Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Trái "Sơ Ri" vùng Gò Công.Việt Nam..

Sơ ri Gò Công

  Sơ ri Gò Công

Được mệnh danh là vua Vitamin C, trong 100g phần ăn được chứa khoảng 1000-3000mg Vitamin C. Sơ ri là loại quả mọng, có vị ngọt hoặc chua tùy giống, khi chín có màu đỏ tươi, đường kính 1cm, chứa 2-3 hạt cứng.
Giá bán: 35,000 vnđ
<!>


Sơ ri tên khoa học là Malpighia glabra L, là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả nằm trong họ Sơ ri (Malpighiaceae), có nguồn gốc ở miền bắc Nam Mỹ và Tây Ấn. Nó có thể cao tới 3 m, với tán lá dày, có gai. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng-hình mác, dài 5-10 cm, với mép lá nhẵn. Các hoa mọc thành tán với 2-5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1-1,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ.
Hoa sơ ri màu hồng hoặc đỏ
Hoa sơ ri màu hồng hoặc đỏ
Quả sơ ri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có 3 múi. Vỏ quả nhẵn bóng, mỏng, mềm và rất dễ bị dập. Sơ ri là một loại quả giàu vitamin C, nước ép từ quả sơ ri thường được bổ sung để làm tăng hàm lượng vitamin C. Một ly nước ép sơ ri 180 ml có hàm lượng vitamin C tương đương 14 lít nước cam ép. Quả sơ ri được dùng làm nguồn bổ sung vitamin C cho người ăn kiêng cũng như nhiều nguồn thực phẩm khác.
Quả sơ ri chín màu đỏ, hình tròn, có 3 múi và dẹt ở hai đầu
Quả sơ ri chín màu đỏ, hình tròn, có 3 múi và dẹt ở hai đầu
Tại Việt Nam, Sơ ri được trồng chủ yếu tại 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre với ba giống chính là Sơ ri chua, chua vừa, và ngọt, trong đó Sơ ri ngọt, và chua vừa được tiêu thụ chủ yếu trong thì trường nội địa, Sơ ri chua được xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông...Tại Tiền Giang, Sơ ri chỉ thích hợp phát triển tại vùng đất “ba Gò, với diện tích khoảng 1.000ha, sản lượng có thể đạt trên 40.000 tấn/năm, do đặc điểm sinh thái tự nhiên phù hợp nên sơ ri Gò Công có thế mạnh và tiềm năng phát triển mà ít nơi nào có được. Vì vậy sơ ri được xem là sản phẩm đặc sản của vùng Gò Công.
Sơ ri tại nhà vườn ở Gò Công, Tiền Giang
Sơ ri tại nhà vườn ở Gò Công, Tiền Giang


Trái sơ ri Gò Công

Trái sơ ri Gò Công là một loại cây trồng truyền thống, thích hợp thổ nhưỡng nhiễm mặn nặng của vùng đất Gò Công – Tiền Giang. Đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của thời gian, cây sơ ri Gò Công giờ đây đã khẳng định được vị thế của mình.
trai so ri go congĐặc sản trái sơ ri Gò Công
Diện tích trồng cây ăn trái ở Gò Công Tiền Giang lớn nhất khu vực ĐBSCL với hơn 62.000 hecta. Từ hàng chục năm qua, nhiều vườn cây chuyên canh cây đặc sản với những thương hiệu nổi tiếng. Những năm gần đây, cây sơ ri cũng đã được bà con nông dân ở Gò Công chọn làm cây trồng chính bởi giá trị kinh tế của nó. Ngoài ra, trong những năm gần nông dân vùng ven biển Gò Công đang phát triển nghề nuôi yến sào, hy vọng trong tương tai không xa Việt Nam có thêm “thương hiệu” Yên sào Gò Công uy tín và chất lượng.

Trải qua nhiều thăng trầm của trái sơ ri Gò Công

Cây sơ ri có mặt trên vùng đất Gò Công từ rất lâu và trở thành cây xóa đói, giảm nghèo của người dân vùng ven biển. Do thích hợp đất mặn nên hương vị của trái sơ ri Gò Công ở đây không nơi nào có được. Trong chương trình phát triển kinh tế vườn, Tiền Giang xác định, sơ ri là loại trái ngon đặc sản, tập trung đầu tư phát triển.
Năm 2003, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Cây ăn quả miền nam và UBND các huyện, thị xã trong vùng sản xuất sơ ri xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở quả tươi trái sơ ri Gò Công. Để hỗ trợ cây sơ ri phát triển, giai đoạn 2007-2011, tỉnh đầu tư kinh phí cho chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện vùng trồng sơ ri Gò Công. Trong đó, xác định rõ vùng trồng, tuyển chọn được giống sơ ri thích nghi, các giải pháp kỹ thuật để xử lý ra hoa và tăng đậu trái, quy trình phòng, chống sâu bệnh trên diện rộng; các kỹ thuật bảo đảm sơ ri cho ăn tươi và chế biến, hỗ trợ nông dân trồng theo tiêu chuẩn VietGAP…
Tuy vậy, vấn đề đầu ra và giá cả luôn khiến người nông dân đứng ngồi không yên mỗi khi mùa vụ bắt đầu. Thực trạng “được giá thì trồng, rớt giá lại chặt” thường xuyên diễn ra đối với nông dân trong những năm trước đây. Nếu như năm 2000, diện tích trồng sơ ri Gò Công có khoảng 800 ha thì đến năm 2007 diện tích cây sơ ri chỉ còn 270 ha. Đầu năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu canh tác cây sơ ri cũng tổ chức khảo sát chi tiết hiện trạng canh tác sơ ri tại Gò Công và diện tích chỉ còn 276 ha. Trong đó, diện tích trồng sơ ri chua truyền thống gần 133 ha, giống sơ ri ngọt 103 ha và giống sơ ri chua mới (sơ ri Brasil) khoảng 40 ha.
Sau khi có doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tư và bao tiêu thì diện tích mới tăng lên khoảng 500 ha. Một thời gian dài, Công ty TNHH T.P ở huyện Gò Công Đông “độc quyền” tiêu thụ trái sơ ri Gò Công cho nông dân dưới hình thức sơ chế trái tươi và chế biến để xuất khẩu sang Nhật Bản, Singapore, Hồng Công. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ hằng năm chỉ bằng một phần tư tổng sản lượng trái sơ ri toàn vùng. Ngoài ra, trước đây, việc sản xuất trái sơ ri Gò Công quy mô nhỏ lẻ, tự phát, bình quân khoảng 1.500 m 2 /hộ, ít hộ có diện tích canh tác hơn 5.000 m2 . Trong khi đó, việc tiêu thụ sơ ri chưa ổn định, giá cả biến động lớn, bấp bênh nên nông dân có thu nhập thấp. Trong quá trình tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn còn nhiều điểm chưa đồng thuận, chưa bảo đảm hài hòa lợi ích của mỗi bên nên dẫn tới chưa bền vững.
trai so ri go congKhách du lịch tham quan vườn sơ ri ở Gò Công

Mở hướng xuất khẩu trái sơ ri

Trước thực trạng đầu ra trái sơ ri khó khăn và giá cả rất bấp bênh, việc Công ty TNHH một thành viên Nichirei Suco Việt Nam đưa vào hoạt động nhà máy chế biến sơ ri vào tháng 9-2014 ngay trên vùng nguyên liệu sơ ri Gò Công, đã mở ra cơ hội mới cho loại trái cây đặc sản của vùng đất nhiễm mặn này.
Từ khi có Nhà máy Nichirei Suco Việt Nam thu mua trái sơ ri, chúng tôi bắt đầu áp dụng kỹ thuật canh tác mới. Nếu hộ dân nào bán sơ ri cho nhà máy sẽ được cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn về cách chăm sóc, bón phân, phun thuốc… Đến khi thu hoạch, toàn bộ sản phẩm được công ty thu mua với giá cao hơn thị trường. Sự độc quyền của một doanh nghiệp chuyên thu mua trái sơ ri sẽ không còn nữa. Giờ đây, có một công ty thu mua sơ ri mới thành lập sẽ tạo nên tính cạnh tranh và giá cả cũng có lợi hơn cho nông dân.
Công ty Nichirei Suco Việt Nam đang thu mua qua đại lý, với giá hơn 4.000 đồng/kg từ các nhà vườn, cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống vườn sơ ri hướng dẫn người trồng về kỹ thuật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn, hiệu quả. Nhà máy sơ chế sơ ri Nichirei Suco Việt Nam xây dựng trên diện tích 5.200 m2, được trang bị hệ thống thu và sàng lọc, hệ thống đông lạnh, có thể đưa sản phẩm trái sơ ri đặc sản của Gò Công ra thị trường thế giới.
Nhà máy có sức chứa khoảng 100 tấn sơ ri lạnh, với công suất rửa và đông lạnh khoảng ba tấn/ngày, công suất chứa thành phẩm lên đến 30 tấn. Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Nichirei Suco Việt Nam O bu chi Kay di cho biết, việc xây dựng nhà máy mới lần này nằm trong chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sơ ri trên thế giới của Tập đoàn Nichirei (Nhật Bản) nói chung cũng như của Công ty Nichirei Suco Việt Nam nói riêng. Công ty có tiêu chuẩn quản lý chất lượng riêng, chỉ thu mua những trái sơ ri an toàn về chất lượng và truy nguyên được nguồn gốc. Sơ ri Việt Nam bán ra thế giới phải là loại sơ ri được sản xuất, quản lý cũng như ghi chép hồ sơ canh tác một cách đầy đủ dựa theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP…
Hiện ngay, Việt Nam và Brasil có diện tích trồng sơ ri lớn nhất thế giới. Riêng tỉnh Tiền Giang có vùng chuyên canh sơ ri trên đất nhiễm mặn ven biển Gò Công, với diện tích khoảng 300 ha, phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua, cây sơ ri vẫn chưa phát huy hiệu quả, chưa được khai thác tốt tiềm năng theo hướng bền vững, chưa làm cho nông dân trồng sơ ri cảm thấy an tâm. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2015 sẽ mở rộng diện tích trồng sơ ri lên hơn 500 ha, sản lượng đạt hơn 10.000 tấn/năm. Việc tổ chức xây dựng nhà máy chế biến trái sơ ri Gò Công của Công ty Nichirei Suco Việt Nam là hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh sản xuất cây sơ ri, tạo nên thị trường tiêu thụ trái sơ ri ổn định, góp phần giúp nông dân trồng sơ ri tăng thu nhập, vươn lên làm giàu.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ trái sơ ri Gò Công đang ngày càng phát triền và mở rộng, nhưng muốn đáp ứng được thị trường này đòi hỏi phải có sự đầu tư của các nhà khoa học cũng như tâm huyết của bà con nhà vườn đối với những sản phẩm do chính tay mình tạo ra.

Sơ Ri Đặc Sản Đất Gò Công

Hiền Gò Công sưu tầm
image044
Có lẽ nhiều bà con cứ nhầm lẫn giửa trái Cherry với trái Sơ-ri (còn gọi là Sê-ri). Nhưng theo Hai Lúa tui biết thì giửa trái Sơ-ri (gọi theo dân Gò Công :71:) và trái Cherry là 2 loại hoàn toàn khác nhau, không hề có bà con họ hàng gì với nhau cả. 

Gọi Sơ ri là nói theo cách phát âm theo tiếng Pháp của từ cerise. Còn cây Sơ-ri có tên khoa học là Malpighia glabra, là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả nằm trong họ Sơ ri (Malpighiaceae), có nguồn gốc ở Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Nó có thể cao tới 3 m, với tán lá dày, có gai. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng-hình mác, dài 5-10 cm, với mép lá nhẵn. Các hoa mọc thành tán với 2-5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1-1,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ. Quả chín có màu đỏ tươi, đường kính 1 cm, chứa 2-3 hạt cứng. Nó là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Mặc dù nó tương tự như quả anh đào, nhưng loài cây này không có quan hệ họ hàng gì với anh đào thực thụ (chi Prunus). Quả tương tự như quả chùm ruột. (cái này "lụm mót" trên Vikipedia)

Cây Sơ-ri du nhập vào Việt Nam "theo chân" của người Pháp vào những năm đầy thế kỷ XX (tương tự như Cao su, Cà phê, Điều, Chuối,...điều có nguồn gốc từ Nam Mỹ). Gốc của cây Sơ-ri là loại cây dại (như dâu rừng của Đà Lạt), so với "dân" bản xứ Nam Mỹ thì trái Sơ-ri Việt Nam nhỏ hơn nhưng vị ngọt thanh hơn và...có giá hơn :71:. 
image045
image047
image048
image050

Ngoài việc dùng Sơ-ri như một loại trái cây bình thường thì người ta còn lên men để làm rượu trái cây (tựa như rượu nho). Phương pháp giản đơn nhất là cho Sơ-ri chính (càng chính càng tốt, hơi dập 1 tí cũng được) vào trong 1 cái lọ (hũ, khạp, mái, cán,..miễn sao đủ lượng Sơ-ri mà bà con chuẩn bị) theo công thức một lớp đường + một lớp trái sơ ri sau đó ủ trong vòng 2-3 ngày (tùy nhiệt độ môi trường) là có thể mang ra dủng đượng .Sơ ri lên men thành rượu, uống ngon ngọt không kém gì rượu nho, nhưng không thể bảo quản được lâu. 
image052
image054
Phương pháp làm rượu công nghiệp: trái tươi ép lấy nước cấy men vi sinh, đường và nước máy. Rượu bị chua là do ảnh hưởng thời tiết nóng. màu rượu đỏ như rượu vang của Pháp và chất lượng ngon ngọt với nồng độ 11,5. Hiện nay, rượu Sơ-ri đóng chai đang có mặt trên thị trường là Rượu vang sơ ri Bình Phú và được cấp giấy chứng nhận vào tháng 4-2003, gồm hai loại chai: loại 750ml giá 25.000đ/chai và loại 700ml giá 20.000đ/chai. Trước đây ở Gò Công cũng có hãng rượu Sơ-ri nhưng đã ngừng sản xuất để xây dựng và nâng cấp nhà máy.
image056

Trái Cherry,, thường  bán ở các chợ thực phẩm Hoa Kỳ,,,
Inline image Inline image Inline image Inline image

Không có nhận xét nào: