Xúc động với thùng tiền yêu thương ‘nếu khó khăn, hãy lấy 3 tờ’ ở Sài Gòn 12-1-2020
Ngoài trà đá, tủ thuốc, dịch vụ mai táng và xe ôm miễn phí, mới đây ở Sài Gòn còn có thùng tiền từ thiện dán chữ: ”Nếu bạn gặp khó khăn, hãy lấy 3 tờ”. Thùng tiền với lời nhắn làm lay động lòng người. (Ảnh: Đại Dương) Thùng tiền miễn phí này được đặt ở vỉa hè số nhà 202 đường Tô Hiến Thành, quận 10, Tp.HCM, có in dòng chữ: “Nếu bạn gặp khó khăn, hãy lấy 3 tờ”. Trong thùng có rất nhiều tờ tiền mệnh giá 5.000 đồng, theo Dân Trí. Những người khó khăn đi qua có thể dừng lại, mở thùng lấy 3 tờ, người qua đường khác có điều kiện sẽ bước đến bỏ tiền vào. Chính sự góp sức này giúp thùng luôn sẵn tiền để san sẻ với người nghèo khó.<!>
Dù giá trị các tờ tiền không lớn, nhưng hành động ý nghĩa này sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, nếu họ lỡ gặp phải một tình huống bất ngờ nào trên đường mà không có cách xoay sở.
Ngay sau khi đăng tải, bức ảnh đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng mạng. Nhiều người thậm chí còn rủ nhau đến nơi có thùng tiền để quyên góp giúp đỡ ai đó đang gặp khó khăn.
Anh Trần Triều, một người dân ở Gò Vấp chia sẻ với Dân Trí: “Hành động này quá đẹp vì nó thể hiện sống động, thực tế và thuyết phục một điều: Gần chục triệu người Sài Gòn, cả dân gốc ở đây và cả dân nhập cư còn tin nhau, còn rưng rưng xúc động khi nghĩ đến chuyện thương nhau”.
Ở Tp.HCM, tại một số địa điểm còn có thùng bánh mỳ từ thiện hay những thùng nước đá miễn phí nằm ở nhiều con phố. Tủ bánh đặt trước cơ sở thẩm mỹ của chị Xuân Lan, gần ngã tư XVNT – Bạch Đằng (Ảnh: Dân Trí)
Tuyến đường Phan Huy Ích nối giữa quận Tân Bình và Gò Vấp có ba anh em họ là Phạm Như Thắng (26 tuổi), Nguyễn Tài Dũng (30 tuổi), cùng quê Quảng Ngãi và Nguyễn Mạnh Cường (28 tuổi, quê Bình Thuận) thường mang đồ nghề để sửa xe miễn phí cho người dân. Nhóm còn để tấm bảng trên xe máy có nội dung: “Cứu hộ, sữa chữa xe máy ngập nước cho bà con miễn phí”.
Theo Pháp Luật Tp.HCM, nhiều xe bị chết máy do nước vào, số khác hư bugi, sửa rất nhanh. Sửa xong nhiều người biết là miễn phí, tất cả đều tỏ thái độ khá ngạc nhiên.
3 anh em họ sửa xe miễn phí cho người dân qua đoạn đường ngập nước
Con hẻm 96, đường Phan Đình Phùng, phường 2, quận Phú Nhuận, Tp.HCM có nhiều dịch vụ miễn phí khi những người lao động bình dân nơi đây sẵn sàng tổ chức bơm vá xe và cung cấp nước uống miễn phí cho người khuyết tật.
Người lao động bình dân nơi đây sẵn sàng chia sẻ cùng người có hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: Báo Mới)
Cũng ở con hẻm này, ông Đỗ Văn Út (56 tuổi) nhiều năm trời vá xe miễn phí, đun nước cho người dân qua đường uống. Theo Zing, ông Út thuê một căn nhà 9 m2 ở sâu trong một con hẻm. Căn nhà nhỏ chứa tới cả vài chục chiếc bình đựng nước uống. Hằng ngày vợ ông ở nhà đun nước để sẵn cho ông mang đi.
Ông chia sẻ, tiền điện hàng tháng đun nước bằng ấm siêu tốc có tháng lên tới cả 700.000 đồng vì mùa hè mọi người uống rất nhiều nước. Vợ ông ủng hộ và chỉ nói: “Ông còn sức làm được giúp ai thì cứ làm”.
Tủ thuốc từ thiện ở hẻm 96 (Ảnh Báo Mới)
Góc làm việc của ông Út cùng người bạn toàn bình nước và dụng cụ vá sửa xe. (Ảnh: Zing)
Căn nhà nhỏ chứa tới cả vài chục chiếc bình đựng nước uống của ông Út (Ảnh: Zing)
________
< Thùng tiền nếu trong đó toàn giấy bạc 100usd thì lấy 3 tờ chuẩn bị ăn cái tết con chuột đỡ lắm đó bà con ui
_______(())_______
Quý cô kéo lão ăn xin vào nhà hàng sang trọng khiến ông bực mình, hiểu lý do, ông xúc động bật khóc
Jan 12, 2020
Ảnh minh họa (nguồn: Invisible People).
Một ngày nọ, trên đường tới nơi làm việc, một người phụ nữ trông thấy một gã ăn xin. Ông ta trông có vẻ khá già với khuôn mặt râu ria và quần áo lếch thếch. Những người qua đường nhìn ông bằng cặp mắt khinh thường, chỉ vì ông là một kẻ ăn xin bẩn thỉu và rách rưới. Chỉ duy nhất có người phụ nữ này, trong lòng dấy lên sự thương cảm đối với người đàn ông nghèo khổ.Ngoài trời đang rất lạnh, ông lão lại ăn mặc rất phong phanh. Nói đúng ra, ông ấy quấn thứ gì đó trông như một cái áo khoác mỏng, đã sờn cũ và chẳng lấy gì làm ấm áp. Người phụ nữ lịch sự hỏi ông rằng: “Thưa ông, ông vẫn ổn chứ?”.
Người ăn xin nhìn vào quý cô đang đứng trước mặt mình. “Ai vậy nhỉ?”, ông ta tự hỏi. Người phụ nữ này nhìn có vẻ là một người có địa vị và xuất thân giàu có, ông nhủ với mình rằng, có lẽ cô ta lại giống như mấy người khác, muốn chọc ghẹo ông lão, nên ông gằn giọng đáp lại: “Để tôi yên”.
Người phụ nữ vẫn đứng yên ở đó. Điều làm ông càng ngạc nhiên hơn nữa là cô mỉm cười và hỏi ông rằng ông có đói không. Người ăn xin châm biếm đáp lại: “Không. Tôi vừa mới đi ăn tối với Tổng thống về đây. Xong chuyện rồi, cô đi đi”. Người phụ nữ vẫn cười, cô khẽ trườn tay vào dưới cánh tay ông lão và cố kéo ông đứng dậy.
“Người đàn bà này, cô đang làm cái gì vậy?”, người ăn xin kêu toáng lên.
Từ xa, một viên cảnh sát đi tới và hỏi cô : “Có chuyện gì không, thưa cô?”.
“Không có chuyện gì lớn đâu ngài cảnh sát. Tôi chỉ đang cố kéo ông lão đứng lên thôi. Anh giúp tôi một tay nhé!”, cô trả lời. Viên cảnh sát ngạc nhiên nhìn cô và nói: “Người đàn ông vô gia cư này đã ở đây mấy năm rồi. Cô có chuyện gì phải giải quyết với ông ta à?”. Ảnh minh họa (nguồn: Unsplash).
Người phụ nữ từ tốn nói: “Tôi muốn đưa ông lão đến một cửa tiệm để ăn chút gì đó và giúp ông tránh cái lạnh ngoài trời một lúc”.
“Cô bị điên à, thưa cô?”, ông lão cương quyết, “Tôi không muốn tới đó đâu!”. Đột nhiên, ông ta cảm thấy một bàn tay to khỏe nhấc lấy cánh tay kia của mình, ông nói lớn: “Buông tôi ra, ngài cảnh sát. Tôi có tội gì đâu”.
“Đây là cơ hội để ông lấp đầy cái bao tử đấy, ông lão. Đừng có để vuột mất”, viên cảnh sát đưa lời khuyên.
Sau một hồi giằng co, cả ba cùng tới một quán cà phê. Quán ăn vừa mới phục vụ xong cho buổi sáng và vẫn còn quá sớm để bắt đầu bữa trưa. Người quản lý vội vã chạy đến và hỏi: “Có chuyện gì vậy, ngài cảnh sát? Gã ăn xin này phạm tội gì à?”.
“Quý cô đây muốn đãi người ăn xin này một bữa ăn”, vị cảnh sát đáp.
Người quản lý bực dọc: “Không phải trong quán của tôi chứ? Người như ông ta không may mắn cho việc buôn bán của chúng tôi đâu”.
“Giờ thì cô biết tại sao tôi không muốn đến đây rồi đấy cô kia. Buông tôi ra, tôi đã bảo tôi không muốn đến chỗ này rồi mà”, ông lão giận dỗi.
Quay sang người quản lý và mỉm cười, quý cô nhẹ nhàng nói: “Thưa ông, tôi chắc là ông biết ngân hàng Eddy & Associates ở cuối dãy phố này phải không ạ?”.
Người quản lý nóng vội trả lời: “Đương nhiên tôi biết, họ thường tổ chức họp hàng tuần trong phòng tiệc của chúng tôi mà”.
“Chắc các ông cũng kiếm được kha khá qua những buổi họp của họ nhỉ?”.
“Sao cô phải bận tâm vì chuyện đó vậy, thưa cô?”.
“Bởi vì tôi là CEO của công ty đó”, cô bình tĩnh đáp lời, không một chút kiêu hãnh. “Ồ!”, người quản lý thốt lên và đó là những gì anh ta có thể nói lúc bấy giờ.
Cô nhìn viên cảnh sát và hỏi: “Liệu anh có thời gian để dùng bữa cùng chúng tôi chứ?”.
“Cảm ơn cô nhưng tôi đang trong ca trực”, anh đáp.
“Vậy thì một cốc cà phê nhé?”.
“Vâng, như thế sẽ tốt hơn”.
Người quản lý nhanh chóng nói: “Để tôi đi làm cà phê cho anh, anh cảnh sát”.
“Cô thật tốt với ông lão”, viên cảnh sát nói với người phụ nữ.
“Ôi, tin tôi đi anh cảnh sát, khi bước xuống phố sáng nay, đây không phải là điều tôi dự định sẽ làm đâu”. Nói đoạn, cô quay sang nhìn người ăn xin và hỏi: “Này ông lão, ông có nhớ tôi không?”.
Người ăn xin, sau một hồi suy nghĩ kỹ lưỡng, ông nói: “Đúng là nhìn cô quen lắm”.
“Ông có nhớ có một cô gái co ro trong cái rét và đói vẫn thường ghé qua chỗ này, nơi ông làm việc lúc trước chứ? Có vẻ cô ấy đã già đi phải không?”, người phụ nữ gợi nhắc. Ảnh minh họa (nguồn: Stocksy United).
Bên cạnh họ, viên cảnh sát đang rất ngạc nhiên, anh không thể tưởng tượng được rằng quý cô xinh đẹp đang đứng trước mặt anh đây đã từng là một cô gái nghèo khổ.
“Lúc ấy tôi vừa mới ra trường và chuyển tới thành phố này để tìm một công việc. Rất lâu sau đó, tôi vẫn chưa kiếm được công việc nào. Rồi thì tiền trong túi đã cạn, tôi bị buộc phải trả lại căn phòng đã thuê và sống vô gia cư trên con phố này trong một thời gian. Tôi vẫn còn nhớ, đó là vào những ngày lạnh giá của tháng Hai. Sau đó, tôi thấy quán ăn này và liều mình bước vào với hy vọng tìm được món để ăn vừa với chút tiền còn sót lại”.
Một ký ức lóe lên trong đầu người ăn xin: “Tôi nhận ra cô rồi. Hồi đó tôi làm ở quầy tính tiền. Cô bước vào và hỏi liệu cô có thể làm một công việc gì đó để đổi lấy thức ăn không. Tôi trả lời đó là vi phạm quy định của cửa hàng”.
Quý cô đáp: “Tôi biết. Và sau đó, ông đã mang ra cho tôi một cái bánh sandwich kẹp thịt bò nướng bự hết cỡ và một cốc cà phê. Ông còn tử tế để tôi ngồi vào bàn và thưởng thức bữa ăn của mình. Tôi nhìn thấy ông đã trả thay tôi số tiền cho bữa ăn”.
“Vậy cô đã bắt đầu kinh doanh ngay sau đó?”, người ăn xin hỏi.
“Cũng không nhanh vậy. Buổi trưa hôm đó, tôi đã tìm được việc. Tôi đi lên bằng đôi chân của mình. Sau đó, tôi ra mở kinh doanh riêng”.
Cô mở túi xách lấy ra một tấm danh thiếp và dặn dò ông lão: “Làm ơn hãy ghé qua phòng nhân sự của chúng tôi nhé. Tôi sẽ nói với trưởng phòng ngay sau khi rời khỏi đây. Chỗ chúng tôi có lẽ có một vài việc cần đến ông đấy. Tôi sẽ trả trước cho ông một số tiền để sinh hoạt”.
Người ăn xin bật khóc, ông nói trong nước mắt: “Làm thế nào để tôi trả ơn cho cô đây?”.
“Ông không cần phải làm vậy. Tạ ơn Chúa, Ngài đã chỉ đường cho tôi đến bên ông”.
“Cảm ơn ngài cảnh sát vì đã giúp chúng tôi”, cô nói với anh khi cả hai cùng bước ra cửa.
“Thưa cô Eddy, ngược lại, tôi phải cảm ơn cô. Hôm nay cô đã cho tôi thấy một điều kỳ diệu. Và cũng cảm ơn vì đã mua cà phê cho tôi nhé!”.
Cô khẽ nhíu mày: “Tôi quên không hỏi anh thích dùng sữa hay đường mất rồi. Đây là cà phê đen”.
“Tôi thích cho sữa và cả thật nhiều đường nữa”, anh trả lời.
“Ôi, tôi xin lỗi”.
“Cô đừng xin lỗi. Tôi cảm thấy ly cà phê tôi đang uống đây có vị ngọt như đường vậy”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét