Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Nguyễn Văn Vĩnh với những đứa con tài hoa

giai nhân, Nguyễn Văn Vĩnh, cuộc đời, nuôi con
Chân dung Nguyễn Thị Vân, người con gái tài sắc của Nguyễn Văn Vĩnh. Ảnh: Gia đình cung cấp Khi biết tin Toàn quyền Đông Dương sắp xếp cho con gái gặp gỡ, se duyên với hoàng tử Vĩnh Thụy (sau là vua Bảo Đại), Nguyễn Văn Vĩnh đã từ chối. Chuyện này làm người trong nhà ngạc nhiên và hỏi ông: “Con gái làm hoàng hậu thầy còn không muốn thì thầy muốn gì?”.
<!>
Không chỉ có sự nghiệp lẫy lừng, học giả Nguyễn Văn Vĩnh còn có những người con ưu tú. Ông sinh được 15 người con (10 con trai, 5 con gái). Theo người nhà kể lại, Nguyễn Văn Vĩnh yêu quý con gái hơn các con trai. Thậm chí, năm 1907, khi sinh người con thứ 3 là nữ, ông mở chuyên mục “Nhời đàn bà” trên tờ “Đăng Cổ tùng báo”, tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở miền Bắc.
Ông thường xuyên “múa bút” trên tờ này với bút danh Đào Thị Loan, tên người con gái cả này. Sau cô Loan, ông còn có 3 con gái là Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Mười (với người vợ cả) và con gái út Nguyễn Thị Thu Hương (với người vợ Pháp – bà Suzanne).
5 người con gái của ông Nguyễn Văn Vĩnh đều xinh đẹp nổi tiếng. Nhưng 4 người trong số đó vì yểu mệnh, đã mất từ khi còn trẻ.
ông Nguyễn Lân Bình, cháu nội Nguyễn Văn Vĩnh kể: “Thời đó, tiếng đàn của cô Vân nổi tiếp khắp Hà Nội. Những người con gái của ông tôi đều được dạy chơi đàn một cách rất bàn bản từ những thầy cô người Pháp. Tuy nhiên trong số các chị em không ai vượt được cô Vân”.Nổi bật trong các con gái của ông là Nguyễn Thị Vân (1913-1940), bởi cô không chỉ có nhan sắc như các chị em mà còn có tài năng âm nhạc. Cô rất giỏi đàn piano, từng được mệnh danh là “Đệ nhất dương cầm Hà thành”.
Xinh đẹp, tài năng, Nguyễn Thị Vân được nhiều người để ý. Vì vậy, có lần Toàn quyền Đông Dương đánh tiếng mai mối Vân cho hoàng tử Vĩnh Thụy (sau là vua Bảo Đại) như một động thái nhằm để “mua chuộc” Nguyễn Văn Vĩnh.
Ông Nguyễn Lân Bình nói: “Gia đình tôi kể lại, Toàn quyền Đông Dương sắp xếp một cuộc gặp mặt để hoàng tử Vĩnh Thụy, lúc này vừa từ Pháp về, xem mặt cô Vân. Theo đó, trong buổi chiêu đãi, Toàn quyền Đông Dương đề nghị Nguyễn Văn Vĩnh đưa cô Vân đến đánh đàn. Đối với nhiều người, đây là một cơ hội hiếm có nhưng ông tôi lại từ chối”.
giai nhân, Nguyễn Văn Vĩnh, cuộc đời, nuôi con
Ba người con gái của ông Vĩnh là Nguyễn Thị Vân (đang chơi đàn), Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Nội. Ảnh: Gia đình cung cấp
Ông Bình kể tiếp: “Con cái trong nhà biết chuyện trách ông tôi. Có người nói: “Thầy lạ thật, con gái làm hoàng hậu thầy không muốn thì thầy muốn gì nữa?”. Ông tôi bình thản đáp: “Thầy gả cái Vân cho Vĩnh Thụy thì khác gì thầy công nhận triều đình Huế?”.
Việc làm này cũng chứng tỏ quan điểm chính trị của ông đương thời. Ông luôn dùng những bài viết của mình để phê phán sự suy đồi của triều đình Huế và những chính sách thuộc địa vô lý của người Pháp ở Việt Nam.
Đây là quan điểm của Nguyễn Văn Vĩnh và cũng là quan điểm của người con gái xinh đẹp – Nguyễn Thị Vân.
Cũng theo lời kể của ông Bình, Nguyễn Văn Vĩnh mải mê sự nghiệp lớn nên không có nhiều thời gian dành cho các con. Việc nuôi nấng, chăm sóc các con hầu hết đều do người vợ cả là Đỗ Thị Tính đảm nhận. 
giai nhân, Nguyễn Văn Vĩnh, cuộc đời, nuôi con
 
giai nhân, Nguyễn Văn Vĩnh, cuộc đời, nuôi con
Đôi tràng kỷ có chữ ký của Nguyễn Văn Vĩnh, kỷ vật duy nhất còn lại của ông. Ảnh: Diệu Bình
Tuy vậy, các con ông đều khôn lớn, thành tài một phần nhờ số sách báo ông mang về.
Ông Bình kể: “Các bác, các chú tôi đều nói, tuổi thơ của mọi người đều gắn liền với những câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine, tiểu thuyết của Victor Hugo, Balzac, Alexandre Dumas… do ông dịch từ tiếng Pháp”.
Trong căn hộ nơi gia đình ông Bình sống vẫn lưu giữ đôi tràng kỷ do chính tay Nguyễn Văn Vĩnh thuê thợ làm vào năm 1919. Đây là kỷ vật quý giá duy nhất còn được lưu lại của học giả tài hoa này.
giai nhân, Nguyễn Văn Vĩnh, cuộc đời, nuôi con
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Ảnh: Gia đình cung cấp
Một người con nổi tiếng khác của Nguyễn Văn Vĩnh là Nguyễn Nhược Pháp (12/12/1914), tác giả bài thơ nổi tiếng – “Chùa Hương”, về sau được phổ nhạc thành bài “Em đi chùa Hương”. Người xưa kể lại, ông là người hay cười mỉm, niềm nở, lịch thiệp với mọi người.
Đặc biệt ai cũng quý Nguyễn Nhược Pháp vì khiếu khôi hài và giọng điệu rủ rỉ như cô gái bẽn lẽn trên đường đi chùa Hương. Người đương thời nhận định: “Thơ in ra rất ít mà được người ta yêu mến rất nhiều, tưởng như không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp” (Thi nhân Việt Nam).
Ông cũng được các anh em trong gia đình yêu mến, kính trọng. Đặc biệt người mẹ cả, bà Đinh Thị Tính dù không sinh thành nhưng có công dưỡng dục Nguyễn Nhược Pháp không khác gì con đẻ.
Ông được ăn học đàng hoàng, đỗ tú tài và trường Cao đẳng Luật khoa nhưng giống như cha, Nguyễn Nhược Pháp không thích làm quan. Ông chỉ đam mê thơ văn, báo chí.
Hai năm sau khi Nguyễn Văn Vĩnh mất, năm 1938, Nguyễn Nhược Pháp cũng qua đời vì bạo bệnh, kết thúc cuộc đời tài hoa nhưng bạc mệnh.
Ngoài các người con kể trên, những người con khác của Nguyễn Văn Vĩnh cũng rất xuất sắc. Trong đó phải kể đến: Nguyễn Giang – nhà thơ; Nguyễn Phổ – tình báo quân sự; Nguyễn Phùng – GS. Đại học Luật Montpellier; Nguyễn Dực – kỹ sư vô tuyến điện, cha của ông Nguyễn Lân Bình…

Không có nhận xét nào: