Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Vì sao Mỹ thành vùng dịch COVID-19 lớn nhất thế giới? - D. KIM THOA

Một người bệnh được đưa lên xe cấp cứu tại Bệnh viện Brooklyn, New York ngày 27-3 - Ảnh: Reuters
Hết ngày 27-3, Mỹ ghi nhận "kỷ lục buồn" khi số ca bệnh COVID-19 đã xác định của nước này vượt mốc 100.000, trong đó có hơn 1.580 người đã chết. By D.KIM THOA March 28 at 4:00 pm Chỉ hơn hai tháng kể từ khi phát hiện ca bệnh COVID-19 đầu tiên tại Seattle, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc và Ý, trở thành trung tâm của đại dịch toàn cầu.Cho tới lúc này, hai bang bị nặng nhất là New York và Washington nhưng những điểm nóng mới đã xuất hiện ở Michigan và Chicago, tại 50 tiểu bang đều đã có ca bệnh COVID-19.<!>
Tăng tốc xét nghiệm

Mức tăng sốc số ca bệnh của Mỹ có thể vì 2 nguyên nhân: tốc độ lây lan của virus và việc tăng thêm số lượng cũng như tốc độ xét nghiệm COVID-19 sau nhiều tuần thiếu hụt. Tại thành phố New Orleans, bang Louisiana, chỉ trong vòng 2 giờ ngày 27-3, một trong 3 điểm xét nghiệm ở đây đã đạt tới công suất làm 250 xét nghiệm một ngày.

Tính tới tối 27-3, theo Đài Fox, bang New York là bang có số ca bệnh cao nhất ở Mỹ với 44.635 người nhiễm, trong đó có 519 người chết. Nhưng New York cũng là bang có tỉ lệ xét nghiệm trung bình trên 1 triệu dân cao nhất nước Mỹ là 5.319 người. Trong khi tỉ lệ này khá thấp ở một số bang như Arizona (116), Indiana (498), Texas (465), Georgia (595), Michigan (437).

"Mỗi vùng có những lý do văn hóa - xã hội riêng sẽ tác động tới tốc độ lây lan và cả phương pháp ứng phó của địa phương đó với tốc độ lây lan này" - ông Carl Bergstrom, giáo sư sinh học ĐH Washington, chuyên gia mô hình hóa các dịch bệnh truyền nhiễm trong 20 năm qua, nhận xét.

Hiện tại có vẻ như dịch tập trung nhiều hơn tại các trung tâm đô thị, chủ yếu ở thành phố New York và các vùng ngoại ô và tại Seattle, Boston, San Francisco. Đây cũng là những nơi virus corona xuất hiện trước tiên và sự bùng nổ có lẽ vì mật độ dân cư rất đông. Tại các đô thị lớn này, người dân chủ yếu đi lại bằng giao thông công cộng, theo đó nguy cơ phơi nhiễm rất lớn, trong khi đó bệnh phải mất vài ngày mới phát lộ các triệu chứng, không dễ biết để phòng ngừa.

Mỗi bang chống dịch mỗi kiểu

Mỗi bang ở Mỹ có khả năng giải quyết khác nhau khi số ca bệnh tăng cao. Bà Ellen Nolte - giáo sư về các dịch vụ y tế tại Trường Y học nhiệt đới & vệ sinh dịch tễ London - từng nhận xét ở Mỹ giống như thể có tới 51 hệ thống y tế khác nhau tại 50 bang và thủ đô Washington.

Đại dịch COVID-19 đặt ra một thách thức chưa từng có tiền lệ với các bang. Trong khi New York, Washington và California áp dụng các biện pháp quyết liệt ngăn dịch bệnh, hai bang Ohio và Maryland đã làm theo họ, còn một số bang khác vẫn miễn cưỡng áp dụng các quy định giãn cách xã hội (social distancing), một trong những biện pháp hiệu quả nhất để chống dịch đã được chứng minh. Phần nhiều vì lo ngại tác động tiêu cực của chính sách giãn cách xã hội với nếp sống hằng ngày, đặc biệt là hoạt động kinh doanh.

Thực tế thoạt đầu chính bang New York cũng đã lưỡng lự khi đưa ra khuyến cáo "ở nhà" với người dân, căn cứ vào những thông điệp "chỏi nhau" giữa thống đốc bang Andrew Cuomo và thị trưởng thành phố New York, ông Bill de Blasio. Tương tự, dù đã ra lệnh đóng cửa trường học tới tuần cuối cùng của tháng 4-2020 nhưng thống đốc Jay Inslee của bang Washington cũng không thoải mái lắm khi phải phát lệnh yêu cầu người dân "ở trong nhà".

Trong khi đó, nhiều thống đốc bang vẫn áp dụng quan điểm nới lỏng hơn trước khủng hoảng dịch bệnh, ít nhất là giai đoạn đầu. Chẳng hạn thống đốc bang Oklahoma, ông Kevin Stitt, vẫn tweet (sau đó đã xóa) hình ảnh ông và gia đình đi ăn tối tại nhà hàng ngay cả khi các bang khác đã đóng cửa các hoạt động kinh doanh không thiết yếu. Thống đốc bang Florida, ông Ron DeSantis, thì đã phớt lờ những kêu gọi phát lệnh toàn dân ở nhà chống dịch.

Ngay chính Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có quan điểm không dứt khoát như vậy. Theo Bloomberg, trong lá thư gửi tới các thống đốc bang ngày 26-3, ông Trump nói muốn "gắn nhãn" các hạt theo mức độ nguy cơ dịch bệnh, để các nhà hoạch định chính sách địa phương có thể tùy theo đó mà duy trì, tăng cường hay nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội đã áp dụng.

Ông Trump từng lặp lại nhiều lần quan điểm muốn mở lại nền kinh tế bất chấp những cảnh báo từ giới chuyên gia y tế cộng đồng cho rằng nếu làm việc đó quá sớm có thể gây bùng nổ số ca bệnh.

231 thị trưởng nói không có đủ thiết bị y tế

Tạp chí Vox (Mỹ) còn chỉ ra một thực tế: cáTheo Tuổi trẻc bệnh viện mỗi bang đều lệ thuộc vào ngân sách bang đó để nâng cao năng lực phục vụ như tăng thêm giường bệnh, tăng phòng hồi sức tích cực, tăng máy thở và cả nhân viên y tế. Đến lượt các bang lại cần sự hỗ trợ ngân sách của chính phủ liên bang.

Theo nghiên cứu công bố ngày 27-3 của tổ chức phi lợi nhuận US Conference of Mayors, ít nhất 213 thị trưởng của Mỹ cho biết họ không có, hoặc không có cách nào cung ứng đủ trang thiết bị và dụng cụ y tế để bảo vệ lực lượng y tế phản ứng tuyến đầu.

Lúc này các bang cũng đang lệ thuộc vào sự hỗ trợ liên bang để tăng cường năng lực xét nghiệm. Với việc ông Trump vừa phê chuẩn gói cứu trợ 2.000 tỉ USD, một phần ngân sách lớn sẽ rót trực tiếp cho các bệnh viện, có thể tình hình sẽ cải thiện nhiều hơn.

Không có nhận xét nào: