Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Từ Niên Trưởng đến Hậu Duệ - Cao Nguyên.

 image1.jpeg
Từ Niên Trưởng đến Hậu Duệ - là một kết nối Tâm Thân tuyệt vời bừng lên từ ánh sáng sáu ngọn nến chiếu lung linh trên nền thép của cây súng và thanh kiếm bên cạnh giòng chữ “Cư An Tư Nguy” nhân ngày kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Võ Bị Thủ Đức / Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và cũng là đêm Hội Ngộ Cựu SV Sĩ Quan Trừ Bị, tại nhà hàng Thần Tài - Falls church, Virginia vào đêm 12 tháng 9 năm 2010.<!>

Kết Thân - Mỗi cái bắt tay với nụ cười niềm nỡ từ những niên trưởng với các cựu sĩ quan, với các con cháu hậu duệ trong đại gia đình Võ Khoa Thủ Đức đã tiếp truyền vào nhau sự nồng ấm thiết thân.

Kết Tâm - Là sự hòa đồng nhiệt thành ý chí vượt khó tiến lên trong hành trình giữ nước kế nghiệp công đức của tiền nhân . Với sự xúc động và cảm kích chân thành qua tâm tình trao đổi giữa ba thế hệ Cha Ông - Anh Em - Con Cháu . Về ý thức trách nhiệm, về nghĩa khí của một quân nhân vì nước mà hy sinh, vì bác ái và nhân quyền mà chiến đấu.

Tâm tư của thế hệ Cha, Chú đã hòa nhập vào sự đồng cảm của thế hệ Con, Cháu. Sự biết ơn trân trọng lẫn nhau là món quà quí giá mà mỗi cựu chiến binh và con cháu nhận được trong cuộc hội ngộ này. 

Một hậu duệ điển hình trong cuộc hội ngộ là Trung Tá Tôn Thất Tuấn, một thanh niên Mỹ gốc Việt đang phục vụ trong Quân Lực Hoa Kỳ .
Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt hân hạnh giới thiệu Trung Tá Tôn Thất Tuấn với bạn đọc.
Cao Nguyên
MD Sept 13, 2010 

Lời Ngỏ trên tôi viết cách nay 7 năm, nhờ cơ duyên binh nghiệp mà tôi đã gặp Trung Tá Tôn Thất Tuấn (12/9/2010). Sau đó chúng tôi có mối giao tình kết thân "Niên Trưởng và Hậu Duệ". 
Hiện tại anh Tôn Thất Tuấn là Đại Tá Tùy Viên Quốc Phòng / Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam. 
Hôm nay, nhân Thư Ngỏ  về việc thành lập nhóm "Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa". Mời các bạn đọc lại lời phát biểu của Trung Tá Tôn Thất Tuấn ngày ấy. Qua đó, tôi mong muốn Nhóm "Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa"  sẽ thực hiện tiếp nối sứ mạng của Cha, Ông theo Phương Châm: Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm. 

Trân trọng, 

Cao Nguyên 
Washington.DC - Jan 20, 2018  
image1.jpeg

Lời phát biểu của Trung Tá Tôn Thất Tuấn, Lục Quân Hoa Kỳ 
(Nhân ngày kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Võ Bị Thủ Đức/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa -12 tháng 9 năm 2010)
<!>
Kính thưa quý niên trưởng Kính thưa qúy Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Kính thưa Ban Tổ Chức (BTC) Kính thưa quý Cựu Chiến Binh (CCB) cùng toàn thể quý vị thân mến .

Tôi xin phép được tự xưng là “tôi” trong vài phút tới đây để cùng thưa chuyện trong một khung cảnh tuy long trọng nhưng không kém tình huynh đệ chi binh.

Thật là một vinh dự cho gia đình chúng tôi được đến dự đêm hội ngộ (DHN) CCB hôm nay và tôi cũng rất hânh hạnh được chia sẽ với quý vị vài quan điểm và nhận định riêng của mình trên phương diện là một người lính, con của lính, rể của lính, anh của lính, và bây giờ cũng là cha của một người lính.

Chân thành cám ơn BTC đã có lời giới thiệu về cá nhân tôi. Phải nói rằng tôi cảm thấy có một phần hơi hổ thẹn vì đã nhận lời để phát biểu mà thưòng được dành cho khách danh dự, bởi vì đối với tôi, trong đêm nay có rất nhiều bật lão thành, có rất nhiều vị anh hùng, và có không biết bao nhiêu người đã không quản ngại đường xá xa xôi để đến tham dự DHN tối hôm nay. Thật vậy, CCB là những vị anh hùng đã chiến đấu cho niềm tin chân chính, phục vụ cho lý tưởng của quốc gia, và hy sinh cả một đời người cho tổ quốc..

Tôi rời Việt Nam lúc đó gần 16 tuổi nên cũng đã chứng kiến được nhiều cảnh hào hùng và anh dũng của người CCB – cương quyết, gian nan, và nhiều người cũng đã chịu đựng nhiều đau thương do hậu quả cuả chiến tranh, mà có thể nói rằng, khả năng chịu đựng đó ngoài sức tưởng tượng cuả chính bản thân tôi.

Tôi được biết, CCB là những người có lòng quyết tâm và sự dũng cảm, đã chiến đấu hăng say cho tổ quốc và cho dân tộc cho đến những giây phút cuối cùng – tay cầm súng tay bồng con, tay cầm súng lưng cỏng mẹ, mà vẫn cầm súng với đồng đội cho đến khi không còn cầm được nữa.
Tôi cũng đã được chứng kiến, CCB là những người có sức chịu đựng dẽo dai, kiên trì, có một sức sống thật mảnh liệt, để còn phải dìu dắt gia đình của họ qua những chặng đường nguy hiểm, chông gai, và đầy thử thách sau biến cố năm 1975.
Tôi cũng rất kính phục, CCB là những người có sức nhẩn nại phi thường nhằm tạo ra mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội tốt cho con cháu họ trưởng thành trên mảnh đất xa lạ nhưng đầy hứa hẹn từ thuở ban đầu, như cha mẹ của chúng tôi đã tạo cơ hội cho vợ chồng tôi và ngay cả cho các con của chúng tôi.

Ngay trong giây phút này, tôi xin quý vị hãy cùng tôi tạm ngưng lại những gì vừa gợi nhớ trong trí óc của chúng ta, để cùng chụp lại những hình ảnh kiêu hùng trong quá khứ cuả người lính Việt Nam Cộng Hoà. Tấm hình đó chính là món quà cuả tôi xin trao tặng đến tất cả quý vị CCB trong đêm nay để đánh dấu sự hy sinh cao cả của một người lính, người anh, người chị, người vợ, người chồng, người cha hay một người mẹ. 

Tôi vừa mới về lại đây tối hôm qua sau một tuần lễ đi công tác ở Việt Nam. Chuyến đi này cũng như 18 lần đi công tác trước đây, đều tốn ít nhất là một ngày đường mệt mỏi mới tới Việt Nam. Nhưng riêng lần này tôi có mang theo một cái ví tiền nhỏ màu nâu, trong đó có những tấm hình của những người mà tôi chưa bao giờ gặp, để hoàn lại cho thân nhân hoặc gia đình của họ còn ở Việt Nam.

Bởi vì trong một trận cận chiến tại tỉnh Gia Định vào ngày 11 tháng 2 năm 1968, một người lính Mỹ đã chính tay anh giết chết kẻ địch của mình là một Cộng quân, rồi anh ta đã lấy đi cái ví tiền màu mâu này đem về Hoa Kỳ để làm kỷ vật chiến trường. Nhưng mãi cho đến 2 tuần trước đây, người lính Mỹ này đã nhận định rằng, cái ví tiền mà anh cất giữ bấy lâu nay, đã kéo dài một thảm kịch tinh thần cho chính anh trong suốt bao nhiêu năm qua. Cuối cùng anh đã nhờ tôi đem trả kỷ vật này về lại cho Việt Nam.

Ngồi trên máy bay, tôi thầm nghĩ, chẳng lẻ phải cần tới 42 năm trong cuộc đời để người cựu chiến binh Mỹ này có thể xóa đi những hận thù trong cuộc chiến, và để có thể tìm lại sự bình an cho chính anh hay sao!

Tôi nhận thấy quá khứ đã để lại nhiều bài học, thành công cũng như thất bại. Con người không thể thay đổi được quá khứ, nhưng nếu quá khứ được nhận định một cách chính xác, thì chắc chắn con đường dẩn đến tương lai sẽ được rõ ràng và tốt đẹp hơn.

Cũng vì chuyện cái ví tiền này làm tôi gợi nhớ một câu chuyện khác đã xảy ra cánh đây không lâu. Tôi không biết đầu đuôi câu chuyện này đã xảy ra như thế nào trong một cửa tiệm ở khu Eden, nhưng lúc đó có một người đàn ông vừa bước ra khỏi tiệm thì ông ta nói ngay với một giọng nói rất là bực tức: “qua đây tị nạn mà cứ đòi hỏi được như Mỹ, không biết cái thân phận gì hết.”
Tôi đã không đoán được ngụ ý của ông ta là như thế naò, nhưng vì lúc đó tôi đang đợi vợ tôi ở bên vỉa hè và cũng vì hơi tò mò, nên tôi đã mạnh dạn bước đến vài bước để trao đổi vài câu tâm sự với ông ta.

Kính thưa quí vị, trong mỗi người chúng ta ở đây cũng đã có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau khi đến Hoa Kỳ. Thật vậy, một số người trong chúng ta một thời đã làm người tị nạn, nhưng hôm nay chúng ta không còn là những người tị nạn nữa. Chúng ta vượt qua mọi gian nan và nguy hiểm để đi tìm tự do và đã tìm được tự do trên đất nước thân yêu và đầy hy vọng này. Đối với tôi, chúng ta cũng không phải là người Việt Nam hải ngoại hay là Việt kiều, bởi vì những danh từ đó có một tình cách chính trị, biểu hiệu cho một người công dân mang quốc tịch Việt Nam đang tạm trú, đi học, hoặc đi làm ở nước ngoài.

Chúng ta ở đây là những người Mỹ gốc Việt (MGV) với niềm tự hào, vì ít hay nhiều, trong mỗi người chúng ta cũng đã, đang, và sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phồn thịnh và an ninh của nước Mỹ mình.

Từ chiến tranh vùng Vịnh cho đến chiến trường bảo vệ tự do hôm nay ở Iraq và Afghanistan, đã không một lần vắng bóng hay thiếu sự đóng góp với nhiều khả năng khác nhau của những người lính MGV; và trong đó có 12 người lính MGV đã anh dũng hy sinh tại Iraq và Afghanistan. Anh em thế hệ chúng tôi vẫn tiếp tục bước trên con đường hào hùng, anh dũng, nối tiếp theo những nét vàng son trong hình ảnh kiêu hùng của qúy CCB đã ghi lại, và thi hành bổn phận của người công dân xứng đáng như mọi người công dân Mỹ khác ở đây.

Kính thưa quý vị, khi chúng ta chấp nhận đứng vào trong vị trí xứng đáng là công dân của nước Mỹ, thì chúng ta sẽ có được một tiếng nói rõ ràng hơn, không những hợp thức hơn, mà còn gây được nhiều ảnh hưởng thiết thực hơn, để dìu dắt cho thế hệ sau được hưởng một tương lai đầy hứa hẹn.
Đối với tôi, quý CCB luôn luôn là những vị anh hùng!
Chân thành cảm tạ toàn thể quý vị và xin kính chào. 

Không có nhận xét nào: