Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Chính Quyền Ông Trump Đối Phó Với Bệnh Dịch Covid-19 - TIME

·      Hoa Kỳ sẽ phải trả giá rất đắt cho sự lúng túng, vụng về của chính phủ ông Trump khi đối phó với đại dịch Covid-19, rất khó sửa chữa những thiệt hại đã xảy ra.
·      Bộ Trưởng Ngân Khố Mnuchin tuyên bố: “Nếu Quốc Hội không thông qua đạo luật kích thích kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp có thể lên đến 20%.
TRONG SUỐT THỜI GIAN ÔNG TRUMP GIỮ CHỨC VỤ TỔNG THỐNG, một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn không ít. Đó là ông sẽ đối phó ra sao với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng? Bây giờ thì chúng ta thấy được điều này. Trận đại dịch do con vi rút mới gây ra đã khiến cho  hơn hai trăm ngàn người trên thế giới nhiễm bệnh, và nó đang lan nhanh trên khắp nước Mỹ. Các chuyên gia bệnh dịch tiên đoán rằng con vi rút Covid-19 gây bệnh về đường hô hấp, tức viêm phổi, sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới và giết chết vài trăm ngàn người Mỹ. Đối phó với cuộc khủng hoảng rất lớn, lớn nhất kể từ sau vụ khủng bố tấn công 11 tháng 9 năm 2001, vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đã làm cho tình hình càng tồi tệ thêm.
<!>
Vài tuần lễ sau khi bệnh dịch bộc phát ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Hoa, hồi tháng Chạp năm ngoái, viên chức y tế Hoa Kỳ đã lưu ý ông Trump về tính chất nghiêm trọng của mối đe dọa sẽ có bệnh dịch lớn. Nhưng trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng nói về bệnh dịch vào hôm 22 tháng Giêng, ông Trump nói ông không lo gì cả: “Không có gì mà phải lo ! Chúng ta đang chủ động, hoàn toàn kiểm soát tình hình.”. Trong suốt tháng Hai, ông gạt bỏ ngoài tai tất cả những lời cảnh báo của phía Dân Chủ, và cho rắng chuyện bệnh dịch chỉ là “chuyện tào lao, tin bịa đặt.” (hoax). Ông còn đổ lỗi cho chính sách “mở cửa biên giới của phe Dân Chủ là nguyên do khiến cho mầm mống bệnh dịch lan vào Mỹ. Ông cho rằng quyết định ngày 31 tháng Giêng cấm du lịch sang Trung Hoa đủ để kiềm chế bệnh dịch, không cho nó bộc phát. Ngày 29 tháng Hai, viên chức y tế loan báo xảy ra trường hợp tử vong của một người Mỹ đầu tiên trên đất Hoa Kỳ.
Khi các chuyên gia về bệnh dịch năn nỉ, kêu gọi người Mỹ hãy nên tự cách ly, và hủy bỏ mọi tụ tập đông người, nhiều người thuộc phe ủng hộ ông Trump trên mạng xã hội và ở Quốc Hội lại giữ thái độ ung dung, bình chân như vại, chỉ trích những lời cảnh báo về mối nguy của bệnh dịch. Trong lúc đó, bệnh dịch tiếp tục lây lan trong nước, đa số không được phát hiện. Nhiều nước khác trên thế giới truy  nguyên, thử nghiệm và ngăn ngừa bệnh dịch bằng cách thử nghiệm cho hàng ngàn người mỗi ngày thì Trung tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Dịch ở Mỹ, gọi tắt là CDC, chỉ xét nghiệm cho khoảng 500 trường hợp trong cả tháng Hai.
Người đứng đầu cơ quan phòng ngừa bệnh dịch là bác sĩ Anthony Fauci nói thẳng ra là chương trình thử nghiệm để tìm bệnh dịch của Hoa Kỳ “là một thất bại.”. Ngoài ra, về vấn đề tiếp liệu, Hoa Kỳ ở tình trạng thiếu thốn dụng cụ y khoa trầm trọng. Không có đủ những dụng cụ căn bản như khẩu trang che mặt, giường bệnh viện, và máy trợ giúp hô hấp rất cần khi bệnh dịch bộc phát, số người đến bênh viện sẽ tăng vọt. Sự thiếu thốn đó khiến cho các thống đốc tiểu bang phải kêu gọi Bạch Cung tháo khoán ngân qũi liên bang để họ có phương tiện chuẩn bị. Ông Trump gạt sang một bên những kêu nài này. Hôm 13 tháng Ba, khi ký giả hỏi ông có nhận trách nhiệm vì sự thiếu chương trình thử nghiệm không?. Ông ấp úng vài chữ trong miệng, và buông ra một câu để đời, nó nói lên bản chất triều đại tổng thống của ông: “Không! Tôi không chịu trách nhiệm gì cả.”
Giới lãnh đạo ở cấp tiểu bang và địa phương buộc lòng phải xông ra gánh vác, điền khuyết sự thiếu vắng lãnh đạo ở cấp cao. Nhiều vị Thống đốc mau chóng tuyên bố tình trạng khẩn trương trên toàn tiểu bang, và ra lệnh đóng cửa trường học, các thị trưởng lập tức áp dụng lệnh giới nghiêm, ở yên trong nhà, và những lãnh đạo cộng đồng hủy bỏ tất cả các sự kiện tập trung đông người. Một số Thị trưởng đô thị lớn còn lập ra hệ thống truyền hình riêng của địa phương để thông báo cho dân chúng những cách tránh né sự lây lan của bệnh dịch, và phối trí hoạt động ngừa bệnh dịch. Thống đốc tiểu bang Ohio,Mike DeWine, một nhân vật Cộng Hòa lập ra tiểu ban phụ giúp riêng cho ông, gồm các bác sĩ ở địa phương để làm cố vấn cho ông. Ông nói với báo TIME: “Linh tính cho tôi biết chúng tôi phải ra tay làm lấy ngay, nêu để trễ sẽ nguy to.” Bên phía khu vực tư cũng nhẩy vào nhập cuộc. Chỉ trong vài ngày, các trận thi đấu của Liên Đoàn Khúc Côn Cầu, Hiệp Hội Bóng Rổ, Các đội bóng trong Hội túc cầu, và Liên đoàn Dã cầu cũng ra lệnh phải đình chỉ việc thi đấu trong mùa năm nay. Các rạp hát lớn ở Broadway cũng hủy bỏ trình diễn những vở tuồng nổi tiếng, vườn chơi Disneyland đóng cửa cho đến hết tháng, và nhiều cơ sở kinh doanh cũng tự ý đóng cửa.
Với sự rơi rớt rất nhanh của thị trường chứng khoán- 12%-, và sự bùng phát của bệnh dịch ở mức tối đa, cuối cùng thì ông Trump cũng tỉnh ngộ, và ý thức được tầm mức nguy kịch của cuộc khủng hoảng. Ngày 16 tháng Ba, trên truyền hình ông Trump phải công nhận con virút này “rất xấu” (very bad). Ông kêu gọi dân chúng Mỹ hãy tránh xa các quán rượu, nhà hàng, và tránh tụ tập trên 10 người. Ông nói: “Mọi người trong chúng ta đều có một vai trò thiết yếu cần làm để tránh sự lan truyền của vi rút. Chỉ cần vài tuần cố gắng làm đúng, chúng ta có thể làm thay đổi tình hình.”. Vài ngày sau đó, Bộ trưởng Ngân Khố, ông Steven Mnuchin đề nghị gói kích cầu kích tế trị giá $1.3 trillion đô la, trong đó gửi thẳng đến người dân Mỹ $500 tỉ đô la để giúp họ có tiền tiêu xài.
Nếu hai tháng trước đây là ngững ngày thảm họa, thì hai tuần lễ sắp tới sẽ là cơ hội để làm thay đổi tình hình. Chúng ta không thể chặn đứng con coronavirus, nhưng chúng ta có thể làm giảm sự lây lan của nó. Chúng ta có thể giảm số trường hợp nhiễm bệnh mới, ngăn chặn tình trạng quá tải của bệnh viện, chữa trị cho bệnh nhân một cách nhân đạo, hợp tình hợp lý, và làm giảm số người chết trên toàn quốc. Tổng thống có thể đóng một vai trò  trung tâm của việc Hoa Kỳ đáp ứng thành công trong việc đối phó với cơn đại dịch. Nếu ông làm được điều này, chúng ta sẽ phải cám ơn chuyên gia, các nhà khoa học, các kinh tế gia, các thống đốc, các vị lãnh đạo cộng đồng và mọi người dân Mỹ cùng tiếp tay làm việc này.

Sai lầm đầu tiên của ông Trump trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng lần này bắt nguồn từ một năm rưỡi trước khi con cororavirus mới xuất hiên ở Vũ Hán, Trung Hoa. Vào tháng Năm năm 2018, chính ông Trump ra lệnh cho ông John Bolton, lúc đó đang làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, phải dẹp bỏ Hội Đồng An Ninh Quốc Gia phụ trách về an ninh y tế toàn cầu, và giáng chức những chuyên gia phụ trách về đại dịch.
Đây là một đơn vị nhỏ trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, nhưng nó có trách nhiệm rất lớn. Nhiệm vụ chính của nó là lập ra hệ thống báo động sớm về những trận đại dịch có thể xảy ra. Một nhân viên kỳ cựu của đơn vị này trước đây là bà Beth Cameron nói với báo TIME: “Chắc chắn chúng tôi dư sức làm được chuyện báo động này.”. Trong trường hợp xảy ra đại dịch trên thế giới, các chuyên gia của đơn vị này có khả  năng giúp phối hợp hành chục định chế, cơ quan như cơ quan y tế, các bệnh viện và chính phủ tiểu bang hay địa phương để cùng nhau đối phó với cuộc khủng hoảng. Ông Bolton bây giờ không còn làm Cố Vấn An Ninh cho Tổng thống nữa, song ông cũng có viết trên Twiiter để biện minh, bào chữa cho việc cải tổ hội đồng ông làm việc khi vi rút Covid -19 đang lan rộng. Nhưng những người đang trực tiếp phải đối phó với cuộc khủng hoảng đều thấy tiếc vì không còn đơn vị phòng chống dịch toàn cầu. Bác sĩ Fauci nói với Quốc Hội hôm 11 tháng Ba như sau: “Hồi còn đơn vị đó, chúng tôi làm việc ăn ý với nhau lắm. Phải chi đơn vị ấy còn tồn tại thì hay biết mấy.” Hôm 13 tháng Ba khi được hỏi về việc dẹp bỏ đơn vị này, ông Trump né, và trả lời rằng: “Tôi không hay biết tí gì về việc này. Tôi không có làm điều đó.”.
Thực ra thì kho tài nguyên vật liệu dành cho các chuyên gia y tế ở Mỹ từ bấy lâu nay đã cạn kiệt đi rất nhiều. Họ không được chính phủ yểm trợ, và còn bị cắt giảm nặng tay. Từ năm 2001 đến năm 2017, ngân khoản của Trung Tâm CDC gửi xuống tiểu bang, và địa phương bị cắt giảm một phần ba. Chương trình Chuẩn bị Sẵn Sàng Cho Bệnh Viện nằm trong Bộ Y Tế và Nhân Dụng bị cắt đi phân nửa. Từ năm 2008 đến năm 2019, hơn 50,000 việc làm trong các sở y tế công cộng của tiểu bang và địa phương bị dẹp bỏ. Theo hiệp hội công chức ngành y tế công cộng Hoa Kỳ ở Quận Hạt và Thành Phố có đến một phần tư nhân lực bị cắt xén, và chính quyền của ông Trump còn làm cho tình hình tệ hại hơn. Cho đến ngày hôm nay Tổng thống Trump vẫn còn để thiếu 165 chức vụ quan trọng trong số 750 chức vụ cần bổ nhiệm. Đây là những chức vụ ở cấp cao, cần có sự chuẩn phê của Thượng Viện, gồm cả vài chức vụ đóng vai trò quan trọng về y tế toàn cầu, có trach nhiệm phối hợp các cơ quan chính phủ khi xảy ra khủng hoảng.
Những chuyên gia đang làm việc trong chính phủ né tránh, không muốn có ý kiến. Rút cục, chính quyền của ông Trump chỉ còn vỏn vẹn một số tay chân thân tín của ông Trump chỉ biết gọi dạ bảo vâng. Lệnh cấm đi du lịch Trung Hoa hồi cuối tháng Giêng lẽ ra có đủ thời gian để truy nguyên mầm bệnh, và kìm hãm sự lây lan mạnh của bệnh dịch. Nhưng thay vì trực diện đối phó với tình hình, ông Trump và các phụ tá lại rủ nhau đi chơi để tự thưởng cho mình, coi như đã chiến thắng trong việc ngăn ngừa bệnh dịch. Cố vấn kinh tế ở Bạch Cung, ông Larry Kudlow kể lại trong những chuyến đi chơi ngày 25 tháng Hai, chúng tôi đi chung vai sát cánh với nhau.
Trong ít tuần, nhiều viên chức trong ngành y tế  đã cố gắng kêu gọi sự chú ý của Tổng thống, thúc đẩy ông bằng mọi cách, công khai cũng như gặp riêng ông để cảnh báo rằng sự bùng phát của bệnh dịch là điều không thể tránh khỏi. Bà Luciana Borio trước đây làm giám đốc Ủy Ban Medical and Biodefense Preparedness trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia từ năm 2017 đến 2019, cùng với ông Scott Gottlieb làm việc trong Ủy Ban Food and Drug Administration phải bỏ tiền riêng để đăng lá thư ngỏ trên báo. Họ cảnh báo rằng sẽ xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh cúm Covid-19, cơ quan CDC không thể đối phó nổi với cuộc khủng hoảng, và các bệnh viện không đủ sức chữa trị cho số bệnh nhân ồ ạt nhập viện.
Nhưng ông Trump không mảy may lay chuyển. Lý do là vì ông chỉ sợ thị trường kinh tế bị rúng động. Một cựu viên chức cao cấp trong chính phủ, xin được giấu tên, nói: “Tổng thống rất ghét phải thừa nhận tin tức nào có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế.”. Nhưng thay vào đó, chính quyền của ông Trump lại đối phó vá víu, coi thường vấn đề. Theo nhận xét của  Đô Đốc Kenneth Bernard, một y sĩ phục vụ trong hai chính quyền Bill Clinton và George W. Bush.
Lúc đầu, ông Bộ trưởng Y tế Alex Azar được yêu cầu đứng ra lãnh trách nhiệm phối hợp các ngành liên bộ để đối phó với tình thế. Nhưng đến ngày 26 tháng Hai thì ông Trump lại nhờ đến Phó Tổng thống Mike Pence. Ông Pence ngay lập tức tìm cách giải quyết vấn đề thiếu dụng cụ xét nghiệm đang xảy ra trầm trọng, và giáo dục công chúng về mức độ nguy hiểm của bệnh dịch. Ông mời được bà bác sĩ Deborah Birx, một nhân vật quen biết rộng rãi trên lãnh vực y tế quốc tế. Khi cuộc khủng hoảng lan mạnh, ông Pence cũng tìm cách nói chuyện với các Thống đốc thuộc đảng Dân Chủ ở Washington và California, và đi gặp các nhân vật cao cấp trong đảng Dân Chủ ở Quốc Hội.
Trong lúc Phó Tổng Thống tập hợp các chuyên gia cố vấn để cùng làm việc thì ông Trump quay sang nhờ vả những người trong đại gia đình của ông. Ti ngày 11 tháng Ba, bác sĩ Kurt Kloss, người có con gái  lấy anh trai của cậu con rể của ông Trump là Jared Kushner. Cậu này là cố vấn cao cấp của ông Trump. Bác sĩ Kloss dùng facebook liên lạc với nhiều đồng nghiệp của ông để nhờ họ đóng góp ý kiến phải làm gì để đối phó với nạn đại dịch hiện nay. Khoảng 100 bác sĩ đồng nghiệp đưa ra đề nghị nên làm gì. Theo tạp chí Spectator sáng hôm sau bác sĩ Kloss đem đến Bạch Cung đưa cho cậu Kushner danh sách liệt kê những gì nên làm.
Việc ông Trump xuất hiện trước công chúng không đem lại kết quả tốt cho lắm. Trong lúc cậu Kushner làm việc với bà con thì ông Trump phải họp với các cố vấn của ông trong văn phòng thảo luận về tình trạng bi đát của thị trường chứng khoán đang tuột dốc quá nhanh. Bác sĩ Azar, bà Birx và ông Thứ trưởng đặc trách đối phó với khủng hoảng vào báo cáo cho biết số người bị nhiễm trùng trong nước Mỹ đang tăng rất nhanh, đề nghị Tổng thống nên ra lệnh cấm đi du lịch sang Âu châu. Họ nói rằng những người Mỹ bị nhiễm bệnh ở Quận Hạt Westchester ở New York và ở Florida là do một số người mới đi du lịch bên Âu châu trở về. Không cần tham khảo ý kiến các nhà lãnh đạo bên Âu châu, Tổng thống chấp thuận đề nghị của các cố vấn và sai người thảo bài diễn văn cấm người Mỹ du lịch sang Âu châu để ông lên truyền hình đọc.
Vài giờ sau, ngồi trong Văn Phòng Bầu Dục, ông Trump đọc bài diễn văn nghiêm trọng nhất về tình trạng bệnh dịch do coronavirus gây ra. Khi đọc xong bài diễn văn, ông cùng với bác sĩ Azar Bộ trưởng Y Tế sang phòng làm việc nói chuyện riêng với nhau. Kết quả là bài diễn văn của Tổng thống đưa đến kết quả thật tai hại. Nó làm cho các nhà lãnh đạo các nước Âu châu nổi giận. Thị trường chứng khoán ở Mỹ tuột dốc thêm 5%. Thậm chí cố vấn vế an ninh nội chính của ông Trump là ông Thomas Rosset phải than: “Bài diễn văn cấm người Mỹ đi du lịch Âu châu không có ích lợi gì cả.” Qua ngày hôm sau, thị trường chứng khoán tuột dốc thêm 9.5%. Đó là ngày Thị trường chứng khoán ở Wall Street rớt nhiều điểm nhất kể từ năm 1987.

Trong lúc ông Trump bắt đầu lúng túng ra tay đối phó với cuộc khủng hoảng, thì các cấp lãnh đạo khác cũng bắt đầu ra tay cứu nguy tình hình. Ngày 13 tháng Ba, cái ngày Tổng thống đứng ra họp báo tuyên bố tình trạng khn trương trên toàn quốc, và nói rằng chính phủ của ông không có trách nhiệm gì cả. Cũng ngày đo, khoảng hơn 100 thị trưởng các thành phố lớn của Mỹ đứng ra họp báo, kêu gọi mọi người phải cảnh báo. Vì thiếu vắng sự lãnh đạo của chính phủ liên bang, nên các thị trưởng trao đổi ý kiến với nhau về những việc cần phải làm để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch. Họ ra lệnh cấm mọi sự tụ tập của đám đông, đóng cửa trường học. Một thị trưởng nói với báo TIME: “Chúng tôi đồng ý với nhau rằng mình phải ra tay làm việc ngăn chặn khủng hoảng ngay nếu không sẽ rất trễ, và nguy hiểm gia tăng, không cứu vãn được nữa.”.
Kết quả đưa đến là việc đối phó với bênh dịch mang tính chất vá víu, cục bộ, mỗi địa phương đối phó với bệnh dịch Covid-19 khác nhau. Tiểu bang Washington là nơi bị nặng nhất lúc đầu, nên đã ra lệnh giới nghiêm từ hai tuần trước khi ông Trump tuyên bố tình tạng khẩn trương. Ông Jay Inslee, Thống đốc tiểu bang Washington than: “Chúng tôi hết sức bất mãn là thời gian dài hơn hai tuần trôi qua mà chúng tôi không nhận được ý kiến gì của chính phủ liên bang để giúp đối phó với tình hình.”. Thống đốc California Gavin Newsom đưa ra chỉ dẫn nên sử dụng khách sạn để tạm thời chữa trị cho người bị nhiễm vi rút. Thống đốc Jared Polis của Colorado dùng quyết định hành pháp để kiểm soát người ra vào trung tâm dưỡng lão.
Thống đốc DeWine của tiểu bang Ohio là môt trong những nhà lãnh đạo tích cực nhất. Ông nói: “Chúng tôi bảo với nhau rằng: Nếu mình đợi thêm hai tuần nữa e rằng sẽ quá trễ.”. Ngày 12 tháng Ba ông tuyên bố tiểu bang Ohio sẽ là tiểu bang đầu tiên đóng cửa trường học trên toàn tiểu bang ít nhất là ba tuần. Hai ngày sau, ông cho triệu tập tất cả các bác sĩ thú y, nha sĩ đến gặp ông. Ông xin họ tạm ngưng tất cả các cuộc hẹn với bệnh nhân, để dành bao tay, mặt nạ khẩu trang cho nhân viên bệnh viện, bởi vì ông sợ rằng khi bệnh dịch bộc phát, bệnh viện sẽ cần những thứ này.
Trong khoảng thời gian độ một tuần lễ, ông Trump mới từ từ nắm được kế hoạch đối phó với bệnh dịch. Một quan chức trong Bạch Cung nói với báo TIME  lý do ông Trump phản ứng chậm chạp như vậy là vì ông bị “mấy tay cố vấn về kinh tế” ảnh hưởng, chẳng hạn như ông Kudlow và Mnuchin. Viên chức này nói: “Mấy tay cố vấn kinh tế quá lo về thị trường. Điều này cũng dễ hiểu khi hoạt động về kinh tế bị suy đồi.” (Phát ngôn viên của hai ông Mnuchin và Kudlow chối, nói rằng nhóm của họ không hề đứng ra làm kỳ đà cản mũi việc chống đỡ bệnh dịch.).
Tới ngày 16 tháng Ba, bấy giờ ông Trump mới tỏ ra thấu hiểu được thảm họa to lớn người dân Mỹ đang gặp phải. Ông chấp thuận những đề nghị của cơ quan CDC như giới hạn tối đa sự tụ tâp đông người, kêu gọi người dân trong nước cần phải hy sinh, và ông tỏ ra nghiêm trọng hơn. Về phần Quốc Hội, mới trước đó thất bại trong việc kiếm đủ phiếu để luận tội ông, thì nay mau chóng chấp thuận một số kế hoạch kích thích kinh tế. Ngày 18 tháng Ba, Quốc hội thông qua đạo luật trả tiền nghỉ bệnh, tiền trợ cấp thất nghiệp và miễn phí việc thử nghiệm coronavirus cho bất cứ ai cần thử nghiệm.
Nhưng quyết định trên qủa thực rất cần thiết. Song các viên chức ở Bạch Cung cũng phải thú nhận là họ đưa ra trễ mất vài tuần. Con vi rút đã lây lan trên nhiều nơi khắp nước Mỹ từ tháng Giêng. Nếu chúng ta không làm giảm sự lây lan này, chắc chắn bệnh viện sẽ bị tràn ngập bệnh nhân, không đủ sức cáng đáng. Nhân viên y tế bị thiếu khẩu trang trầm trọng, họ sẽ phải lãnh khẩu trang nhỏ giọt. Các bác sĩ sẽ lâm tình tạng như bên Ý tức là chỉ dành máy trợ hô hấp cho bệnh nhân nào họ thấy đáng giúp, và bỏ thí cho bệnh nhân khác phải chết vì thiếu máy trợ hô hấp.
Ngoài khia cạnh y tế của cuộc khủng hoảng, còn phải xét về hậu quả kinh tế của nó nữa. Bộ trưởng Ngân Khố Mnuchin báo động cho các nghị sĩ Cộng Hòa rằng tỉ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ có thể lên đến mức 20% nếu không có kế hoạch kích thích kinh tế mà Chính Phủ đề nghị. Dù cho kế hoạch này được chấp thận,  người ta vẫn lo rằng rất nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, hàng triệu bị mất việc, và hàng triệu người bị bỏ đói. Ông Tom Frieden, cựu giám đốc cơ quan CDC nói: “Có điều chắc chắn là bệnh dịch sẽ trở nên xấu hơn trước khi tình hình được cải thiện.”.
Cuối cùng thì ông Trump cũng phải đồng ý áp dụng những biệp pháp mạnh để trấn áp cơn đại dịch. Nhưng ông vẫn còn cái cố tật là muốn đánh bóng hình ảnh con người của ông. Trong buổi họp báo ngày 17 tháng Ba, ông lớn tiếng nói rằng ông là người tiên đoan mối nguy hiểm lớn về chính trị do coronavirus gây ra từ nhiều tuần trước. Tổng thống nói: “Tôi cảm nhận thấy có cơn đại dịch từ lâu, trước khi nó được gọi là đại dịch.”.
Rồi đây, người ta sẽ tính sổ coi xem có bao nhiêu mạng người ở Hoa Kỳ, bao nhiêu tiền bạc mất đi chỉ vì sự trì hoãn của ông Trump trong việc đối phó với trận đại dịch coronavirus. Ngay lúc này, trong lúc cả nước phải chấp nhận những gì sắp xảy ra, người dân Mỹ cảm thấy an ủi một điều là trong trường hợp vắng bóng sự lãnh đạo ở tầm mức quốc gia, thì họ bèn phải xông ra để cùng nhau đối đầu với khó khăn do bệnh dịch gây ra.

Nguyễn Minh Tâm dịch theo báo TIME 

Không có nhận xét nào: