Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

Tào lao cuối năm: Tờ 2 dollars Mỹ. - KHD

grafik.png
Chừng chục năm gần đây, bên VN có phong trào mua bán và lì xì tờ 2 dollar nhân dịp tết. Ở bên Mỹ thì, cứ hễ gần đến tết là lại có màn rũ nhau vô nhà băng để đổi tờ 2 đô gửi về bên nhà. Phải công nhận tờ 2 đô dùng để lì xì ở VN là thích hợp nhất vì nó không mang giá trị cao, không làm khó hầu bao của Việt kiều về ăn tết nhưng lại mang tính sang trọng vì dù gì thì nó cũng có giá trị gấp gần 24 ngần lần so với tiền của VN, lại có vẻ thích hợp với truyền thống đúng đắn khi lì xì: Mang ước muốn san sẻ may mắn và thành công, là một biểu tượng, một nghi thức hơn là giá trị của số tiền. Nhưng rồi không biết từ đâu lại nổi lên những lời đồn thổi về sự "may mắn" của tờ 2 đô, mà chắc có lẻ là từ các con buôn trên mạng khi rao bán những tờ dollar này. Vậy nay, xin có bài tào lao về những thứ có thật và không thật chung quanh những huyền thoại được thêu dệt bởi các con buôn trên mạng internet. Coi như là bài viết xả xui cuối năm, chuẩn bị tinh thần cho một năm mới không có gì gọi là hứa hẹn khi nhìn về VN từ bên ngoài.
<!>
1. "Tờ 2 đô là tờ tiền hiếm! Rất ít khi gặp trên thị trường."
Tờ 2 đô la chỉ ít chứ không hiếm, dù chỉ chiếm chưa tới 1% trên tổng số lượng tiền tệ của Mỹ đang lưu hành trên khắp thế giới, nhưng nó không hề hiếm mà chỉ là không được chuộng mà thôi. Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể ghé vào một ngân hàng để yêu cầu đổi một số tờ tiền mệnh giá 2 đồng này. nếu muốn nhiều thì có lẽ phải cần yêu cầu rồi quay trở lại sau, bởi vì có thể ngân hàng không có sẵn một số lượng lớn. Chỉ xin nhớ là đừng đến các ngân hàng ở những khu vực có nhiều người Việt và vào dịp cận tết vì nhiều người muốn đổi quá mà thôi.
* Điều thú vị là ngoại trừ những tờ 2 đô mới tinh từ ngân hàng, nếu cầm trên tay một tờ 2 đô cũ thì nhiều khả năng nó đã từng được nhét vào ngực hay háng của một em vũ công khỏa thân nào đó bên Mỹ. Tờ 2 đô là đồng tiền dễ dàng được tìm thấy nhất ở các quán rượu và câu lạc bộ khỏa thân. Khách hàng hay đổi một mớ tiền lẻ để nhét vào đít mấy em vũ nữ nên chủ nhân của các CLB vũ sexy này thường có khuynh hướng chuẩn bị sẵn và đưa cho khách những tờ 2 đồng thay vì tờ 1 đồng, nhằm mục đích tăng thu nhập cho nhân viên.

2."Tờ 2 đô may mắn vì nó ... mang số 2? Biểu tượng cho sự "có đôi, có cặp".
Cái này cũng tào lao không kém vì thực tế là hầu hết những thằng cha nào có chút đỉnh tiền bạc cũng đêu hăm he muốn có nhiều hơn là 1 bà vợ. Quan trọng là có dám hay không mà thôi. Vậy nên, thực tế là đa số đàn ông - nếu được mong muốn - thì họ sẽ mong muốn con số 3 hay 4. Hoặc nếu vừa giàu vừa là công dân của một quốc gia Hồi giáo thì con số may mắn phải là con số 7. Dân Đông Nam Á như Việt hay Tàu, mặc dù luật pháp đã quy định chỉ được 1 vợ 1 chồng nhưng mong mỏi kiếm thêm luôn là một ước mơ thầm kín. Vậy thì nói rằng số 2 tượng trưng cho "có cặp, có đôi" chỉ là một xảo thuật quảng cáo cho món hàng mà thôi. Bàn tới cái chuyện tào lao khi gán cho những con số một ý nghĩa may mắn nào đó thì dân Việt và Tàu là vua, kiểu bàn số đề. Số nào cũng may mắn cả. Số 1 thi đại diện cho sự độc nhất vô nhị, số 2 thì có cặp, có đôi. Số 3 thì vững như kiềng 3 chân. Số 4 thì đại diện cho sự hài hòa của trời đất với 4 mùa. Số 5 thì ngũ hành, là 5 thứ tạo nên vũ trụ. Số 6 tiếng Tàu là "lục", thôi thì ta bẻ nó sang thành "lộc", vậy là ... may mắn. Số 7 thì ... e hèm, vũ trụ này tạo nên từ số 7 với 7 sắc màu, 7 nốt nhạc, Thất tinh ... vân vân và mây mây. Số 8 thì ngày xưa là cái còng, xui tận mạng, nhưng kể từ khi khoa học kỹ thuật chế ra cái SIM điện thoại thì ta đọc trại nó từ "bát" trong tiếng Tàu sang thành "phát" trong tiếng Việt, vậy là may mắn rồi còn gì! Số 9 thì đọc là "cửu", vậy thì còn chờ gì mà không ghép nó vào câu "trường tồn vĩnh cữu"????
Thực tế là trong tiền bạc, số 2 luôn bảnh hơn số 1, số 5 luôn tốt hơn số 2 và số 10 thì không bằng số 20 .... Vậy đi hén.
3. "Tờ 2 đô la rất quý hiếm và chỉ có 12 tiểu bang trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ là được quyền phát hành mà thôi".
Các tay buôn tiền lẻ trên mạng cố tình không giải thích tại sao chỉ có 12 tiểu bang được phép in tờ tiền này trong số 50 tiểu bang. Xin thưa là bất cứ tờ tiền nào của Mỹ cũng chỉ được phát hành bởi 12 ngân hàng chính trực thuộc Cục Dự trữ Liên Bang. Toàn bộ nước Mỹ chỉ có 12 ngân hàng này là đại diện để đặt hàng in tiền mới từ Cục Điêu Khắc và In Ấn (Bureau of Engraving and Printing) thuộc Bộ Ngân Khố Mỹ, với 2 cơ sở duy nhất đặt tại thủ đô Washington D.C và thành phố Forth Worth ở tiểu bang Texas (ngoài 4 xưởng đúc tiền xu tại Philadelphia, Denver, San Francisco và West Point).
Bất cứ tờ tiền giấy nào in ở Mỹ cũng đều có xuất xứ từ một trong 12 chi nhánh ngân hàng thuộc Cục Dự Trữ Liên Bang chứ không chỉ có tờ 2 đô.

4."Tờ 2 đô năm 1976 là tờ hiếm và may mắn nhất".
Các nhà buôn lẻ tài tử trên mạng đã thêu dệt hẳn một huyền thoại về một tai nạn máy bay ở Mỹ (không nói là của hãng nào, chuyến bay số mấy và rớt năm nào, ở đâu). Chỉ có duy nhất một người đàn ông sống sót vì ông này đã nghe lời mẹ của mình, luôn mang trong mình tờ 2 đô la phát hành năm 1976. Và do đó nên tờ 2 đô la năm 1976 được xem là may mắn nhất.
Sự thật là tờ 2 đô la của Mỹ được phát hành từ năm 1862 cho đến 1963 thì ngưng, đơn giản là nhu cầu quá ít. Đến năm 1976 thì nó được tái phát hành bởi vì năm này là năm kỷ niệm đúng 200 năm Hoa Kỳ lập quốc. Vào năm này, có hàng triệu vật dụng lưu niệm được phát hành để kỷ niệm và chúng có thêm một tí giá trị sưu tập nhờ con số chẵn tròn 200 năm. Đặc biệt, giới sưu tập tiền ở Mỹ thường gắn liền với giới sưu tập tem vì từ thời xa xưa, mỗi một con tem bưu điện có giá trị ngang với tiền tệ. Nghĩa là, nếu bạn hiện đang có một con tem sống chưa sử dụng, trị giá 1 xu của thế kỷ trước, thì hiện tại nó vẫn còn giữ nguyên được giá trị 1 xu và vẫn có thể dán lên bì thư để gửi đi. Các nhà buôn tiền sưu tập ở Mỹ rất thường kiêm luôn cả mặt hàng tem bưu điện.
Vì sưu tập tem là một thú chơi phong nhã và rộng khắp toàn cầu nên Bưu điện Mỹ có truyền thống đóng mộc "Ngày phát hành đầu tiên" cho những ai mua một loạt tem mới vào ngày đầu phát hành, như một thứ chứng nhận để phân biết với các con tem cùng loại phát hành sau đó. Người chơi tem sẽ mua tem vào ngày đầu tiên và dán lên phong bì, đem đến bưu điện để nhân viên đóng mộc "Ngày phát hành đầu tiên" lên con tem, từ đó nâng cao giá trị của con tem thêm một chút. Các dấu mộc này cũng được làm đặc biệt, thường là có hình khắc cùng loại với hình trên con tem - tuy không phải là luôn luôn.
Năm 1976, nhiều người "dự đoán" rằng tờ 2 đô la phát hành vào năm này sẽ có giá trị sưu tập về sau nên có nhiều người đã đem những tờ 2 đô la đến bưu điện và yêu cầu được đóng cái mộc "Ngày phát hành đầu tiên" lên trên đó, như một thứ "trang trí", thỏa mãn tâm lý "không đụng hàng". Dĩ nhiên là nhân viên bưu điên chả tiếc gì một con dấu. Những tờ 2 đô la mang con dấu "Ngày phát hành đầu tiên này, chắc chắn là sẽ có giá hơn so với những tờ 2 đô năm 1976 khác, nếu như bạn chịu khó chờ cho đến năm ... 2076. Bởi vì ở thời điểm này, những tờ 2 đô mà các tiệm mua bán tiền sưu tập ở Mỹ chịu mua vào chỉ thuộc về những series được phát hành từ năm 1963 trở về trước mà thôi và một tờ 2 đô la 1963 thường có giá khoảng 3 đồng, một vài tờ ở tình trạng tuyệt hảo (xem xét bằng kính hiển vi) có thể có giá tới 8 đồng, tùy vào nhiều yếu tố khác nhau.
Một tờ 2 đô năm 1976 ở tình trạng tuyệt hảo hiện nay có giá khoảng ... 2 đồng. không hơn không kém, cho dù là loại có đóng mộc "Ngày phát hành đầu tiên" đi chăng nữa. Trừ phi Cục Dự Trữ Liên Bang trong tương lai cho ra đời một tờ 2 đô khác với thiết kế hoàn toàn mới, từ hình ảnh cho tới màu sắc dấu mộc của Bộ Tài Chánh (như trường hợp của series năm 1963 trở về trước mang mộc màu đỏ, so với loại sau này từ 1976 đều mang mộc màu xanh).
5. "Tờ 2 đô là là biểu tượng của quyền lực" vì sau lưng của nó có in hình 42 vị Tổng thống và các quan chức cao cấp nhất của nước Mỹ.
Sự thật là, sở dĩ tờ 2 đô la 1976 có in hình các nhân vật đại diện cho 13 tiểu bang đầu tiên của nước Mỹ cùng ký tên vào bản tuyên bố Độc lập là bởi vì nó được phát hành nhân dịp kỷ niệm 200 lập quốc và số người có mặt trong hình là 48 chứ không phải là 42 (xem tài liệu trích ở phần comment từ Cục Điêu Khắc và In Ấn) và lại càng không có bất kỳ ông tổng thống nào của Hoa Kỳ có mặt vào ngày hôm đó, đơn giản là ông tổng thống đầu tiên của Mỹ là George Washington chỉ chính thức trở thành tổng thống vào ngày 30 tháng 4 năm 1789, tức là sau ngày ký tuyên bố Độc Lập tới gần 13 năm.

Chúc Mừng Năm Mới.

KHD

Không có nhận xét nào: