Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

“Hỏa phong đỉnh, lưỡng hỏa sơ hưng định thái bình”

萤火虫: Ở vị trí dưới chân cầu Kế Môn, có rất nhiều muỗi lớn. Bắc Kinh mùa đông rất lạnh, thường thì sẽ không có muỗi, vậy nên đây là hiện tượng dị thường.
<!>Milescanton: Dị tượng khi đại nạn diễn ra.
正常人类来了:Trời có dị tượng, khí số đã tận.
得天独厚者替天行道: Một tháng này, chim chóc bay kín trời, sau đó giữa trời đông sấm vang chớp giật, trời giáng tuyết lớn, lần này lại nhìn thấy muỗi nữa, lần sau sẽ là gì nữa đây 长河落日: Quốc gia sắp vong, ắt có yêu nghiệt, người dân khổ không thiết sống, trời xuất hiện dị tượng.
Cư dân mạng Shuguang viết dòng status trên Twitter rằng, vùng Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc quạ đen bay kín trời là điềm báo gì? Có phải đó là một ngọn lửa khác trong “hỏa phong đỉnh, lưỡng hỏa sơ hưng định thái bình” (火风鼎,两火初兴定太平), tạm dịch: gió lửa mạnh, ban đầu hai ngọn lửa dấy lên định ra thái bình, lại bắt nguồn từ Nghi Xương?
“Hỏa phong đỉnh, lưỡng hỏa sơ hưng định thái bình” nguyên là từ trong dự ngôn “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn. Lưu Bá Ôn có tên là Lưu Cơ, đã từng phò tá Chu Nguyên Chương giành thiện hạ, lập ra triều Minh, là tể tướng khai quốc của triều Minh. Ông là người độ lượng chính trực, liêm khiết công bằng. Ông không chỉ là minh tướng một thời, mà cũng là một vị cao nhân đắc đạo. Ông đã để lại rất nhiều dự ngôn cho hậu thế, sau đã được người đời sau nghiệm chứng, chỉ cần sự việc đã phát sinh, đều linh nghiệm chuẩn xác tuyệt đối.
altChấn động! Lưu Bá Ôn dự đoán về đại kiếp nạn toàn cầu.
Thời nhà Minh đã xảy ra một trận động đất, để lộ ra “Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ôn Bia Ký” (Ghi chép trên tấm bia đá của Lưu Bá Ôn ở núi Thái Bạch, Thiểm Tây), trên tấm bia đã dự ngôn một trận đại dịch sẽ phát sinh:
Dự ngôn có nói: “Người nghèo một vạn còn một nghìn, người giàu một vạn còn lại hai, ba. Nếu người giàu và người nghèo không thay đổi suy nghĩ, thì cái chết đến trước mặt, ruộng đất không có ngũ cốc trồng, cẩn phòng khắp nơi không bóng người. Nếu hỏi đại dịch khi nào đến, vào mùa đông tháng 9 và tháng 10. Người hành thiện có thể thấy, người hành ác không được thấy. Những người làm điều ác không thể xem. Những người làm việc thiện lớn trên đời, gặp phải kiếp nạn này cũng không sao”. Dự ngôn đã nói rõ rằng chỉ có hành thiện mới có thể tránh được thảm họa.
Trong dự ngôn cũng nói: “Vẫn còn 10 nỗi cái buồn phía trước: 
Cái buồn thứ nhất: Thiên hạ đại loạn;
Cái buồn thứ hai: người chết đói khắp nơi;
Cái buồn thứ ba: Hồ (Bắc) bị đại nạn rộng khắp;
Cái buồn thứ tư: Khắp các tỉnh khói lửa;
Cái buồn thứ năm: Nhân dân bất an;
Cái buồn thứ sáu: (Đại nạn) tháng 9, tháng 10;
Cái buồn thứ bảy: Có cơm không có người ăn;
Cái buồn thứ tám: Có người không có áo mặc;
Cái buồn thứ chín: Thi thể không có người chôn;
Cái buồn thứ mười: Khó quan năm Lợn – Chuột”.
Hiện nay dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát. Tính đến ngày 24 – 01 – 2020, sau Vũ Hán, 14 thành phố khác ở Hồ Bắc đã tuyên bố phong tỏa. Dường như đã ứng nghiệm với “Sầu thứ ba: Hồ (Bắc) bị đại nạn rộng khắp”. 
Năm ngoái là năm con lợn và đã xảy ra dịch tả lợn nghiêm trọng.. Năm nay là năm con chuột, bệnh dịch hạch và viêm phổi Vũ Hán, cũng ứng nghiệm với “Sầu thứ mười: Khó quan năm Lợn – Chuột”. Độ chính xác của dự ngôn khiến mọi người rùng mình kinh sợ.
Trong “Kim Lăng tháp bi văn”, Lưu Bá Ôn cũng đã đề cập đến cảnh Đại dịch và thảm họa từ một góc độ khác: “Cha mẹ chết, khó chôn cất, cha và mẹ chết, con cháu khiêng, vạn vật đều chịu kiếp nạn, côn trùng và kiến cũng chịu tai ương”; và: “Thành phố thịnh vượng trở thành biển khơi. Các tòa nhà cao tầng biến thành gò đống”..
Xuyên suốt lịch sử Trung Quốc, rất nhiều lần khi mà đại dịch xuất hiện đều có liên quan đến thay đổi triều đại. Vào cuối mỗi một triều đại, những kẻ thống trị thường hoang dâm vô đạo, thiên tai nhân họa không ngừng, lũ lụt động đất liên miên, người dân đói khổ nổi dậy khắp nơi, xã hội hỗn loạn. Cuối cùng, bệnh dịch, lũ lụt và chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của vô số người. Chỉ những người ôm giữ thiện lương, đạo đức cao thượng mới may mắn thoát được.

Không có nhận xét nào: