Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Phút lâm chung của Tướng Ngô Quang Trưởng - Cao Mỵ Nhân

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn I – Ðà Nẵng.
Vị tướng mà đại gia đình của ông với tôi rất thân tình, là vị tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trấn thủ từ địa đầu giới tuyến đến miền bát ngát châu thổ sông Cửu Long, tấc đất nào cũng có ông trang trải tâm tư tình cảm dũng khí, chân chất, đối đãi với huynh đệ chi binh nhiệt tình chia lửa chiến đấu, đối với dân chúng trung thực, cảm thông, đến nỗi nhắc đến tên ông, lòng tin được ổn cố vô bờ: Ngô Quang Trưởng.
<!>
Ðã từng vào ra sinh tử chống sa trường, xuất thân từ một sĩ quan tác chiến cấp đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng… bước lên hàng tướng lãnh, vị tướng đương nêu, không chết ở trận tiền thuở trước 1975 nơi miền Nam yêu dấu, bởi vì trận nào có ông điều binh tiến thoái cũng đều thắng, thì áo bào vẫn vẹn nhung y, làm sao liễu cuộc sống.
Thế mà ông lại phải từ trần ở một bệnh viện nơi lưu vong buồn thảm, bởi một căn chứng trầm kha quái đản. Căn bệnh nan y mà quốc gia đứng đầu thế giới về văn minh, tiên tiến, thì thuốc gì chẳng có, nhưng vẫn không có thần dược chữa trị các thứ bệnh đại loại kiểu ông. Ôi, khói thuốc lá mịt mù nơi hội trường nhóm họp tham mưu, hay ngọt ngào chốn sảnh đường hàng trăm tân khách, đã là nguyên nhân xa vời, tiệm tiến tấn công đôi lá phổi từng nén thở dài của vị tướng.
Vị tướng đau đã mấy năm, phu nhân tướng thường cười nhè nhẹ an ủi tướng, rằng sẽ có ngày khỏi bệnh thôi, mặc dầu cả người đau lẫn người chăm sóc đều biết sự mơ hồ, tuyệt vọng của khách mày râu, xem cái chết tựa như một vấp té, hay sắp sửa biết được cõi mù khơi, huyễn ảo.
Phu nhân tướng điện thoại cho tôi, bảo rằng đã đành là biết tương lai sẽ thế, nhưng bà muốn tướng bước qua lằn ranh bát thập, chứ cuối đoạn đường cổ lai hy bây giờ, đang ở Hoa Kỳ là còn… trẻ quá! Khó tìm thấy vị phu nhân nào xinh đẹp, nhẫn nhịn, tươi vui, yêu đời như phu nhân vị tướng một thời giữ chức Tư Lệnh Quân Ðoàn I, Quân Khu I của… tôi, cứ đề cập tới cái Quân Ðoàn mang số một La Mã màu đỏ là tôi lại xí phần ngay.
Thuở sinh thời của tướng, có lần ông cũng nói đùa nhè nhẹ thôi, làm tướng cũng giống y như hai vị tướng đỏ, xanh trên bàn cờ tướng, hết quân là hết chạy. Bấy giờ, lâu lắm rồi, có mấy vị sĩ quan cao cấp, bầy tỏ quan điểm về một bàn cờ, một nước cờ, để đem tất thắng về cho đại tộc KAKI và cho… tướng. Không ai là tướng mà thích thua, hay chịu thua cả.
Thường ở hội trường Bộ Tư Lệnh, giới hành quân như Phòng 2, Phòng 3 xuất hiện ở dãy ghế đầu, kế tới giới tiếp vận như Phòng 4 và các cơ cấu yểm trợ, An ninh, Khối chiến tranh chính trị tùy theo nhu cầu buổi họp gì đó, quý ông sẽ ngồi giữa đám ba quân, tức là tùy nghi cạnh quý ông quan trọng như dẫn trên, riêng phần hành Phòng Xã Hội của… tôi, thì nhất định ngồi đằng sau quý vi, bét tỹ, vì chẳng lẽ không đi họp, nhưng đi họp thì lại cảm thấy chẳng có gì quan trọng.
Một hôm, vị cố vấn Mỹ thuyết trình, mở đầu có câu “Ladies and gentlemen”, vì thoáng thấy có tôi phụ nữ trong phòng họp, vị tướng mỉm cười nhẹ, tới lúc tan buổi hội, ông bảo: “Bên Mỹ, phụ nữ phải ngồi ở phía trên, dù chỉ là tập họp thường.” Tôi dạ, rồi ra khỏi phòng họp bình thản, tất nhiên những buổi họp khác, tôi vẫn ngồi phía sau bá quan văn võ.
Mùng 1 Tết Nguyên Ðán, quý vị trưởng, phòng ban thường lên văn phòng Tư Lệnh chúc Tết tướng, rồi tướng ra trực thăng đi thị sát chiến trường. Nhưng chiều mùng 1 Tết, tôi lại hay tới tư dinh để chúc Tết tướng và phu nhân như thường lệ.
Tướng hỏi thăm tôi đi lễ mấy chùa ở Ðà Nẵng, khi tôi buột miệng thưa mới đi được một chùa.
Tôi muốn trở lại chuyện bàn cờ, bèn hỏi thăm tướng:
– Thưa trung tướng, trung tướng có hay chơi cờ tướng không ạ?
– Cũng thỉnh thoảng, nhưng hằng ngày đã theo dõi chiến trường, trên bản đồ, có khác gì bàn cờ đâu. Ủa, cô cũng biết cờ tướng à?
– Dạ không, nhưng cũng biết nhiệm vụ các quân cờ trên bàn cờ tướng.
– Vậy cô nghĩ thế nào?
– Thưa trung tướng, tướng thì là tướng rồi, còn sĩ như quý vị tham mưu và đơn vị trưởng, cứ xem như tượng là tiếp vận, quân cơ.
– Còn xe, pháo, mã, cô định nói là gì, thiết giáp, pháo binh, vân vân à?
– Dạ không, phi, pháo, xe tăng cũng là… tượng thôi. Vận dụng từ bàn cờ ra thực tế, xe pháo mã chính là những đơn vị cơ hữu, những vị thân tín của tướng, đồng thời, còn là gia đình phu nhân, con cháu tướng.
Tướng nhìn tôi thật lâu, xem thử tôi có dở hơi không, đúng là luận điệu của đàn bà thường tình, ông bỗng cau mày:
– Còn đám tốt, cô kêu nó là gì?
– Dạ thưa đám tốt đúng nghĩa là ba quân, tha nhân, v.v. không thuộc hai thành phần nêu trên.
– Ai chỉ cho cô nhận định đó? Bàn cờ tướng ở ngoài đời chỉ là một trong những phương tiện giải trí của những người nhàn hạ, hay một vài lý do khác, nó không phải là binh thư, binh pháp, nó đơn giản, tượng là voi, xe là xe, pháo là pháo, mã là mã. Chớ có ví von kỳ quặc. Tất cả những quân nhân, bất cứ cấp nào, đi tác chiến không hề để hình ảnh vợ con thân thuộc khi đang chiến đấu, nên trong bàn cờ, mất xe thì gián đoạn di chuyển, mất pháo thì không nổ tung được địch, và mất ngựa thì đúng câu… da ngựa bọc thây, cô chớ suy diễn điều này qua điều khác, không đúng đâu.
– Dạ.
23 năm sau, tôi có dịp gặp lại vị tướng thân kính và phu nhân. Phu nhân ngày xưa trướng rủ màn che, võng lọng, quyền quý, nay, ở nơi tị nạn văn minh, tiên tiến, phu nhân lái xe đi làm, đi chợ, đi tiệc tùng, giao tế, tướng chỉ còn ở cạnh phu nhân trong bất cứ tình huống nào.
Ðược tướng và phu nhân vời đến ăn cơm khách, nhà tướng bình thường như nhà thiên hạ, phu nhân nhờ bạn đồng hành của tôi, chụp cho tấm hình kỷ niệm:
– Cho Cao Mỵ Nhân đứng cạnh ông tướng đi, thầy trò gặp lại nhau, vui nhé!
Thế là tôi đứng giữa hai ông bà tướng. Nhưng quả tình là buồn, vì tướng bây giờ đã không còn phong thái chinh yên, ông mang chút ưu phiền thời thế. Tôi chạnh nhớ chuyện bàn cờ tướng ngày xưa, ồ, phu nhân tướng từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã bước hẳn vào cuộc sống lưu vong, chính bà mới là người yểm trợ gia đình từ vật chất đến tinh thần, cho tướng nữa.

Lá cờ được cựu Thiếu Tướng Phan Hòa Hiệp trang trọng trao lại cho bà quả phụ Ngô Quang Trưởng.

Song song với việc chẩn trị bệnh phổi trầm kha bằng các phương tiện Âu Mỹ, lính yêu thương của Quân Ðoàn I và Quân Khu 1 đang định cư ở Texas, đã sưu tầm hàng giỏ lá và hạt đu đủ khô, gởi về Virginia cho phu nhân sao sắc vị thuốc dân gian này để tướng uống, xem thử có thần dược không. Tướng sống với bệnh thêm mấy năm, rồi lãng đãng hóa thân vào đại ngã.
Cuốn phim vị đại tướng của Ðức trước khi xuôi tay, ông mở mắt nhìn người sĩ quan tùy viên, bảo rằng: “Hãy kể cho dân Ðức biết về những chiến thắng của ông ta” kèm theo hình ảnh để lại.
Phút lâm chung của tướng, chắc chắn ông thản nhiên như ngày xưa, trước năm 1975, ông toàn đón Tết ở tiền đồn. Ông đã nhìn phu nhân và con cháu, cũng bình thản như lúc ra đi về cõi vô cùng
Tại sao chúng tôi, những người lính thuộc Quân Ðoàn I, Quân Khu 1 chưa hay không tổ chức được buổi tưởng niệm ông, dù chiến công của ông nhiều như lá cây rừng. Có lẽ những võ tướng thường không để lại dấu chân ngoài trận địa, trong lúc các văn quan khi chung cuộc, đã để lại nhiều bản trác tuyệt giữa chốn nhân gian.

Không có nhận xét nào: