Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Hải Dương: Anh làm Bí thư, em làm phó chủ tịch, người nhà cùng nhau làm quan

Nhiều người nhà của Bí thư, phó bí thư được ngồi vào những chiếc ghế chủ chốt của huyện Kim Thành. Ảnh: Tiền Phong
<!>
Cali Today News – Câu chuyện người thân trong gia đình được ngồi vào những chức vụ trọng yếu trong một tỉnh, huyện hay doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của chính quyền CSVN là điều không hề lạ. Điều này phổ biến hầu hết khắp cả nước Việt Nam, nó chỉ được báo chí đăng tin chỉ khi có sự đấu đá, tranh giành vì chia chác không đều.
Tỉnh Hải Dương mới đây nổi lên câu chuyện một Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có 46 người thì hết 44 người là lãnh đạo, chỉ còn 2 người là nhân viên, thì mới đây, tại huyện Kim Thành vụ người nhà của ông Bí thư và phó Bí thư thường trực đều nắm giữ những chức vụ quan trọng của huyện.
Việc người nhà hai ông Bí thư và phó bí thư nắm giữ các vị trí chủ chốt ở huyện không làm cán bộ ở đây ngạc nhiên. Theo báo Giao thông, một cán bộ huyện đã đọc vanh vách, tất tần tật lãnh đạo là thân nhân của ông Nguyễn Hữu Tiến (Bí thư Huyện ủy Kim Thành).
Đó là ông Nguyễn Hữu Hưng, em ruột ông Nguyễn Hữu Tiến làm phó chủ tịch huyện; ông Nguyễn Hồng Cương, em rễ của ông Tiến làm Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy (một chức vụ liên quan đến việc sắp xếp, phân bổ cán bộ trong huyện). Chưa hết, anh trai ông Tiến hiện đang là cán bộ Chi cục thuế; còn cháu trai ông Tiến là chuyên viên thanh tra huyện.
Cấp trên như vậy, thì cấp dưới cũng chằng để thua. Ông Lê Ngọc Sang-phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kim Thành cũng đã sắp xếp cho người nhà vào ngồi ở những chiếc ghế ngon của huyện.
Em gái ông Sang hiện đang là phó chi cục trưởng Chi cục thuế của huyện; con trai ông Sang làm Trưởng phòng Tài chính; con dâu làm phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện; con cái làm chuyên viên phòng Nội vụ.
Nhân thân của cả hai ông Bí thư và phó bí thư đều thuộc loại “đỏ lòm”. Ông Bí thư Nguyễn Hữu Tiến là con của ông Nguyễn Hữu Bạ, cựu Bí thư Huyện ủy Kim Thành. Các con của ông Bạ cứ dựa theo cái lí lịch cách mạng mà nhảy tót lên ăn trên ngồi trốc.
Còn ông phó Bí thư Lê Ngọc Sang cũng không chịu kém cạnh. Ông Sang là con ông Lê Văn Khoái, cựu Bí thư Huyện ủy Kim Thành, người từng giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương; chị gái ông Sang từng là Chủ tịch huyện Kim Thành trước khi về hưu.
Hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp vì không có lí lịch tốt như người thân của quan chức. Ảnh: Internet
Cả hai gia đình ông Tiến, ông Sang đều chiếm giữ những chức vụ trọng yếu khiến người ngoài dù có năng lực cũng chẳng thể chen chân vô được. Bộ máy chính quyền Cộng sản huyện Kim Thành vận hành theo kiểu như gia đình trị.
Cũng như vụ 44/46 là lãnh đạo tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đều được bổ nhiệm “đúng quy trình”, đáp ứng đầu đủ các tiêu chuẩn, kiều kiện, thì tại huyện Kim Thành cũng tương tự.

Ông Lê Ngọc Sang thừa nhận việc người nhà của ông và ông Bí thư đảm đương những chức vụ trong huyện. Tuy nhiên, ông khẳng định việc đề bạt, bổ nhiệm nhân sự đều đúng quy trình. Với ông Sang, những người được đề bạt làm lãnh đều đều có “tư cách đạo đức tốt, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”.
Phụ họa với ông Sang, ông Nguyễn Hồng Cương-Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy, em rễ của ông Bí thư Nguyễn Hữu Tiến nói, những người được bổ nhiệm đều có sự nổ lực phấn đấu và những cố gắng của họ được “tập thể” ghi nhận.
Theo những con số thống kê cho biết, Việt Nam có khoảng 225,000 cử nhân, thạc sỹ sau khi tốt nghiệp, ra trường mà không thể kiếm được việc làm. Điều này gây hoang phí vô cùng lớn. Ngoài việc hoang phí về tiền của, còn hoang phí cả chất xám, vì học lực của họ không thể áp dụng vào đời sống. Song, với một chế độ đặt nặng “hồng hơn chuyên” (lí lịch hơn kỹ năng) thì những người dù có năng lực thực sự cũng không thể chen chân vào làm việc trong bộ máy chính quyền.
NguoI Quan Sat

Không có nhận xét nào: