Được biết, dữ liệu được nghiên cứu từ hơn 9,3 triệu người tại 187 quốc gia và vùng lãnh thổ trong suốt 3 năm từ 2015-2017, phân theo 4 mục: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, chì và ô nhiễm nghề nghiệp.
Nếu tính chung khu vực Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc bị xếp đầu bảng về số người chết do ô nhiễm với 1,8 triệu người, tiếp theo là Philippines với 86.650 người và Nhật Bản là 82.046 người. Còn trong bảng xếp hạng tử vong do ô nhiễm không khí, Việt Nam đứng thứ 10 với tỷ lệ tử vong lên tới 67%, chỉ sau Papua New Guinea, Trung Quốc, Kiribati, Lào, Solomon, Campuchia…
Theo GAHP, ô nhiễm là mối đe doạ môi trường lớn nhất đối với sức khoẻ con người, chiếm 15% – 28% tổng số ca tử vong trên toàn cầu, tương đương hơn 8,3 triệu người (2017). Tuy nhiên con số này chỉ là ước tính, chưa phản ánh đầy đủ tác động của ô nhiễm với sức khoẻ do có nhiều chất độc hại chưa được phân tích..
Bụi mịn có thể đi vào máu, làm tăng ung thư, giảm tuổi thọ
Tại Việt Nam, trong năm 2019, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, trong năm 2019, Hà Nội có đến 5 đợt ô nhiễm không khí kéo dài. Chỉ tính riêng trong tháng 12, tại Hà Nội chỉ số PM2.5 về bụi mịn đã vượt mức cho phép gấp 3 lần.
Đợt ô nhiễm gần đây nhất, diễn ra từ ngày 7 đến 16/12, chỉ số trung bình 24h của bụi PM 2.5 bắt đầu vượt quy chuẩn cho phép.Tính trong ngày từ 10 đến 12/12, chỉ số trung bình 24 giờ của bụi mịn PM 2.5 vượt quy chuẩn Việt Nam từ 2 đến 3 lần.
Theo nghiên cứu về tác động của bụi PM2.5 lên hệ hô hấp, đăng trên tạp chí Journa of Thoracic Diseasem do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện, thì bụi PM2.5 và các bụi nhỏ hơn có thể dễ dàng đi qua lớp lông mũi (lá chắn của hệ hô hấp) để thâm nhập sâu vào phổi, gây kích thích và ăn mòn thành phế nang, dẫn đến làm suy giảm chức năng của phổi, có thể gây nhiễm độc, ung thư, hen…
Theo TS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Quản lý sức khoẻ môi trường và hoá chất, Cục Quản lý Môi trưởng Y tế, khi hít phải loại bụi này, trường hợp nhẹ là bệnh nhân sẽ hắt hơi, sổ mũi, ho, cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc máu, ảnh hưởng tim, phổi, thậm chí là tử vong.
Từ Nguyên (t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét