Do Thái quyền tự do hành động nào tại Lebanon và cũng không dự trù khai triển lực lượng của Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở miền Nam Lebanon.
Tuy nhiên, lãnh đạo cơ quan Hành pháp Lebanon cho biết văn bản thỏa thuận có những chi tiết không thể chấp nhận đối với Beirut. Đó là việc thành lập một ủy ban bao gồm thành phần là những nước phương Tây để giám sát việc thực thi Nghị quyết số 1701 của Liên Hiệp Quốc.
Ông Nabih Berry cho biết, các cuộc thảo luận hiện nay tập trung vào việc tạo ra một cơ chế thay thế, "chúng tôi đang làm việc trong không khí tích cực".
Trong lúc này, giao tranh dữ dội trên bộ vẫn đang diễn ra ở miền Nam Lebanon. Không quân Do Thái gia tăng oanh kích vào ngoại ô phía Nam Beirut. Thông điệp của Do Thái là rõ ràng: Các cuộc thương lượng phải diễn ra dưới bom đạn.
Công Luận Iran Hoài Nghi Về Khả Năng Đối Thoại Với Chính Quyền Mỹ Thời Donald Trump
(Hình AFP - Mandel Ngan: Các nhà hoạt động tham gia cuộc biểu tình "Iran tự do" trước Tòa Bạch Ốc, tại Quảng trường Lafayette ở Hoa Thịnh Ðốn, thủ đô của Mỹ, ngày 16/11/2024.)
-Hôm 16/11/2024, Ngoại trưởng Iran, ông Abbas Araghchi phát biểu trên truyền hình là có một cơ hội để giải quyết hồ sơ nguyên tử Iran thông qua ngoại giao, nhưng cơ hội này rất "hạn chế".
Theo thông tấn xã AFP, Ngoại trưởng Iran nhấn mạnh là hồ sơ nguyên tử của Teheran trong năm tới sẽ phức tạp nhưng Iran sẵn sàng đối phó với mọi kịch bản. Trong khi đó, người dân Iran cũng hoài nghi về khả năng đối thoại với chính quyền Mỹ thời Donald Trump.
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Teheran đã gửi đến ông tín hiệu cởi mở, kêu gọi Hoa Thịnh Ðốn có chính sách mới đối với Iran. Thông tấn xã AFP hôm 16/11 trích dẫn ý kiến của một số người dân, theo đó có rất ít khả năng ông Donald Trump muốn đối thoại với Iran, hay là vì lợi ích của Mỹ, họ sẽ hòa giải nếu họ thấy cần hòa bình, nhưng nếu Mỹ thấy cần chiến tranh thì họ cũng sẽ làm theo hướng đó.
Có người nhận định tân chính phủ Mỹ sẽ là chính phủ ủng hộ chiến tranh nhiều hơn hòa bình và thương lượng. Mối lo của họ không phải vô cớ bởi vì Donald Trump đã chọn Thượng Nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng, mà đây là nhân vật nổi tiếng với đường lối cứng rắn chống Trung Quốc và Iran.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ đầu tiên (2017-2021), Donald Trump đã theo chính sách gây "sức ép tối đa" đối với chế độ Teheran, rút Mỹ khỏi thỏa thuận nguyên tử Iran 2015 và tái lập những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhắm vào Iran. Tổng thống Mỹ sau đó là Joe Biden đã duy trì các đòn trừng phạt ban hành từ thời Donald Trump.
Tuy nhiên, cũng có một số người hy vọng Donald Trump sẽ ký thỏa thuận với Iran nếu thấy có lợi bởi vì Tổng thống Mỹ tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vốn dĩ là một nhà kinh doanh.
Chiến Tranh Ukraine: Thủ Tướng Đức Lần Đầu Điện Đàm Với Tổng Thống Putin, Kêu Gọi Nga Đàm Phán Hòa Bình
(Hình AP - Vyacheslav Prokofyev, minh họa: Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một phiên họp chính phủ, Mạc Tư Khoa, ngày 8/11/2024.)
-Hôm 15/11/2024 lần đầu tiên từ 714 ngày trở lại đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin mới nói chuyện với nhau.
Trong cuộc điện đàm, cả hai nhà lãnh đạo Nga và Đức đều đã tái khẳng định lập trường của họ về xung đột Ukraine. Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Mạc Tư Khoa đàm phán về một nền "hòa bình công bằng và bền vững", trong khi Tổng thống Nga nhất quyết yêu cầu Kyiv nhượng phần lãnh thổ mà Nga đã chiếm đóng.
Từ thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, thông tín viên Anissa El Jabri của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm chi tiết:
"Kênh 1 của truyền hình Nga vào tối hôm qua (thứ Sáu) đã cho đọc toàn văn thông cáo của Ðiện Cẩm Linh, sau đó cho phát lại một phần bài phát biểu của nguyên thủ quốc gia Putin trước các nhà ngoại giao Nga hồi tháng Sáu.
Trong bài phát biểu này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra những đòi hỏi tiên quyết của ông cho thương lượng thoát khỏi cuộc chiến mà ông ta đã phát động ở Ukraine, và chính đoạn trích này đã được phát trên truyền hình Nga tối thứ Sáu.
Putin đòi chủ quyền tất cả các vùng lãnh thổ đã chiếm của Ukraine và đòi Kyiv cam kết giữ trung lập. Ukraine và những nước phương Tây ủng hộ Kyiv khi đó đã đánh giá những yêu sách như vậy có khác gì một quốc gia bị Nga tấn công lại phải đầu hàng.
Sau cuộc điện đàm (của hai nhà lãnh đạo Nga và Đức), Nga đã tuyên bố rõ ràng rằng họ không thay đổi quan điểm, dù chỉ là một ly. Vẫn luôn nhắc lại sẵn sàng đàm phán, nhưng từ gần 3 năm chiến tranh, Nga chưa bao giờ chính thức đề cập và để lộ ra bất kỳ sự nhượng bộ hay cử chỉ cởi mở nào, dù là nhỏ nhất".
Nga Không Kích Ồ Ạt Mạng Lưới Năng Lượng Ukraine, Ba Lan Điều Chiến Đấu Cơ Chuẩn Bị Nghênh Chiến
(Hình AP: Đội cấp cứu dập tắt đám cháy sau một cuộc tấn công phi đạn của Nga ở Lviv, Ukraine, ngày 17/11/2024.)
-Sáng sớm 17/11/2024, Nga phóng 120 phi đạn và 90 drone tấn công mạng lưới cơ sở hạ tầng năng lượng ở Ukraine. Đây là vụ tấn công quy mô nhất từ nhiều tháng qua, khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Thủ đô Kyiv cũng bị tấn công và ít nhất 3 vùng của Ukraine bị mất điện. Trận không kích ồ ạt đến mức nước láng giềng Ba Lan, thuộc Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), phải điều chiến đấu cơ để chuẩn bị nghênh chiến.
Trên mạng Telegram, được hãng thông tấn AP trích dẫn, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Nga đã huy động nhiều loại drone, trong đó có drone Shahed của Iran, cũng như các loại phi đạn liên lục địa, phi đạn-đạn đạo và phi đạn bắn từ máy bay. Tất cả các vùng ở Ukraine đều bị nhắm đến, từ thủ đô Kyiv đến cảng Odessa ở miền Nam cũng như các vùng miền Tây và miền Trung.
Nga vẫn oanh kích các công trình năng lượng của Ukraine khi mùa Đông tới để buộc người dân chịu đựng giá rét. Vụ tấn công ồ ạt lần này diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Zelensky cho biết muốn kết thúc chiến tranh bằng đường ngoại giao vào năm 2025.
Thông tín viên Emmanuelle Chaze của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Kyiv cho biết thêm thông tin:
"Trước loạt tấn công lần này, Nga phóng drone tự sát trong suốt nhiều tuần, chủ yếu để làm suy yếu hệ thống phòng không của Ukraine nhằm chuẩn bị cho những cuộc tấn công như vừa xảy ra, tức là các cuộc tấn công phối hợp drone và phi đạn được phóng từ Hắc Hải, từ lãnh thổ Nga và trên không. Những cuộc oanh kích này có sức tàn phá lớn hơn nhiều vì đây là các cuộc tấn công phối hợp và có quy mô lớn.
Thiệt hại vẫn đang được đánh giá trên cả nước nhưng chắc chắn là có nhiều nạn nhân. Tại thủ đô Kyiv, nơi phải hứng chịu hai đợt tấn công, còi báo động kéo dài suốt hơn 5 tiếng và có hai người bị thương cùng nhiều thiệt hại vật chất. Còn ở Mykolayiv, có ít nhất hai người chết và nhiều người bị thương. Hai nhân viên đường sắt cũng bị thiệt mạng ở vùng Dnipropetrovsk. Còn tại vùng Lviv, một phụ nữ 66 tuổi bị chết vì mảnh đạn vỡ rơi trúng xe hơi.
Bộ trưởng Năng Lượng Herman Halushchenko khẳng định các công trình năng lượng là mục tiêu của loạt không kích lần này. Lực lượng phòng không Ukraine cho biết đã bắn hạ 140 drone và phi đạn. Chính quyền Kyiv cũng cảnh báo Nga đã tích trữ đủ phi đạn để tiến hành nhiều vụ ấn công khác có quy mô như lần này".
Đợt tấn công "ồ ạt" của Nga nhắm vào Ukraine đã buộc chiến đấu cơ của Ba Lan và các đồng minh xuất kích để bảo vệ không phận Ba Lan. Trên mạng X, Bộ Chỉ huy tác chiến của Lực lượng vũ trang Ba Lan cho biết "những biện pháp này nhằm bảo đảm an ninh ở khu vực biên giới của Ba Lan".
Để tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga, lãnh đạo của nhóm bảy nước có nền công nghiệp tiên tiến - G7, hiện do Ý Ðại Lợi giữ chức Chủ tịch luân phiên, ra thông cáo chung ngày 16/11 tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt Mạc Tư Khoa thông qua kiểm soát xuất cảng và nhiều biện pháp khác.
G7 Xác Nhận Cam Kết Tiếp Tục Gây Tổn Thất Cho Nga, Sát Cánh Với Ukraine
-Ngày thứ Bảy (16/11/2024), các nhà lãnh đạo của Nhóm Bảy cường quốc Dân chủ (G7) nhắc lại cam kết sẽ tiếp tục áp đặt những tổn thất nghiêm trọng lên Nga vì cuộc xâm lược Ukraine của nước này, thông qua các chế tài, kiểm soát xuất cảng và các biện pháp khác, đồng thời tuyên bố sẽ ủng hộ Kyiv cho đến khi nào cần thiết.
"Nga vẫn là rào cản duy nhất đối với hòa bình công chính và lâu dài", một tuyên bố chung được công bố vào ngày thứ Bảy, được thông qua "nhằm ủng hộ Kyiv khi ngày thứ một ngàn của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đang đến gần".
Ý Ðại Lợi hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên năm 2024 của G7, trong đó có Mỹ, Gia Nã Ðại, Nhật Bản, Pháp, Đức và Anh.
"G7 xác nhận cam kết áp đặt những tổn thất nghiêm trọng lên Nga thông qua các chế tài, kiểm soát xuất cảng và các biện pháp hữu hiệu khác. Chúng tôi sát cánh với Ukraine", tuyên bố nói thêm.
An Ninh Đông Á Bị Tác Động Nghiêm Trọng Vì Lính Bắc Hàn Can Dự Chiến Tranh Ukraine
(Hình AP - Manuel Balce Ceneta: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba và Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol trong cuộc gặp ba bên tại Lima, thủ đô của Peru, ngày 15/11/2024.)
-Ngày 16/11/2024, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya đến Kyiv và khẳng định "sát cánh" với Ukraine. Ông lên án việc lính Bắc Hàn tham chiến với Nga vì "điều này không chỉ làm trầm trọng tình hình ở Ukraine mà cũng sẽ có tác động vô cùng lớn đến an ninh ở Đông Á". Hợp tác quân sự Mạc Tư Khoa-Bình Nhưỡng khiến Tokyo và Hán Thành quan ngại. Trong khi đó, Trung Quốc cũng được đề nghị đóng vai trò "xây dựng" hơn trong hồ sơ Bắc Hàn.
Theo thông tấn xã AFP, khi tiếp đồng nhiệm Nhật Bản ở Kyiv, Ngoại trưởng Ukraine Andriy Sybiga đánh giá việc lực lượng Bắc Hàn tham chiến với Nga là "bằng chứng cho thấy tương lai kiến trúc an ninh, không chỉ nằm ở tầm Âu Châu mà ở quy mô toàn tàu, đang diễn ra ở Ukraine". Chính quyền Kyiv ước tính khoảng 11.000 lính Bắc Hàn đã được khai triển ở Nga và đã giao tranh với quân Ukraine ở nhiều khu vực hiện do Ukraine kiểm soát ở vùng biên giới Kursk.
Cùng ngày 16/11, tại Lima, thủ đô của Peru, trong cuộc họp song phương bên lề thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC), Tổng thống Nam Hàn và Thủ tướng Nhật Bản đã bày tỏ "vô cùng quan ngại" về thỏa thuận hợp tác quân sự giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng, trong đó có việc lính Bắc Hàn được khai triển ở Nga. Điều này khiến "tình hình trong vùng trở nên nghiêm trọng hơn". Do đó, theo văn phòng Tổng thống Nam Hàn, được Yonhap trích dẫn, cả hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh "phải tiếp tục tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản và Nam Hàn" và "sự phối hợp chặt chẽ song phương giờ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết".
Vấn đề Bắc Hàn cũng được Tổng thống Nam Hàn đề cập với Chủ tịch Trung Quốc trong cuộc gặp ngày 15/11 bên lề APEC. Ông Yoon Suk Yeol đề nghị ông Tập Cận Bình đóng vai trò "xây dựng" trong hồ sơ Bắc Hàn. Ông cũng "hy vọng hai nước (Nam Hàn, Trung Quốc) sẽ hợp tác để thúc đẩy ổn định và hòa bình trong khu vực nhằm đáp lại những hành động khiêu khích liên tục của Bắc Hàn, cuộc chiến ở Ukraine và hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Hàn".
Ấn Độ Lần Đầu Tiên Thử Thành Công Phi Đạn Siêu Thanh
(Hình AP - Manish Swarup: Phi đạn-đạn đạo tầm xa Agni-V, một trong những vũ khí quan trọng khác của Ấn Độ, được trưng bày trong lễ duyệt binh ở Tân Ðề Ly, Ấn Độ ngày 26/1/2013.)
-Hôm 17/11/2024, Ấn Độ, một cường quốc có vũ khí nguyên tử, thông báo đã thử nghiệm thành công phi đạn siêu thanh đầu tiên.
Theo thông tấn xã AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh ra thông cáo nhấn mạnh: "Ấn Độ đã vượt qua một chặng quan trọng khi thử nghiệm thành công phi đạn siêu thanh tầm xa".
Phi đạn siêu thanh của Ấn Độ đã được phóng đi từ đảo Abdul Kalam ở bờ biển phía Đông hôm 16/11. Bộ trưởng Quốc phòng hoan nghênh: "Đây là một thời khắc lịch sử và thành tựu quan trọng này đã đưa đất nước chúng ta vào nhóm một số ít quốc gia sở hữu kỹ thuật quân sự quan trọng và tân tiến".
Hiện nay, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn đều đã thử nghiệm phi đạn siêu thanh, một số nước khác cũng đang phát triển kỹ thuật này. Phi đạn siêu thanh bay thấp hơn và khó phát giác hơn phi đạn-đạn đạo. Phi đạn siêu thanh có thể tiếp cận mục tiêu nhanh hơn và cũng có thể thay đổi mục tiêu tấn công khi đang bay.
Trong thời gian qua, Tân Ðề Ly đã tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước phương Tây nhất là lập liên minh bộ Tứ QUAD với Mỹ, Nhật Bản và Úc Ðại Lợi.
Tân Ðề Ly công bố thông tin sở hữu loại vũ khí kỹ thuật cao có tốc độ cực nhanh, vài ngày sau khi Trung Quốc, nước láng giềng và cũng là đối thủ của Ấn Độ, phô trương những bước tiến mới trong lĩnh vực Không quân, chẳng hạn máy bay chiến đấu tàng hình J-35A và drone tấn công.
Quân Đội Nhật Bản Sẽ Huấn Luyện Với Quân Đội Úc Ðại Lợi và Mỹ ở Cảng Darwin
(Hình AP - Shuji Kajiyama: Cựu Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng Ngoại trưởng Úc Ðại Lợi Penny Wong và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken họ, trong cuộc gặp tại văn phòng Thủ tướng ở Tokyo, thủ đô của Nhật Bản, ngày 29/7/2024.)
-Hoa Kỳ, Úc Ðại Lợi và Nhật Bản thắt chặt hợp tác quân sự để đối phó với "mọi hành động đơn phương gây bất ổn và cưỡng ép" ở trong vùng. Ngày 17/11/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Ðại Lợi Richard Marles cho biết quân đội Nhật Bản sẽ được khai triển thường xuyên ở miền Bắc Úc trong khuôn khổ hợp tác quân sự ba bên.
Trong buổi họp báo trực tuyến sau đối thoại 3 bên lần thứ 14, Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles cho biết "Lữ đoàn khai triển nhanh đổ bộ của Nhật Bản sẽ đến Úc Ðại Lợi", cụ thể là cảng Darwin. Theo ông, "được huấn luyện với Nhật Bản và Hoa Kỳ nhiều hơn là một cơ hội thực sự tuyệt vời cho quốc phòng của Úc Ðại Lợi".
Cảng Darwin, thủ phủ miền Bắc nước Úc, đã đón khoảng 2.000 Thủy quân Lục chiến Mỹ 6 tháng mỗi năm. Theo thông tấn xã Reuters, việc quân đội Nhật Bản khai triển ở cảng Darwin cũng có ý nghĩa đặc biệt vì Darwin là căn cứ chính của lực lượng đồng minh trong Ðệ nhị Thế chiến và đã bị quân Nhật Bản ném bom dữ dội.
Về phía Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Lloyd Austin tin rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Úc Ðại Lợi các năng lực được nêu trong thỏa thuận AUKUS, trong đó có tàu ngầm nguyên tử. Ông cũng trấn an các đồng minh rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đang tập trung "vào quá trình chuyển tiếp suôn sẻ và hiệu quả" cho chính quyền của Tổng thống tân cử Donald Trump.
Cả ba nước lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Tháng 9, quân đội Trung Quốc đã phóng một phi đạn liên lục địa ở Thái Bình Dương, khiến nhiều nước trong vùng quan ngại. Tại cuộc họp ba bên gần đây nhất ở Tân Gia Ba vào tháng 6, Nhật Bản, Úc Ðại Lợi và Mỹ đều bày tỏ quan ngại về an ninh ở biển Hoa Đông và phản đối "mọi hành động đơn phương gây bất ổn và cưỡng ép", ý muốn nói đến Trung Quốc.
Trung Quốc Hy Vọng Nhật Bản Sẽ 'Giải Quyết Đúng Đắn' Các Vấn Đề Lịch Sử và Đài Loan
(Hình AP: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.)
-Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ngày 16/11/2024 cho hay Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, trong cuộc hội kiến đầu tiên của họ, rằng Trung Quốc hy vọng Nhật Bản sẽ "giải quyết đúng đắn" các vấn đề lớn như lịch sử và Đài Loan.
Ông Tập kêu gọi hai nước láng giềng Á Châu bảo vệ hệ thống thương mại tự do toàn cầu, cũng như chuỗi sản xuất và cung ứng ổn định và không bị cản trở, khi họ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) tại thủ đô Lima của Peru.
Ông Ishiba nói với ông Tập rằng ông muốn kiến tạo một mối quan hệ "mang tính xây dựng và ổn định" nhưng yêu cầu ông Tập đảo ngược lệnh cấm nhập cảng hải sản Nhật Bản và tăng cường các biện pháp an toàn cho công dân Nhật Bản tại Trung Quốc sau các vụ đâm chết người gần đây, đồng thời bày tỏ lo ngại về các hoạt động hàng hải của Trung Quốc.
Theo thông báo của phía Nhật Bản về cuộc hội kiến, ông Ishiba yêu cầu ông Tập thả các công dân Nhật Bản bị giam giữ tại Trung Quốc.
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa ông Ishiba, nhậm chức vào tháng 10, và nhà lãnh đạo Trung Quốc cầm quyền lâu năm.
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Nam Hàn và Mỹ đã hội họp hôm thứ Sáu, tìm cách củng cố tiến Bộ Ngoại giao trước khi Donald Trump nhậm chức trong một chính quyền mà nhiều người lo sợ có thể đảo lộn các liên minh trên toàn thế giới.
Trong những tháng gần đây, các viên chức Trung Quốc và Nhật Bản đã có những bước đi nhằm tái tục một số cuộc hội đàm tham vấn lần đầu tiên sau nhiều năm, báo hiệu mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước có thể đang đi vào ổn định.
Trung Quốc và Nhật Bản đã đối đầu trong những năm gần đây về các vấn đề bao gồm tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, căng thẳng thương mại và sự tức giận của Bắc Kinh trước quyết định của Tokyo xả nước đã qua khử lọc, phân hủy từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima ra biển, dẫn đến lệnh cấm nhập cảng hải sản.
Hai vụ tấn công gần đây ở Trung Quốc cũng làm dấy lên lo ngại về tình cảm bài Nhật Bản ở Trung Quốc. Đó là một vụ đâm dao khiến một cậu bé 10 tuổi người Nhật ở Thâm Quyến thiệt mạng vào tháng 9, và một vụ đâm dao khác vào tháng 6 khiến một người phụ nữ Trung Quốc chết khi cố gắng che chắn cho một bà mẹ người Nhật và đứa con khỏi kẻ tấn công.
Chủ Tịch Trung Quốc Thăm Ba Tây Để Tăng Cường Hợp Tác Song Phương
(Hình REUTER - Tuane Fernandes: Những bức chân dung khổng lồ của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bị người dân bản địa nhấn chìm để phản đối việc các cường quốc không nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học ở Rio de Janeiro, Ba Tây ngày 16/11/2024, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20.)
-Hôm 17/11/2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Brasilia và sau đó ông sẽ có mặt tại thành phố Rio de Janeiro để tham dự thượng đỉnh G20.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ba Tây và là đồng minh chủ chốt của các nước Mỹ Châu Latinh để đối phó với ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Clea Broadhurst của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"Tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Ba Tây để kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước và tăng cường hợp tác song phương. Trong chuyến thăm Bắc Kinh trước đó của Tổng thống Ba Tây Lula vào tháng 04/2023, hai bên đã ký kết hơn 20 thỏa thuận.
Các cuộc thảo luận dự kiến sẽ đề cập đến các lĩnh vực quan trọng như nông sản, thực phẩm, hàng không và cơ sở hạ tầng. Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Ba Tây kể từ năm 2009, với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 181 tỉ Mỹ kim vào năm 2023. Chuyến thăm này có thể giúp hai bên ký kết các thỏa thuận quan trọng, như hợp đồng Ba Tây bán máy bay và Trung Quốc mở cửa thị trường cho một số sản phẩm nông nghiệp, chẳng hạn như nho. Ba Tây cũng có thể sẽ tham gia Con đường tơ lụa mới, một sáng kiến của Trung Quốc nhằm tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng và hội nhập kinh tế....
Chuyến đi của ông Tập diễn ra trong bối cảnh tình hình địa chính trị căng thẳng, do ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ và mối quan hệ phức tạp giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Ðốn. Với tư cách là nước chủ nhà G20, Ba Tây đóng vai trò chiến lược, với mong muốn bảo vệ lợi ích của các nước nam bán cầu (tức các nước đang phát triển) bằng cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc, một đồng minh chủ chốt của Mỹ Latinh, để làm đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực".
Trung Quốc: Hai Vụ Thảm Sát Liên Tiếp Trong Vòng Một Tuần
(Hình REUTERS - Tingshu Wang: Người dân đặt hoa tưởng niệm bên ngoài trung tâm thể thao nơi xảy ra vụ lao xe hơi vào đám đông khiến hàng chục người thiệt mạng, ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 13/11/2024.)
-Sau vụ đâm xe hôm đầu tuần khiến 35 người thiệt mạng, hôm 16/11/2024, chính quyền Trung Quốc thông báo một vụ thảm sát khác xảy ra vào khoảng 6 giờ 30 chiều (giờ địa phương) tại Học viện Nghệ thuật và Kỹ thuật Wuxi, thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô khiến 8 người thiệt mạng và 17 người bị thương.
Giới chức nước này thông báo nghi phạm là một nam thanh niên 21 tuổi, và là cựu sinh viên của trường này. Về động cơ gây án, phía cảnh sát cho biết nghi phạm "quay lại trường để trút giận vì không tốt nghiệp được do thi trượt và không hài lòng với mức lương thực tập". Nghi phạm đã bị bắt giữ tại chỗ và cũng đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Các cơ quan chức năng "đang tích cực hỗ trợ điều trị cho những người bị thương, giải quyết hậu quả của bi kịch và tiếp tục điều tra sự việc".
Đây là vụ thảm sát thứ hai liên tiếp trong tuần này, sau vụ lao xe vào đám đông khiến 35 người thiệt mạng hôm 16/11. Theo thông tấn xã AFP, trên mạng xã hội Weibo, nhiều người Trung Quốc bày tỏ sự bàng hoàng trước hai vụ thảm sát. Một người đặt câu hỏi: "Rốt cuộc những người này đang tuyệt vọng đến mức nào để phải hành động như vậy?" Trong khi một người khác phân tích "Đây đã là vụ thứ bao nhiêu trong năm nay rồi? (...) Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn khiến mọi người phải vật lộn để tồn tại".
Trong năm nay, Trung Quốc đã chứng kiến nhiều vụ tấn công trong đó các nghi phạm dường như nhắm vào công chúng một cách ngẫu nhiên. Theo hãng thông tấn AP, vào tháng 10, một người đàn ông đã bị bắt giữ sau khi bị cáo buộc dùng dao tấn công trẻ em tại một trường học ở Bắc Kinh khiến 5 người bị thương. Còn trước đó, hồi tháng 9, 3 người đã thiệt mạng và 15 người khác bị thương trong vụ tấn công bằng dao tại một siêu thị ở Thượng Hải. Cảnh sát cho biết vào thời điểm đó, nghi phạm có tranh chấp tài chánh cá nhân và đến Thượng Hải để "trút giận".
Hãng tin AFP ghi nhận dường như chính quyền Trung Quốc đã kiểm duyệt các bình luận trên mạng xã hội Weibo, đặc biệt là dưới các bài viết của truyền thông chính thống về sự việc. Bài đăng của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ghi nhận 6.357 bình luận, nhưng chỉ có khoảng 20 bình luận là còn được hiển thị. Tất cả những bình luận này đều mang tính chung chung.
Biển Đông: Trung Quốc Khẳng Định "Cho Phép" Phi Luật Tân Tiếp Tế Cho Tàu Mắc Cạn ở Bãi Cỏ Mây
(Hình AP - Aaron Favila / tư liệu: Tàu Phi Luật Tân tiếp viện chiếc tàu mắc cạn BRP Sierra Madre Manila (trái) được Manila dùng là chốt tiền tiêu tại bãi Cỏ Mây, ngày 22/8/2023.)
-Ngày 15/11/2024, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc khẳng định đã "cho phép" Phi Luật Tân tiếp tế cho chiếc tàu bị mắc cạn ở bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân tranh chấp chủ quyền. Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi Phi Luật Tân "trở lại còn đường đúng đắn" để giải quyết bất đồng.
Theo thông tấn xã Reuters, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc nhấn mạnh trong một thông cáo là chiếc tàu Sierra Madre bị Phi Luật Tân cho mắc cạn "một cách bất hợp pháp" từ năm 1999. Hoạt động tiếp tế được phối hợp tổ chức với Phi Luật Tân ngày 14/11. Một phát ngôn viên của Hải cảnh Trung Quốc phát biểu "hy vọng rằng Phi Luật Tân sẽ tiếp tục thực hiện những cam kết của họ, làm việc với Trung Quốc và cùng kiểm soát tình hình hàng hải".
Manila chưa đưa ra bình luận về tuyên bố của Bắc Kinh. Trước đó, lực lượng Hải cảnh Phi Luật Tân ra một thông cáo riêng, cho biết đã thay đổi nhân sự và tiếp tế cho tàu Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây (Second Thomas), nằm trong Vùng đặc quyền Kinh tế của Phi Luật Tân.
Căng thẳng giữa hai nước về chủ quyền ở Biển Đông không ngừng gia tăng trong thời gian gần đây. Sau khi phản đối hai luật mới của Phi Luật Tân nhằm củng cố chủ quyền ở Biển Đông thông qua đường ngoại giao, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đe dọa chính quyền Manila là sẽ sử dụng những biện pháp "mạnh mẽ và quyết liệt" để bảo vệ chủ quyền, quyền lợi và lợi ích hàng hải của Trung Quốc và chống "những hành vi vi phạm và khiêu khích", ý muốn nói đến các cuộc tập trận giữa Phi Luật Tân và Mỹ.
Theo Tân Hoa xã, trả lời báo giới ngày 15/11, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Trương Hiểu Cương (Zhang Xiaogang) yêu cầu Phi Luật Tân ngừng ngay việc tuyên truyền thông tin sai lệch (liên quan đến hai luật mới) và ngừng mọi hành động đơn phương có nguy cơ khuếch trương và làm phức tạp thêm tranh chấp. Theo hãng thông tấn AP, luật mới của Phi Luật Tân cũng bị Mã Lai Á lên tiếng phản đối hôm 15/11.
Không Có Gì Cho Tập Cận Bình ở Đây
(Hình Rebel Pepper/RFA.)
-Cam Bốt hồi tháng 10/2024 nói rằng căn cứ Hải quân do Trung Quốc tài trợ ở Ream bên bờ Vịnh Thái Lan sẽ mở cửa cho Hải quân ngoại quốc ghé thăm khi căn cứ hoàn tất.
Tuyên bố này được đưa ra vào khi có những thông tin rằng Trung Quốc đang thiết lập sự hiện diện vĩnh viễn ở căn cứ Hải quân ngay gần khu vực Biển Đông đang tranh chấp.
Một viên chức cấp cao ở Nam Vang nói rằng căn cứ ở tỉnh Sihanoukville sẽ mở cửa cho Hải quân tất cả các quốc gia đến để "cứu trợ, cứu nạn hoặc diễn tập quân sự".
Việc can thiệp sâu của Trung Quốc vào việc mở rộng căn cứ Hải quân Ream đã khiến Mỹ và một số quốc gia láng giềng của Cam Bốt phải lưu tâm.
Tại Thượng Đỉnh APEC, Nguyên Thủ Mỹ và Trung Quốc Dự Báo "Thay Đổi", "Xáo Động"
(Hình AP - Manuel Balce Ceneta: Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc đối thoại không chính thức giữa các lãnh đạo dự Thượng đỉnh APEC, Lima, thủ đô của Peru, ngày 15/11/2024.)
-Hiếm khi Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Mỹ nhất trí về một vấn đề. Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên diễn ra thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) ngày 15/11/2024 tại thủ đô Lima của Peru, ông Tập Cận Bình cảnh báo thế giới đang "bước vào một thời kỳ mới xáo động và biến đổi", còn Tổng thống Joe Biden thông báo "một thời điểm thay đổi chính trị quan trọng" trong bối cảnh ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc cũng "cảnh báo sự trỗi dậy của chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ", cũng như sự gia tăng "phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu". Ông cam kết tiếp tục các chính sách tự do hóa nền kinh tế "mở rộng cửa (Trung Quốc) với thế giới".
Về phần Tổng thống Mỹ, trong cuộc họp với lãnh đạo hai nước đồng minh Á Châu Nhật Bản và Nam Hàn bên lề APEC, ông Joe Biden nhắc đến "một thời điểm thay đổi chính trị quan trọng". Tuy nhiên, trong cuộc họp ba bên, có thể là cuối cùng của ông Joe Biden, nguyên thủ Mỹ trấn an là liên minh ba bên được "xây dựng để trường tồn" và làm đối trọng với sức trỗi dậy của Trung Quốc.
Theo thông tấn xã AFP, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau trong ngày 16/11 bên lề thượng đỉnh APEC trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục căng thẳng trong những năm gần đây vì tranh chấp thương mại, vấn đề Đài Loan, cạnh tranh kỹ thuật… nhưng cả hai bên vẫn cố duy trì đối thoại. Đây cũng sẽ là cuộc gặp thứ ba giữa hai nhà lãnh đạo. Sau APEC, cả hai sẽ đến dự thượng đỉnh G20 ở Ba Tây.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) cũng là cơ hội để nguyên thủ các nước họp song phương. Sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol đã kêu gọi hợp tác nhiều hơn với Bắc Kinh về "hòa bình và ổn định ở trong vùng". Trung Quốc là đối tác quan trọng của Bắc Hàn nhưng hiện giờ Bình Nhưỡng tăng tốc hợp tác quân sự với Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.
Mỹ: Donald Trump Đề Cử Các Luật Sư Riêng của Ông Vào Những Vị Trí Chủ Chốt Trong Bộ Tư pháp
(Hình AP - Jose Luis Magana: Ông Emil Bove (trái) và Todd Blanche rời Tòa án Liên bang, sau phiên điều trần về một vụ án liên quan đến Donald Trump, ngày 5/9/2024, tại Hoa Thịnh Ðốn.)
-Sau khi chọn cựu Dân biểu tiểu bang Florida, Matt Gaetz, một người đang có nhiều rắc rối với Tư pháp, làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, Tổng thống tân cử Donald Trump, nổi tiếng với những quyết định khó đoán định, lại gây bất ngờ. Hôm 15/11/2024, Donald Trump đề cử 3 Luật sư riêng đã bảo vệ ông trong các vụ án hình sự, vào các vị trí chủ chốt trong Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
Theo thông tấn xã AFP, 3 Luật sư được Donald Trump chọn là Todd Blanche, Emil Bove và John Sauer, nếu được Thượng viện thông qua, sẽ lần lượt giữ các chức vụ quan trọng thứ hai, ba và tư của Bộ Tư pháp đầy quyền lực của Hoa Kỳ.
Luật sư Todd Blanche và Emil Bove được biết đến vì đã bảo vệ thân chủ Donald Trump trong phiên Tòa Hình sự về các khoản thanh toán trá hình mua chuộc sự im lặng của một cựu nữ diễn viên phim khiêu dâm, Stormy Daniels, dẫn đến việc ông bị Tư pháp New York kết án vào ngày 30/5/2024, một phán quyết được xem là chưa từng có đối với một vị cựu Tổng thống Mỹ.
Todd Blanche cũng là Luật sư đã cố vấn cho ông Trump trong hai vụ án khác ở cấp liên bang, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Tư pháp, vị trí quyền lực thứ hai trong bộ. Emil Bove, Luật sư từng đại diện cho Donald Trump ở New York và ở cấp liên bang, sẽ đứng ở vị trí thứ 3.
Theo Donald Trump, Todd Blanche "sẽ là người lãnh đạo trung tâm của Bộ Tư pháp để sửa chữa hệ thống Tư pháp bị bị đổ vỡ từ lâu nay", trong khi Emil Bove sẽ giúp Tổng thống "xóa bỏ nạn tham nhũng và tội phạm".
Và cuối cùng, John Sauer, người đã thành công trong vụ đòi quyền miễn trừ của Tổng thống trước Tối cao Pháp viện, sẽ nằm giữ vị trí quan trọng thứ 3 trong Bộ Tư pháp. Với tư cách là "Tổng Biện lý Sự vụ" (Solicitor General) hay "Tổng Luật sư", ông sẽ là đại diện cho Hành pháp Mỹ trước 9 Thẩm phán của Tối cao Pháp viện Mỹ.
Thượng Nghị sĩ Dick Durbin của đảng Dân chủ, đứng đầu Ủy ban Tư pháp của Thượng viện Mỹ cho đến tháng 1/2025, đã tố cáo Donald Trump muốn biến Tư pháp thành công cụ trả thù các đối thủ đảng Dân chủ, bằng cách biến Bộ Tư pháp này thành "văn phòng luật riêng" với "các Luật sư của riêng ông".
Về năng lượng, Donald Trump hôm 15/11 thông báo cho thành lập Hội đồng Năng lượng Quốc gia với nhiệm vụ giám sát con đường tự chủ năng lượng của Mỹ. Thống đốc tiểu bang Bắc Dakota, Doug Burgum, được chọn làm lãnh đạo hội đồng. Trước đó, vào thứ Năm (14/11), ông Burgum đã được đề cử làm Bộ trưởng Nội vụ Mỹ, chuyên trách quản lý đất đai liên bang. Việc chọn ông Burgum giữ 2 chức vụ quan trọng này làm dấy lên lo ngại trong giới bảo vệ môi trường, bởi vì ông Burgum có quan hệ gần gũi với ngành công nghiệp dầu lửa và khí đốt.
Mỹ: Donald Trump Chọn Ông Chủ Một Công Ty Khai Thác Dầu Làm Bộ Trưởng Năng Lượng
(Hình AP - J. David Ake: Nhà máy nhiệt điện than Dave Johnston hoạt động hết công suất ở Glenrock, Wyo dưới nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump ngày 27/7/2018.)
-Sau khi bổ nhiệm 1 nhân vật ủng hộ năng lượng hóa thạch làm người đứng đầu Hội đồng Năng lượng Quốc gia, Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump hôm 16/11/2024 thông báo chọn một nhà công nghiệp khai thác dầu khí, với phương pháp kỹ thuật bị giới môi trường phản đối mạnh mẽ, làm Bộ trưởng Năng lượng.
Chris Wright là người sáng lập và lãnh đạo của Liberty Energy, một công ty chuyên về khai thác dầu bằng kỹ thuật thủy lực bẻ gẫy (fracking). Không có kinh nghiệm chính trị và là người hoài nghi về sự khủng hoảng khí hậu, Chris Wright ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch của Donald Trump về thúc đẩy khai thác dầu khí.
Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Khoan dầu và khoan thêm dầu nữa! Đây là lời hứa trong chiến dịch vận động tranh cử của Donald Trump và để đạt được điều đó, ông ấy chọn một người biết cách làm và đang làm đúng công việc đó. Chris Wright là ông chủ của một công ty sản xuất dầu và khí đốt bằng phương pháp "thủy lực bẻ gãy", một phương pháp vấp phải sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường.
Chris Wright, người từng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và đặc biệt là trên Fox News, kênh truyền hình yêu thích của vị Tổng thống tái đắc cử, thừa nhận là có tình trạng biến đổi khí hậu, nhưng phủ nhận thực tế rằng biến đổi khí hậu đang gây khủng hoảng. Trái lại, ông coi nhiên liệu hóa thạch là cách giúp người dân thoát khỏi cảnh nghèo khó.
Còn thêm một điều nữa, và điều này thì cũng không làm hỏng chuyện của Donald Trump: Đó là Chris Wright đã tổ chức các buổi tiệc tối để quyên tiền tài trợ cho chiến dịch tranh cử của Donald Trump. Đó là sau cuộc họp tại Mar A Lago, tại đó Donald Trump đã yêu cầu các nhà công nghiệp khai thác dầu góp cho ông một tỉ Mỹ kim, đổi lại ông sẽ hủy bỏ các quyết định của Joe Biden vốn có lợi cho ngành năng lượng tái tạo.
Chính vì thế, có thể xem việc ông Chris Wright được chọn làm Bộ trưởng Năng Lượng là một sự đền đáp mà Donald Trump dành cho người đã ưu ái ông trước đó. Chris Wright cũng sẽ có chỗ trong Hội đồng Năng lượng Quốc gia mà Trump mới cho thành lập và được đặt dưới sự lãnh đạo của tân Bộ trưởng Nội vụ (chuyên trách quản lý đất đai liên bang). Doug Burgum cũng là một người tích cực bảo vệ các loại năng lượng hóa thạch. Lý do: cho tới nay, ông là Thống đốc Bắc Dakota, tiểu bang sản xuất rất nhiều năng lượng hóa thạch".
Hoa Kỳ Giải Ngân 6,6 Tỉ Mỹ Kim Cho TSMC Xây Nhà Máy Chip Thế Hệ Mới ở Tiểu Bang Arizona
(Hình AP - Ross D. Franklin, tư liệu: Chủ tịch tập đoàn Đài Loan TSMC, Mark Liu phát biểu tại lễ khai trương công trình xây dựng nhà máy chế tạo chíp bán dẫn Phoenix, tiểu bang Arizona, ngày 5/12/2022.)
-Tổng thống Joe Biden tận dụng thời gian cuối nhiệm kỳ để thực hiện nhiều lời hứa. Ngày 15/11/2024, chính phủ Hoa Kỳ thông báo sẽ chuyển 6,6 tỉ Mỹ kim tài trợ cho tập đoàn bán dẫn Đài Loan TSMC xây dựng một nhà máy sản xuất bộ thực hiện thế hệ mới ở gần thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona. Khoản hỗ trợ này nằm trong luật CHIPS Act, được thông qua năm 2022 nhằm tăng cường ngành công nghiệp mũi nhọn này nhưng Tổng thống tân cử Donald Trump dự định xóa bỏ.
Như vậy, Hoa Thịnh Ðốn tham gia tài trợ cho 3 dự án "thí điểm" sản xuất chip thế hệ mới được thông báo vào tháng 4 với tổng đầu tư là 65 tỉ Mỹ kim. Cho đến nay, "không một loại chip kỹ thuật cao nào được sản xuất tại Mỹ", trong khi "đây là một trong những kỹ thuật được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới". Trả lời họp báo trực tuyến ngày 15/11, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nhấn mạnh "loại chip này giúp trí tuệ nhân tạo hoặc máy điện toán lượng tử hoạt động. Chúng cũng được lắp trong các thiết bị quân sự tiên tiến".
Ngoài ra, trong một thông cáo được thông tấn xã AFP trích dẫn, Bộ Thương mại Mỹ cũng lưu ý rằng dự án của TSMC ở gần Phoenix sẽ tạo ra "vài chục ngàn việc làm từ nay đến cuối thập niên". Chính phủ Mỹ trấn an là khoản đầu tư 1 tỉ Mỹ kim đầu tiên sớm được hoàn trả vì những công trình đã được TSMC thi công sẽ đi vào hoạt động năm 2025, nếu hoạt động hết công suất, sẽ sản xuất "vài chục triệu chip thế hệ mới, để lắp vào các loại sản phẩm như điện thoại thông minh 5G và 6G, xe hơi tự hành, máy điện toán, trí tuệ nhân tạo".
Ngoài khoản đầu tư trực tiếp 6,6 tỉ Mỹ kim, tập đoàn Đài Loan còn được chính phủ Mỹ cho vay ưu đãi thêm 5 tỉ Mỹ kim. Luật CHIPS Act dự kiến khoản ngân sách cho vay 75 tỉ Mỹ kim và tài trợ đến 52 tỉ Mỹ kim để củng cố toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn trên lãnh thổ Mỹ thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất, đóng gói…. Theo Tòa Bạch Ốc, hiện giờ, Mỹ sản xuất khoảng 10% chip trên thế giới nhưng gần như không sản xuất chip có độ chính xác cao.
Donald Trump Tái Đắc Cử Tổng Thống Mỹ: Số Người Mua Thuốc ngừa thai và Phá Thai Tăng Bùng Nổ
-Ngay sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ hôm 6/11/2024, số người mua thuốc ngừa thai và phá thai tại Mỹ đã tăng bùng nổ. Nhiều người dân Mỹ lo sợ Donald Trump thắt chặt chính sách về phòng ngừa thai, khiến họ khó tiếp cận với các loại thuốc và biện pháp phòng ngừa thai, nhất là vì Quốc hội lưỡng viện giờ đây đều tập trung trong tay đảng Cộng hòa.
RFI Pháp ngữ ngày 16/11/2024 trích dẫn báo Anh The Independent cho biết là theo Bác sĩ Rebecca Gomperts, người sáng lập Aid Access, một trong những nhà cung cấp thuốc phá thai trên mạng và qua đường bưu điện lớn nhất, đã nhận được 10.000 đơn đặt hàng chỉ trong ngày 6/11, nhiều gấp gần 15 lần so với bình thường.
Còn theo The Guardian, dịch vụ y tế từ xa Wisp ghi nhận nhu cầu mua thuốc ngừa thai khẩn cấp đã tăng 300% trong những ngày sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tương tự, Plan C nhận thấy số thuốc phá thai khách đặt mua trên trang web đã tăng 635%.
Số người lấy hẹn đặt vòng ngừa thai với Planned Parenthood tăng 760% vào ngày 7/11. Số cuộc đặt hẹn thắt ống dẫn tinh ở nam giới tăng 1.200%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét