Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng


Kính thưa quí bạn
Hôm nay xin góp mặt cùng các bạn vài chuyện góp nhặt được qua email.
1. Khai bút đầu năm (Thơ Trần Văn Lương)
2. Một số người Hoa ăn uống thấy ghê ...
3. Nhưng chắc không ghê bằng bản án do tác giả người Việt nào đó phóng tác.
4. Bài viết về mê tín của Nhà văn Marko Nikolic.
HCD 25-Jan-2020

<!>
---------------
khai but Tran Van Luong 
----------
Email nầy kèm nhiều hình,  nếu các bạn thấy khung mà  không thấy hình thì đọc microsoft word attached
----------


1-25-2020 7-23-49 AM 
An Asian man has been filmed dipping a live baby mouse into a bowl of sauce before eating it. The disgusting footage showed the man picking up a baby mouse with chopsticks before calmly devouring the … View the article. https://flip.it/3bSeKQ

HCD: Thưa các bạn, "Bịnh Tàu Lạ" làm thế giới lo âu đầu tiên được cho là do siêu vi từ mấy con dơi bán trong chợ thú rừng ở Vũ Hán. Sau đó được nghi là siêu vi từ rắn, cuối cùng kết luận là do mấy con dơi bán trong chợ.
Các bạn vào link ngay trên sẽ thấy hai video, một video một người Tàu ăn chuột con sống (hình bên trên) chắc là mừng năm con chuột, và video thứ hai một "kiều nữ" người Hoa ăn nguyên con dơi trong tô "súp".

1-25-2020 7-43-52 AM 
 
1-25-2020 8-31-41 AM 
The first people who contracted the deadly new coronavirus sweeping through Asia were infected when the virus jumped from animals to humans, and a new report points to the original animal source: bats. Scientists from the Wuhan Institute for Virology — located in China’s epicenter of the outbreak... View the article. https://flip.it/IspSqa

(máy dịch:) Những người đầu tiên nhiễm virus coronavirus mới chết người  châu Á đã bị nhiễm khi virus này từ động vật truyền sang người và một báo cáo mới cho biết nguồn gốc động vật đó là dơi.  
HCD: Các bạn click tấm hình hoặc link để xem video.
------------------------ 


Nhiều người nhìn thấy người Tàu ăn uống kiểu nầy chắc cũng "thấy ớn", tuy nhiên nó không dã man tàn nhẫn bằng bản tin của tác giả nào dó người Việt viết bên dưới.
 
Nhận được qua email: Quả là dã man tàn nhẫn. Ai? thưa nước Mỹ. (nếu đọc xin đọc cho hết rồi hãy la làng)
Nhưng thật ra thì phe ta (kẻ loan tin) mới là người tàn nhẫn. Vì sao? Thưa vì toà án Mỹ phạt có mấy tháng tù. Kẻ loan tin lại phạt người vi phạm án tù chung thân chỉ vì 10kg thịt chó.
1-22-2020 7-54-27 AM.jpg 

(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng là trích email của người khác. Không thấy màu chữ hay hình xin các bạn đọc attachment, không có attachment thì delete luôn, đừng đọc)  
From: Nguyen Van Dat [mailto:ngu  dat@ gmail.com] 
Sent: Thursday, January 23, 2020 5:25 PM
Subject: Immune System, Immunity, Immunology
Thưa anh Đẳng,
Theo em nghĩ chữ “immune system” nên dịch là “hệ thống miễn nhiễm” thay vì “hệ thống miễn dịch”!
Máy dịch là do đóng góp của những người ở VN ngày nay, học tiếng Việt từ những nhà giáo “có công với cách mạng” hơn là biết chữ nghĩa một cách tường tận. Vì thế máy dịch dùng chữ sai rất nhiều.
Dưới thời VNCH chữ miễn dịch có nghĩa là miễn đi quân dịch, nghĩa là khỏi phải đi lính (vì lý do sức khỏe thí dụ như bị tàn tật, hay là vì lý do gia cảnh thí dụ như con trai duy nhất trong một gia đình có cha mẹ già yếu ...)
Chữ “dịch” cũng có nghĩa theo y khoa là epidemic hay là epidemics, trong trường hợp nầy miễn dịch cũng khác với miễn nhiễm (immune hay là immunity)!
Chúc anh chị và gia đình được nhiều sức khỏe và niềm vui.
Em Đạt

HCD: Thưa đúng như vậy, dịch đúng phải là hệ thống miễn nhiễm. Google được những nhân viên người Việt Nam thế hệ trẻ viết phần tiếng Việt cho Google Translate nên dùng nhiều tử ngữ mới hay có khi sai như thí dụ trên. 
Thường tôi viết những email kiểu "reader digest" trong thời gian chỉ chừng 30 phút, do đó có khi sơ ý không đọc lại kỷ phần máy dịch nên có những sai lầm hay những trúc trắc khó nghe. 
----------------


Thấy bài viết của tác giả Marko Nikolic hay hay và phù hợp trong ba ngày Tết, xin trích ra đây gởi các bạn nếu rảnh thì đọc cho vui. Tôi xin bàn luận vài hàng màu tím trong bài cho "mặn" thêm. Chữ đen là nguyên văn của tác giả. 
Mê tín
Marko Nikolic Nhà văn
 
Thứ ba, 14/1/2020, 02:30 (GMT+7)  
 
Trong tháng tới, gần một trăm triệu người Việt Nam sẽ bước vào một chuỗi liên tục các hoạt động tín ngưỡng quan trọng.
 
Tín ngưỡng là một nhu cầu tinh thần, và luật pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Tuy nhiên, ta nên thực hành nó một cách đúng đắn chứ không để nó chi phối tâm trí, lý lẽ một cách cực đoan.
 
Bất chấp các tiến bộ thời hiện đại, nhiều tập tục mê tín vẫn còn tồn tại trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Niềm tin vào những yếu tố siêu nhiên đã duy trì trong mọi nền văn hóa suốt lịch sử. Đến tận ngày nay, một phần tư người Mỹ tự nhận mình mê tín. Chúng ta e ngại thứ sáu ngày 13, đeo bùa hộ mệnh hay thực hiện những nghi thức để thu hút tài lộc. Các gia đình Việt Nam dọn nhà đón Tết và người buôn bán mở hàng để đón phúc lộc chẳng hạn. Tôi thậm chí được biết về một số kiêng kỵ ngộ nghĩnh của học sinh Việt khi đi thi: không ăn trứng vì sợ điểm 0, không ăn chuối vì sợ ''trượt vỏ chuối'' hay không ăn thịt bò vì sợ đầu óc ''ngu như bò''. Thật oan cho bò.
 
Theo các nhà khoa học, chúng ta mê tín vì sợ hãi, thiếu kiểm soát trong các hoàn cảnh bất an, và niềm tin kiểu này giúp ta cảm thấy an tâm, tự tin hơn. Vấn đề xuất hiện khi người ta nhầm lẫn hay đánh đồng giữa tín ngưỡng lành mạnh và sự cuồng tín, mê muội, đặt niềm tin mù quáng vào thế lực siêu nhiên, khiến họ mất sự sáng suốt, hành động vô lý và mất tiền của, thậm chí tính mạng.
 
Văn hóa tâm linh của người Việt vô cùng phong phú, ăn sâu vào niềm thức dân tộc. Người ta thờ cúng tổ tiên để thể hiện lòng thành kính đối với những người đã khuất, và theo tôi đây là một phong tục rất đẹp, rất Việt Nam. Tiếng Việt có câu tục ngữ rất ý nghĩa: uống nước nhớ nguồn, nên đa số gia đình có bàn thờ ở nhà, làm giỗ để nhớ người chết, treo di ảnh... Thế nhưng có một tục lệ thu hút nhiều sự chú ý của dư luận và thậm chí gây ra tranh cãi: đốt vàng mã.
 
Tục lệ này có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian xa xưa và không bắt nguồn từ các chính giáo truyền thống như Phật giáo hay Nho giáo. Mỗi năm, người Việt chi khoảng 400 tỷ đồng, đốt khoảng 50.000 tấn vàng mã để ''gửi'' người thân ở dưới âm. Tôi cảm thấy ngần ngại do một số người có xu hướng đốt vàng mã một cách thái quá, không tiếc tiền mua hàng chục triệu đồng vì ''đốt càng nhiều càng có lộc''. Người ta sáng tạo ra những hình dáng vàng mã kỳ dị và hợp thời như vàng mã xe hơi, đồng hồ, iPhone, tiền USD, giày cao gót... Bên cạnh đó, việc đốt vàng mã còn tổn hại đến tài nguyên rừng vì giấy được làm từ gỗ và gây ô nhiễm môi trường. Riêng năm 2017, gần 10 vụ cháy nhà do đốt vàng mã làm 20 người chết tại TP HCM.

HCD: Bàn cho vui, đọc qua rồi bỏ: Quí vị đốt vàng mã hình như bi quan và có khi làm hại người đã chết.
1. Quí vị nầy nghĩ là cha mẹ ông bà người thân đã chết đều là những người lúc còn sống đã làm việc ác, cho nên khi chết đều bị giam dưới âm phủ hết.
2. Nếu chúng ta mang đô la giả vào Mỹ chắc là tù lâu, nay quí vị đốt vàng mã lại in tiền giả đóng thùng gởi xuống âm ty cho thân nhân. E thân nhân không xài được mà còn bị ở tù nữa.
 
Việc đã đi xa đến nỗi Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 2018 đã ra công văn đề nghị Phật tử loại bỏ đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Theo tôi, tục lệ đốt vàng mã chỉ nên mang ý nghĩa tượng trưng, vừa phải chứ không nên quá độ, quá cầu kỳ, lãng phí. Một khi chúng ta đã xuống âm phủ, tâm hồn ta không còn cần đến của cải vật chất nữa.
 
Trong khi có quan điểm trung lập về vàng mã, tôi kiên quyết phản đối các thầy bói, thầy tướng và kêu gọi luật pháp cấm các hoạt động này khỏi đời sống xã hội hiện đại. Theo tôi, nghề đó là biểu hiện của lạc hậu và suy thoái. Các thầy bói lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân để kiếm tiền, họ đánh vào nỗi sợ hãi và lòng tham lam của nạn nhân để lừa bịp và trục lợi. Vì nhận thức thấp, thiếu tri thức khoa học, một số người sẵn sàng đặt niềm tin mù quáng vào lời "thầy" và những điều hoang đường mà họ phán ra, từ đó mất dần sáng suốt, sa vào những tình huống nguy hiểm.
 
Theo những trường hợp thông thường, thầy bói sẽ ''thấy'' một điềm gở, phán một nguy nan sắp xảy ra. Ví dụ: chồng ngoại tình, gia đình ly tán, thậm chí con chết,... Và nếu người đi xem bói không muốn gặp phiền toái, họ chỉ có cách bỏ nhiều tiền nhờ thầy cúng giải hạn. Việc tin một cách mê muội vào lời thầy bói có thể dẫn đến những hậu quả tai hại. Nhiều người mất tiền tỷ.
 
Ở Thanh Hóa, bà đã sát hại cháu mình vì thầy phán ''nếu cháu sống bà chết, và ngược lại''. Ở Quảng Ngãi, một gia đình quyết định bỏ nhà vì thầy bảo nhà có ''đồ độc''. Một gia đình khác đã bị mất nhà vì tin lời thầy ''dưới đất nhà có vàng''. Và họ có thể mất mạng khi đau ốm nếu quyết định tìm đến thầy bói thay vì đến biện viện điều trị.
 
Trong khi nạn nhân phải chịu những mất mát về vật chất lẫn tinh thần, thầy bói thường ăn nên làm ra, kiếm tiền như chơi. Đây là một điều đáng buồn. Và trớ trêu thay, các thầy bói không bao giờ dự báo được thảm họa và thiên tai quy mô lớn như các cơn thần sóng chết người hay cháy rừng tại Australia chẳng hạn, và qua đó cứu vô số mạng sống.
 
Vấn đề là, "những gì "thầy" phán dường như có thật", nhiều người lý giải. Khoa học thực ra đã lý giải tại sao chúng ta hay có cảm giác thầy bói phán đúng. Họ có khả năng đánh giá và nắm bắt rất đúng tâm lý của nạn nhân. Họ áp dụng một số thủ thuật tâm lý như "hiệu ứng Barnum": họ sẽ phán những điều rất mơ hồ và chung chung mà trên thực tế chúng có thể áp dụng cho rất nhiều người. Những dự đoán đó được điều chỉnh dựa trên các manh mối như tuổi tác, cách nói, ăn mặc, tâm lý và cư xử của người đi xem bói. Sau đó, thiên kiến xác nhận (confirmation bias) bắt đầu hoạt động. Tức là chúng ta có khuynh hướng chỉ lưu ý đến những thông tin nào xác nhận lời phán của thầy và phớt lờ, quên mất các trường hợp mà thầy đã phán sai. Từ đó, ký ức chọn lọc của ta sẽ chỉ ghi nhớ các dự báo đúng của thầy bói và không chỉ vậy, bộ não ta sẽ tự tìm ra ý nghĩa trong các sự kiện ngẫu nhiên để "gán" vào lời thầy.
 
Tự do tín ngưỡng là một phần không thể tách rời của đời sống, nhưng ta phải biết rõ ranh giới giữa tín ngưỡng lành mạnh và hành vi mê tín dị đoan nhằm tránh hậu quả khôn lường. Bên cạnh đó, chính quyền và mọi người cùng nói ''không'' với các hành vi lợi dụng sự cả tin của người khác để trục lợi.
 
Marko Nikolic
(Nguyên tác tiếng Việt)

Không có nhận xét nào: