Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020

Viết đêm giao thừa, nhớ nghĩa trang xưa - Giao Chỉ San Jose.

Nửa đêm về sáng, ngồi đón giao thừa Canh Tý, xin có đôi điều tâm sự.
1)Tác phẩm vượt thời gian:                                                               Mới soạn và in xong 300 bản mẫu lịch Museum 2020. Phát ra lấy ý kiến rồi sửa chữa in thêm 100 bản song ngữ. Cùng một lúc phố biến bản mẫu qua email để bà con bốn phương tùy nghi in ra mà xem. Hy vọng sau này quý vị sẽ dựa vào ý kiến này để làm lịch với các đề tài khác. Vì vậy xin thậm xưng là tác phẩm vượt thời gian
<!>
2) Thời ta đang sống.
Từ thế kỷ 20 bước qua thế kỷ 21. Từ tuổi về hưu trên 60 nay bước qua tuổi 80. Hai mươi năm qua chúng ta học được rất nhiều về nhân văn, thời sự, tin tức tài liệu trên thế giới Mạng. Cũng còn gọi là thế giới Ảo. Tin tức thực hư tràn ngập. Lại thêm photoshop biến ảo khôn lường. Chúng ta đã sao xuyến và bị cải tạo chính trên những điều nghe được và đọc được. Bị lừa bịp và sau cùng đã khôn ra sau những tin tưởng nhầm lẫn. Với khối tài liệu trùng điệp trên máy, chúng ta tha hồ tham khảo và kết bạn thân hữu bốn phương. Cũng nhờ thế giới Mạng phá tan bức màn sắt, bức màn tre của các chế độ độc tài. Riêng tôi có thể viết được là nhớ máy điện toán và hạnh phúc hơn nữa là xây dựng tình thân hữu với bằng hữu ở bốn phương trời.  
3) Thăm hỏi anh em.                                                                    
Khai thác cụ thể niềm hạnh phúc này là hàng ngày vẫn thấy chiến hữu trên máy. Bèn lên tiếng hỏi thăm và chúc Tết đầu năm. Bên dưới địa cầu nhớ lại các bạn Việt Luận mời qua Úc năm xưa, ông bà Bát Tuấn không quen mà giao cả ngôi nhà cho ở. Dược sĩ Quang chẳng biết mà trở thành anh bạn chuyển vận tâm giao. Anh chị Võ Đại Tôn tiếp đón trong tình chiến hữu để mãi mãi ghi dấu Mẹ VN ơi chúng con vẫn còn đây. Và riêng ông Phan Lạc Phúc bạn văn nghệ gặp nhau một lần mà đến chết vẫn không quên. Chúng tôi là độc giả của nhau. Ông mất đi mỗi tháng chẳng còn ai gọi mà khen Giao Chỉ.  Thôi đành bỏ Úc mà qua Pháp. Bên Paris tôi có hai ông bạn thường  gặp trên thế giới Ảo. Đại tá Trần Đình Vỵ khi theo Comando đánh trận Ninh Bình thì tôi còn học ở Nam Định. Thấm thoát ông là đại tá đầu tỉnh Quy Nhơn. Sau 75 bay qua Pháp tiếp tục đời binh nghiệp rồi về hưu với cấp bậc đại tá Lê Dương. Phần đại tá bác sĩ Hoàng cơ Lân một đời mũ đỏ tung hoành từ Bắc vào Nam. Cả hai ông hơn tôi chừng 2 tuổi và đi lính trước vài năm. Thực hết sức may mắn mà anh em chúng tôi ngày nay dù trùng khơi vạn lý nhưng vẫn kẻ trước người sau xếp hàng trên máy điện toán. Cuộc đời của ông Vỹ, ông Lân bên Pháp và ông Tôn bên Úc đều có thể viết hồi ký và quay thành phim. Xin gửi lời thăm hỏi vì mình nhớ đến nhau vào đêm giao thừa Canh Tý. Phải mà có thì giờ xin kể tên hết các bạn già 4 phương xem ai còn ai mất.
4) Khóc bạn ra đi.                                                                                    
Hôm nay nói về bằng hữu mất mát chúng tôi tổn thất khá nhiều. Kể ra rất mất tinh thần. Chỉ nhắc đến 2 ông bạn cùng khóa. Nghiêm Kế ở trung đội 21 với tôi khi vào trường Đà Lạt 54.. Công tử Hà Nội ra trường thiếu úy công binh lấy vợ Biên Hòa. Vất vả đời lính lên được trung tá tiểu đoàn trường công binh sư đoàn thì bị bắt tù binh trận Tân Cảnh.
Cuộc đời của Kế trải qua giai đoạn rất đau thương nhưng cũng rất đặc biệt. Có anh trung úy phi công Mỹ bi bắn rơi được còng tay thành đôi với ông trung tá Sài Gòn để tiện bề thông dịch . Ba tháng 10 ngày đi ngược con đường Trường Sơn đội bom B.52 mà ra Bắc. Chuyện vui nhất trên đường gian khổ là lúc đói khát. Khi các em nữ dân công rủ nhau đi xem mặt tên giặc lái Mỹ, ông trung tá bèn ra lệnh cho anh trung úy Mỹ cúi mặt quay đi không cho xem. Các cô phải đưa ra những củ khoai hay con cá khô thì anh Mỹ mới được lệnh quay mặt ra và cười. Đó là chuyện vui. Chuyện buồn là anh Mỹ đau bụng gần chết suốt chuyến đi và nhờ Nghiêm Kế nên còn sống. Rồi chia tay ở Quảng Bình, Mỹ về tù Hà Nội. Việt lên tù Sơn Tây.  Hiệp định Paris ký kết cả hai được trả tự do. Gia đình Nghiêm Kế ra trại miền Đông rồi đem 9 con lôi thôi lếch thếch dọn nhà về miền Tây. Được mời thăm bạn tù năm xưa. Đi ngang qua trại lính của lữ đoàn trực thăng Hoa Kỳ cả nhà tỵ nạn được đội quân nhạc Mỹ thổi kèn chào.  Anh trung úy tù binh gần chết ngày xưa bây giờ là đại tá lữ đoàn trường đón chào. Ông trung tá tù binh nay thành di dân và vợ con được nghênh đón trọng thể. Tại đại hội tù binh Mỹ Las Vegas Nghiêm Kế được tuyên dương là hội viên danh dự. Nhưng rồi năm qua ông tù binh danh dự qua đời. Toàn gia 26 người từ San Jose đưa tro tàn anh Kế về Hà Nội. Vợ chồng ông đại tá Hoa Kỳ tháp tùng trong nghi lễ cuối cùng tại nghĩa trang họ Nghiêm. Cùng với di hài sỹ quan em Nghiêm Kế cải táng từ nghĩa trang Biên Hòa. Hai anh em bỏ đất Bắc năm di cư 54 mà đi nay trở về nằm trong nghĩa trang gia tộc tại Hà Nội có ông Mỹ tham dự tang lễ. Rồi ông Mỹ dẫn đám con anh Kế đi thăm con đường Trường Sơn kể lại những chỗ nào gian khổ mà ông đã được Nghiêm Kế cứu sống. Chuyện này cũng có thể quay thành phim hấp dẫn. Phải không.?
Bạn đồng khoa thứ hai chết cuối năm quả là chuẩn tướng Pham Duy Tat. Anh Tat cùng khoa Cuong Quyet 2 nhưng học bên Thủ Đức. Chuyên bán Tật đá việt thành hồi ký nên ai cũng biết. Anh là vị Tướng lên cấp sau cùng trong chức vụ Biet Đồng quẩn Vùng 2.
5) Chuyện Nghĩa Trang Biên Hòa:                                                       
Tôi nhắc đến anh Kế và anh Tất là có lý do. Năm 1993, khi chúng tôi còn ngậm ngùi nghĩ đến 16 ngàn tử sĩ ở lại nghĩa trang Biên Hòa. Soạn tài liệu viết sách và thực hiện mô hình nghĩa trang cho Việt Museum nhưng chưa biết hiện trạng ra sao. Chợt Nghiêm Kế đi thăm mộ em trai chôn tại đây về báo tin hiện trạng và nói rằng vẫn có thể tổ chức tảo mộ cá nhân. Từ đó cơ quan IRCC nhờ thườn g binh Biệt Khu Thủ đô và tiểu khu Biên Hòa bắt đầu chiến dịch tảo mộ để bảo toàn. Rồi soạn tài liệu vận động dân cử. Một mặt gửi thư trực tiếp lên thủ tướng cộng sản Hà Nội. Mặt khác phong trào trùng tu và bảo toàn Nghĩa trang bắt đầu. Các đoàn thể và cá nhân khắp nơi tiếp tay. Hội của ông Ng Đạc Thành. Hội Nạng Gỗ bên Pháp. Cựu quân nhân Úc Châu, tại Mỹ và Canada. Riêng Biệt động quân có anh Tất là cấp tướng duy nhất về thám sát trực tiếp và vận động Biệt Động Quân tích cực tham dự. Công tác cũng có góp phần quan trọng của gia đình bác Đỗ Hữu Nhơn trung tá LLDB khóa Cương quyết Thủ Đức cùng với nữ quân nhân và liên hội cựu quân nhân tại San Jose. Phía Nhảy Dù bên gia đình Mũ đó của ông Bùi Đức Lạc cũng đóng góp. Cho đến đầu năm 2020 coi như Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa do sự góp sức của tất cả mọi người đã hoàn tất trùng tu một vòng đầu tiên. Ngày 25 tháng 1-2020 hình ảnh toàn thể đồng bào lên thăm viếng tảo mộ trước tết Canh tý là hình ảnh vô cùng xúc động cho toàn thể đồng bào hải ngoại. Khởi sự mở đầu chiến dịch bảo toàn nghĩa trang Biên Hòa từ tháng 2 năm 1993 cho đến nay tháng 2 năm 2020 là 27 năm.
Với sự góp sức của toàn quân toàn dân hải ngoại và thân quyến miền Nam, ngày nay nghĩa trang Biên Hòa coi như vẫn tồn tại và được bảo vệ trong ý nghĩa linh thiêng của hàng ngàn tử sĩ. Trong bầu không khí u uẩn linh với những ngôi mộ xây cất lại bên cạnh nhiều mộ sơn trắng bình thường đã làm thành bức tranh phản ảnh hoàn cảnh nước mất nhà tan và nghĩa trang trong chế độ thù nghịch mà vẫn còn cố gắng tồn tại.
Giờ đây, trong đêm giao thừa, nhớ chuyện nghĩa trang, tôi nhớ đến bạn Kế cũng khóa Cương Quyết bên Đà Lạt. Nhớ đến bạn Tất, cùng khóa Cương Quyết bên Thủ Đức. Cả hai anh đã từng về tham các tử sĩ nằm ở Biên Hòa để cho tôi biết đầu đuôi. Anh Kế đưa hình chụp từ năm 1993. Anh Tất kể rõ tình hình cho đến năm 2019. Một anh Đà Lạt cho tin đầu tiên. Rồi anh Thủ Đức cho tin cuối cùng. Bạn Nhơn vẫn còn sống với tôi ở San Jose gửi cho những hình ảnh đầu năm 2020. Biết rằng anh em chúng tôi rồi sẽ qua đi, nhưng nghĩa trang di sản của cuộc chiến miền Nam vẫn sẽ còn. Bao nhiêu anh em ta đã góp sức cho nghĩa trang xưa tồn tại. Kể cả một ông gốc Việt đã từng làm tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn. Kể cả một ông đại tá gốc Việt làm chánh tùy viên quân sự tại tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội. Nhưng chỉ riêng tôi được các bạn chửi mắng đặt cho hỗn danh là nhà văn Nghĩa Địa Biên Hòa. Để chia xẻ lời phê phán lạ lùng xin gọi các ông thiếu tá Đặc Thành, thiết giáp, Trung tá Đỗ hữu Nhơn, Lực lượng đặc biệt và chuẩn tướng Phạm Duy Tất, Biệt Động Quân. Tất cả đều là chiến binh nghĩa địa hết. Chúng tôi đánh trận cuối cùng trong 30 năm qua tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa.. 
Giao Thừa Canh Tý 2020.

Không có nhận xét nào: