Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 (Tiangong-1) đã mất kiểm soát trong nhiều tháng qua và được dự báo sẽ rơi xuống Trái Đất vào đầu năm 2018
Tuy được dự báo sớm nhưng hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể dự báo chính xác vị trí rơi của trạm vũ trụ Thiên Cung 1.<!>
Theo BGR, trạm vũ trụ Thiên Cung 1 được phóng lên vào năm 2011 và là trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc. Đây từng là nơi trú của các phi hành gia lên thực hiện các sứ mệnh ngắn hạn.
Nhưng sau khi sứ mệnh kết thúc vào năm 2016, Cơ quan vũ trụ Trung Quốc nói đã mất liên lạc với trạm. Theo quỹ đạo di chuyển hiện nay, rất có thể trạm sẽ sớm rơi xuống Trái Đất trong thời gian tới.
Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 nặng khoảng 8,5 tấn và ước tính sẽ có khoảng 10-40% mảnh vụn (0,9 – 3,6 tấn) từ thân tàu va chạm với bề mặt Trái Đất, số còn lại sẽ bị phá hủy hết khi rơi vào bầu khí quyển. Nếu Thiên Cung 1 chỉ là một vệ tinh nhỏ, mọi chuyện có lẽ đã không đáng lo như hiện nay.
Mặc dù các nhà khoa học đang theo dõi khá sát sao nhằm đưa ra dự báo về nơi va chạm chính xác. Tuy nhiên thời điểm hiện tại, các chuyên gia mới chỉ phân vùng ảnh hưởng từ vĩ tuyến 43 độ Bắc tới 43 độ Nam.
Những vùng đất nằm trong vĩ tuyến 43 độ Bắc và 43 độ Nam có nguy cơ bị những mảnh vỡ của trạm Thiên Cung 1 rớt xuống
Tuy phần lớn khu vực bị ảnh hưởng có đại dương bao phủ xung quanh nhưng vẫn có xác suất va chạm với bề mặt Trái Đất rơi vào khoảng khoảng 1/10.000. Nếu xác suất này không may xảy ra, mảnh vỡ có thể gây thiệt hại cho con người và các thành phố trên thế giới.
Bên cạnh những nguy hiểm từ mảnh vỡ của trạm vũ trụ, một nguy cơ khác mà các nhà khoa học cũng đang rất lo lắng, đó là hydrazine (N2H4), một hóa chất độc hại có mùi giống amoniac, thường sử dụng làm nhiên liệu tên lửa và không bị tan rã nếu rơi xuống bề mặt đất.
Nếu chất này tiếp xúc với cơ thể con người hoặc động vật có thể gây ngộ độc, bị thương, chết người và nguy hiểm hơn là thảm họa sinh thái nghiêm trọng.
Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 dự kiến sẽ rơi xuống Trái Đất trong giai đoạn từ bây giờ tới tháng 3/2018.
Mặc dù các quan sát viên có thể dự báo sớm ít nhất 2 tuần trước khi trạm không gian rơi xuống. Nhưng một khi đã đi vào bầu khí quyển Trái Đất, các nhà khoa học sẽ có rất ít thời gian để kịp đưa ra dự đoán, cảnh báo về diện tích va chạm hoặc vùng bị ảnh hưởng.
Hồi năm 2011, Nga từng phóng thử tàu vũ trụ Phobos-Grunt lên sao Hỏa nhưng thất bại. Cuối cùng, con tàu nặng 13,6 tấn bị mắc kẹt ở quỹ đạo thấp của Trái Đất. Sau đó, Phobos-Grunt rơi xuống biển Thái Bình Dương vào năm 2012 mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới con người.
Bên cạnh đó, sự kiện Thiên Cung 1 lao vào Trái Đất sẽ trở thành một bài thử quan trọng cho các mô hình dự báo mảnh vỡ tàu vũ trụ hoặc thiên thạch rơi xuống Trái Đất trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét